Hiển thị các bài đăng có nhãn NHÂN CÁCH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NHÂN CÁCH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Hoài Trần

- Thầy Park Dung Dị, Gần Gũi Tuyển Thủ Như 'Một Người Cha - Một Người Bạn Khả Kính'

Lý do cầu thủ U23 Việt Nam yêu thầy Park hết cỡ

- Đọc trận đấu tinh tường, HLV Park Hang Seo còn có đủ lý do khiến các cầu thủ U23 Việt Nam không thể không yêu, đặc biệt là "chiến" hết mình vì tập thể và ông thầy khả kính.

Hai bức ảnh do Trưởng đoàn U23 Việt Nam Dương Vũ Lâm chụp và chuyển về nước trong ngày xả hơi của U23 Việt Nam trước trận chung kết gặp U23 Uzbekistan càng làm giúp HLV Park Hang Seo thêm "đốn tim" các CĐV bóng đá Việt Nam.

Thầy Park ôm Quang Hải rất chặt, tình cảm. Ảnh: DVL

Hơn tất cả, hình ảnh của HLV Park Hang Seo đủ lý giải vì sao, các cầu thủ U23 Việt Nam không thể không yêu HLV người Hàn Quốc, qua đó thêm lý do "chiến" hết mình vì tập thể đội bóng và ông thầy đáng kính.

Trước khi U23 Việt Nam đổi khẩu vị tại một nhà hàng BBQ tại Thường Châu, HLV Park Hang Seo vô tư khoác vai, ôm cậu trò cưng Quang Hải trò chuyện. Còn với Công Phượng, thầy Park được bắt gặp đang chăm chú xem Công Phương cởi giầy khoe chân.

Gần gũi, bình dị khi hỏi han Công Phượng. Ảnh: DVL

Và đây là cái ôm hôn trìu mến dành cho anh chàng Bùi Tiến Dũng đã làm rất tốt sứ mệnh canh giữ cầu môn cũng như bắt penalty, từ người thầy Hàn Quốc

Thật xúc động với những hình ảnh như thế này

Hình ảnh dung dị, gần gũi của HLV Park Hang Seo với học trò khẳng định thêm giá trị đoàn kết, quan tâm nhau như một gia đình ở U23 Việt Nam lúc này. Điều đó tôn thêm sức mạnh cho U23 Việt Nam trong thời điểm quyết định, dù đối mặt với rất nhiều thách thức.

Đưa U23 Việt Nam vào chung kết U23 châu Á, thầy Park xứng được học trò tôn vinh. Ảnh: T.Hữu

Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn bật mí rằng, khi đàm phán hợp đồng với HLV Park Hang Seo tại Hàn Quốc, ông và bầu Đức đã rất ngỡ ngàng trước sự nổi tiếng của thầy Park. "Chúng tôi đi trên đường, ngồi ở nhà hàng, ông Park Hang Seo liên tục được đề nghị xin chụp ảnh chung. Ông ấy là nhân vật rất được mến mộ ở quê nhà".










H.Khúc


HLV Park Hang-seo có bảng thành tích khá đầy đặn, trong đó điểm nhấn là khoảng thời gian làm trợ lý cho HLV Guus Hiddink tại World Cup 2002 trước khi trở thành HLV trưởng đội tuyển U23 Việt Nam.


N.P






Read More

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Hoài Trần

- Chữ Tâm Kia Mới Bằng Ba Chữ Tài

Xuân Trường có hành động khiến tất cả nể phục
Một hành động nhỏ nhưng nói lên nhiều điều của đội trưởng U23 Việt Nam!





"Cánh tay phải" của HLV Park Hang-seo: Đã lỡ rồi, ta vô địch đi thôi
Kim Thiền 

Trợ lý ngôn ngữ của HLV Park Hang-seo, đồng thời là thầy cũ của Công Phượng và các cầu thủ HAGL - Lê Huy Khoa đã có những chia sẻ gây xúc động trên trang cá nhân của mình.

Xin lỗi người hâm mộ, lại vì những trận đấu đau tim.

Chắc người hâm mộ đau tim lắm vì những loạt trận tra tấn tinh thần khủng khiếp lắm phải không? Trên sân, chúng tôi cũng hiểu tình cảm của người hâm mộ nên luôn chiến đấu với tinh thần cao nhất.

Nếu có bị VFF hay HLV Park trách mắng, tôi sẽ vẫn phải ghi lại những giây phút này và chia sẻ, bởi vì đây không là giây phút của một tập thể, mà là của cả lịch sử bóng đá của dân tộc ta. Xin phép các báo không lấy thông tin để diễn đạt không đúng nội dung tôi muốn nói, nếu điều đó xẩy ra sẽ ảnh hưởng đến cả đội tuyển và cả chúng ta, mặc dù thông tin này ai cũng đã đọc rồi.


1. Hết hiệp một, khi bị dẫn, trong phòng thay đồ, thấy cầu thủ xuống tinh thần, HLV Park đã quát lên: Việc gì mà phải mất tự tin đến thế hả? Mình cũng phải hét lên đúng như thái độ ông nói, lập tức các cầu thủ như tỉnh lại, họ động viên nhau, như tìm lại được tự tin để chiến thắng. Ông GIÀ là niềm cảm hứng vô tận cho cầu thủ, là người truyền lửa bất tận và một lão chiến tướng cực kỳ kinh nghiệm.

2. Trợ lý Lư Đình Tuấn và Nguyễn Đức Cảnh, anh Tuấn Long đều đã khản tiếng sau trận đấu này vì hò hét chỉ đạo. Hai anh đã phải làm việc cật lực từ trận đầu tiên đến nay. Tôi cảm thấy chạnh lòng khi báo chí và mọi người chỉ nhắc đến một vài cá nhân trong đội tuyển, mà ít nói đến các anh, nói đến anh Lâm trưởng đoàn, Anh Hoài Anh, anh Tuấn của VFF tất bật, anh Đoàn truyền thông phải tải một lượng công việc khổng lồ về nước và hôm nào cũng làm viêc tận khuya, đội ngũ bác sĩ Thủy, Giáp, Minh đêm nào cũng 11h và có lẽ cũng không còn ai nhiệt tình hơn họ nữa.


3. Trước trận đấu, khi khởi động Qatar chơi tiểu xảo họ đá bóng, phát bóng sang tận sân tập của chúng ta để làm các cầu thủ mất tập trung, mình phải đứng ra tranh cãi với cả mấy cầu thủ và ban huấn luyện của họ, thậm chí cả người của Ban tổ chức để yêu cầu họ làm đúng. Qatar là đội bóng không ở khách sạn do ban tổ chức sắp xếp, họ nhiều tiền, tự ra tìm khách sạn. Hôm qua, thua trận xong họ về luôn. Không có tiền không thể chơi bóng đá, nhưng nhiều tiền cũng không phải là sẽ thắng.

4. Qatar thua vì nhiều lý do, nhưng có vẻ như họ giàu có nên không chơi tranh chấp quyết liệt giữa sân, giữ chân cẳng và đó là điểm yếu chết người của họ bị VN khai thác. Và VN đã đọc bài Qatar quá rõ, họ tập trung bóng cho số 19 nhưng Tiến Dũng và Đình Trọng lạ gì những cầu thủ châu Phi kiểu này, bắt chết là hết. Trận nào Việt Nam giữ được trung tuyến thì coi như giải quyết xong. Thực ra Việt Nam còn những con bài nhưng chưa khai thác hết. Chờ xem.


5. Nhìn cầu thủ mình té ngã trên sân mà thương, nhìn cái mũi Duy Mạnh chảy máu mà xót, nhìn cảnh cầu thủ ức chế trọng tài mà tức. Trọng tài bắt thế nào, chắc các bạn tự cảm nhận điều này nhé, do lý do tế nhị, mình không đưa ra phán xét.

6. Nếu hỏi tại sao cầu thủ đá đủ 120 phút mấy trận mà vẫn sung thế. Tôi xin quả quyết rằng họ đá bằng tinh thần quả cảm, họ đá bằng tất cả những gì còn lại. Đá xong mình hỏi Văn Đức và Xuân Mạnh, đã kiệt sức chưa hầy: Hai em nói: Em nỏ thấy chi cả, vẫn chạy được nữa nếu đá. Và mấy cầu thủ còn lại đều trả lời thế, thế thì có lý do gì thua trận?


7. Sau trận đấu, thấy phóng viên, nhà báo, nhân viên của tất cả các nước đều nhìn chúng tôi VN với con mắt sững sờ, những người dân Trung Quốc thì hể hả: VN đá thắng Qatar trả thù cho Trung Quốc... hàng ngàn khán giả TQ trên sân cũng chỉ cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam từ đầu đến cuối. Khoảng 500 cổ động viên đã cổ vũ miệt mài suốt trận đấu và đội chúng ta đã đền đáp sự cổ vũ của họ.

8. Đừng hỏi chúng tôi không tổ chức vui vẻ sau trân đấu. Sau trận đấu, tất cả đội chúng tôi không bao giờ có việc thả cửa, vẫn 10h đi ngủ, không lang thang, không nhậu nhẹt, không la cà, không nói nhiều đến chiến thắng, không ngủ quên trên chiến thắng, không làm việc chưa được phép nếu ảnh hưởng mọi người... vẫn rất quyết tâm cho trận đấu. Và tất nhiên, quân lệnh như sơn.

9. Hỏi vì sao thành công, nói thẳng luôn nhé: Việt Nam đang hội tụ đầy đủ những yếu tố rất tuyệt vời. Và nếu có một nhân tố cực kỳ quyết định đến toàn đội thì đó là một cầu thủ mà có lẽ ai cũng đã biết. Nhưng cứ thử đoán xem.

10. Đề nghị mọi người từ nay hãy gọi các cầu thủ bằng cái tên Chiến binh rồng lửa, Chiến binh vì họ chiến đấu hết mình, rồng vì chúng ta là con rồng cháu tiên và lửa là màu của nhiệt huyết và chiến thắng nhé.

Thường Châu 24-1-2018

CĐV Việt Nam đã nán lại sân vận động Thường Châu để dọn sạch rác

Trận chung kết U23 châu Á kết thúc trong sự tiếc nuối của các cầu thủ, ban huấn luyện và hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Bàn thua ở phút 119 khiến giấc mơ vô địch giải đấu tầm châu lục của thầy trò HLV Park Hang-seo không thể trở thành hiện thực.

Ngoan và các bạn quyết định nán lại dọn rác sau trận chung kết U23 châu Á trên sân Thường Châu.

Nhưng trên hết, hành trình kỳ diệu của U23 Việt Nam đã thực sự ghi dấu ấn đậm nét trong lòng không chỉ người hâm mộ nước nhà. Và các cổ động viên có mặt trong buổi chiều Thường Châu ngập tuyết trắng dường như cũng muốn góp thêm chút sức lực giúp hình ảnh con người Việt Nam trở nên đẹp hơn trong mắt bạn bè năm châu.

Gạt sang bên nỗi buồn, Ngoan - sinh viên năm 3 tại một trường đại học ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) - và nhóm bạn đã quyết định nán lại sân vận động Thường Châu để dọn sạch rác.

Hành động đẹp của các cổ động viên Việt Nam khiến các tình nguyện viên và nhân viên an ninh của nước chủ nhà cảm động.

"Nghe tin đội tuyển U23 Việt Nam tới Thường Châu đá bán kết, mình và các bạn đã cùng rủ nhau tới đây cổ vũ. Sau khi đội thắng, tất cả quyết định thuê khách sạn dài ngày để ở lại tiếp tục cổ vũ chung kết", cô bạn gái quê ở Thủy Nguyên, Hải Phòng chia sẻ.

Dưới trời tuyết rơi dày đặc và nền nhiệt độ dưới 0 độ C, hình ảnh đẹp của các cổ động viên Việt Nam khiến một số tình nguyện viên và nhân viên an ninh ở sân Thường Châu cảm động. Họ chụp ảnh, quay video lại hành động này của nhóm Ngoan và các bạn đến từ Tứ Xuyên.

Đây không phải lần đầu người hâm mộ bóng đá Việt Nam để lại hình ảnh đẹp thông qua việc dọn rác sau một trận đấu quốc tế. Ngay sau trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Nhật Bản trên sân Shah Alam (Malaysia) cách đây 3 năm, rất nhiều cổ động viên Việt Nam cũng đã ở lại nhặt sạch rác khu khán đài mình ngồi.


Đây không phải lần đầu người hâm mộ Việt Nam để lại hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.

Các du học sinh Việt Nam nhặt rác giữa trời mưa tuyết - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Họ là những du học sinh người Việt Nam đang theo học tại các trường ĐH tại Trung Quốc, có người đã vượt hơn 1.500km để tới sân vận động cổ vũ cho đội nhà.

Nguyễn Thị Ngoan, sinh viên trường ĐH Tứ Xuyên (Trung Quốc), cho biết: "Em rất buồn khi U23 Việt Nam thua trận, nhưng cái gì ra cái đấy, dẫu thế nào cũng phải tôn trọng nước chủ nhà, em nghĩ đây cũng là việc làm hết sức bình thường".


Nhóm du học sinh này đến từ các trường ĐH Thượng Hải, ĐH Vũ Hán và ĐH Tứ Xuyên - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Công việc dọn rác kéo dài khoảng 1 tiếng sau trận đấu - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Du học sinh Hoàng Thiên Sơn (ĐH Vũ Hán) cầm bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đến cổ vũ cho U23 Việt Nam - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Quần áo của các cổ động viên Việt Nam ướt nhẹp vì mưa tuyết kéo dài suốt trận đấu - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH


Những lá cờ Tổ quốc được họ khoác trên vai cổ vũ cho các cầu thủ U23 Việt Nam - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Các nhóm cổ động viên khác của Việt Nam cũng nhặt sạch rác trên hàng ghế của mình sau trận chung kết - Ảnh: TRUNG NGHĨA

Tại SEA Games 28, hình ảnh người hâm mộ bóng đá dọn rác sau chiến thắng 6-0 của tuyển U23 Việt Nam trước Brunei cũng được nước chủ nhà Singapore ca ngợi. "Cảm ơn những người bạn láng giềng, Việt Nam! Các bạn đã góp sức giúp địa điểm thi đấu trở nên sạch đẹp hơn trong công tác chuẩn bị cho các trận đấu kế tiếp".

Tùng Lê (Từ Thường Châu, Trung Quốc)



Read More

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

Hoài Trần

- Người Anh Hùng Thầm Lặng Cứu Thoát Hơn 600 Đứa Trẻ

Thiện lương dẫu không thể mang lại bất cứ hồi báo vật chất nào, cũng không thể khiến bạn sau một đêm trở thành vĩ nhân, nhưng lại có thể đem đến cho bất cứ ai một cảm giác bình yên và thanh thản trong lòng.
Sống ở trên đời, mỗi người đều có quyền lựa chọn trở thành người cao thượng hay làm kẻ thấp hèn. Lương thiện, cho dù phát sinh ở những nơi không ai thấy, thì đơn thuần chỉ là sự lựa chọn của mỗi người.
Nicholas Winton – người anh hùng thầm lặng cứu thoát hơn 600 đứa trẻ
Năm 1988, trong chương trình “That’s Life” của BBC, có một ông lão 79 tuổi được mời đến tham dự. Ông yên lặng ngồi ở hàng ghế đầu tiên của hội trường, đôi mắt nheo lại, trên gương mặt toát lên vẻ thanh bình.
Người dẫn chương trình chậm rãi kể về câu chuyện năm xưa. Rồi cô cao giọng, hướng đến mọi người đang ngồi dưới khán đài, và nói: “Xin hỏi, ở đây có ai đã từng là đứa trẻ được ông Winton cứu vớt hay không?”.
Soạt“, tất cả khán giả có mặt ở hội trường đều đồng loạt đứng lên và đưa mắt nhìn ông. Không ai nói bất cứ lời nào, họ chỉ lặng lẽ mỉm cười, và hướng ánh nhìn về phía ông lão. Thì ra, khán giả tham dự chương trình đều là những đứa trẻ được ông cứu vớt năm nào.


Ngài Nicholas Winton tại buổi gặp của thăm Prague năm 2007. (Ảnh: Wikipedia.org)

Thời khắc đó, dường như cả thế giới đều ghi nhớ, chỉ riêng bản thân ông lại vô tình quên đi. Những đứa trẻ năm xưa với gương mặt ngơ ngác bước xuống xe lửa ngày ấy, giờ đây họ đều đã ngoài 50, rất nhiều người đầu tóc nay cũng đã bạc trắng.
Ông lão bối rối không biết phải phản ứng ra sao. Trước những nụ cười thân thiện và tràng pháo tay của mọi người, ông lão ngẩn người một lúc lâu. Ông kinh ngạc quay đầu lại, vẫn chưa kịp hiểu rõ chuyện gì đang diễn ra. Sau vài phút im lặng, toàn hội trường gửi lời chào đến ông, những tiếng vỗ tay vang lên hồi lâu vẫn không ngớt. Thì ra, ông lão đã cất giữ một bí mật to lớn suốt 50 năm, ngoài bản thân ông thì không một ai biết đến.
Đây là một câu chuyện đủ dài, dài đến nỗi phải quay ngược thời gian trở về cái thời chiến tranh khói lửa của gần một thế kỷ trước.
Năm 1938, chàng trai trẻ Nicholas Winton đã dùng toàn bộ số tiền tích cóp của mình để cứu thoát hơn 600 đứa trẻ ra khỏi Đức Quốc xã.
Khi đó Nicholas vẫn chỉ là một chàng trai trẻ người Anh ở độ tuổi 29. Trong cái hỗn loạn của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, ông đã lặng lẽ giúp 669 trẻ em Tiệp Khắc trốn thoát khỏi các trại tập trung của Đức Quốc xã, bố trí 8 đoàn tàu đưa các em nhỏ sang nước Anh tị nạn. Sau đó, ông lại dùng toàn bộ số tiền của mình vào việc tìm gia đình mới cho các em, để những đứa trẻ này có thể tiếp tục sinh tồn.
Ông đã dựa vào sức của bản thân để cứu vớt 669 sinh mệnh. Trong thời đại đen tối nhất, Nicholas đã thắp lên ngọn lửa lương tri, để ánh hào quang của nhân tính luôn rực rỡ sáng ngời.


Trong thời đại đen tối nhất, Nicholas đã thắp lên ngọn lửa lương tri, để ánh hào quang của nhân tính luôn rực rỡ sáng ngời, để những đứa trẻ này có thể tiếp tục sinh tồn. (Ảnh: bbc.com)

Nhưng Nicholas lại không coi những việc mình làm là điều gì vĩ đại. Ông đã lựa chọn giấu kín chuyện này, đặt danh sách những đứa trẻ được cứu cùng toàn bộ tư liệu vào trong một cái rương rồi đóng kín lại, tiện tay cất vào một góc trong nhà kho suốt 50 năm. Ông chưa từng đề cập chuyện này với bất kỳ ai, dù đó là người thân thiết nhất cũng không hề nhắc đến. Ông giấu mình giữa mọi người, dường như câu chuyện ấy chưa từng xảy ra trên tinh cầu này.
Cho đến 50 năm sau, vợ của Nicholas dọn dẹp nhà kho đã vô tình đụng phải một cái rương cũ. Khi mở ra, bà nhìn thấy từng tấm ảnh bên trong và một danh sách những đứa trẻ được cứu sống, cánh cửa bí mật này cuối cùng mới hé lộ. Sau khi bí mật được vén mở, người đời đều khen ngợi ông.
Nicholas Winton được nữ hoàng Anh phong tước hiệp sĩ ở tuổi 94. Người lãnh đạo Tiệp Khắc trao cho ông vinh dự cao nhất, trạm xe London tạc tượng của ông, thậm chí một hành tinh trong vũ trụ được đặt theo tên ông!
Nhưng ông vẫn bảo trì thái độ khiêm tốn, không mong muốn bản thân bị mọi người chú ý. Dù nhận được biết bao lời khen ngợi, nhưng ông vẫn bình tĩnh khiêm nhường. Ông nói: “Làm việc tốt không phải là để người ta biết, không phải tôi cố ý giữ bí mật, tôi chỉ là không nói ra mà thôi”.
Ông lão đã mang đến ánh sáng cho hàng trăm đứa trẻ ngay trong khoảng thời khắc đen tối nhất của lịch sử. Nhưng suốt 50 năm, những đứa trẻ ấy đều không hề hay biết có một ân nhân như vậy, từng vì chúng mà đã dùng hết khả năng của mình để đối kháng với bức màn đen tối của thời đại. Và sau khi đã thắp sáng sinh mệnh của họ rồi, ông lại lặng lẽ ẩn mình trong góc khuất.
Năm 2015, quý ngài Winton đã bình thản rời khỏi thế gian, hưởng thọ 106 tuổi.
Trên con đường lương thiện, bạn có thể anh dũng chiến đấu cô độc một mình, có thể càng bước đi càng cảm thấy lạc lõng, nhưng nó vẫn mãi mãi đáng được chúng ta lựa chọn. Bởi cuối cùng bạn sẽ vì lương thiện của chính mình mà có được sự bình an trong tâm hồn.
Điều cảm động nhất của thiện lương là một cái cây lay động một cái cây khác, một đám mây hòa mình vào một đám mây khác, một linh hồn đánh thức một linh hồn khác.
Cả thế giới đều đang hối hả lên đường, bận rộn đến nỗi chúng ta đang mau chóng già đi, hễ không cẩn thận liền đánh mất sự thiện lương trong mình. Nhưng Nicholas Winton lại mang đến cho chúng ta, những người đang bước đi hối hả, một khoảng lặng trong tâm hồn.


Cả thế giới đều đang hối hả lên đường, bận rộn đến nỗi chúng ta đang mau chóng già đi, Nicholas Winton mang đến cho chúng ta, những người đang bước đi hối hả, một khoảng lặng trong tâm hồn. (Ảnh: wikipedia.org)

Đưa tay ra giúp đỡ không nhất định là thiện ý
Có họa sĩ từng vẽ bức tranh như thế này: Người dưới giếng giơ tay lên xin được giúp đỡ, người trên giếng đưa tay xuống tương cứu, nhưng vẫn không thể với tới được. Trong khi đó, ngay bên cạnh anh ta là một cái thang đang nằm ngay ngắn trên mặt đất. Có những lúc, người đưa tay ra giúp bạn lại không phải là bạn bè thật sự; trong khi người ngoảnh mặt quay lưng với bạn, lại chính là tri kỷ tri âm.
Ngô Mạnh Đạt và Châu Nhuận Phát là bạn thân từ thời trẻ. Trước khi thành công, hai người ngày ngày đều ở cùng nhau.
Về sau, Ngô Mạnh Đạt tham gia diễn xuất và đã có những vai diễn kinh điển, mau chóng nổi tiếng khắp hai bờ Hồng Kông và Trung Quốc.
Nhưng sau khi thành danh, Ngô Mạnh Đạt lại đắm chìm trong tửu sắc và bài bạc. Con người ta một khi bị danh lợi sắc tình cám dỗ, thì cũng giống như hỏi đường quỷ dữ vậy, cứ thế đi mãi đi mãi đến trước cánh cổng địa ngục.
Ngô Mạnh Đạt đắm chìm trong tửu sắc và bài bạc, công việc chỉ qua loa cho xong, cuối cùng chính tay mình lại hủy đi sự nghiệp của chính mình, hơn nữa còn mang trên vai khoản nợ khổng lồ.
Trong khi đó, người anh em của ông là Châu Nhuận Phát vốn khẳng khái trượng nghĩa, bỏ ra bao nhiêu tiền cũng là chuyện dễ dàng. Ngô Mạnh Đạt bèn tìm đến Châu Nhuận Phát mượn tiền. Không ngờ, Châu Nhuận Phát không những không đưa cho ông một đồng, mà còn lạnh lùng quay lưng: “Ông hãy tự mình giải quyết đi!”.
Ngô Mạnh Đạt như bị dội một gáo nước lạnh, vào lúc khó khăn nhất, người bạn thân thiết của mình lại khoanh tay làm ngơ, đã không giúp đỡ, lại còn tỏ ra lãnh đạm vô tình.
Ông hận Châu Nhuận Phát, thề rằng “từ giờ đến chết sẽ không qua lại với anh ta nữa”.
Chính ngay lúc Ngô Mạnh Đạt bị dồn tới đường cùng, cả cuộc sống và sự nghiệp đều rơi xuống vực thẳm, thì bỗng có đạo diễn đến mời ông đóng phim.
Ngô Mạnh Đạt mừng rỡ, bèn nắm lấy cơ hội mà ra sức rèn luyện kỹ năng diễn xuất. Sau khi bộ phim hoàn thành, Ngô Mạnh Đạt nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Ông không chỉ trả xong các khoản nợ mà còn được trao giải Kim Tượng dành cho nam diễn viên xuất sắc nhất năm đó.
Châu Nhuận Phát cũng có mặt trong buổi lễ trao giải hôm ấy. Ngô Mạnh Đạt bước lên bục chỉ liếc mắt nhìn ông ta mà không thèm đếm xỉa đến, rồi ông dùng hết lời bày tỏ lòng cảm kích vô hạn với đạo diễn. Đến lúc này vị đạo diễn mới tiết lộ một bí mật giấu kín bấy nay: “Người mà anh nên cảm ơn không phải là tôi, mà là…”.
Thì ra, người tiến cử Ngô Mạnh Đạt với đạo diễn năm đó lại chính là Châu Nhuận Phát.
Ánh mắt của Ngô Mạnh Đạt mơ hồ nhìn xa xăm. Ông cho rằng bản thân mình đã nhìn thấu nhân tình, vậy mà lại không hiểu được thiện ý của người anh em chí cốt. Cuối cùng ông đã minh bạch, nếu khi đó Châu Nhuận Phát đồng ý cho mượn tiền, thì có lẽ ông vẫn sẽ thua sạch ở sòng bạc, vẫn là bộ dạng chè chén say sưa ở những hộp đêm, vẫn tiếp tục sa ngã trong tận cùng vực thẳm, mãi mãi không bò dậy được.
Bạn bè thật sự, không phải chỉ là người biết đưa tay giúp đỡ, mà điều anh ta thật sự mang đến cho bạn chính là để giúp bạn trở nên hoàn thiện hơn.
“Hoàn cảnh đáng thương sẽ không mang đến sự giúp đỡ, chỉ có kiên trì bất khuất mới có thể nhận được sự kính trọng” — đây mới là những lời mà người anh em năm đó muốn nói với ông.
Có một loại thiện ý, là trước mặt thì lạnh lùng mắng chửi, nhưng sau lưng lại âm thầm giúp bạn thu dọn tàn cục.
Thiện lương, không phải là gấp rút thỏa mãn tâm nguyện của mình, cũng không phải là hùa theo dục vọng của người khác. Bởi thiện lương ấy không chỉ là tình cảm, mà còn là một loại năng lực.
Trong thế giới của những người thành niên, phương thức biểu đạt thiện ý đẹp đẽ nhất không phải là trên cao nhìn xuống đồng cảm xả thí, mà là bình tĩnh giữ lại sự tôn nghiêm cho người.
Thiện lương nếu có sự tinh tế khéo léo trong đó, sẽ giúp đỡ người khác nâng cao giá trị bản thân mình.
Dù có khoác lên mình cái vỏ người tốt, thì cũng không phải là thiện lương
Trên một tiết mục truyền hình nào đó, có một “đại thiện nhân” trực tiếp tặng tiền cho người dân vùng núi. Ông ta thô bạo nhét từng tờ tiền một vào trong tay mọi người. Nhưng khi buổi phát sóng vừa kết thúc, ông ta lại ngang nhiên thu hồi toàn bộ số tiền!
Trong thế giới náo nhiệt này, có một nhóm người luôn thích ‘làm ra vẻ’, dù cho trên đầu có đội lên vòng nguyệt quế đi nữa, thì cũng không lộ ra gương mặt lương thiện được. Khi họ đến gần, chưa nhìn thấy mặt đã nghe thấy chiêng trống vang trời, náo nhiệt vô cùng. Nhưng khi họ rời khỏi, ngoài vết thương lưu lại trên người bạn ra, thì không còn lại gì cả.
Ở Tô Châu, có một đôi vợ chồng già đã hơn 80 tuổi, luôn âm thầm giúp đỡ một cậu sinh viên. Cậu sinh viên này tên Chu Mạch, tuy vậy cậu chưa từng gặp họ, chỉ biết người giúp đỡ mình đã từng là giáo sư của một trường đại học ở Tô Châu.
Lễ tốt nghiệp năm ấy, trong trường tổ chức “Hội gặp mặt tốt nghiệp của những sinh viên nghèo”, anh đã mời hai ân nhân đến tham dự.
Nhưng hai ông bà chỉ gửi cho cậu một lá thư chúc phúc: “Con à, sở dĩ hai bác không đến tham dự, là vì không muốn tạo thêm gánh nặng tư tưởng cho con. Hy vọng duy nhất của hai bác là mong con lớn lên khỏe mạnh, làm một người lương thiện”.
Trong mỗi câu chuyện nhỏ, đều có một lựa chọn thiện ý
Một bà mẹ từ làng quê gả đến thành phố, mỗi năm về quê thăm bạn bè người thân, đều sẽ tháo bỏ bông tai, dây chuyền, khoác trên mình những bộ quần áo vải bình thường nhất.
Một đứa trẻ nhìn thấy cậu bạn khác ngồi xe lăn, bèn thôi không chỉ chỉ trỏ trỏ, cũng không chạy nhảy nô đùa ngay trước cậu ấy.
Một chủ xe nhìn thấy bên đường có hai mẹ con, ông không hề lớn tiếng bấm còi mà chỉ dừng xe lại để cho họ sang đường. Khi đi đến giữa đường, đứa trẻ bỗng cúi mình, vui vẻ vẫy tay về phía ông.
Mỗi một việc nhỏ đều bao hàm một lựa chọn trong đó. Không phải cứu vớt Trái Đất mới được xem là thiện lương, cứu một người mới được tính là thiện lương, xả thân vì người mới được tính là thiện lương, bố thí giúp người mới được tính là thiện lương, mà làm việc thiện không cần hồi báo chính là thiện lương hoàn hảo nhất.
Khi nhìn thấy người xa lạ lúng túng, bạn giả vờ như không nhìn thấy, ấy cũng là thiện lương; Sau khi nhường chỗ, liền rời khỏi chỗ ban đầu, đi thêm mấy bước, ấy cũng là thiện lương; Người khác mắc bệnh tịnh dưỡng, không nhằm lúc người ta mệt mỏi mà đột ngột đến thăm, ấy cũng là thiện lương; Nhìn thấy người bên cạnh rơi nước mắt, bớt hỏi mấy câu “thế nào rồi”, ấy cũng là thiện lương.
Nếu đem so với những hành động vĩ đại oanh oanh liệt liệt, thiện lương lại là ung dung thản thiên, âm thầm lặng lẽ, đó là bởi thiện lương đã đạt đến cảnh giới hoàn mỹ.
99% thiện lương là diễn ra ở những nơi bạn không nhìn thấy
Có một loại thiện lương gọi là “lặng lẽ”: Không danh tính, không lời nói, cũng không bao giờ nguyện ý khoe khoang. Không thấy rõ trước mắt, không sôi nổi ồn ào, cũng không miễn cưỡng bản thân, trong sự điềm tĩnh thản nhiên kia mà thấu tỏ lòng người.
Cơn mưa cam lồ tưới mát cho cả người tốt lẫn kẻ xấu, ánh nắng mặt trời cũng sưởi ấm và soi sáng cho cả người tốt và kẻ xấu. Đối với mỗi chúng ta, ai ai cũng có quyền lựa chọn, có thể làm người cao thượng, cũng có thể làm kẻ đê hèn.
Mỗi người chúng ta đều góp phần vào thời đại này, trải qua thời đại này, và để lại dấu ấn trong thời đại này. Mỗi một sự việc diễn ra trên thế giới, chúng ta không chỉ là khán thính giả, mà còn có thể góp phần vào trong đó nữa.
Thiện lương, dẫu phát sinh ở những nơi mà người khác không nhìn thấy, thì nói cho cùng vẫn chỉ là sự lựa chọn của nhân tính. Vậy nên, xin được gửi lời cảm ơn đến mọi sự thiện lương âm thầm lặng lẽ nơi thế gian này…
Theo Cmoney
Thiện Sinh biên dịch


Read More

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Hoài Trần

- George Ohsawa - A Master


Geoge Ohsawa (1893-1966) được nhìn nhận như người sáng lập ra những nguyên tắc và phong cách sống Thực dưỡng.

Georges Ohsawa, tên thật là Sakurazawa Nyoichi (桜沢 如一? Anh Trạch Như Nhất) (sinh 18 tháng 10 năm 1893 - mất 23 tháng 04 năm 1966), là triết gia người Nhật Bản, là người truyền bá phong trào thực dưỡng rộng rãi trên thế giới

Ông đã đóng góp nhiều lợi ích với cuộc đời và làm rất nhiều việc trong một thời gian ngắn. Cho nên khó có thể mô tả ông một cách tóm tắt như vậy. Lời nói, hành động của ông và những ảnh hưởng rộng rãi trên toàn thế giới và mọi điều chúng ta nói về ông chỉ bao trùm một phần về ông. Tối thiểu nhất ông là một nhà nho, thầy thuốc, thương nhân, nhà giáo dục và nhà thơ.

Nhưng trước hết ông là một nhà triết học cực Đông, người đã giảng triết học cổ Trung Quốc về âm và dương trong thời gian ở Pháp, lần đầu tiên ông áp dụng triết học của mình đối với nhiều phạm vi như dinh dưỡng, chế độ ăn uống, thuốc men, hoá chất, đạo đức, tu hành, sự giáo dục, cũng như phong cách sống.

Ohsawa cũng tập hợp nhiều tư tưởng vĩ đại từ phương Đông và phương Tây từ cổ truyền đến hiện đại và áp dụng nó đối với nhiều lĩnh vực khác của đời sống. Sự giải thích của ông dựa trên nguyên tắc thống nhất về âm và dương đã được phát minh để dẫn dắt con người trên con đường thực tiễn tiến tới sức khoẻ và hạnh phúc.

Một mặt Ohsawa là một con người của tình yêu, sự thân ái, tính dịu dàng, người muốn giúp đỡ những người bất hạnh và ốm đau. Vì vậy ông đã thành lập cả một bệnh viện trong đó ông giúp đỡ khoảng 100 người ngày đêm và một trung tâm dạy học nơi mà bất cứ một người bất hạnh nào có thể học với ông miễn phí và theo học về chế độ ăn uống và triết học của ông. Tôi may mắn là một trong những thanh niên ông đã giáo dục tại trung tâm của ông. Hàng sáng từ 2-6 giờ ông viết những lá thư cho học sinh - những người đã rời trung tâm của ông, không có vấn đề gì ở nơi họ đang ở trên thế giới. Những bức thư như vậy lên đến hàng ngàn trang mỗi năm. Ông làm như vậy bởi vì ông là người chăm sóc và tình thương.

Mặt khác, sự phê bình của Ohsawa đối với người khác là kiên quyết và sắc bén như một thanh gươm. Sự phê bình của ông nghiêm khắc và tức thời đến mức những học viên sợ ở gần ông. Đây là phần đặc biệt của ông làm cho kỷ luật giáo dục của ông rất nghiêm khắc, nhưng sự phê bình của ông luôn luôn được tôi luyện bởi tình thương và sự chăm sóc ân cần.

Thí dụ: Ohsawa cho phép những sai lầm ở trung tâm giáo dục của ông nếu những sai lầm đó được thừa nhận.. Tuy nhiên ông không cho phép ai làm những hành động vì lỗi lầm. Nếu một người nào đó làm một hành động vì một lỗi lầm Ohsawa trách mắng và chỉ bảo chính xác mọi nguyên nhân mà người đó phải nhận trách nhiệm duy nhất đối với sai lầm cho đến khi nào sai lầm được chấp nhận bằng tình thương. Bằng cách này không một ai mắc lại những lỗi lầm tương tự. Vậy mà ông là một nhà giáo dục tuyệt vời. Tuy nhiên nhiều học sinh đã rời khỏi trường của ông vì bị ông la mắng.

Khẩu hiệu tâm đắc của Ohsawa là "không vội tin" và luôn luôn nhìn vào bản thân mình. Đối với ông bất hạnh là kết quả kém khả năng suy nghĩ. Ông ra cho các học sinh vài ba câu hỏi mỗi ngày và dự định trả lời hay báo cáo vào sáng hôm sau. Ông dạy chúng tôi không được bắt chước. Nếu học sinh trả lời câu hỏi của mình dùng đến ý nghĩ hoặc khái niệm của ai đó ông cho anh ta điểm thấp nhất thậm chí cả khi đó là câu trả lời đúng. Ông sẽ hạnh phúc hơn nếu câu trả lời là suy nghĩ riêng của người đó thậm chí nếu đó là sai. Đó là bởi vì Ohsawa không thích ngay cả khi chúng ta có hiểu biết thực tế để trả lời những câu hỏi của ông mà muốn chúng tôi trả lời với suy nghĩ riêng của mình về âm và dương.. Việc suy nghĩ âm dương là xác định lạnh và nóng, trái hay phải, mở ra hay đóng lại và v.v…và có thể được dùng lại bất cứ thời gian nào trong mọi hoàn cảnh. Việc suy nghĩ âm và dương như vậy là trực giác hơn là cái mà Ohsawa quan tâm giảng dạy để có hiểu biết thực tế.

Ohsawa cũng dạy chúng ta luôn luôn chấp nhận mọi sự thách thức mới và những khó khăn hơn. Theo ông việc giải quyết những khó khăn làm cho người ta vui sướng và hạnh phúc nhất. Đạt được một cách dễ dàng, hay những vui sướng và hạnh phúc đã có sẵn bên ngoài là không bền vững và sâu sắc. Ông dạy chúng tôi chuyển hóa ốm đau thành mạnh khoẻ, buồn thành vui, nghèo nàn thành giàu có, thù thành bạn. Nếu bạn có khả năng làm điều này một lần, làm hai lần và sau đó 3 lần. Thế thì bạn sẽ hiểu rằng sự thay đổi bất hạnh thành hạnh phúc và niềm vui. Chân thật, hơn nữa hạnh phúc này được giới hạn trong thế giới hạn chế này.

Bằng sự hiểu biết của chúng ta về tinh thần và những hạn chế về sinh lý chúng ta đạt tới thượng đế, thế giới tinh thần là nơi mà những suy nghĩ của chúng ta hoàn toàn tự do. Đây là ngưỡng cửa hạnh phúc vĩ đại nhất. Đối với nó, Ohsawa đã nhìn nhận sự hiểu biết bên ngoài âm và dương, đang nghĩ đến cái mà ông gọi là "trật tự của vũ trụ". Âm và dương tồn tại trong sự trái ngược thế giới hạn chế nhưng trong cái bao la, thế giới thống nhất, không có gì thậm chí không cả âm dương. Vì vậy sự nhấn mạnh chính của việc giảng dạy của ông là về việc hiểu biết về trật tự của vũ trụ và việc đồng nhất hoá vị trí của bạn trong trật tự đó. "Bạn là ai?" là một câu hỏi Ohsawa luôn hỏi các học sinh. Không người nào hiểu hoàn toàn và trả lời các câu hỏi này, ngay trong lúc điều trị bất cứ bệnh gì. Vài người hiểu trong vòng 1 tháng. Những người khác không bao giờ hiểu và bỏ những phương pháp thực dưỡng thậm chí đã nhiều năm theo Ohsawa.

Do yêu cầu như vậy đối với học sinh của mình, bản thân Ohsawa cũng luôn như một học sinh và là người nghiên cứu sự thật. Ông lại cuốn hút bởi một cảm xúc mạnh mẽ về việc tìm kiếm gốc rễ của mọi vấn đề những cái bắt đầu của bản thân cuộc sống. Việc hăng say nghiên cứu của ông đã đưa ông đến nhiều vùng đất và qua lãnh địa của các nhà tư tưởng lớn và các nhà tu hành. Ông là người đọc nhanh và hàng tháng viết hơn 10 ý kiến hay báo cáo về những cuốn sách hay hoạ báo mà ông đã đọc. Những bản báo cáo của ông hoàn hảo, duy nhất và hay đến mức mà tôi học từ bài viết của ông còn tốt hơn là từ bản gốc. Ông đọc và sau đó nói và viết về một chủ đề lớn khác như nhân chủng học, sinh vật học, hoá học, kinh tế - chế độ, giáo dục, lịch sử, công nghiệp, Nhật Bản, những phương pháp thực dưỡng, thuốc men, dinh dưỡng, triết học, vật lý học, chính trị học, phương Đông và tất nhiên âm và dương.

Không nghi ngờ rằng những nghiên cứu của Ohsawa bắt đầu với những sự kiện trong thời niên thiếu của ông. Do bản thân Ohsawa liên quan tới nó.

"Tôi nhìn thấy cái chết của mẹ tôi ở tuổi 30 và em trai và em gái tôi nguyên nhân vì một hậu quả trực tiếp của sự quảng cáo những thức ăn phương Tây và thuốc trong đời sống của họ. Sau đó dẫn đến sự quay lại của tôi. Là một đứa trẻ mồ côi 9 tuổi rất nghèo, tôi may mắn không thể tiếp tục những thức ăn mới đã được phương Tây hoá và thuốc vì nguyên nhân tài chính. Thậm chí đến nỗi tôi đang chết ở tuổi 16 từ một khối lượng lớn hoá chất đường trắng và kẹo mà tôi còn tiếp tục dùng. Ở tuổi 18 tôi khám phá lại những thứ cực phương Đông với cơ sở bất di bất dịch của nó trong một cuốn triết học và vũ trụ học. Nó đã chữa trị cho tôi hoàn toàn".

Một lần ông khám phá ra rằng việc ăn uống đơn giản, chế độ ăn uống tự nhiên có thể dẫn đến sức khoẻ, Ohsawa trở thành một người đề xướng mạnh mẽ và là một công nhân chăm chỉ đối với Shokuykai, một công ty ở Nhật Bản đang tiến hành công việc của Sangen Ishizuka. Ishizuka đã dạy rằng sức khoẻ của một người phụ thuộc vào một sự cân bằng thích đáng của muối natri và muối kali và hệ thống chế độ ăn uống của ông là gạo lứt, rau cải muối và dầu ăn trở thành cơ sở của gần như một chế độ ăn uống theo phương pháp thực dưỡng. Sau nhiều năm nghiên cứu và chọn lọc Ohsawa đã đóng góp vào sự thành lập lý thuyết của triết học Âm và Dương và bắt đầu sử dụng các nguyên tắc của phương pháp thực dưỡng để miêu tả sự gần gũi của ông đối với đời sống và sức khoẻ. Khi tổ chức Thực dưỡng của Ohsawa được thiết lập vững chắc ở Nhật Bản, Ohsawa sang Pháp để thuyết trình với thế giới phương Tây nguyên tắc thống nhất của Âm và Dương và sự áp dụng của nó đối với chế độ ăn uống thực dưỡng.

Trong thời gian ở Paris, khi phải chịu đựng những điều kiện sống nghèo nhất ông bận rộn học khoa học phương Tây tại Viện nghiên cứu Sorborne, làm những công việc công cộng bình thường và dịch ra tiếng Pháp một số sách tiếng Nhật và giới thiệu với người phương Tây các khía cạnh của nền văn hoá cực Đông như thuật châm cứu và judo… Khi Ohsawa quay về Nhật ông giới thiệu những nhân tố của văn hoá phương Tây cho người phương Đông, dịch những tác phẩm quan trọng từ tiếng Pháp và tiếng Anh ra tiếng Nhật. Quan điểm của Ohsawa về thế giới bao gồm cả phương Đông và phương Tây và ông cố gắng giúp đỡ mọi người hiểu biết lẫn nhau một cách tốt hơn về tất cả. Trong khi Ohsawa đọc cuốn sách có tên là "Những tư tưởng vĩ đại" của những cuốn sách vĩ đại của thế giới được Mortume Adler chọn lọc, ông viết ngay cho người xuất bản lời giải thích rằng tên cuốn sách là mất chủ đạo bởi vì nó không bao gồm một tư tưởng nào hay một cuốn sách của phương Đông nào. Nghe theo lời phê bình này nhà xuất bản thay đổi tên thành "Những tư tưởng vĩ đại", một trong những cuốn sách nổi tiếng của thế giới phương Tây.

Không khí chiến tranh sắp xảy ra ở Nhật Bản khiến cho Ohsawa phải quay về tổ quốc mình. Ông tuyên ngôn cuộc sống của mình chỉ vì tha thiết việc chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II vì ông đang cần đẩy mạnh những tư tưởng Thực dưỡng. Bởi vì ông đã xuất bản nhiều cuốn sách chống chiến tranh và các bài báo, tạp chí Ohsawa lập tức bị cảnh sát quân đội truy lùng và bị bỏ tù nhiều năm. Ông bị xét án tử hình hai lần bởi vì những hành động chống chiến tranh của ông, nhưng ông lại sống lâu hơn cho đến khi Đại tướng Mac. Athus nhận ra ông sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945. Ông tiếp tục hoạt động vì hoà bình thế giới cho đến hết những ngày còn lại của đời mình.

Vào những năm 60 ông rời Nhật Bản trong một cuộc hành trình khắp thế giới rao giảng về những nguyên tắc của Thực dưỡng trong chế độ ăn uống và cách sống. Hành trình này đã tạo ra phong trào Thực dưỡng trên khắp thế giới. Nó giống như một cơn bão và Ohsawa là con mắt của con bão đó. Ông đi khắp mọi nơi và một phong trào Thực dưỡng mọc lên. Trong khi có những học viên đã đi trước ông đến nhiều nước. Đó là những chuyến thăm của Ohsawa nó đã cung cấp bãi đỗ cho phong trào. Hàng trăm hàng ngàn người được giúp đỡ và được truyền cảm hững như một kết quả trực tiếp của sự làm việc không mệt mỏi của ông.

Tác dụng sâu sắc của Ohsawa đối với con người có thể được nhìn thấy trong số những học sinh của ông vẫn còn tích cực việc giảng dạy Thực dưỡng. Ở Mỹ tôi, Connellia Aihara gặp Ohsawa - người sáng lập ra Thực dưỡng và trung tâm nghiên cứu Vega ở miền Bắc California, Michio và Aveline Kushi được thành lập và giảng dạy tại Viện nghiên cứu Kushi ở Masachusette phương Tây và lan truyền rộng rãi qua việc truyền bá Thực dưỡng trên thế giới. Junei và Kazuko Yamazaky đang tích cực giảng dạy ở miền Bắc California, Shizuco Yamamoto ở thành phố Nữu Ước, Cecinleriu ở Los Angeles, Chichel Matsuda ở miền Bắc Corolina và nhiều người khác tiếp tục dạy và học tập theo cách sống, họ đã học trực tiếp từ Ohsawa vài ba chục năm trước hoặc lâu hơn.

Và không có một sự khác biệt nào trên thế giới. Triết học của Ohsawa được Francoise Riviere và Rene Levi dạy ở Pháp; Clim Yoshimi dạy ở Bỉ, Tomio Kikuchi dạy ở Brasil, Việt Nam, Ấn Độ và một số các nước khác được các học sinh cũ của Ohsawa dạy. Số lớn nhất các học sinh cũ là Nhật Bản tích cực ở đó tiếp tục thành công dưới khả năng dẫn đường của phu nhân Ohsawa. Ở giai đoạn năm 94 này.

Những nguyên tắc cơ bản trong triết học Thực dưỡng của Ohsawa không có sự thay đổi, nhưng do sự hiểu biết của con người bị giảm đi nhiều, những học viên mới hơn dường như chỉ thích việc thiết lập lại sức khoẻ thân thể họ và chỉ dùng một phần nhỏ sự áp dụng về nguyên tắc thống nhất về âm dương - một phần chế độ ăn uống thực dưỡng đối với mục đích này. Tất cả chung quanh tôi, tôi nghe người ta nói "chế độ ăn uống thực dưỡng này" và "chế độ ăn uống thực dưỡng kia"… Nó giống như là họ không thể thấy cái đẹp của cả khu rừng bởi vì cây đã chắn mất tầm nhìn. Bạn có thể thay đổi được cuộc sống phàm tục của bạn trở thành tự do không sợ hãi, không nâng cao sự nhận biết của bạn và sống với toàn bộ niềm vui bằng việc sử dụng những phương pháp của Ohsawa. Tuy nhiên như Ohsawa nói nhiều lần "Tôi không chỉ cho bạn chìa khoá mà bạn còn phải mở cửa. Có nhiều cửa bạn phải quyết định mở một cửa."

Tuy nhiên thời gian thay đổi con người và Thực dưỡng cũng gần như thay đổi. Chỉ là Ohsawa thay đổi bản quyền của ông nhiều lần trong đời ông. Tôi không nghi ngờ gì rằng nếu ông ta còn sống đến ngày nay ông ta sẽ thay đổi sự có mặt của mình để gặp những sự thách thức của thế giới hôm nay với sự nhiệt tình như thế và sự cống hiến mà ông đã chỉ ra cho cả cuộc đời ông.

Mặc dù Ohsawa đã thay đổi những hành động của mình do chính trị và những nguyên nhân khác nhau, mục tiêu của ông vẫn là luôn luôn như cũ: Giáo dục con người và các nhà lãnh đạo thế giới về khái niệm của ông đối với những nguyên tắc thống nhất và trật tự của vũ trụ và tầm quan trọng của việc hiểu biết về phép thực dưỡng và chế độ ăn uống tạo ra một thế giới hoà bình và hạnh phúc. Tính chất của triết học Thực dưỡng này là cái mọi người tự do thay đổi từ yếu ớt, nô lệ của đồng tiền và thuốc men thành sức khoẻ và hạnh phúc dần dần người ta có thể nghĩ về bản thân mình.

Vì vậy, nếu bạn muốn giải quyết bất cứ vấn đề gì bao gồm cả việc muốn có thế giới hoà bình bạn phải bắt đầu từ bản thân mình bằng việc ăn uống tự nhiên và theo nhu cầu của thân thể thông qua sự áp dụng về triết học âm và dương bạn có thể thiết lập hoặc duy trì sức khoẻ của bạn. Sức khoẻ đúng dẫn đến hạnh phúc thật sự và một xã hội hoà bình có thể được xây dựng bởi một đội ngũ những cá nhân hạnh phúc thật sự. Thông qua việc rèn luyện, thiền định hàng ngày và sẽ khoẻ hơn, bất cứ cái gì - kể cả hạnh phúc hoàn toàn hoà bình nội tạo và tự do cá nhân – có thể được thực hiện.

Những lời nói và ý nghĩ này cứ dai dẳng thậm chí mặc dầu Ohsawa chết ngày 24/4/1966 ở tuổi 73. Theo Ushio một nhà vật lý học theo chế độ thực dưỡng – nguyên nhân của cái chết là do chứng tắc động mạch. Không ai thật sự biết tại sao Ohsawa lại mắc bệnh này. Theo ý tôi đó là do sự thiếu ngủ của ông. Ông thường nói rằng ngủ là lãng phí thời gian và rằng ông không cần ngủ. Ông cố gắng để tập điều đó. Vì vậy ông đã lấy đi giấc ngủ của hầu hết cuộc đời mình. Ông muốn làm cho mọi người hạnh phúc và ông không cho mình một thời gian nào để xa hoa hay tìm kiếm khoái lạc hay sự dễ chịu. Ông đã ngốn toàn bộ cuộc đời mình với việc giảng dạy thực dưỡng cho toàn thế giới. Ông viết hơn 300 cuốn sách và giảng dạy 5000 lần ở Nhật, Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Mỹ, Ấn Độ và Việt Nam. Ông bị kết án tử hình 2 lần. Ông bị cảnh sát quân đội Nhật tra tấn nhiều lần trong chiến tranh thế giới thứ II. Tôi không biết tại sao nhiều lần ông bị tù. Ông có ít hoặc không có tiền trong hầu hết cuộc đời mình. Không một khó khăn nào có thể làm cho thay đổi được quyết định của ông là dạy Macrobiotics. Ông luôn luôn thúc đẩy bản thân mình đi tới giới hạn.

Vài năm trước tôi đọc một bài báo về một ông già ở Nga vẫn còn sống đến 163 tuổi. Ông ta chưa bao giờ rời tổ quốc của mình cũng không kết bạn với người ngoài làng của mình. Ohsawa cũng có thể sống lâu hơn một trăm tuổi nếu ông không thúc đẩy bản thân mình quá như vậy. Tuy nhiên, Ohsawa chỉ không thể sống một cách im lặng một cuộc sống giới hạn trong nhà mình như vậy như người Nga già nọ. Giai đoạn của đời sống con người có thể được đo bằng chiều cao của hạnh phúc họ thành tựu được, bằng số bạn bè họ có được và những ảnh hưởng người khác thậm chí sau khi đã chết. Từ quan điểm này Ohsawa đã sống hơn 1000 năm. Chúa Jesus và Lão tử là ví dụ tương tự. Họ sống không lâu so với người đàn ông Nga già nhưng họ còn sống trong chúng ta. Tôi mong một sự hiểu biết về triết học Ohsawa sẽ kéo dài cuộc sống và hạnh phúc của bạn đến mức có thể được.

BKTT.
Read More

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Hoài Trần

- Từ chối địa vị cao sang, đầu bếp nổi tiếng trở về nấu ăn cho người vô gia cư

Ước mơ lớn nhất của người nội trợ là gì? Được làm bếp trưởng trong một khách sạn sang trọng và xa hoa; đạt giải quán quân trong cuộc thi “Vua đầu bếp” danh giá; hay làm ông chủ của cả chuỗi nhà hàng lừng lẫy, tiếng tăm? Riêng đối với đầu bếp Narayanan Krishnan, giấc mơ của anh là được nấu ăn phục vụ người nghèo.


Narayanan Krishnan xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp chủ lưu của Ấn Độ. Sinh năm 1981 tại thành phố Madurai thuộc bang Tamil Nadu, anh từng là đầu bếp có tiếng của chuỗi khách sạn 5 sao Taj Hotel ở thành phố Bangalore.



 Khi mới hơn 20 tuổi, Krishnan có trong tay cơ hội được làm bếp trưởng cho một khách sạn lớn tại Thụy Sỹ. Tương lai sáng lạn, con đường sự nghiệp cũng mở rộng thênh thang, Krishnan dường như đã có tất cả những gì mà một người đầu bếp hằng ao ước. Thế nhưng, đây mới là lúc anh nhận ra sứ mệnh chân chính của cuộc đời mình.


Narayanan Krishnan (Ảnh: Akshaya Trust, Facebook)

Đó là một ngày vào năm 2002, Krishnan trở về quê hương để tạm biệt cha mẹ trước khi khởi hành sang châu Âu. Trên con đường dẫn tới ngôi đền lịch sử Meenakshi nằm giữa thành phố Madurai, anh vô tình gặp một ông lão vô gia cư. Hình ảnh những người vô gia cư sống vất vưởng trên các đường phố Ấn Độ không còn là điều hiếm gặp. Nhưng, chứng kiến ông lão ăn chất thải của chính mình vì quá đói đã khiến Krishnan hoàn toàn chấn động.

“Tôi bước vào khách sạn gần đó và hỏi họ còn đồ ăn nào không. Họ có bánh idli, tôi đã mua và mang đến cho ông. Hãy tin tôi, tôi chưa từng thấy một ai ăn ngấu nghiến đến vậy. Khi ông ngoạm chiếc bánh, đôi mắt ông đẫm lệ. Đó là những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc”, Krishnan kể lại.

(Ảnh minh họa: Twitter)

Sau này, khi chia sẻ với các kênh truyền thông, anh nói: “Tôi đã mất ngủ cả đêm hôm đó bởi hình ảnh ông lão cứ chờn vờn trong tâm trí tôi”. “Đêm ấy tôi nghĩ rằng, mình đang làm gì thế này? Tôi đang bán một đĩa cơm chiên với giá 10 đô la trong khách sạn – nơi mọi người đến để thưởng thức vì muốn được vui vẻ và giải trí – chứ không phải vì đói. Họ chỉ ăn một nửa và bỏ nửa còn lại trên đĩa. Đó là tia lửa, một tia lửa mạnh mẽ trong tôi”, Krishnan tâm sự. “Tia lửa và nguồn cảm hứng ấy chính là động lực thôi thúc tôi giống như một ngọn lửa – để phục vụ tất cả những người khốn cùng, những người mắc bệnh tâm thần, và những ai không thể chăm sóc cho chính mình”.

Đối với Krishnan, cuộc sống của anh là để phục vụ tất cả những người khốn cùng, những người mắc bệnh tâm thần, và những ai không thể chăm sóc cho chính mình… (Ảnh: @Chopsyturvey, Twitter)

Và như thế, người đầu bếp sáng giá quyết định rời bỏ đỉnh cao sự nghiệp để trở về quê nhà và nấu ăn cứu lấy người nghèo. Trong vòng một tuần sau đó, anh nộp đơn xin thôi việc, đồng thời hủy công việc hứa hẹn tại Thụy Sỹ. Quyết định này để lại cho cha mẹ của Krishnan một nỗi thất vọng lớn lao, nhưng sau đó, công việc cao quý của anh đã khiến họ hoàn toàn thuyết phục. “Tôi nói với mẹ rằng, ‘xin hãy đi cùng con và hãy xem việc con đang làm’. Sau khi trở về nhà, mẹ tôi nói: ‘Con đã nuôi sống tất cả những người ấy, suốt phần đời còn lại, mẹ sẽ nuôi dưỡng con’. Tôi sống là vì Akshaya. 
Còn cha mẹ thì chăm sóc cho tôi”

.
(Ảnh: akshayatrust.org)

Trong suốt hai tháng đầu, Krishnan lái xe khắp thành phố Madurai để phân phát thức ăn cho những con người dưới đáy xã hội. Anh sử dụng tiền tiết kiệm cá nhân để mua nguyên liệu và mượn phòng bếp của cha mẹ để nấu nướng. 


Một mình vào bếp, Krishnan vẫn có thể chuẩn bị đầy đủ 3 bữa ăn mỗi ngày với khẩu phần cho khoảng 30 người. Nhưng bấy nhiêu vẫn là con số quá nhỏ, bởi có ít nhất 400 người vô gia cư, người cơ nhỡ, và người già không nơi nương tựa sống trong cảnh màn trời chiếu đất ở Madurai.

Năm 2003, Krishnan thành lập tổ chức phi lợi nhuận Akshaya Trust với sứ mệnh mang lại cái ăn, cái mặc cho những người vô gia cư ở Ấn Độ. Anh cho biết, cái tên “Akshaya” trong tiếng Phạn nghĩa là “bất diệt”. Anh lựa chọn cái tên này để gửi gắm thông điệp rằng, lòng nhân ái nên là điều trường tồn mãi mãi. Thêm vào đó, thần thoại của người Hindu cũng kể về “chiếc bát Akshaya” của Nữ thần Annapoorani – đó là chiếc bát giúp thỏa mãn cơn đói và không bao giờ vơi cạn.

Akshaya Trust – nơi đem lại hy vọng cho những người vô gia cư ở Madurai, Ấn Độ (Ảnh: AkshayaTrust, Facebook)

Mỗi ngày, Krishnan đều dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị bữa ăn. Sau đó, cùng với nhóm tình nguyện của mình, anh lại chở thức ăn đi khắp thành phố để phân phát cho những người có nhu cầu. Cho dù ngày nắng hay mưa, anh đều kiên trì làm việc bởi “nếu tôi để họ đói trong một ngày thôi, họ sẽ lại tìm đến thùng rác để kiếm ăn”.

 Trên con đường tận tụy của mình, Krishnan đã gặp những người bần cùng và khốn khổ nhất. Có những người vẫn đủ tỉnh táo để nhớ được mình là ai, nhưng cũng có những người không còn biết tên gọi của chính mình; có những người từng bị ngược đãi, bị bỏ rơi, bị đánh đập, và bị khước từ bởi chính gia đình của họ; một số mỉm cười khi nhận đồ ăn từ Krishnan, nhưng cũng có một số không đủ tỉnh táo để biết rằng họ đang cầm đồ ăn trên tay…

(Ảnh: AkshayaTrust, Facebook)

Trong 13 năm cần mẫn phục vụ, Krishnan đã mang đến hàng triệu bữa ăn cho hơn 400 người vô gia cư tại Madurai. Nhưng anh còn muốn làm nhiều điều hơn thế. Krishnan cho biết, anh thường mang theo mình lược chải đầu, kéo cắt tóc, và dao cạo râu để giúp họ có được diện mạo mới. Với ước mơ đem lại mái ấm và làm nơi nương tựa cho những người cơ nhỡ, anh đã xây dựng khu nhà ở Akshaya Home vào năm 2013. Khoảng 450 người từng sống lang bạt trên hè phố đã được đưa về chăm sóc tại đây. Họ được cung cấp đồ ăn, nước uống, quần áo, được khám và điều trị y tế, và được đào tạo việc làm.


“Đồ ăn chỉ là một phần, còn tình yêu lại là một phần khác. Tôi đã cắt tóc, cạo râu, và giúp họ được tắm gội. Đối với họ, điều đó mang lại cảm nhận rằng họ cũng là một con người, vẫn có nhiều người quan tâm đến họ, họ có được một bàn tay để nắm lấy và một hy vọng để tiếp tục sống. Vì thế, thức ăn sẽ cho họ dinh dưỡng về mặt thể chất. Còn yêu thương và tình cảm mà bạn thể hiện sẽ cho họ dĩnh dưỡng về mặt tinh thần”, Krishnan nói.


Năm 2010, Krishnan được CNN bình chọn là một trong 10 anh hùng “CNN Heroes” của năm. Câu chuyện của Krishnan kể với chúng ta rằng, “anh hùng” rất có thể là những con người bình dị giữa đời thường. Họ không cao sang, không quyền quý, không hào hoa hay nổi bật; mà có lẽ chỉ âm thầm mang hơi ấm của mình để thế giới này ngày một tốt đẹp hơn lên.



Đoạn phóng sự về anh hùng Krishnan của CNN trên Youtube:



Hồng Liên
Read More

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Hoài Trần

- Tư tưởng của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt 'vẫn còn nguyên giá trị'

Tròn 20 năm trước, ông Võ Văn Kiệt gửi một bức thư nổi tiếng nêu quan điểm và tư tưởng của ông về nhiều vấn đề chiến lược của Việt Nam cho Bộ Chính trị ĐCSVN.
 Ngày 09/8/1995, cố Thủ tướng Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt đã gửi một bức thư cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khuyến nghị, cảnh báo và nêu quan điểm về một số vấn đề được cho là có tầm chiến lược đối với Việt Nam vào thời điểm đó.
Tròn 20 năm sau sự kiện này, trao đổi với BBC từ Hà Nội, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời các thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nhìn lại bối cảnh, ý nghĩa của bức thư này và cho rằng tư tưởng trong bức thư 'Gửi Bộ chính trị" của ông Võ Văn Kiệt vẫn còn giữ nguyên giá trị và tính thời sự. Bà nói với BBC hôm 08/8/2015: "Tôi nghĩ cả bốn điểm cốt lõi trong thư của ông Võ Văn Kiệt đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị thực tế của nó.
Lẽ ra Việt Nam đẩy tới theo hướng đó thì sẽ có thể có lợi hơn cho mình rất nhiều trong phát triển... trong những năm sau này Việt Nam lại trở thành càng ngày càng lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Những hướng đi đó, tôi nghĩ không thật là trúng Bà Phạm Chi Lan

"Mặc dù Việt Nam cũng đã phát triển nền kinh tế của mình theo hướng thị trường, cũng theo đổi khá nhiều, nhưng Việt Nam cũng vẫn định hướng cho mình là một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

"Và do quan niệm theo xã hội chủ nghĩa đó cho nên trên thực tế nó đưa Việt Nam tới tình trạng là 20 năm sau bức thư của ông Võ Văn Kiệt, 20 năm sau những cột mốc có thể tạo thay đổi cho Việt Nam thì Việt Nam cũng vẫn có một nền kinh tế nửa thị trường, nửa nhà nước chỉ huy.

Do lý do này, theo bà Phạm Chi Lan, người cũng từng là Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, thì Việt Nam đã ở một tình thế 'rất khó phát triển'.

Nhà quan sát và phân tích kinh tế, chính trị Việt Nam nói tiếp:

"Thậm chí trong thời gian gần đây lại còn có những động thái cho thấy trên thực tế là Việt Nam lại quay trở lại theo hướng kinh tế nhà nước nhiều hơn.

"Ví dụ như với việc phát triển một loạt tập đoàn kinh tế nhà nước, được coi như những quả đấm thép, dồn rất nhiều nguồn lực nhà nước vào đó.

"Hoặc là vài năm gần đây trong khó khăn về kinh tế, thì lại quay trở lại đầu tư công chiếm vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, thì nó không hoàn toàn theo định hướng đó, theo định hướng đúng đắn của kinh tế thị trường, mà đáng lẽ Việt Nam cần phải hướng tới phát triển.


'Hướng đi không trúng'

Bức thư gửi Bộ Chính trị của ông Võ Văn Kiệt 20 năm trước gây sự chú ý như một sự kiện nổi bật, đánh động nhiều giới trong nước, trong đó có nội bộ của Đảng Cộng sản, khi ông đặt ra một loạt vấn đề quan trọng như thách thức và cơ hội trong bối cảnh cục diện thế giới 'ngày nay' vào thời điểm đó.

Hay ông đã nêu vấn đề về năng lực quản lý nhà nước của Việt Nam khi đó thế nào, các vấn đề về xây dựng, vị thế, vai trò của đảng và gợi mở cải tổ đổi mới ra sao.

Đặc biệt ông cũng đặt vấn đề về quan điểm của ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt là Bộ Chính trị nên ra sao trước vấn đề có tính quan điểm, đường lối được đặt ra khi đó là 'chệch hướng hay không chệch hướng' sau gần mười năm Việt Nam tiến hành mở cửa tính từ cột mốc đại hội đảng lần thứ VI (1986), cải cách kinh tế, nhưng có vẻ vẫn còn chậm trễ, thu hẹp trong cải tổ thể chế, đổi mới chính trị, quan điểm, đường lối, nhất là trong mở cửa và hội nhập quốc tế, khu vực.

Đáng lẽ ra nếu mà có thể theo tiếp hướng đó để Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc phát triển của đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn thì sẽ hơn rất nhiều, nhưng sau này cũng có những cái về vai trò của đảng thì tôi nghĩ cũng vẫn phải hoạch định lạiBà Phạm Chi Lan

Bà Phạm Chi Lan bình luận tiếp về ý nghĩa, giá trị và tính thời sự của bức thư của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt:

"Hay trong quan hệ hợp tác quốc tế cũng vậy, Việt Nam lẽ ra trong bối cảnh đã là thành viên của Asean, đã thiết lập quan hệ với các đối tác quan trọng ở các nước phương Tây trên thế giới như vậy, thì lẽ ra Việt Nam đẩy tới theo hướng đó thì sẽ có thể có lợi hơn cho mình rất nhiều trong phát triển.

"Thay vào đó trong những năm sau này Việt Nam lại trở thành càng ngày càng lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Những hướng đi đó, tôi nghĩ không thật là trúng."

Về vấn đề 'xây dựng Đảng' mà ông Kiệt đã đề cập trong bức thư, nhà quan sát phân tích tiếp:

"Hay là việc xây dựng Đảng thì cũng vô cùng cần thiết. Bởi vì chính Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng đã lãnh đạo Việt Nam trong bao nhiêu năm, trong thời gian chiến tranh, thì tất cả những công lao đóng góp của Đảng Cộng sản thì cũng đều được ghi nhận.

"Hay là khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới của đất nước Việt Nam vào cuối năm 1986, thì cũng được tất cả người dân Việt Nam đánh giá cao, cũng như cộng đồng quốc tế hoan nghênh và ủng hộ quá trình đó.

Bức thư hai thập niên trước của cố Thủ tướng Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt, vẫn còn nguyên giá trị thời sự, theo bà Phạm Chi Lan.

"Thì đáng lẽ ra nếu mà có thể theo tiếp hướng đó để Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc phát triển của đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn thì sẽ hơn rất nhiều, nhưng sau này cũng có những cái về vai trò của đảng thì tôi nghĩ cũng vẫn phải hoạch định lại, để làm sao cho nó thực sự đóng vai trò tiên phong hơn nữa trong công cuộc đổi mới của chính Việt Nam để vượt lên."

'Phải thay đổi rất mạnh'

Đề cập tình hình, bối cảnh hiện nay của Việt Nam, nhìn lại bức thư của chính khách cao cấp của Đảng và nhà nước Việt Nam hai thập niên về trước, bà Phạm Chi Lan nêu quan điểm:

"Chính lúc này là lúc mà Việt Nam cũng đang gặp rất nhiều thách thức của một giai đoạn phát triển mới khi mà Việt Nam đã tham ra được rất nhiều các hiệp định FTA (Hiệp định thương mại tự do) với các đối tác khác nhau, tới đây còn được tham gia vào TPP (Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương), khi mà TPP hoàn thiện.

Về thách thức hội nhập hoặc thách thức cạnh tranh của Việt Nam, thì tôi lo nhất là thách thức về cạnh tranh về mặt thể chế phát triển của Việt Nam, môi trường kinh doanh của VN. Mà cái đó nằm trong tay nhà nước, nằm trong sự lãnh đạo của Đảng CSVN - Bà Phạm Chi Lan

"Thì với bước phát triển như vậy, nó đòi hỏi nhà nước Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam phải thay đổi rất mạnh cách thức đối với Đảng là lãnh đạo, đối với nhà nước là cách thức quản lý đất nước của mình thì Việt Nam mới vượt lên được.

"Và trong những thách thức tới đây của Việt Nam thì thành thật mà nói, khi tôi vẫn hay đi chia sẻ với các doanh nghiệp ở các nơi về thách thức hội nhập hoặc thách thức cạnh tranh của Việt Nam, thì tôi lo nhất là thách thức về cạnh tranh về mặt thể chế phát triển của Việt Nam, môi trường kinh doanh của Việt Nam.

"Mà cái đó nằm trong tay nhà nước, nằm trong sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam," bà Chi Lan bình luận về bức thư của cố Thủ tướng Việt Nam.

Ông Võ Văn Kiệt sinh năm 1922, qua đời năm 2008, là một trong các chính khách hàng đầu của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước Việt Nam, thường được nhắc đến là giai đoạn "Mở cửa".

Ông từng là Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ từ tháng 8/1991 tới tháng 9/1997.

Trước đó, trong thời kỳ hậu cuộc chiến Việt Nam, ông còn nắm các chức vụ như Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (1982-1989).

Cho tới nay, ông vẫn được đánh giá là một trong các chính khách lãnh đạo có đầu óc, tầm tư tưởng 'đổi mới và cấp tiến' hàng đầu trong số thành viên của Ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam qua các thế hệ lãnh đạo, chấp chính.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150808_vovankiet_letter_politburo
Read More