Nếu một ai đó hỏi rằng một hố cát lún có thể giết người hay không thì bạn hãy trả lời rằng: “Có và không”.
Chắc hẳn ai cũng đã từng xem qua những bộ phim trong đó có cảnh một người lọt vào hố cát lún, vừa vùng vẫy vừa kêu gọi giúp đỡ từ những người xung quanh nhưng càng vận động mạnh, người đó càng bị cát nuốt xuống nhanh hơn và cuối cùng biến mất nếu không có người giúp đỡ. Những gì còn lại chỉ là cát và cát, may ra thì còn lại chiếc mũ của nạn nhân nữa.
Điểm nổi bật dễ nhận thấy nhất ở đây là không được vũng vẫy khi rơi vào hố cát lún bởi nếu bạn càng vùng vẫy, cơ thể sẽ càng chìm nhanh hơn và cơ hội sống sót không còn. Vì vậy, đặc điểm này thường xuất hiện nhiều trong những bộ phim tài liệu hay các kỹ năng sinh tồn trên Internet.
Vậy cũng nói cái chết do cát lún chẳng khác nào bị chôn sống cả, cứ thử tưởng tượng mình đang bị Thần Chết dần dần mang mình đi mà không làm gì được thì quả là đáng sợ đến nhường nào. Như thế có thể kết luận rằng cát lún thật sự nguy hiểm, nếu chúng ta không may sảy chân vào thì coi như hết đời.
Nhưng trong thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Nếu thống kê trên toàn thế giới, số người chết vì cát lún quá hiếm, gần như là bằng không. Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao.
Trước hết cần hiểu rõ cát lún là gì?
Cát lún (quicksand) là hỗn hợp cát và đất sét ướt nước, các hạt cát dính nhau do đất sét ướt, nó hoạt động như một loại keo nửa cứng nửa lỏng. Chúng ngập hết trong nước và thường tìm thấy ở các vùng đồng bằng châu thổ. Hố cát lún thường vững chắc hơn chút nếu nhìn bình thường nhưng khi bạn đặt chân lên mọi chuyện sẽ khác, nước và bùn không đủ độ cứng để đỡ lấy bạn, và bạn sẽ bắt đầu chìm xuống.
Nhưng trái với những gì thấy trên phim, bạn sẽ không thể chìm xuống hết cả thân người. Vì khi đó cát sẽ tiếp tục hòa tan ngày càng nhiều vào nước khiến độ nổi của hỗn hợp tăng lên. Nghĩa là thay vì chìm nghỉm, bạn sẽ mắc lại khi chìm được một nửa thân mình, thậm chí có thể bị đẩy ngược lên đôi chút.
Tuy nhiên, điều này không thể nói rằng cát lún không nguy hiểm. Có thể bạn sẽ không chết chìm nhưng cũng không dễ mà thoát ra. Nếu không có sự trợ giúp, bản thân bạn phải cần đến một lực lên đến 100.000 N để kéo được 1 chân ra khỏi hố cát lún, tương đương với việc chúng ta có thể nâng 1 chiếc ô tô tầm trung.
Càng vùng vẫy càng bị lún sâu nhưng liệu bạn có bị lún sâu tới mức chết đuối không?
Trong phim thường diễn tả cảnh một người rơi vào hố cát lún, nếu càng vùng vẫy thì càng bị lún sâu hơn. Nhưng trong thực tế lại khác hoàn toàn. Thế nhưng bằng chứng về việc càng vùng vẫy nạn nhân càng bị lún xuống nhanh hơn lại là chuyện vẫn chưa rõ ràng.
Tiến sỹ Daniel Bonn thuộc Đại học Amsterdam có mặt tại Iran khi ông lần đầu nhìn thấy những biển báo bên hồ, cảnh báo du khách về hiểm họa cát lún. Ông đã lấy một ít cát nơi đây về phòng thí nghiệm của mình để nghiên cứu và phân tích tỷ lệ đất sét, nước muối và cát để thử tạo ra cát lún theo tỷ lệ tương ứng để kiểm chứng.
Thay vì dùng người, Bonn sử dụng các hạt nhôm có tỷ lệ tương đương với người thật rồi đặt vật thể này lên bề mặt cát. Nhằm tái hiện chuyển động của một người bị mắc kẹt trong hố cát lún, ông lắc cả khối mô hình có chứa cát và hạt nhôm, rồi chờ đợi xem điều gì xảy ra. Khả năng mô hình nhôm có bị “chết đuối” có xảy ra hay không?
Câu trả lời lại là Không!
Ban đầu, khối nhôm có bị lún xuống một chút nhưng sau đó dần dần nổi lên bởi cát từ từ được trộn lại với nước làm tăng sức nổi của hỗn hợp này. Bonn và các cộng sự cũng làm các thí nghiệm tương tự với các vật dụng khác có tỷ trọng tương tự như của con người và kết quả cũng như vậy, chúng cũng chìm xuống nhưng chỉ chìm một nửa chứ không bao giờ chìm nghỉm.
Vậy nếu theo lý thuyết vật lý ước đoán rằng ta không thể chìm nghỉm và bị cát lún nuốt chửng nhưng lại vẫn có những tai nạn thảm thương khiến có người thiệt mạng?
Tuy hố cát lún không dìm chết bạn nhưng chúng nằm tại vùng đồng bằng châu thổ nên nếu không kịp thoát ra, bạn có nguy cơ bị chết đuối khi thủy triều lên. Như vậy, chỉ riêng việc vùng vẫy sẽ không khiến bạn chết đuối.
Còn một loại cát lún khác nguy hiểm hơn nhiều cát lún thường.
Trong sa mạc tồn tại một loại cát lún khác gọi là cát lún khô (dry quicksand). Nhiều người cho rằng cát lún nào thì cũng như nhau nhưng thực chất không như vậy. Khác với cát lún thông thường, cút lún khô nguy hiểm hơn rất nhiều.
Lý do ở đây là hố cát loại này không có nước nên nó có tính khác biệt. Rơi vào hố cát này chẳng khác nào chúng ta bị chìm trong một bể cát và giữa những hạt cát không có sự gắn kết chặt chẽ như khi có nước nên chẳng khác nào bạn đã bị đắp mộ bằng cát.
Trường hợp này trong thực tế đã xảy ra năm 2002 tại Đức khi một người đàn ông vô tình trượt ngã vào silo trữ ngũ cốc.
Khi đội cứu hộ đến nơi, ngũ cốc đã ngập đến nách người đần ông và đang dần kéo nạn nhân xuống dưới. Mỗi lần hít thở, thể tích ngực lại giảm xuống, ngũ cốc tràn vào lấp chỗ trống khiến quá trình chìm xuống nhanh hơn, còn nạn nhân ngày càng khó thở hơn.
Các nhân viên y tế ngay lập tức cung cấp oxy cho nạn nhân và buộc dây kéo nạn nhân ra khỏi đống ngũ cốc nhưng bất thành. Nạn nhân trong lúc ấy còn bị ho rất nghiêm trọng vì ngũ cốc đã đi vào phổi. Cuối cùng, họ phải đưa một ống hút cỡ lớn để hút bớt ngũ cốc trong silo ra để ngực nạn nhân không còn bị ép chặt nữa. Nạn nhân được cứu thoát những đã có một trải nghiệm và bài học nhớ đời.
Cần làm gì khi bị rơi vào hố cát lún?
Nếu là hố cát khô thì bạn chỉ còn con đường gọi cứu viện ngay lập tức nếu không muốn con đường đến nghĩa trang nhanh hơn. Trong tình huống chỉ có một mình, hãy bám lấy thứ gì đó xung quanh để tránh bị hút sâu hơn.
Khi xung quanh không có bất cứ thứ gì, tuyệt đối không vùng vẫy vì chỉ cần thể tích của bạn giảm, cát sẽ nhảy vào chiếm chỗ và bạn thì bị hút nhanh hơn. Cố giữ trạng thái đó lâu hơn và chờ người đến giúp.
Còn nếu là hố cát ướt thông thường, đầu tiên cần bình tĩnh vì bạn sẽ không bị hút xuống là rất thấp. Nếu chỉ có một mình, hãy tìm cách cử động ngả tựa về phía sau và giang rộng tay chân ra nhằm phân tán bớt trọng lượng cơ thể ra đều hơn rồi chờ cho đến khi cơ thể nổi hẳn lên.
Video:
Sơn Tùng