Hiển thị các bài đăng có nhãn Nội Kinh Tố Vấn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nội Kinh Tố Vấn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

Hoài Trần

- Ăn uống một thực phẩm quá lâu sẽ gây hại

dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Thực phẩm ngày nay khiến người ta đau đầu, nào là mất vệ sinh, chứa hóa chất độc hại, rồi hàng giả nhái… Đúng là mối lo không nhỏ của xã hội. Nhưng giả như thức ăn, đồ uống có chất lượng tốt đi nữa thì liệu tự bản thân bạn đã biết sử dụng thế nào cho đúng chưa?

dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Ăn uống một thực phẩm quá lâu sẽ gây hại
Cuốn sách “Y tông tâm lĩnh” của cụ Hải Thượng Lãn Ông viết: “…Trong vị thuốc, mà không đủ cả ngũ vị là chua, cay, ngọt, mặn, đắng, mà mình uống lâu, có thể chết non. Những vị lạnh quá hay nóng quá chỉ nên dùng khi cần gấp, khí huyết đã hòa bình thời thôi.”
Rau củ quả thực phẩm cũng có tính có vị và được quy kinh (tỳ, phế, thận…) không khác chi với thuốc, có thể trị bệnh. Chẳng phải vì thế nên mới có phương pháp “thực dưỡng”? Tuy nhiên, từng loại thực phẩm không phải đều có đủ cả 5 vị, phần lớn là 1, 2, 3 vị. Như thịt thì thịt lợn vị mặn tính lạnh, bò vị ngọt tính mát, gà mái vị chua, gà trống vị ngọt… Ngũ cốc thì gạo tẻ vị ngọt tính mát, gạo nếp vị ngọt tính ấm, lúa mì vị ngọt hơi hàn, đậu đỏ có 2 vị là ngọt và chua, đậu đen và đậu xanh đều vị ngọt tính lạnh.
Trong Đông y nói: thiên có ngũ khí, địa có ngũ hành, con người có ngũ tạng. Qua học thuyết Ngũ hành mà thấy được “thiên, địa, nhân” có mối liên quan mật thiết. Trong ngũ vị, thì vị chua hay đi vào tạng can, đắng hay vào tạng tâm, ngọt hay đi vào tạng tỳ, cay hay vào tạng phế, mặn hay đi vào tạng thận. Nhưng vị gì cũng vậy nếu nhiều lại thiên thắng mà mất cân bằng từ đó sinh bệnh. Bởi vậy, ăn thực phẩm có 1 vị lâu sẽ có thể chết non, nên một bữa ăn cần phối hợp đủ 5 vị để cơ thể có trạng thái cân bằng, khỏe mạnh.
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Các vị thuốc trong Đông Y
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Ăn uống phải đi đôi với vận động tập luyện
Ăn uống đúng chưa đủ mà còn cần kết hợp với hoạt động thể chất.
Lượng thức ăn đưa vào cần phải có cơ quan nội tạng chuyển hóa. Theo Đông y, đồ ăn uống là âm cần phải có sự chuyển hóa của tạng phủ là dương để có thể tiêu hóa được bữa ăn mà vận động giúp cung cấp phần dương. Khi lượng âm trấp của đồ ăn cân bằng với công năng tiêu hóa của nội tạng thì bữa ăn đó sẽ hoàn hảo. Kết hợp việc ăn uống và vận động sẽ giúp thể chất to khỏe, các hoạt động các giác quan được nhanh nhạy.
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinhdinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Bữa ăn liên quan đến tình chí
Ăn uống đa dạng, vận động thường xuyên nhưng cơ thể vẫn mắc bệnh. Nguyên nhân đến từ tổn thương về tình chí mà gây ra bệnh, thường gọi là “tâm bệnh”. Cơ thể bạn là một thể thống nhất tâm – thân, nên tất nhiên khi bị thất tình lục dục quấy nhiễu thì bữa ăn sẽ có vấn đề.
Theo Đông y: “Giận hại can, mừng hại tâm, lo nghĩ hại tỳ, buồn hại phế, kinh sợ hại thận”. Theo quan hệ sinh khắc của học thuyết Ngũ hành thì 5 tạng tâm, can, tỳ, phế, thận có quan hệ qua lại lẫn nhau nên chỉ cần một tạng bị bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến các tạng khác. Mà để tiêu hóa được bữa ăn cung cấp khí huyết, tân dịch cho cơ thể thì cần cả 5 tạng tham gia. Vậy nên nếu giận, mừng, lo, buồn hay sợ đều sẽ gây hại đến việc này, dù cho có triệu chứng biểu hiện ra ngoài hay không nhưng chắc chắn có sự biến đổi bên trong. Tuy nhiên, tỳ làm chủ việc tiêu hóa, mà ngoài ra nó còn làm chủ việc tư duy nên đọc báo, xem tivi, suy nghĩ khi ăn… sẽ khiến việc tiêu hóa bị trở ngại.
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Tâm trạng không tốt dẫn đến việc tiêu hóa bị trở ngại
Nhiều lúc có tâm trạng vui vẻ thoải mái bạn ăn đồ ăn không sạch hay ôi thiu nhưng không có biểu hiện xấu gì. Do nếu thân thể của bạn vốn khỏe mạnh, lại có tâm tư bình hòa thì sẽ có đề kháng tốt chống lại tác nhân gây bệnh, cho dù bên trong có chịu tác động nhưng sẽ mau chóng khôi phục về trạng thái cân bằng. Ngược lại nếu thức ăn có đảm bảo mà tâm tư không tốt thì bữa ăn sẽ mất ngon, có thể có biểu hiện ra ngay như chán ăn, đầy tức, ợ hơi…
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Tâm trạng vui vẻ, thoải mái sẽ khiến việc ăn uống có lợi cho thân thể
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Ăn theo thói quen, sở thích đã đánh lừa tín hiệu của cơ thể
Phụ nữ mang thai có người thèm chua, lại có người thèm ngọt… đó là cơ thể đang cần những chất đó. Khi thai cần hình thành can thì cơ thể sẽ đòi vị chua vào, làm tâm sẽ đòi vị đắng, làm tỳ sẽ đòi vị ngọt… Bình thường cơ thể chúng ta khát là để báo hiệu cần uống nước, đói là cần ăn. Nếu thèm uống nước lạnh là cơ thể đang nóng, nước ấm là đang bị lạnh, thèm vị gì thì thiếu vị đó… thông qua đó thầy thuốc có thể xem xét tình trạng bệnh.
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Phụ nữ mang thai có người thèm chua, có người thèm ngọt…
Tuy nhiên, sở thích hay thói quen có thể bắt đầu từ tín hiệu của cơ thể nhưng nhiều khi là vì bắt chước người xung quanh, do tình cảm ham muốn mà ra, đã đánh lừa tín hiệu thực của cơ thể.
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinhdinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Ăn uống phù hợp với thời tiết sẽ giúp phòng bệnh
Dân gian có câu: “Mùa nào thức ấy”. Nếu ăn thực phẩm theo mùa sẽ mang lại sự an toàn trong mùa đó và phòng bệnh cho mùa tới. Bởi vì con người, thực và động vật đều bẩm thụ khí hậu của trời đất mà sinh ra và lớn lên.
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinhdinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinhdinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Các thứ ấy vào mùa đó sẽ chủ yếu có tính chất, khí vị của mùa ấy giúp con người thích nghi phát triển theo khí hậu của mùa. Tuy nhiên, người bị bệnh thì không hẳn vậy. Ví như người can huyết hư mà ăn thịt gà hay rau hẹ sẽ khiến bệnh nặng thêm (can thuộc mùa xuân, mùa xuân có lệnh thăng phát, nên thịt gà hay rau hẹ có tính thăng phát, nếu can huyết-khí đầy đủ thì sẽ thích nghi được, còn nếu cơ thể có can huyết đang hư yếu nên không cân bằng được mà còn thiên lệnh hơn).
Bởi vậy mới nói, tinh túy của ẩm thực gắn kết với quy luật của trời đất. Ẩm thực có mấy ai am hiểu – Có mấy ai vận dụng? Người mà cả hai điều đó đều có là biết lẽ tu dưỡng về ẩm thực vậy.
dinh-cao-cua-am-thuc-chinh-la-duong-sinh
Tiểu Vi
Read More

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Hoài Trần

- Nội Kinh Tố Vấn (Sách Gối Đầu)

SÁCH HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN

- Thức ăn quá nhiều vị chua (toan), Can khí sẽ thịnh, Tỳ khí bị tuyệt [59].

- Thức ăn quá nhiều vị mặn (hàm), khí của đại cốt bị lao thương, cơ nhục bị co ngắn lại, Tâm khí bị uất ức [60]. 

- Thức ăn quá nhiều vị ngọt (cam), khí của Tâm làm cho suyễn và đầy, sắc mặt đen, Thận khí không còn bình hành [61]. 

- Thức ăn quá nhiều vị đắng, Tỳ khí không còn nhu nhuận, Vị khí bị trướng mãn [62]. 

- Thức ăn quá nhiều vị cay (tân), cân mạch bị bại hoại và buông lỏng, tinh thần cũng bị tổn thương [63]. 

Cho nên, nếu cẩn thận trong việc điều hòa ‘ngũ vị trong thức ăn’, cốt tiết sẽ được ngay thẳng, cân mạch được nhu hòa, khí huyết được lưu thông, tấu lý kín đáo, được vậy thì cốt khí được tinh cường [64]. Mọi người nên cẩn trọng theo đúng với phép ‘dưỡng sinh’ thì tuổi trời của mình sẽ được hưởng trọn [65]. (Thiên3)

Thiên I : THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN

Ngày xưa, Hoàng Đế khi sinh ra đã có tính thần linh, tuổi còn nhỏ đã biết nói, còn bé đã xử lý mọi việc nhanh nhẹn và chu đáo. Khi lớn lên, tính tình ông đôn hậu, minh mẫn. Khi thành nhân ông được lên ngôi vua [1]. Có lần ông hỏi Thiên Sư (Kỳ Bá) rằng: “Ta nghe rằng người thời thượng cổ tuổi tác có đến trăm tuổi mà động tác vẫn không suy yếu, người thời nay tuổi mới nửa trăm mà động tác đều suy yếu. Đó là vì thời thế khác nhau ư? Hay là con người sắp mất đi (sự hòa điệu Âm Dương)?

[2] - Kỳ Bá đáp: “ Người thời thượng cổ đều biết đạo dưỡng, họ bắt chước theo lẽ (biến hóa) của Âm Dương, hòa hợp được với thuật luyện tinh khí, Ăn uống có điều độ, thức ngủ theo lẽ thường, không lao động mệt nhọc một cách cẩu thả, do đó hình thể và thần khí của họ đầy đủ để có thể sống trọn tuổi trời, trăm tuổi mới chết [3]. Người thì (thời) nay thì không thế, họ lấy rượu làm thứ uống, lấy sự cẩu thả làm lẽ thường, say sưa rồi giao hợp, lấy sắc dục làm cho tinh khí bị hao kiệt, hao tổn đến chân khí, họ không biết giữ vững cái chén đầy, không theo đúng sự thay đổi khí tiết bốn mùa để bảo dưỡng tinh thần, họ chỉ muốn làm cho khoái cái tâm, làm nghịch lại cái vui chân thực, họ thức ngủ không điều độ, do đó mà tuổi mới nửa trăm thì đã suy yếu vậy [4].

Ôi! Thì thượng cổ, bậc thánh nhân dạy người dân dưới mình, (muốn cho họ) đều phải rõ về (tai hại) của hư tà, tặc phong, muốn cho họ tùy theo thì tiết mà tránh tà khí, phải giữ lòng điềm đạm, hư vô, phải sống đúng với chân khí mình [5]. Tinh thần có giữ được bên trong thì bệnh làm sao có thể đến được? [6] Được vậy thì chí sẽ nhàn mà ít ham muốn, tâm được an mà không sợ sệt, hình thể nhọc nhằn mà không mệt mỏi [7]. Khí được theo với lẽ thuận, mọi việc theo đúng ý muốn của mình và đều được toại nguyện [8]. Nhờ vậy mọi người được ăn ngon, mặc theo ý muốn, vui với tập tục nơi mình sống [9]. Kẻ ở vùng cao hay thấp không ham muốn cái gì ngoài nơi của mình ở [10]. Nhờ vậy, ta gọi người dân này là “phúc” [11]. Nhờ vậy, sự ham muốn không làm mắt bị mệt, điều dâm tà không làm Tâm bị mê hoặc [12]. Tất cả kẻ ngu, bậc trí, bậc hiền, người đúng đắn không bị ngoại vật làm cho kinh sợ [13]. Cho nên, ta gọi đó là hợp với Đạo [14].

Lý do tại sao những người này có thể sống đến trăm tuổi mà động tác không suy yếu, đó là nhờ họ đã giữ được cái Đức của mình toàn vẹn, nên không bị nguy (tính mạng )(15).

- Hoàng Đế hỏi: “Con người khi tuổi già không thể có con, đó là do tinh lực đã tận ư? Hay là do Thiên số khiến như vậy?”[16]

- Kỳ Bá đáp: “Con gái 7 tuổi Thận khí thịnh, răng thay, tóc dài; tuổi mười bốn (nhị thất - 2 x 7) thì Thiên quý đến, Nhậm mạch thông, Xung mạch thịnh, Nguyệt sự theo đúng thì chảy xuống, cho nên có thể sinh con;

Tuổi hai mươi mốt (tam thất - 3 x 7) Thận khí sung mãn, cho nên răng thực mọc lên và dài hẳn;

Tuổi hai mươi tám (tứ thất - 4 x 7) thì gân và xương cứng chắc, tóc dài nhất, thân thể thịnh tráng;

Tuổi ba mươi lăm (ngũ thất - 5 x 7) mạch Dương minh bị suy, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu rụng;

Tuổi bốn mươi hai (lục thất - 6 x 7) mạch Tam dương bị suy ở trên, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu trắng;

Tuổi bốn mươi chín (thất thất - 7 x 7) Nhậm mạch bị hư, mạch Thái xung suy thiếu, Thiên quý kiệt, mạch đạo ở hạ bộ không còn thông, cho nên hình thể bị hoại và không còn sinh con nữa [17].

Trượng phu (con trai) 8 tuổi thì Thận khí thực, tóc dài, răng thay; tuổi mười sáu (nhị bát - 2 x 8) Thận khí thịnh, Thiên quý đến, tinh khí (có thể) chảy tràn ra, Âm Dương được hòa, cho nên có thể có con;

Tuổi hai mươi bốn (tam bát - 3 x 8) Thận khí được sung mãn, gân xương thẳng cứng, cho nên răng thực mọc lên và dài hẳn;

Tuổi ba mươi hai (tứ bát - 4 x 8) gân xương đã to và thịnh, cơ nhục được đầy đủ và khỏe mạnh;
Tuổi bốn mươi (ngũ bát - 5 x 8) Thận khí suy, tóc rụng, răng bị khô;

Tuổi lục bát Dương khí suy kiệt ở trên, mặt nhăn, tóc bạc hoa râm;

Tuổi năm mươi sáu (thất bát) Can khí suy, cân không còn có thể động;

Tuổi sáu mươi tư (bát bát – 8 x 8) thiên quý kiệt, tinh khí ít đi,

Thận tạng bị suy, hình thể đều bị suy cực, do đó mà tóc và răng bị rụng [18]. Thận chủ thủy, nhận tinh khí của ngũ tạng lục phủ để tạng chứa, cho nên nếu ngũ tạng thịnh thì có thể cho chảy ra; nay nếu ngũ tạng đều suy, cân cốt bị yếu, không còn sức, Thiên qúy tận, do đó tóc và tóc mai bị trắng, thân thể nặng nề, bước đi không vững, và sẽ không có con”[19].

- Hoàng Đế hỏi: “Có những người đã già mà vẫn có thể có con, tại sao thế ?”[20]

- Kỳ Bá đáp: “Đó là trường hợp người đó bẩm thụ khí tiên thiên vượt mức, mạch đạo của khí hậu thiên còn thông, vì thế nên Thận khí hữu dư. Trường hợp này, con người có thể có con, nhưng dù sao, nam cũng không thể vượt qua tuổi bát bát, nữ cũng không thể vượt qua tuổi thất thất là tuổi mà tinh khí đều kiệt vậy”[21].

- Hoàng Đế hỏi: “Người nào biết tu dưỡng theo Thiên đạo, thì sống đến trăm tuổi, có con được không?”(22]

- Kỳ Bá đáp: “Người nào biết tu dưỡng có thể thay cho tuổi già để bảo toàn hình thể, dù thân thể và tuổi tác có thọ, vẫn sinh con được”[23].
- Hoàng Đế hỏi: “Ta nghe bậc chân nhân thì thượng cổ chống giữ được với Thiên Địa, nắm giữ được Âm Dương, hô hấp tinh khí, đứng vững để giữ được thần, cơ và nhục rắn chắc. Cho nên họ sống quá tuổi thọ của Thiên Địa không có lúc chấm dứt, đó là do ở tu dưỡng đúng Đạo mà được như vậy. [24].

Thì (thời) trung cổ, có bậc chí nhân, giữ Đức được thuần, giữ Đạo được toàn, hòa được với Âm Dương, điều được với tứ thì, tâm họ xa rời được những phiền toái của cuộc đời, thân tránh khỏi bị phiền nhiễu bởi thế tục, tích chứa được cái tinh, bảo toàn được cái thần, đi rong chơi trong cõi Trời Đất, nghe thấy trong cõi xa của tám phương, đây chính là phép làm cho tăng thêm tuổi thọ để được mạnh khỏe vậy, Những bậc này cũng sẽ có thể quay về với các bậc chân nhân [25].
Thứ đến là các bậc thánh nhân, đứng được trong cái hòa của Trời Đất, theo được cái lý của tám phương, thích ứng được với lòng ham muốn trong khoảng thế tục, không có cái Tâm tức giận, sân si; Hành động của họ không muốn xa rời với cuộc đời, cử chỉ họ không muốn trông vào nơi thế tục; Bên ngoài họ để hình thể mình bị lao nhọc bởi sự việc, bên trong không có cái lo lắng về tư tưởng, lấy sự điềm tĩnh, vui vẻ làm nhiệm vụ, lấy việc thực hiện cái Đạo là công lao; Hình thể họ không bị che lấp, tinh thần họ không bị phân tán; Được vậy, họ cũng sẽ sống được trăm tuổi [26].

Thứ đến là có bậc hiền nhân, Họ bắt chước theo lẽ vận hành của Trời Đất, mô phỏng theo cái tượng của mặt trời mặt trăng, sống theo sự thay đổi của Thiên vận, theo đúng lẽ nghịch tùng của Âm Dương, phân biệt rõ sự thay đổi của bốn mùa; Họ theo đúng được với nếp sống của người thượng cổ, thích hợp và đồng điệu với Thiên Đạo; Được như thế, họ cũng có thể làm tăng tuổi thọ đến chỗ cao nhất [27].

Thiên 2: TỨ KHÍ ĐIỀU THẦN LUẬN

Ba tháng mùa xuân gọi là lúc phô bày cái mới mẻ, Trời đất đều đang lúc sinh, vạn vật được tươi tốt [1]. Con người nên đi ngủ muộn và thức dậy sớm, đi bộ trong sân, xõa tóc với dáng điệu hòa hoãn, tất cả nhằm làm cho cái chí với mình được sinh ra [2]. Chúng ta chỉ nên làm những hành động giúp cho sự sống (sinh) mà không nên làm những hành động giết chết, nên cho mà không chiếm đoạt, nên thưởng thức mà không nên phạt [3]. Đó là chúng ta ứng với xuân khí, cũng là đạo ‘dưỡng sinh ‘ vậy [4]. Nếu nghịch lại, sẽ làm thương đến Can, đến mùa Hạ sẽ bị bệnh hàn, đó là vì xuân khí không ‘ phụng ‘đủ khí‘ hạ trưởng ‘ cho mùa hạ [5].

Ba tháng mùa hạ gọi là thì của cây cỏ sum xuê, tươi tốt, khí của Trời Đất giao nhau, vạn vật đều được kết trái, con người nên đi ngủ muộn và thức dậy sớm, đừng trễ lười vào những ngày hạ [6]ï. Tất cả nhằm làm cho cái chí của mình đừng ‘nộ’, làm cho anh hoa được chín đẹp [7]. Phải để cho hạ khí trong người thoát bớt ra ngoài, giống như là nó đi chơi ra ngoài một cách thích thú [8]. Đó là chúng ta ứng với hạ khí, cũng là Đạo ‘dưỡng trưởng’ [9]. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Tâm, sang mùa thu sẽ bị bệnh sốt rét, đó là vì hạ khí không ‘phụng’ đủ khí ‘thu Thu’ cho mùa thu, mùa đông đến sẽ bị trúng bệnh [10].

Ba tháng mùa thu gọi là thời của vạn vật thịnh và hoa trái được chín, khí Trời trôi nhanh, khí Đất sáng sủa, Con người nên ngủ sớm và thức sớm, cùng gây hứng với gà [11]ø. Tất cả nhằm làm cho cái chí của mình được an tĩnh, làm cho tránh được khí tiêu sai (sát) của mùa thu [12]. Nên thu liễm Thần khí lại, làm cho chúng ta thích ứng được với khí dung bình của mùa thu, đừng để cho chí của mình thoát ra ngoài, làm cho Phế khí được thanh, đó là chúng ta thích ứng được với thu khí, cũng là Đạo “dưỡng thu” vậy [13]. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Phế, mùa đông sẽ bị bệnh tiêu chảy, đó là vì thu khí không “phụng” đủ khí “đông tạng” cho mùa đông [14].

Ba tháng mùa đông là thì vạn vật bế tạng, nước đóng băng, đất nứt nẻ, chúng ta không nên làm nhiễu loạn Dương khí, nên ngủ sớm, dậy muộn, phải đợi có mặt trời rồi mới dậy, tất cả đều làm cho chí của mình như núp như trốn, như có ý riêng tư, như đã có được một cái gì [15]. Chúng ta phải tránh lạnh tìm ấm, đừng để cho Dương khí thoát ra ngoài bì phu, khiến cho chân khí bị hao tổn một cách nhanh chóng, đó là chúng ta thích ứng được với đông khí, cũng là Đạo ‘dưỡng tạng’[16]. Nếu nghịch lại sẽ làm thương đến Thận, đến mùa xuân sẽ bị bệnh ‘nuy quyết’, đó là vì đông khí không “phụng” đủ khí “xuân sinh” cho mùa xuân [17].

Thiên khí trong sạch và sáng sủa [18]. Thiên Đức ẩn tạng và vận hành không ngừng, cho nên không cần phải đi xuống [19]. Nếu Thiên khí (bộc lộ ra) thì mặt trời mặt trăng không còn sáng và do đó mà tà khí len vào làm hại các không khiếu [20]. Nếu Thiên khí bị bế tắc thì Địa khí sẽ mất ánh sáng [21]. Nếu vân và vụ không còn ‘tinh’ thì sẽ làm ảnh hưởng đến bên trên làm cho bạch lộ không giáng xuống được [22]. Nếu sự giao hòa giữa Thiên khí và Địa khí không bộc lộ sáng tỏ thì sức sống của vạn vật không thi hóa được, do đó đa số các danh mộc sẽ bị chết, ác khí sẽ phát dương rộng ra [23]. Gió mưa không trúng tiết, bạch lộ không rơi xuống thì cỏ và lúa sẽ không được tươi tốt [24]. Gió dữ cuộn đến, mưa bạo ào rơi, bốn mùa trong Trời Đất không còn giữ được điều hòa, sẽ làm thất đi cái Đạo Như vậy cuộc sống chưa được nửa đường đã bị tuyệt diệt [25]. Duy chỉ có bậc thánh nhân là theo đúng với Thiên Đạo, vì thế họ giữ được thân mình không bị bệnh lạ, vạn vật không mất đi lẽ sống, sinh khí không bị kiệt [26].

Sống nghịch lại với xuân khí, sẽ làm khí Thiếu dương không sinh, Can khí bị nội biến [27]. Sống nghịch lại với hạ khí, sẽ làm cho khí Thái dương không trưởng, Tâm khí bị nội động [28]. Sống nghịch lại với thu khí thì khí Thái Âm không thu, Phế khí bị tiêu mãn [29]. Sống nghịch lại với đông khí thì khí Thiếu Âm không tạng, Thận khí bị độc trầm [30].

Ôi ! Âm Dương vận hành trong 4 mùa là cái căn (rễ), cái bản (gốc) của vạn vật [31]. Cho nên, bậc thánh nhân đến mùa xuân và mùa hạ thì dưỡng Dương, đến mùa thu và mùa đông thì dưỡng Âm, đó là để theo đúng với cái căn và cũng để cùng với vạn vật chìm nổi theo cánh cửa của việc sống chết [32].

Nếu sống nghịch lại với cái căn, đó là chặt đứt cái “bản”, là hủy hoại cái “chân” vậy [33].

Cho nên, Âm Dương vận hành trong 4 mùa là nơi chung thỉ của vạn vật, là cái gốc của việc sống chết [34]. Sống nghịch lại với Âm Dương thì tai và hại sẽ sinh ra, sống thuận theo với Âm Dương thì những tật bệnh nặng không thể xẩy, đó gọi là ‘đắc Đạo’ [35].

Đạo là con đường mà thánh nhân đi theo, kẻ ngu thì làm nghịch lại [36]. Theo đúng với Âm Dương thì sống, nghịch lại thì chết, theo đúng với Âm Dương thì trị (yên), nghịch lại thì loạn [37]. Xoay ngược cái thuận thành cái nghịch, gọi là ‘nội cách’ [38].

Cho nên, bậc thánh nhân không “trị: để ý, nghiên cứu” cái đã bệnh mà lo “trị” cái chưa bệnh, không “trị” cái đã loạn mà lo “trị” cái chưa loạn, đúng với ý nghĩa trên đã nói [39].

Ôi ! Đợi khi bệnh đã thành rồi mới dùng thuốc, đợi khi loạn đã thành rồi mới trị loạn, cũng ví như đợi khát (nước) rồi mới đào giếng, đợi lúc đánh nhau rồi mới đúc binh khí, như vậy, cũng chẳng là muộn lắm sao? [40].
.....
(http://www.mediafire.com/download/cywtcyt7bmk73de/Hoang+de+noi+kinh+to+van.rar)

Read More