Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

Hoài Trần

-Những thói quen ăn uống nên dạy con từ nhỏ

Aimée Wimbush-Bourque (Canada), bà mẹ 3 con, một food blogger nổi tiếng đồng thời là tác giả nhiều cuốn sách về nấu ăn đã chia sẻ 10 bí quyết trong việc nuôi dưỡng những đứa con có khẩu vị tốt, ăn uống luôn ngon miệng và lành mạnh.

Không lãng phí thức ăn
Bỏ thừa đồ ăn luôn là một thói quen xấu. Chẳng ai thích ăn lại đồ ăn cũ, vì vậy, nấu vừa đủ, giảm kích thước khẩu phần ăn sẽ là cách để không hình thành thói quen này.

Khi có đồ ăn thừa nên cất vào tủ lạnh để tìm cách tái chế biến chứ không nên bỏ phí.

Cha mẹ có thể kể cho con về những người còn không có được bữa ăn no và dạy chúng biết về tác hại của lãng phí thực phẩm.

Dạy con về giá trị thực phẩm
“Mùa nào thức nấy” là một bí quyết của các bà nội trợ để mua được thực phẩm vừa tươi ngon, giá thành tốt mà lại giúp đỡ cho người nông dân địa phương tiêu thụ được sản phẩm theo đúng mùa vụ. Hơn một bữa ăn, hãy dạy cho trẻ biết được lợi ích dinh dưỡng của các món ăn cũng như sự đóng góp thầm lặng của những người nông dân để nuôi trồng được các thực phẩm tốt.


Thực đơn theo kế hoạch

Bạn sẽ ít lãng phí đồ ăn và nguyên liệu hơn nếu biết mua vừa đủ. Hãy lên kế hoạch cho bữa ăn trước khi đi siêu thị, đi chợ để đảm bảo mình không “cao hứng” nhặt thêm quá nhiều thực phẩm.

Tin tưởng và giao việc

Hãy giao những công việc làm bếp vừa sức cho trẻ, con sẽ cảm thấy được tin tưởng và có “cơ hội tỏa sáng”.

Trẻ được tin cậy cũng sẽ cảm thấy tự tin và sẵn sàng hơn trong việc chia sẻ các công việc gia đình khác. Cha mẹ nên mạnh dạn thử các công thức mới để “biến hóa” bữa ăn gia đình, ngay cả khi thành phẩm không thành công thì trẻ cũng học được bài học dám thử và trải nghiệm để phát triển bản thân.

Ăn uống không căng thẳng

Con bạn chỉ thích ăn trứng và rất lười ăn rau? Đó là những câu chuyện bình thường bên bàn ăn của mỗi gia đình.

Không nên kỳ vọng trẻ bữa nào cũng ăn đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng. Tâm trạng ăn uống cũng ảnh hưởng nhiều tới khả năng hấp thụ. Hãy để trẻ được thoải mái và cha mẹ cũng không cần quá lo lắng hay căng thẳng chỉ vì cách ăn uống của trẻ.

Tích trữ thực phẩm thông minh

Nếu bạn tích trữ những thực phẩm tốt trong bếp của bạn, thì chế độ ăn của bạn cũng sẽ tốt hơn. Ví dụ như thay vì tích trữ mỳ ăn liền, bánh quy, hãy trữ nhiều trái cây, rau củ… Điều này sẽ tốt cả cho thói quen lựa chọn thực phẩm sau này của các bé.

Thể hiện sự hiếu khách
Hãy để trẻ nhận thấy bạn luôn mở rộng cửa chào đón mọi người đến quây quần quanh bàn ăn gia đình. Thông qua hành động này, trẻ sẽ học được những kỹ năng để trở thành người chủ nhà sành ăn, quảng giao.


Cân bằng thực phẩm
Không có đứa trẻ nào cưỡng lại nổi sự hấp dẫn của những đồ ăn vặt và thức ăn nhanh. Bạn không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng hãy đưa ra vài ví dụ về tác hại của chúng, bọn trẻ sẽ dần dần nhận ra vấn đề để biết cách lựa chọn đúng. Cấm cản chỉ hạn chế được trong thời gian ngắn, nếu để trẻ thay đổi được nhận thức chúng sẽ hình thành thói quen lựa chọn đồ ăn tốt cho sức khỏe ngay cả khi trưởng thành.

Tương tác trên bàn ăn
Những bữa cơm gia đình luôn là thời điểm tuyệt vời để kết nối tình cảm các thành viên. Chia sẻ, lắng nghe, quan tâm đến cuộc sống của từng người trong nhà, trẻ sẽ học được những bài học về tình thân thông qua bữa cơm gia đình đầm ấm.


Thể hiện lòng biết ơn
Các nước phương Tây có thói quen cầu nguyện trước khi ăn, đó là cách họ thể hiện sự trân trọng với bữa ăn, trân trọng những người đã góp sức để có được bữa ăn ngon cho họ. Gia đình không theo đạo, bạn không nhất thiết phải cầu nguyện, nhưng một chút lắng lại trước bữa ăn để cảm nhận, thấu hiểu giá trị của thức ăn là cần thiết. Đó là bài học dạy trẻ quý trọng đồ ăn, thức uống.

Night-fly

Hoài Trần

About Hoài Trần -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :