Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi vừa văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi liên quan đến đề xuất xin lập quy hoạch chi tiết và đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC trên đảo Lý Sơn.
Đảo Lý Sơn nhìn từ trên cao (ảnh Văn Mịnh)
Cụ thể, Tập đoàn FLC xin đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng có quy mô khoảng 22,75ha, tại khu vực phía Bắc đảo Lớn, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Theo Sở Xây dựng, vị trí dự kiến đầu tư dự án thuộc khu vực chủ yếu quy hoạch đất du lịch đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt trước đó, nên đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi xem xét, chỉ đạo thống nhất chủ trương cho phép Tập đoàn FLC được nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch và lập đề xuất đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng FLC Lý Sơn tại khu vực nêu trên.
Đồng thời kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi giao cho các cơ quan chuyên ngành, địa phương hướng dẫn Tập đoàn FLC triển khai việc khảo sát, lập hồ sơ đề xuất đầu tư dự án theo đúng quy định, phù hợp với Quy hoạch xây dựng tỉ lệ 1/2000 huyện Lý Sơn được duyệt.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, hiện tại địa phương chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về đề xuất nêu trên của Sở Xây dựng. Song quan điểm của địa phương là đồng ý với đề xuất của chủ đầu tư và Sở Xây dựng, và phải phù hợp với quy hoạch 1/2000 đã được phê duyệt.
Trước đó, tháng 4/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi ra thông báo kết luận thống nhất về quy hoạch dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị Bình Châu - Lý Sơn của Tập đoàn FLC với quy mô 1.243 ha, kéo dài suốt dọc bờ biển từ khu dân cư Thanh Thủy đến thôn Phú Nhiêu (xã Bình Phú). Đặc biệt, Tập đoàn FLC cũng muốn lấy 61ha trên đảo Bé thuộc huyện đảo Lý Sơn để làm du lịch.
Tuy nhiên, sau khi đề xuất được đưa ra, dư luận đã bày tỏ không đồng thuận và phản ứng gay gắt vì khu du lịch nằm trên vị trí an ninh quốc phòng xung yếu của khu vực.
Diễn viên Cát Phượng cho hay, NSƯT Thanh Hoàng qua đời lúc 16h hôm nay (26/7) hưởng dương 55 tuổi.
Nghệ sĩ Cát Phượng cho biết, NSƯT Thanh Hoàng bị ung thư vòm họng vài năm nay. Tuy bị bệnh nhưng Thanh Hoàng sống lạc quan, vui vẻ, vẫn đi quay phim, đóng kịch bình thường. Thỉnh thoảng anh vào bệnh viện để điều trị. Gần đây sức khoẻ của nam nghệ sĩ xuống dốc, anh gầy đi nhiều.
NSƯT Thanh Hoàng sẽ được liệm vào sáng 27/7, sau đó đưa vào nhà tang lễ Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM). Lễ động quan diễn ra vào sáng chủ nhật, 29/7.
NSƯT Thanh Hoàng sinh năm 1963 trong một gia đình 5 anh em, do nhà nghèo, học hết lớp 9, anh phải nghỉ học làm công nhân xây dựng. Anh nung nấu ý nguyện vào học Trường Nghệ thuật sân khấu.
Năm 1984, tốt nghiệp trường Nghệ thuật Sân khấu 2, Thanh Hoàng bắt đầu lăn lộn với công việc ở Trung tâm Văn hóa quận Phú Nhuận, tham gia các hoạt động văn nghệ quần chúng, đóng và dàn dựng những vở kịch tham dự hội diễn nghệ thuật quần chúng.
Thanh Hoàng bắt đầu được khán giả chú ý đến qua các vai diễn được anh hóa thân độc đáo ở các bộ phim: Anh hai mắt mèo, Sợi dây đai, Ngôi nhà quê…
Thanh Hoàng trở nên nổi tiếng sau vở kịch Dạ cổ hoài lang diễn tại Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ TP.HCM năm 1994. 24 năm tuổi đời của Dạ cổ hoài lang cũng là 24 năm anh đã đi suốt chặng đường từ diễn viên, đạo diễn tới giám đốc Nhà hát kịch 5B.
Tình Lê
Những dấu hiệu sớm của ung thư miệng
Các triệu chứng của ung thư miệng bao gồm khó nhai, khối u và vết loét, và các đám trắng hoặc đỏ trong miệng. Phát hiện sớm và điều trị ung thư miệng có thể giúp ngăn ngừa ung thư phát triển thêm hoặc lan sang các nơi khác.
Ung thư miệng là do sự tăng trưởng và sinh sản không kiểm soát của các tế bào ở một số vùng của miệng. Nó có thể xảy ra trong má, dưới giữa và phía trước của lưỡi, hoặc trên lớp mô của miệng hoặc nướu răng.
Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 49.700 ca ung thư miệng mới, chiếm khoảng 3% tổng số chẩn đoán ung thư. Số nam giới có chẩn đoán ung thư miệng nhiều hơn phụ nữ.
Dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng của ung thư miệng
Nên đi khám bác sĩ nếu thấy bị khó nuốt và đau nhức vùng họng.
Các triệu chứng của ung thư miệng rất khác nhau, nhưng nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây kéo dài hơn 2 tuần thì nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán: • khó nhai hoặc nuốt • khối u hoặc vùng đau nhức ở miệng, họng hoặc trên môi • đám màu trắng hoặc đỏ trong miệng • khó cử động lưỡi hoặc hàm • sụt cân không mong muốn • đau hoặc loét không liền hoặc chảy máu • sưng nề, đau, hoặc khối u bất cứ nơi nào trong miệng hoặc trên môi
Tuy nhiên, cần nhớ rằng đây không phải là những dấu hiệu chắc chắn của ung thư miệng, mà còn có thể do các bệnh khác, chẳng hạn như dị ứng hoặc nhiễm trùng.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ Các chuyên gia cho rằng những đột biến trong ADN của tế bào gây ung thư do kích thích tế bào tăng sinh bất thường và chết.
Mặc dù vẫn chưa rõ nguyên nhân ban đầu gây đột biến trong nhiều trường hợp, một số yếu tố cụ thể có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng.
• Sử dụng thuốc lá và rượu: Bất kỳ hình thức sử dụng thuốc lá nào cũng đưa các chất gây ung thư xâm nhập vào miệng, làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư miệng. Uống rượu nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ.
• Tuổi: Nguy cơ ung thư miệng tăng theo tuổi, với tuổi chẩn đoán trung bình là 62 tuổi.
• Nhiễm vi-rút u nhú người (HPV): Đây là bệnh lây qua đường tình dục có mối liên quan chặt chẽ với một số dạng ung thư miệng.
• Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Mặt trời phát ra các tia có thể gây bỏng môi và kích thích sự phát triển của ung thư miệng.
• Tình dục: Nam giới dễ phát triển ung thư miệng cao gấp đôi so với phụ nữ; tuy nhiên, không rõ tại sao.
Phòng ngừa
Tránh thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng.
Giống như hầu hết các loại ung thư khác, không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa ung thư miệng.
Một số yếu tố nguy cơ đối với ung thư miệng, chẳng hạn như giới tính nam hay lão hóa, là không thể ngăn ngừa được.
Tuy nhiên, một số yếu tố lối sống có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng bao gồm: • tránh thuốc lá • uống rượu vừa phải • duy trì chế độ ăn uống lành mạnh • sử dụng kem chống nắng, chắn nắng, hoặc sáp môi trên môi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời • tập thể dục thường xuyên • duy trì vệ sinh răng miệng tốt • thường xuyên đi khám nha sĩ để kiểm tra
Tại sao phát hiện sớm rất quan trọng? Trong hầu hết các dạng ung thư, chẩn đoán sớm là rất quan trọng. Điều trị ung thư miệng thường bao gồm phối hợp các liệu pháp, chẳng hạn như kết hợp xạ trị và hóa trị, sẽ hiệu quả hơn nhiều trong giai đoạn đầu. Nếu ung thư đã lan sang các vùng khác, sẽ khó cô lập và điều trị hơn.
Nếu ung thư không lan sang các mô xung quanh, tỷ lệ sống thêm 5 năm đối với ung thư miệng ởa môi, lưỡi và sàn miệng là từ 75 đến 93%. Tỷ lệ này giảm nếu ung thư đã lan đến các mô xung quanh.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm về ung thư miệng bao gồm vết loét ở miệng, các đám màu trắng hoặc đỏ, sưng nề và đau. Bất cứ ai gặp phải những triệu chứng này đều nên đi khám bác sĩ. Chẩn đoán sớm có nghĩa là cơ hội điều trị thành công cao hơn. Ngừng hút thuốc và sử dụng các sản phẩm thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư miệng.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao đề nghị truy tố lực lượng ‘Thanh niên Xung phong’
(Bạn đọc) - Mạng xã hội ở Việt Nam mới đây tràn ngập các hình ảnh phản ánh một ‘lực lượng mới’ được cho là ‘Thanh niên Xung phong’, được huy động, bên cạnh các lực lượng khác bảo vệ trật tự của chính quyền tham gia trấn áp và ‘ra tay’ dẹp người biểu tình ở TP. Hồ Chí Minh.
Trong clip cho thấy một thanh niên xung phong dơ tay đánh người phụ nữ áo xanh trước khi đẩy lên xe buýt, sau đó 2 thanh niên xung phong khóa tay một phụ nữ khác, để 1 chân lò cò, kéo 1 chân lên xe buýt một cách rất phản cảm.
Trước câu hỏi, nếu thông tin về lực lượng này tham gia như vậy là có cơ sở, thì ‘Thanh niên xung phong’ có chức năng, nhiệm vụ trấn áp, dẹp biểu tình hay không, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam – Vusta) nêu quan điểm: “Nếu đó là lực lượng Thanh niên xung phong, thì theo luật pháp của nhà nước, họ không có tư cách gì để thực hiện các hành vi tạm gọi là hành vi chấp pháp cả.
“Cứ cho là nếu họ muốn thực thi công vụ để đảm bảo sự tuân thủ của pháp luật, cứ cho là pháp luật đó vi hiến rồi, nhưng mà ngay cả chức năng của họ không có, vậy thì hành vi của đội ngũ thanh niên xung phong này cần phải được coi như là hành vi của một tổ chức xã hội không có tư cách về mặt công quyền, không được trao nhiệm vụ.
Và trong trường hợp như vậy, cần phải có sự khởi kiện, cũng như đề nghị truy tố đối với lực lượng này và đối với những cá nhân này ra trước pháp luật, vì đã có những hành vi bạo lực đối với người biểu tình, thì theo tôi như thế mới là thỏa đáng”.
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao cho rằng lực lượng ‘Thanh niên xung phong’ không có chức năng chấp pháp và hành vi bạo lực với dân phải bị xử lý trước pháp luật.
“Chứ không thể coi đương nhiên đây là một lực lượng chấp pháp được. Nếu đó là công an, thì coi như là họ thực thi công quyền, nhiệm vụ, đó lại là chuyện khác, nhưng trong trường hợp này, đây là một lực lượng được coi như một tổ chức xã hội, được thành lập trong quá trình động viên tuổi trẻ xây dựng, phát triển kinh tế.
Và bác Võ Văn Kiệt (cố Thủ tướng Việt Nam) cũng đã rất tự hào về lực lượng này, và tôi được biết, không phải đàn anh của lực lượng thanh niên xung phong hiện nay đồng tình với những hành vi của những thanh niên xung phong trẻ tuổi hiện nay”.
Nhà văn Nguyễn Đông Thức, từng là Thanh niên Xung phong nói ông “quá đau buồn vì hình ảnh Thanh niên Xung phong đã bị hoen ố sau vụ trấn áp những người xuống đường hôm 8/5” và yêu cầu lực lượng Thanh niên Xung phong hiện tại đổi tên sau vụ trấn áp người biểu tình vừa qua.
Nhà văn Nguyễn Đông Thức
Tên tuổi ông Thức gắn liền với tác phẩm nổi tiếng về lực lượng Thanh niên Xung phong có tên ‘Ngọc Trong Đá’. “Là một người tham gia Thanh niên Xung phong từ ngày đầu tiên thành lập lực lượng (tháng 7/1975), tôi cực lực phản đối việc chính quyền thành phố dùng Thanh niên xung phong, dù là lực lượng khác khoác màu áo xanh, trấn áp những người yêu nước biểu tình”, ông nói.
“Người dân chỉ bày tỏ thái độ về việc biển Việt Nam bị đầu độc tàn khốc đã hơn một tháng mà chính quyền vẫn chưa có câu trả lời và biện pháp xử lý thích đáng”.
“Những người mặc màu áo xanh đi trấn áp biểu tình đó có cảm thấy xấu hổ không?”.
“Với việc ra tay trấn áp người biểu tình, những Thanh niên Xung phong hôm nay đã làm hoen ố hình ảnh các thế hệ Thanh niên Xung phong đóng góp vào việc tái thiết đất nước sau chiến tranh”, nhà văn nói thêm.
“Theo tôi biết, Thanh niên Xung phong là một công ty công ích, vậy thì tại sao họ có chức năng đi xử lý biểu tình?. Do vậy, tôi sẵn sàng ký vào đơn gởi các cấp lãnh đạo để yêu cầu dừng vụ dùng Thanh niên Xung phong đi trấn áp người dân biểu tình”.
“Tôi cũng yêu cầu công ty Một thành viên Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong đổi tên vì một thời đã có hàng vạn con người đổ mồ hôi nước mắt và cả máu để làm nên tên tuổi Thanh niên Xung phong. Vì cớ gì mà họ vẫn giữ tên của lực lượng và vẫn tổ chức kỷ niệm hàng năm ngày thành lập Lực lượng Thanh niên Xung phong TP Hồ Chí Minh 28/3 trong khi lại đi làm điều tệ hại?”.
Nhà văn dự báo nếu cuộc biểu tình còn tiếp tục trong ngày 15/5, Thanh niên Xung phong “sẽ tiếp tục trấn áp người biểu tình”. Ông cũng nói: “Người dân sẽ vẫn tiếp tục đi biểu tình, một khi chính phủ vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng và giải pháp minh bạch về vụ cá chết”.
Tại buổi tọa đàm về vấn đề chất thải công nghiệp sáng nay (10.5), nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT Đặng Hùng Võ đề nghị cần làm rõ việc có tham nhũng hay không khi cho phép Formosa xả thải ra biển.
GS Đặng Hùng Võ phát biểu tại tọa đàm – Ảnh: Lê Quân
Không thể bất chấp hậu quả môi trường vì thu hút đầu tư Phát biểu tại cuộc tọa đàm đang diễn ra tại Hà Nội, giáo sư (GS) Đặng Hùng Võ nhận định: các vấn đề cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung, nghi vấn xả thải từ Formosa đều là những vấn đề mới nổi lên. Những vấn đề này cảnh báo việc quản lý môi trường, đặc biệt là môi trường nước ở ta, đang có vấn đề từ phía cơ quan quản lý.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng, có thể nhằm để thu hút đầu tư nên hiện các chỉ tiêu về mặt môi trường ở ta hơi thấp so với thế giới và khu vực. “Tuy nhiên, đây là câu chuyện của thời kỳ trước. Hiện nước ta đang sang thời kỳ mới, thuộc các nước có mức thu nhập trung bình, không nên bất chấp hậu quả về môi trường để thu hút đầu tư. Cần chú trọng hơn đến giá trị phát triển bền vững”, GS Đặng Hùng Võ nói.
Nói về vấn đề xả thải của Formosa, GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh ông không tin rằng khi thi công giải pháp môi trường của nhà máy này mà Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh không biết. Chỉ đến khi Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà vào tận nơi kiểm tra mới vỡ lẽ ra Formosa sai phạm trong giải pháp về môi trường.
Theo thông báo, họp báo sẽ diễn ra lúc 19 giờ. Vấn đề được phóng viên quan tâm là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt? Đường ống xả thải của Formosa có liên quan đến hiện tượng này không?
“Tại sao lại thay đổi từ nơi xả thải từ sông Quyền sang xả thải ra biển? Tôi cho rằng đây là sự luẩn quẩn trong công tác quản lý. Cần chỉ ra rằng có tham nhũng trong vấn đề này hay không? Đường ống xả thải ra sông hay ra biển là cả vấn đề lớn. Ra biển nguy hiểm hơn nhiều. Ra sông khi biết còn có biện pháp xử lý được, còn ra biển thì khi xảy ra sự cố môi trường rồi thì chịu không thể kiểm soát, khắc phục vô cùng khó khăn, tốn kém”, GS Đặng Hùng Võ nói.
Ông Võ cũng nhấn mạnh công tác thanh tra về môi trường ở miền Trung, đặc biệt ở Hà Tĩnh, có vấn đề lớn trong việc kiểm soát ô nhiễm, để xảy ra hiện tượng cá chết như những ngày qua.
“Chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết, chưa ai chứng minh được mối liên hệ giữa cá chết với xả thải của Formosa. Nhưng tôi xin lưu ý rằng, nếu nhận tiền để đồng ý bằng miệng để cho doanh nghiệp xả thải ra biển thiếu kiểm soát thì hậu quả vô cùng đáng ngại. Nhận 1 đồng bây giờ thì vài năm sau có thể phải mất nhiều tỉ đồng trả giá, con cháu sẽ phải trả giá đau xót”, GS Đặng Hùng Võ nói thêm.
Thanh kiểm tra về môi trường có vấn đề Nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT cũng cho rằng, trong việc xả thải của Formosa thể hiện rất rõ sự kết nối rời rạc về mặt quản lý môi trường của cơ quan nhà nước cấp địa phương với T.Ư. “Cụ thể, Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh hơi thiếu trách nhiệm”, ông Võ nói.
Chia sẻ thêm về giải pháp giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, cần phải tăng cường sự giám sát của người dân, tổ chức dân sự. Tuy nhiên, đến nay chỉ mới có luật Đất đai để cửa cho người dân tham gia. Còn nhiều luật khác, thậm chí cả luật Bảo vệ Môi trường, cũng không đề cập đến vấn đề này.
GS Trần Thế Loãn, nguyên Phó cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng Cục môi trường (Bộ TN-MT) cho biết, tình trạng xả trộm nước thải là có, thậm chí rất nhiều, chủ yếu vào ban đêm. Số lượng những vụ bắt được chắc chắn là ít hơn nhiều những vụ xả thải trộm. Hậu quả có thể thấy qua các vụ bị phanh phui như vụ Công ty Vedan đầu độc sông Thị Vải…
Tàu đánh cá QNa 95959TS trước khi chìm hẳn xuống đáy biển
Sau khi tàu đánh cá QNa 95959TS bị một tàu sắt của nước ngoài đâm chìm vào ngày 3/5, may mắn một thuyền viên trên tàu đã quay được cảnh các ngư dân đang cố dắt díu, cứu nhau trong cơn nguy khốn giữa biển. Thuyền trưởng Phạm Phú Thành đã cung cấp cho báo Lao Động đoạn phim do ngư dân quay lại thời điểm tàu QNa 95959TS sau khi bị đâm và đang chìm xuống đáy biển.
Sau khi khôi phục được chiếc điện thoại bị ngâm nước biển, ngày 9.5, thuyền trưởng Phạm Phú Thành, tàu QNa 95959TS - chiếc tàu đánh cá của ngư dân Quảng Nam bị tàu sắt chưa rõ tung tích đâm chìm trên biển vào ngày 3.5 vừa qua, đã cung cấp cho báo Lao Động đoạn phim do ngư dân quay lại thời điểm tàu QNa 95959TS sau khi bị đâm và đang chìm xuống đáy biển.
Ngày 5.5, Quỹ XHTT Tấm lòng vàng Lao Động đã phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam đến thăm hỏi sức khỏe, động viên tinh thần và chia sẻ những khó khăn trước mắt của các ngư dân xã Bình Minh, huyện Thăng Bình lao động trên tàu QNa 95959TS gặp nạn khi hành nghề câu mực ở vùng ngư trường quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào đêm 3.5. 68 triệu đồng đã được Đoàn công tác, thay mặt cho người lao động trong cả nước gửi đến 34 ngư dân gặp nạn trên tàu câu mực (mỗi người 2 triệu đồng).
Những tấn mực khô giá trị hơn 5 tỷ đồng, mồ hôi nước mắt của ngư dâ,n sau hai tháng đánh bắt cũng chìm theo tàu.
Ngư dân ngụp lặn trên biển chờ các tàu bạn đến cứu
Ngư dân QNa 95959TS tự cứu nhau sau khi tàu bị tàu sắt đâm chìm
Thuyền trưởng Phạm Văn Thành đang cố vớt vác những tài sản trên tàu trước khi tàu chìm hẳn xuống lòng biển
Trước thiệt hại quá lớn của ngư dân, với giá trị tài sản trị giá hơn 10 tỷ đồng, Quỹ TLV Lao Động và Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tiếp tục có sự giúp đỡ bằng vật chất và tinh thần để các ngư dân gặp nạn vượt qua khó khăn trước mắt, từng bước khôi phục lại phương tiện, trang thiết bị để sớm ra khơi bám biển.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân huyện Thăng Bình, Ủy ban Nhân dân xã Bình Minh, các đoàn thể và bà con địa phương đã đến thăm hỏi, chia sẻ khó khăn với gia đình của 34 ngư dân gặp nạn.
Quỹ phát triển nghề cá tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 34 ngư dân gặp nạn mỗi người 2 triệu đồng.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân huyện Thăng Bình thống kê thiệt hại để đề xuất hỗ trợ kịp thời cho các hộ ngư dân trên tàu QNa 95959TS sớm khôi phục lại phương tiện, thiết bị để tiếp tục có điều kiện vươn khơi vừa khai thác nguồn lợi hải sản, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
Toàn cảnh các ngư dân tàu đánh cá QNa 95959TS chật vật tự cứu nhau trên biển sau khi bị đâm chìm.
Ngư dân Philippines đứng bên cạnh các xô đầy cá chết ở thị trấn Rosario, tỉnh Cavite, phía nam Manila, Philippines.
Nhóm KAI cáo buộc rằng họ đã tìm thấy bằng chứng các tàu đánh cá Trung Quốc đổ hóa chất xuống biển gần quần đảo Trường Sa để gây hại đến ngành công nghiệp đánh bắt cá ở Palawan. (Ảnh minh họa)
Một nhóm thanh niên có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Philippines cáo buộc chính phủ Trung Quốc đầu độc một khu vực rộng lớn ở Biển Đông để ngăn cản ngư dân Philippines và các nước khác được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên biển, nhằm củng cố quyền kiểm soát khu vực.
Phong trào Kalayaan Atin Ito (KAI) mô tả mục tiêu của họ là tập hợp “10.000 tình nguyện viên tham gia với chúng tôi trong một cuộc biểu tình ôn hòa chống lại sự hung hăng và xây dựng đảo nhân tạo, căn cứ quân sự bất hợp pháp của Trung Quốc ở các rạn san hô tại Biển Tây Philippines" (Việt Nam gọi là Biển Đông).
Nhóm KAI cáo buộc rằng họ đã tìm thấy bằng chứng các tàu đánh cá Trung Quốc đổ hóa chất xuống biển gần quần đảo Trường Sa để gây hại đến ngành công nghiệp đánh bắt cá ở Palawan, hòn đảo của Philippines gần vùng biển tranh chấp.
Nhóm này cho biết trong một bài đăng trên trang Facebook: “Khi chúng tôi ở đó vào năm ngoái, người dân khẳng định với chúng tôi rằng tàu Trung Quốc thường xuyên thả hóa chất để tiêu diệt các loài san hô và sinh vật biển”.
“Trung Quốc đang hung hăng loại bỏ các hoạt động kinh tế của cộng đồng dân cư ở nhóm đảo Kalayaan [Quần đảo Trường Sa] để xua đuổi dân thường và cô lập quần đảo. Một khi dân cư bỏ đi, các hoạt động chiếm giữ quần đảo của quân đội Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn”, nhóm KAI cáo buộc và đăng tải hình ảnh cá chết dạt vào các hòn đảo.
Cả chính phủ Philippines lẫn Trung Quốc đều không có phát biểu nào về cáo buộc này, và đây là lần đầu tiên có cáo buộc như vậy.
Tuy nhiên, Manila đã cáo buộc Trung Quốc phá hủy môi trường ở khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nơi Bắc Kinh tuyên bố hầu hết chủ quyền.
Tháng 7 năm 2015, thẩm phán toà án tối cao Philippines Antonio Carpio đã đưa ra một tuyên bố lên án Trung Quốc phá hủy 17 rạn san hô gần quần đảo Trường Sa khi xây dựng đảo nhân tạo cho các cơ sở quân sự ở đó.
Trong khi đây là lời buộc tội đầu tiên đối với chính phủ Trung Quốc về việc cố tình đầu độc vùng biển nước ngoài, các cuộc biểu tình về vụ cá chết hàng loạt đã bùng ra ở Việt Nam.
Sáng ngày 8 tháng 5, công an Việt Nam đã bắt giữ hàng chục người và nhanh chóng giải tán biểu tình tại Hà Nội.
Chính phủ Việt Nam, quốc gia có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc, tuyên bố sẽ điều tra vụ việc nhưng cho tới nay vẫn chưa quy lỗi cho ai. Trong khi đó tập đoàn Formosa Plastics trở thành mục tiêu công kích của người biểu tình.
Trước khi xảy ra vụ cá chết hàng loạt, đã có nhiều sự cố tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam, Philippines và Indonesia ở ngư trường.
Tàu Trung Quốc đã đánh chìm ít nhất 2 tàu cá Việt Nam trong vòng 2 năm qua khi các tàu này đang đánh bắt trong hải phận của Việt Nam được quốc tế công nhận.
Đầu năm nay, tàu tuần duyên Trung Quốc đã đâm một tàu ở vùng biển Indonesia. Quốc gia này đã phản đối sự hiện diện của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc trong lãnh thổ của họ.
(Dân Việt) Trước việc ngày càng có nhiều tàu cá của ngư dân trên địa bàn bị tàu Trung Quốc phá hoại tài sản, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BCH BĐBP) đã cùng ngư dân triển khai giải pháp đối phó.
Thiệt hại nặng nề Đã 1 tháng kể từ khi bị tàu Trung Quốc phá hoại ngư lưới cụ, ngư dân Đỗ Thanh Hùng (ngụ thôn 5, xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế) vẫn sống trong lo lắng. “Vụ phá hoại của tàu Trung Quốc khiến tàu của tôi thiệt hại 80 triệu đồng, tôi phải vay mượn tiền để khắc phục. Giai đoạn này việc đánh bắt gặp khó khăn do tình trạng cá chết hàng loạt, nên tôi rất lo lắng về khoản nợ trên”- ông Hùng nói.
Hành vi phá hoại của tàu Trung Quốc đã khiến nhiều ngư dân Quảng Trị thiệt hại nặng nề (trong ảnh: Chiếc mỏ neo cố định lưới rập ghẹ của tàu cá Trung Quốc dùng để phá hoại lưới của ngư dân Quảng Trị). ảnh: An Sơn
Tàu cá của ông Hùng chỉ là một trong số rất nhiều tàu đánh bắt xa bờ ở xã Vinh Thanh bị tàu Trung Quốc phá hoại tài sản trong vài năm trở lại đây. Chỉ tính từ giữa tháng 11.2015 đến nay, đã có 11 tàu cá của ngư dân xã này khi đang đánh bắt xa bờ tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam bị tàu Trung Quốc cắt xẻ, phá hoại ngư lưới cụ. Riêng từ đầu năm 2016 đến nay đã có 5 trường hợp tàu cá của ngư dân địa phương bị tàu Trung Quốc phá hoại tài sản. Ông Nguyễn Thanh Phát- Chủ tịch Hội Nghề cá xã Vinh Thanh cho biết, hành vi phá hoại của các tàu Trung Quốc trong thời gian qua đã gây thiệt hại tiền tỷ cho ngư dân địa phương. Giúp ngư dân thu thập chứng cứ Đại tá Lê Văn Phương- Phó chỉ huy trưởng BCH BĐBP tỉnh Thừa Thiên- Huế cho biết: Sau khi nhận được thông tin về việc nhiều tàu cá của ngư dân xã Vinh Thanh bị tàu Trung Quốc phá hoại tài sản, đơn vị đã báo cho các lực lượng liên quan vào cuộc. Theo ông Phương, không chỉ ngư dân xã Vinh Thanh mà ngư dân xã Phú Thuận (cùng thuộc huyện Phú Vang) thời gian qua cũng gặp tình trạng này.
"Nếu gặp sự cố, đầu tiên ngư dân phải báo cho Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, ngư dân nên gọi cho lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển, đơn vị Tìm kiếm cứu nạn, Biên phòng. Số điện thoại của những lực lượng này ngư dân đều đã được thông tin cụ thể”. Ông Bùi Thanh Hòa- cán bộ Chi đội Kiểm ngư 3 (đóng tại Đà Nẵng)
Theo đại tá Phương, những vụ việc tàu cá của ngư dân ở tỉnh bị tàu Trung Quốc phá hoại trong thời gian qua khó xử lý vì ngư dân báo quá muộn. Cụ thể, khi bị tàu Trung Quốc phá hoại, ngư dân không báo ngay cho lực lượng chức năng mà đợi đến khi vào bờ mới trình báo. Lúc ngư dân trình báo thì sự việc đã xảy ra khoảng 1 tuần nên các lực lượng tuần tra trên biển không thể can thiệp. Trong khi đó, những hình ảnh về hành vi phá hoại của các tàu Trung Quốc mà ngư dân cung cấp không đạt chất lượng nên không rõ chứng cứ để đấu tranh. Trước thực trạng này, ngoài yêu cầu ngư dân báo ngay khi bị tàu Trung Quốc phá hoại, lực lượng biên phòng tỉnh đã triển khai hướng dẫn cho ngư dân trên địa bàn cách thu thập chứng cứ đấu tranh. Việc quay phim lại hình ảnh tàu Trung Quốc phá hoại, tọa độ nơi xảy ra vụ việc và nhiều nghiệp vụ khác đã được lực lượng bộ đội biên phòng tập huấn cụ thể cho ngư dân.
Theo thống kê của BCH BĐBP tỉnh Quảng Trị, từ đầu năm đến nay có hàng chục lượt tàu cá Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển Quảng Trị, phá hoạt tàu cá Việt Nam. Đơn cử như hồi đầu năm, chỉ trong 20 ngày (từ 1-19.1) BĐBP Quảng Trị đã phát hiện 47 lượt tàu cá Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển, và còn phá hoại tàu cá của ngư dân Việt Nam. Tính chất các vụ việc ngày càng nghiêm trọng, có ngư dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng vì bị tàu cá Trung Quốc cắt phá lưới.
Lực lượng cảnh sát biển luôn sát cánh bảo vệ, hỗ trợ ngư dân hoạt động trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: T.L
Ngư dân Võ Thanh Tánh - chủ tàu cá QT 91379 - TS 440CV (trú khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, Gio Linh, Quảng Trị) cho biết, bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và bản thân tàu cá của ông nói riêng đã nhiều lần bị tàu cá Trung Quốc tấn công, dùng mỏ neo phá hoại cắt lưới, thiệt hại quá lớn./.
Đại tá Đào Hồng Nghiệp - Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2: Nên đi theo tổ đội Để an toàn đánh bắt trên biển, ngư dân nên đi theo tổ đội ít nhất 3-4 tàu trở lên. Dù lực lượng Cảnh sát biển luôn có mặt tuần tra trên biển, nhưng biển cả mênh mông, không thể lúc nào cũng có mặt kịp thời được. Nhiều lúc, tuần tra qua một vùng biển không có vấn đề gì, nhưng tàu Cảnh sát biển di chuyển được khoảng 50-60 hải lý thì tàu ngư dân lại gặp sự cố. Chúng tôi mong muốn ngư dân luôn giữ liên lạc với các cơ quan chức năng để có thông tin kịp thời. Ông Bùi Tân Nguyên - Giám đốc Trung tâm Phối hợp và Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2: Cảnh giác hơn khi ra biển Thời gian qua việc ngư dân ta đánh bắt trên biển bị uy hiếp, thậm chí bị cố tình đâm chìm tàu đang gia tăng. Chúng tôi luôn sẵn sàng ứng cứu ngư dân, nhưng với phương tiện ít ỏi khó có thể đảm bảo hỗ trợ 100%. Vì thế, trước hết ngư dân cần tăng cường cảnh giác hơn khi ra biển, nhất thiết đi theo các tổ đội để có thể hỗ trợ nhau khi gặp nạn. Các tàu cũng nên thông tin mật thiết với các lực lượng thực thi trên biển để cầu cứu khi tai nạn xảy ra. Đại tá Lê Tiến Hưng - Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng thành phố Đà Nẵng: Giữ liên lạc với cơ quan chức năng Với diễn biến phức tạp trên Biển Đông hiện nay, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng thường xuyên phối hợp các cấp chính quyền tổ chức các buổi làm việc để lắng nghe ý kiến của bà con ngư dân, động viên bà con phải bình tĩnh, tiếp tục bám biển để làm kinh tế, bảo vệ chủ quyền. Chúng tôi cũng khuyên ngư dân khi đánh bắt trên biển phải thường xuyên giữ liên lạc với cơ quan chức năng để có vị trí chính xác ứng cứu kịp thời khi có sự cố. Đình Thiên (ghi)
Về phát biểu của ông Vụ trưởng rằng cá chết sông Bưởi “không lớn”, bạn đọc bức xúc hỏi "bao nhiêu mới là lớn"?
Phát ngôn gây sốc của ông Vụ trưởng vụ nuôi trồng thủy sản về hiện tượng cá chết trắng sông Bưởi.
Về việc cá chết la liệt trên sông Bưởi đoạn qua các xã Thạch Quảng, Thạch Cẩm và Thành Mỹ (Thạch Thành – Thanh Hóa), trên Báo Dân Việt, ông Phạm Khánh Ly, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết "chưa nắm được sự việc vì đây là vấn đề xảy ra ở địa phương".
Cũng tờ báo này dẫn lời ông Ly, " vụ việc này không lớn" bởi đoạn sông Bưởi nơi có cá chết chỉ có vài chục hộ dân sinh sống và làm nghề nuôi cá, địa phương có thể xử lý được. Ông cũng cho hay Vụ Nuôi trồng thủy sản chỉ có hơn 10 người, không thể nắm bắt và xử lý các vụ việc nhỏ lẻ ở khắp 63 tỉnh thành.
Phát biểu hững hờ của ông Vụ trưởng lập tức gây bức xúc trong cộng đồng mạng.
“Người dân dọc sông Bưởi chảy qua mấy xã, ảnh hưởng nhiều hộ gia đình, thiệt hại cũng lớn, vậy mà Vụ trưởng nói chỉ là "vụ việc nhỏ lẻ"? Báo chí đưa tin cả tuần nay mà ngài không nắm được chút tin tức nào sao?”, một nick facebook có tên Tuấn Đạt bình luận.
Nhưng không chỉ có một đoạn sông Bưởi. Theo phản ánh của B áo Giao thông , đã có hiện tượng cá chết hàng loạt ở những vùng cửa sông đổ ra khu vực cửa Lạch Bạng và Kênh Than trên vùng sông đổ ra biển huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Theo các chủ nuôi, do ô nhiễm cứ thủy triều lên là cá chết. Nhiều hộ kinh doanh lồng bè ở đây thiệt hại do cá chết lên tới hơn nửa tỷ đồng.
Có hiện tượng cá chết ở những vùng cửa sông đổ ra biển tại Thanh Hóa
Đây không còn chỉ là vụ việc đơn lẻ mà đã lan rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh và có nguy cơ phát triển sang các vùng khác.
Hàng loạt cư dân mạng, trong đó có không ít người dân xứ Thanh, đặt câu hỏi “ Ông Vụ trưởng nói gì lạ vậy? Cá chết mấy ngày nay mà chưa nắm được thông tin. Nếu cho rằng những thiệt hại lên tới 500 - 700 triệu đồng của ngư dân là không lớn, vậy thưa ông Vụ trưởng, không biết bao nhiêu mới đủ "lớn"? Facebooker có nick là Thai Binh bức xúc: "17 tấn cá chết mà còn không lớn, có thể không lớn với ông vì tiền của ông, nhưng đối với dân nghèo là một tài sản lớn được ky cóp từ những giọt mồ hôi đó ông"...
Rõ ràng, những lời nói của ông Vụ trưởng Ly không chỉ là sự “vô cảm đến hờ hững” trước những mất mát của người dân mà còn là thái độ và cách làm việc “máy móc”. Ít ra ở cương vị của mình trước những thiệt hại trên thực tế không còn nhỏ (17 tấn cá sông Bưởi chết bất thường và đang lan ra cửa sông đổ ra biển), ông Vụ trưởng ít nhất cũng nên một lần đến tận hiện trường tìm hiểu sự việc chứ không chỉ ngồi “chờ báo cáo của địa phương”.
Lại nói đến trách nhiệm của địa phương. Trong việc này, lãnh đạo Thanh Hóa cũng đã vào cuộc nhưng...quá chậm. 4 ngày sau khi cá chết trắng sông , người dân trắng tay, còn báo chí thì liên tục đưa tin, ông Phó chủ tịch thường trực tỉnh này là Nguyễn Đức Quyền mới "vi hành" rồi chỉ đạo giải quyết mà không biết có...giải quyết được không?
Trong khi người dân hoang mang chưa rõ nguyên nhân cá chết, ông Vụ trưởng Nuôi trồng thủy sản đang ở đâu?
Cứ tạm cho đây là việc "không lớn" theo như lời ông Vụ trưởng Ly thì cũng khó có thể chấp nhận. Bác Hồ đã dạy “việc gì lợi cho dân, dù nhỏ mấy cũng phải hết sức làm; việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy cũng phải hết sức tránh", thưa ông!
(Dân Việt) Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước sẽ chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc...
Sáng 9.5, tại TP.HCM, các ứng viên đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1 (gồm quận 1, quận 3 và quận 4) đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 1.
Chủ tịch nước phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, đơn vị số 1 tại TP.HCM
Đơn vị bầu cử số 1 gồm 5 ứng viên Đại biểu Quốc hội: Ông Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng – An ninh; Giáo sư, tiến sĩ Trần Đông A, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; bà Đặng Thị Thúy Dung, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV dệt may Gia Định; Đại tá Ngô Tuấn Nghĩa, phó Chính ủy Bộ tư lệnh TP.HCM; ông Lâm Đình Thắng, phó Bí thư thường trực Thành đoàn TP.HCM.
Phát biểu tại đây, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, ông vinh dự được Hội đồng bầu cử Quốc gia giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV tại TP.HCM, một trong những đô thị lớn nhất, có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, đối ngoại an ninh quốc phòng.
Nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cảm thấy đó là vinh dự và cam kết: tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thể chế hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Hiếp pháp năm 2013; tiếp tục hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức, cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước, đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội Chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước sẽ chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường hòa bình để phát triển đất nước; nghiên cứu, đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội cụ thể hóa nhiệm vụ thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân và cơ chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng Quốc phòng An ninh.
Chủ tịch nước cam kết phối hợp chỉ đạo thực hiện nhất quán đường lối độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực và hội nhập quốc tế, phục vụ mục tiêu bảo đảm quyền lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực để phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Chủ tịch nước nhấn mạnh: Thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng và đưa tiếng nói của cử tri đến Quốc hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân; quan tâm thực hiện chế độ, chính sách đối với các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng cam kết cùng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM làm cầu nối giữa Thành phố với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Trung ương để thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra; tập trung chỉ đạo giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh; xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; có vai trò động lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ của khu vực.
Không tin nổi: Cá chết chỉ sau 2 phút bơi trong nước biển Vũng Áng
VTC1 | 26/04/2016 19:57
Phóng viên VTC cùng Trung tâm quan trắc Môi trường của Sở TNMT Hà Tĩnh đã có mặt tại biển Vũng Áng để làm cuộc thử nghiệm thực tế, kết quả cho thấy, chỉ sau 2 phút, cá bơi trong nước biển đã bị chết.
Thí nghiệm khủng khiếp: Sau 2 phút, nước biển Vũng Áng giết chết cá
Formosa nhận giải "Hành tinh đen" năm 2009. Đây là một giải do Ethecon - tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức "đóng góp" vào việc phá hủy môi trường. Đừng vào hùa ném đá Formosa chỉ vì "bài Hoa". Formosa là tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Đài Loan, là nhà sản xuất sản phẩm hóa dầu hàng đầu thế giới.
Được biết Formosa đầu tư khoảng 10 tỷ Mỹ kim vào dự án Vũng Áng - Hà Tĩnh, và dự án được cả các bên thứ ba quan tâm đầu tư.
Công ty JFE, nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Nhật, tuyên bố có thể tham gia đầu tư khoảng 27 tỷ yên (220 triệu Mỹ kim) vào dự án này (Reuter, 30/7/2015).
Đó là dự án quy mô rất lớn ở Việt Nam. Không thể phủ nhận ý nghĩa của dự án này đối với kinh tế Việt nam, nhưng để có thông tin đa chiều, bài viết này tập hợp các thông tin về vi phạm môi trường của Formosa trên phạm vi thế giới.
Công nghiệp hóa, với nhiều nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc, thường đi liền với tàn phá môi trường. Nhưng xét rộng ra thì ở đâu cũng vậy, nhiều tập đoàn tư bản thường sẵn sàng hy sinh môi trường, hy sinh lợi ích của cộng đồng vì lợi nhuận của mình.
Vấn đề là cộng đồng phải có các cơ chế (luật pháp, chính quyền, báo chí, các tổ chức xã hội dân sự…) để ngăn ngừa, giảm thiểu sự tàn phá môi trường do công nghiệp hóa gây ra và tự bảo vệ mình.
Tôi mong muốn bất kỳ nhà đầu tư nào từ nước ngoài đến Việt Nam cũng phải trình bày được những “hồ sơ môi trường” sạch sẽ, bất kể họ đến từ nước nào.
Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức, đã lập ra các giải hàng năm “Hành tinh xanh” tặng cho các cá nhân/tổ chức có thành tích vượt trội trong bảo vệ môi trường thế giới.
Song song với đó là giải “Hành tinh đen”, cho những cá nhân/tổ chức đóng góp nhiều vào việc phá hủy môi trường thế giới.
Trong danh sách nhận giải “Hành tinh đen” có mặt các nhân vật nổi trội như công ty Monsanta (tác giả của chất độc da cam), Công ty điện lực Tokyo (chủ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị vỡ cách đây mấy năm)…
Formosa và CEO của nó là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Bà Diane, người nhận giải Hành tinh xanh năm 2006, đã bay sang Đài Loan để trao giải tận tay người nhận.
Formosa và CEO của nó là ngài Lee Chih-Tsuen nhận giải Hành tinh đen năm 2009. Ảnh: Internet.
Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan (hóa dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).
Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.
Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.
Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).
Tại Hoa Kỳ, ở các bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.
Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các bang Texas và Louisiana.
Hồ sơ môi trường của Formosa cộm cán đến nỗi đã trở thành ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).
Tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến một cả một vụ bạo loạn chết người. Năm đó, Formosa “xuất khẩu” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville.
Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc.
Chỉ vài ngày sau, nhiều người bị sốt, tiêu chảy. Một công nhân bến cảng làm việc dọn dẹp hầm tàu Chang-Shun phải nhập viện và chết ngay trong ngày. Khi tin tức lộ ra rằng rác này chứa thủy ngân, người dân trong vùng tức giận đập phá các công sở.
Chất thải độc hại của Formasa Plastic được đựng trong những thùng chứa thô sơ, không được rào chắn ở một bãi rác thải tại Sihanoukville, Campuchia năm 1999. Ảnh: Internet.
Hàng chục ngàn người hoảng sợ rời bỏ thành phố trong đó khoảng 10000 người định tiến về Phnom Penh. Cuộc bạo loạn này đã làm chết thêm 5 người nữa.
Trong vụ này, Việt Nam đã cấp tốc viện trợ cho Campuchia 500 bộ quần áo và mặt nạ phòng độc để giúp tẩy độc. Formosa sau đó bị buộc phải nhận lại toàn bộ số rác nhiễm độc thủy ngân này.
Đáng chú ý, Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới. Do sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất ra chất xút để dùng cho sản xuất PVC, họ có thể đã tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp.
Và cũng đáng chú ý nữa, là trong các vụ scandal môi trường ở nước ngoài, lãnh đạo Formosa đã tìm cách che giấu hoặc giảm nhẹ các tai họa do họ gây ra cho dân địa phương, thậm chí mua chuộc các nhà chức trách địa phương.
Tại Mỹ, trong vụ kiện ở tiểu bang Louisiana, nhóm luật sư thay mặt cư dân khu vực bị thiệt hại vạch rõ Formosa không những đã không cảnh báo người dân về tác hại của các chất thải với môi trường và sức khỏe.
Mà họ còn dấu nhẹm rằng trước đó họ đã bị phạt nhiều triệu Mỹ kim vì các vụ vi phạm bên bang Texas.
Trong vụ Sihanoukville ở Campuchia, người phát ngôn Formosa nói rằng rác gửi theo tàu Chang-Shun chỉ nhiễm thủy ngân “hơi vượt mức quy định một chút” (0,2 PPM).
Nhưng khi Campuchia gửi mẫu đi xét nghiệm tại nước ngoài, tất cả cả mẫu đều cho kết quả nhiễm thủy ngân ở mức nguy hiểm.
Kết quả xét nghiệm tại Hong Kong cho thấy chỉ số này là 10971 PPM! Chính phủ Campuchia cũng tố cáo Formosa đã đút lót số tiền tổng cộng là 3 triệu Mỹ kim cho các quan chức địa phương, và có khoảng 30 vị đã bị chính phủ treo giò trong vụ này.
Cá ngư dân đánh bắt ở biển về được chất thành đống tại chợ Đồng Hới vì ế ẩm, không có người mua sau vụ cá chết do Formosa gây ra.Ảnh của Lê Phi Long báo Lao Động
Cách đây chỉ 2 hôm, 23/4/2016, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, 171 quốc gia, trong đó, có Việt Nam, đã ngồi vào ký kết Công ước bảo vệ môi trường thế giới vì lo ngại hiểm họa môi trường từ những tham vọng của con người đã gây ra từ sự phát triển công nghiệp.
Ba tháng nay, lần đầu tiên miền Tây Nam Việt Nam hạn hán ngập mặc sâu đến hơn 90km vào đất liền, người dân Tây Nam Bộ không có nước để uống, thủy hải sản nước ngọt cũng chết vì dịch, con người cũng khô vì hạn, chỉ vì phá rừng, đắp đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, nhưng chính phủ cũng không lên tiếng.
Ngay cả Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương - TPP TransPacific Partnership - của 12 thành viên vừa ký kết, và đang chờ quốc hội Hoa Kỳ thông qua cũng phải cam kết bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường được thế giới cam kết không phải là chỉ cho riêng bất kỳ quốc gia nào, mà là thế giới hiểu rằng trái đất là mái nhà chung. Ô nhiễm ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào cũng là ô nhiễm của toàn cầu. Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển thì cũng phải bảo vệ môi trường. Nếu quốc gia nào vi phạm vào những cam kết bảo vệ môi trường sẽ bị đưa ra trọng tài tòa án quốc tế phân xử, cấm vận và tẩy chay.
Cá chết hàng loạt nghi can là do tập đooàn Formosa Đài Loan khu công nghiệp Vũng Áng
Câu chuyện cá chết trôi dạt từ Hà Tĩnh vào bờ biển kéo dài 250km trong 4 tỉnh Bắc Trung Bộ: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế diễn ra hơn 1 tuần qua, không phải chỉ mới hơn một tuần, mà đã có thể là hơn một tháng qua. Vì khu công nghiệp Vũng Áng do tập đooàn Formosa là nơi cấm người dân Việt Nam vào, nó như một khu tự trị mà nhà đầu tư được quyền kiểm soát, ngay cả Sở Nông nghiệp và phát triển nông thông tỉnh Hà Tĩnh cũng không được phép kiểm tra. Vì thế cho nên, sau khi cá chết do nhiễm độc từ nước xả thải chưa được xử lý của nhà máy thép Formosa ra biển trôi dạt hàng trăm kilomet vào bờ biển các tỉnh lân cạn thì dân mới phát hiện, và câu chuyện mới được báo chí lên tiếng.
250km bờ biển cá chết vì Formosa xả thải theo Zing
Cách đây 4 hôm ngư dân Nguyễn Xuân Thành đã lặn xuống vùng biển Vũng Áng - nơi dự án Formosa Đài Loan đang đầu tư và hoạt động - phát hiện ống ngầm xả thái dưới đáy biển dài hơn 1500m, đường kính 140cm, nằm sâu dưới 17m biển, và đài truyền hình VTC14 đã làm cuộc khảo sát, xác minh, thì chính quyền Hà Tĩnh cũng chưa lên tiếng, vì bận lo sắp xếp nhân sự tỉnh.
Hôm nay kênh truyền hình VTC14, ông giám đốc khối ngoại của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh đã trả lời thẳng thừng rằng: "Hoặc anh chọn tôm cá, hoặc anh chọn nhà máy thép. Anh không thể đòi hỏi cả hai!".(Xem clip kèm theo)
Ông Chu Xuân Phàm giám đốc khối ngoại của Formosa thẳng thừng yêu cầu phía Việt Nam chọn hoặc biển chết hoặc có nhà máy, mà không xem chính quyền Việt ra ra trăm gờ ram nào!
Đây là một kiểu trả lời vô trách nhiệm và phá vỡ hợp đồng kiểu của kẻ xã hội đen, chứ không phải của một tập đoàn kinh tế làm ăn có trách nhiệm.
Về luật, ngay cả một phòng khám tư nhân cũng phải thành lập hệ thống xử lý nước thải đúng quy chuẩn quốc gia, sau khi đã nộp dự án thiết kế xây dựng và được sở y tế, tài nguyên môi trường, phòng cháy chữa cháy, xây dựng cho phép thực hiện, nhằm nước sinh hoạt, và nước thải y tế phải được xử lý sạch trước khi hòa vào hệ thống cống xả nước chung của đô thị. Đường ống xử lý nước thải trước khi xả vào hệ thống cống chung phải nổi lên trên mặt đất, mặt sông, mặt biển để kiểm tra, không được đặt chìm dưới đất, mặt sông, mặt biển.
Không lý do gì, một khu công nghiệp lớn như Formosa mà không có hệ thống xử lý chất thải trước khi xả rác, nước bẩn ra môi trường. Năm năm trước nhà máy bột ngọt Vedan đã từng làm chết sông Thị Vải ở Đồng Nai, nhưng mức độ nghiêm trọng không thể so sánh với tập đoàn Formosa hiện nay.
Một điều rất phi khoa học trong kế hoạch phát triển kinh tế ở các địa phương, tỉnh, thành phố trong 20 năm qua mà tôi đã lên án là, ở đâu cũng làm du lịch hòa lẫn vào khu công nghiệp ô nhiễm hóa chất và khói bụi. Ngay cả thủ đô Hà Nội, nơi trung tâm hành chánh chính trị văn hóa quốc gia công phát triển công nông nghiệp! Sài Gòn trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất nước cũng đầy ắp các khu công nghiệp hòa lẫn các trụ sở ngân hàng, tài chính, khách sạn, khu du lịch đầy ô nhiễm.
Quay sang chuyện Formosa, việc lớn đến cả sự sống còn không chỉ ngư dân, và Việt Nam, mà còn là cho cả môi sinh khu vực Đông Nam châu Á có đến 700 triệu dân sống cùng Biển Đông, cho đến nay đảng cầm quyền, nhà nước và chính phủ hooàn toàn chưa lên tiếng, nhưng lại lên tiếng quán cà phê Xin Chào, một việc mà chỉ cần để chủ tịch xã phường giải quyết.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã đến thăm một số công trình, nhà máy thuộc Dự án Khu liên hợp gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh (FHS). Đây là dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 10,5 tỷ USD. Nguồn báo Hà Tĩnh
Formosa đã vi phạm về luật bảo vệ tài nguyên môi trường của Việt Nam, và cả Công ước bảo vệ môi trường thế giới, tại sao đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và cả lãnh đạo chính phủ chưa lên tiếng? Ngay cả ông tổng bí thư vừa đi thăm Hà Tĩnh ngay trong lúc cá chết đầy bờ biển và vào thăm khu công nghiệp Formosa tại Vũng Áng cũng không một tiếng về tình hình nguy hại này, mà chỉ khen?
Nếu chính quyền, chính phủ và đảng cầm quyền không lên tiếng vụ việc Formosa Đài Loan làm nguy hại môi trường biển, hủy diệt mưu sinh của ngư dân, ô nhiễm môi trường biển Đông, thì tôi xin đề nghị nhân dân Việt Nam hãy thành lập một tổ chức bảo vệ môi trường cùng làm hồ sơ kiện Formosa ra toà án quốc tế.
Sài Gòn, 17h27' ngày thứ Hai, 25/4/2016 Blog's Bs Hồ Hải
Điều 182: Tội gây ô nhiễm môi trường
1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Container ở cảng của Đài Loan - hình chỉ có tính minh họa
Hồi năm 1999, chính quyền Campuchia đã kỷ luật hàng chục quan chức và gửi trả hàng nghìn tấn chất độc mà Formosa Plastics tống sang cảng Sihanoukville.
Trong vụ việc được cả báo chí quốc tế và tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) nêu ra, từ cuối năm 1998 Formosa đã tìm cách 'xuất cảng' chất thải công nghiệp độc hại sang Campuchia. Sự việc xảy ra từ ngày 4 đến 6 tháng 12/1998, khi Formosa cho đem sang cảng Sihanoukville khối chất thải nhiễm độc, và gây nhiễm độc cho nước biển, đất ven bờ và cả người dân địa phương.
Trước đó, theo một báo cáo của HRW, chính Cơ quan Bảo vệ Mội trường Đài Loan (EPA) đã nhận được đơn của Formosa xin phép đem 5000 tấn chất thải chứa thủy ngân sang Campuchia nhưng bác đơn này.
Dù vậy, vào tháng 12/1998, tàu container Chang Shun từ Đài Loan đã vào cảng Sihanoukville và đem đến 2799 tấn chất thải.
Pich Sovann, một công nhân khuân vác ở cảng đã chết ngày 16/12 chỉ vì tham gia đổ khối hàng xuống.
Theo một điều tra của BBC News vào thời điểm đó, cái chết của người công nhân Campuchia và vụ làm nhiễm độc đất cát và nước biển ngay tại một khu nghỉ mát đã gây ra bạo động.
Bốn người Campichia nữa đã thiệt mạng trong tai nạn giao thông khi người dân bỏ chạy khỏi địa phương.
Sau đó có thêm một người đàn ông nữa chết sau khi tìm kiếm đống rác có chất thải hãng Đài Loan đổ ra.
Chất thải chứa trong thùng lớn
Mỹ cũng không nhận Vẫn theo BBC News, Formosa sau đó đã thu lại chừng 3000 tấn chất độc để chuyển sang bãi xử lý ở Westmoreland, California, Hoa Kỳ.
Nhưng Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã rút lại quyết định trước đó cho Formosa nhập chất độc vào Mỹ, với lý do hàm lược độc tố cao hơn chuẩn mà luật Mỹ cho phép.
Chính quyền ở Cao Hùng, Đài Loan cũng đã phạt công ty Formosa 48 nghìn đô la vì vận chuyển chất thải ra nước ngoài trái phép.
Đài Loan cũng mở cuộc điều tra về hành động của Formosa Plastics.
Cuối cùng, chính quyền Campuchia, dưới sức ép của dư luận đã kỷ luật nhiều quan chức cảng của họ và đòi phía Đài Loan nhận lại container chứa chất thải.
Đến tháng 4/1999, chừng 4000 tấn chất thải và cả đất nhiễm độc đã bị gửi trả lại Đài Loan, theo BBC News hôm 2/04/1999.
Cảnh báo chất độc - hình minh họa
Đây không phải là vụ đầu tiên hoặc cuối cùng khi Formosa gặp phải vấn đề pháp lý ở nước ngoài vì gây hại cho môi trường.
Hồi tháng 9/2009, chính quyền Hoa Kỳ tại hai bang Texas và Louisiana đã buộc Formosa Plastics chi hơn 10 triệu USD để xử lý vi phạm thải chất độc ra không khí và nguồn nước.
Sự việc xảy ra tại hai nhà máy của Formosa tại Point Comfort, Texas, và Baton Rouge, Louisiana.
Công ty Đài Loan cũng phải đồng ý trả tiền phạt dân sự (civil penalty) 2,8 triệu USD vì các vi phạm luật về nước sạch, không khí sạch và luật về kế hoạch công nghiệp của Hoa Kỳ, theo báo chí Hoa Kỳ.
Theo TS Võ Xuân Sơn – Nguyên BS khoa Thần Kinh, BV Chợ Rẫy, TP.HCM – GĐ Trung tâm y tế EXSON TP.HCM, lúc này, điều quan trọng nhất là cần ngăn chặn người dân ăn hải...
Cấm đánh bắt và ăn cá tại vùng biển bị nhiễm độc
Thưa bác sĩ Võ Xuân Sơn, dư luận hiện đang hết sức quan tâm tới tình trạng cá chết ở bờ biển miền Trung, đặc biệt trong cơn bão an toàn thực phẩm như hiện nay. Các cơ quan chức năng chưa có công bố rõ ràng nguyên nhân nhưng lại có nhiều giả thuyết xả thải từ khu công nghiệp, nhiễm độc thuỷ ngân từ nước thải?
Theo nhận định của bác sĩ việc cá chết như thế liệu vùng biển đó có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ lâu dài của người dân?
TS Võ Xuân Sơn: Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông, ông Nguyễn Viết Nghĩa, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu hải sản cho biết, qua nhận định ban đầu, nguyên nhân độc chất mạnh gần như là chắc chắn, song chưa biết nơi nào phát tán.
Như vậy, vấn đề hiện nay là phải xác định độc chất và nơi phát tán, từ đó đánh giá mức độ ô nhiễm của vùng biển và tác động của nó lên sức khỏe của người dân, trước mắt cũng như lâu dài.
Trước mắt, khi chưa xác định được loại độc tố, nơi xuất phát và mức độ lan tỏa, theo tôi, cần khuyến cáo và có biện pháp ngăn chặn người dân không sử dụng hải sản chết cũng như hải sản đánh bắt từ khu vực nghi ngờ nhiễm độc , cho đến khi xác định chính xác loại độc tố, nơi xuất phát và mức độ lan tỏa của hiện tượng nhiễm độc và các hệ lụy của nó.
Tất cả các khuyến cáo thúc đẩy người dân tiếp tục sử dụng hải sản, Du lịch ở vùng nghi bị nhiễm độc khi chưa có đánh giá chính xác những vấn đề nêu trên đều là những khuyến cáo vô trách nhiệm, cho dù nhân danh bất cứ điều gì.
TS Võ Xuân Sơn – Nguyên BS khoa Thần Kinh, BV Chợ Rẫy, TP.HCM – GĐ Trung tâm y tế EXSON TP.HCM.
Thói quen tận dụng nguồn cá để làm bột cá làm thức ăn chăn nuôi, làm cá mắm từ nguồn cá này có thực sự nguy hiểm không?
TS Võ Xuân Sơn: Việc tận dụng nguồn cá để làm thức ăn cho người và cho gia súc trong điều kiện bình thường là việc cần làm, vừa tạo nguồn tiêu thụ, vừa mang lại thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên, trong điều kiện đang có hiện tượng cá chết hàng loạt do độc tố, lại chưa biết đó là loại độc tố gì, nơi xuất phát và mức độ lan tỏa, cũng như việc chuyển hóa các chất độc đó và tác động trước mắt cũng như lâu dài của nó, người dân không nên vì lợi ích trước mắt, hoặc vì lí do giải quyết khó khăn trước mắt, mà tận dụng nguồn hải sản chếtđể chế biến thức ăn gia súc, làm mắm hay làm khô cho người.
Sự sống đang bị đầu độc, theo ông, đã đến lúc cảnh báo thảm hoạ môi trường chưa?
TS Võ Xuân Sơn: Tôi không biết những quy định pháp lí về việc cảnh báo thảm họa môi trường nên không thể nói đã đến lúc cảnh báo chưa.
Tuy nhiên, sự chậm trễ của chính quyền trong vụ cá chết do độc tố lần này gây ra sự bất an trong xã hội.
Theo các thông tin trên truyền thông, cá bắt đầu chết từ cuối tháng 3, và rộ lên tại Hà Tĩnh từ ngày 06-04-2016, vậy mà mãi đến ngày 22-04-2016, các Phó Thủ tướng mới có chỉ đạo điều tra.
Tại Hà Tĩnh, gần 20 ngày sau, ở nhiều nơi, xác cá chết vẫn chưa được dọn, gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
Người dân ở những nơi này phải chịu thiệt hại kép, vừa độc tố gây ra chuyện cá chết, vừa ô nhiễm do cá chết, lại kèm theo thiệt hại kinh tế và môi trường lâu dài.
Việc ông Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh kêu gọi ăn hải đánh bắt ở vùng có cá chết và tắm biển ở đó khi chưa có kết luận chính xác mức độ ô nhiễm, khả năng gây tác hại trước mắt và lâu dài cho thấy tư duy coi thường mạng sống người dân của ông ấy cũng như quan chức tỉnh Hà Tĩnh (báo Giao thông 23-04-2016).
Trên thực tế, vụ ngộ độc ở bữa tiệc sử dụng hải sản đánh bắt ở khu vực cá chết (báo Dân Trí (22-04-2016) là cảnh báo nghiêm khắc về việc này.
Nếu chính quyền tỉnh Hà tĩnh thực sự mong muốn giảm thiểu thiệt hại cho người dân trong vụ cá chết này, thì cần tích cực kiến nghị, yêu cầu, tạo điều kiện và hỗ trợ ở mức cao nhất cho các cơ quan chức năng để nhanh chóng tìm ra loại độc tố, nơi xuất phát và mức độ lan tỏa của nó, đánh giá tác động môi trường trước mắt và lâu dài, để có hướng khắc phục hậu quả chính xác nhất.
Hơn cả một kẻ thần kinh hay khốn nạn, ông Sơn có thể bị qui tội như là tội phạm! Phát biểu của ông Đặng Ngọc Sơn , phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 23/ 4:" bà con yên tâm ăn hải sản còn sống, tắm biển ở Vũng Áng (VA)". Tôi cho rằng đó là phát biểu ngụy biện của một kẻ thiếu óc phán xét, thiếu lương tâm , hơn cả một kẻ bị thần kinh mà là một tên khốn nạn...
Vẫn biết cả cái nước VN này đã ngập chìm trong hóa chất độc hại, đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ gần như bây giờ, ăn cũng chết mà không ăn cũng chết, nhưng phát biểu của ông Sơn có thể qui vào tội " gián tiếp giết người" khi xảy ra sự việc người dân tắm biển uống nước biển bị ngộ độc hoặc ngộ độc do ăn cá sống ở biển VA.
Ông là phó UBNT tỉnh Hà Tĩnh, tức là một người có tiếng nói được người dân Hà Tĩnh lắng nghe, ông lại là cá nhân tự thân ở khu vực Vũng Áng nên phát ngôn của ông rõ ràng là có trọng lượng , có giá trị để nhiều người tin tưởng với vị trí Đảng viên ĐCS của mình.
Nhưng ông đã lạm dụng cái uy tín đó để phát biểu không có cơ sở, lừa dối dân chúng , trong khi những tin tức cá chết hàng loạt vì trúng độc tại VA đã tràn ngập cả báo chí lề trái và lề phải!
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề ở VA, những người làm quan chức như các ông đã không có một sự điều tra đột phá nào mà còn để ngư dân tự xả thân đi điều tra. Khi tin tức về ống dẫn độc Formosa vừa được hé lộ thì người ngư dân ấy đột ngột mất tích. Chẳng phải nói thì ai cũng biết là kẻ - mà - ai - cũng- biết- là - ai- đấy đã ra tay... Sự việc còn chưa kịp có tiến triển thêm, báo chí lề phải còn đăng cả "cấm người dân ăn cá", và công luận cả nước vẫn đang nóng lòng chờ đợi thông tin tiếp theo về vụ việc này... VA bây giờ nguy hiểm chẳng khác gì vùng đất đặt trong tình trạng báo động như sắp sửa có động đất, người dân có thể gặp nạn mất mạng bất cứ lúc nào... Sao ông Sơn có thể phát biểu thiển cận, vô trách nhiệm và thiếu cơ sở khoa học đến như thế.
Bạn thân mến, khi bạn đang đi dưới trời mưa,bạn sẽ phải đi rất chậm, điều bạn cảm thấy khó khăn nhất là tầm nhìn của bạn bị thu hẹp lại... Tầm nhìn sẽ quyết định tốc độ và cách thức xử lý khi đi đường của bạn...Khi các lãnh đạo của một đất nước mà tầm nhìn cũng hạn hẹp như kẻ đang phải đi dưới trời mưa như ông Sơn đây thì trách gì VN chậm phát triển. Không chết bất đắc kỳ tử đã là may lắm rồi. Lần này thì " quan không ngại nhưng mà dân thì ngại " lắm , thưa quan thầy tỉnh Hà Tĩnh!