Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy Niệm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy Niệm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Hoài Trần

- Mọi bệnh tật đều khởi phát từ trong tâm?

Rốt cuộc, hết thảy bệnh tật trên đời đều là tâm thái của bạn gây nên cả. 

Tâm thái của bạn chính là chủ nhân của cơ thể. 
Hoàn cảnh không trói buộc con người, mà là con người ta tự buộc chặt mình vào trong hoàn cảnh.

1. Tâm niệm và bệnh tật là có quan hệ trực tiếp với nhau
Tâm hồn có tổn thương, có vấn đề thì sẽ biểu hiện ra ngoài thân thể. Rất nhiều bệnh tật trên thân thể chỉ là giả tướng. Giống như chúng ta chỉ có thể nhìn thấy được hình dạng của quả, chứ không biết được hạt giống gieo xuống từ khi nào và ở đâu, rồi lại nảy mầm kết trái ra sao. Vậy nên tâm tướng và hình tướng nó có sự đối ứng với nhau, phản ảnh qua lại lẫn nhau nhưng chúng ta lại không nhìn thấy giai đoạn trung gian của nó bởi nó không thể sờ được hay thấy được bằng cặp mắt thịt này.

Bệnh tật có tâm niệm trong đời này, còn có nhân duyên, quan niệm, của những đời trước. Hãy để cho mỗi một niệm đều chan chứa tình thương. Trong tình yêu thương đó không có đau lòng, sợ hãi, phẫn nộ, mà chỉ có bình thản, hài hòa. Học cách yêu thương để thân thể trở thành đồng hồ đo của tình thương, để tâm hồn tỏa ra ánh sáng lương thiện vốn có!

Đời người, mỗi một cảm xúc đều là một cái hộp tối của tâm hồn. Đời người, mỗi một trạng thái đều là hiển hiện của tâm linh. Đó cũng chính là góc khuất của tâm tình mà người ta hay nói đến.

Con người ta một khi sinh ra tâm trạng tiêu cực trong suốt khoảng thời gian dài, rất mau chóng sẽ chiêu mời bệnh tật. Có những người sợ hãi quá độ, kết quả có thể dẫn đến các chứng bệnh thần kinh. Lại có những người tâm oán hận rất lớn mạnh, sẽ chiêu mời các loại tai họa.


2. Xin hãy ghi nhớ rằng, lực lượng tự nhiên là vô cùng to lớn
Nó vốn không sợ bạn cứng rắn đến đâu, chỉ sợ bạn luôn hiền lành, khiêm nhường. Phàm những người có tâm oán hận quá nặng, vận mệnh trong đời phần lớn đều sẽ đau khổ bi thảm. Phàm những người hiền lành, khiêm nhường, vận mệnh cuộc đời phần nhiều sẽ tốt lành. Sống theo đạo trời, một đời bình yên là vậy.


Tâm oán hận sâu nặng chính là căn nguyên của mọi khổ nạn trong đời. Hãy cố gắng loại bỏ nó đi. Đời người nếu sinh khởi một niệm tâm oán hận, sau này thế nào cũng sẽ có người tức giận với bạn, hoặc khiến bạn tức giận. Con người ta nếu như ngày nào cũng như vậy thì quả là phiền phức rồi. Rác rưởi tích tụ nhiều rồi, tai họa trong đời ắt sẽ giáng xuống.

Nếu như một đời này của chúng ta luôn thích nóng giận, thế thì sẽ cứ luôn mắc bệnh. Hãy luôn tự nhắc nhở bản thân: “Mình không nên cứ luôn tức giận như thế!“. Vậy thì, mọi thiếu sót của bản thân đều sẽ dần dần được hóa giải. Hãy nhớ rằng, nếu đời người thật sự học được cách sám hối thì nhất định có thể cải biến vận mệnh của mình.

Nếu chúng ta bớt nóng giận, sau này những việc khiến ta tức giận cũng sẽ ít đi. Đồng thời, người khác cũng sẽ ít chọc giận bạn hơn. Trường khí đen bẩn trong thân thể bạn tự nhiên sẽ giảm bớt đi, đau nhức trong thân thể cũng sẽ thuyên giảm đi rất nhiều. Vận mệnh đời người cũng sẽ theo đó mà phát sinh thay đổi.

Một khi nội tâm an hòa, không nóng dận không sầu bi, tự sẽ có năng lượng mạnh mẽ, sóng gió cuộc đời như gió thoảng mây trôi (Ảnh: ĐKN)

3. Người ta trong đời luôn phải học cách nhận thức bản thân
Đây là năng lực giác ngộ cá nhân vô cùng quan trọng. Ai có thể tìm ra được càng nhiều thiếu sót của bản thân thì năng lực giác ngộ của người đó càng mạnh. Người nào cứ mãi tìm kiếm khuyết điểm của người khác thì si mê của người đó càng sâu. Người tu Đạo không nhìn vào chỗ thiếu sót của người khác, mà chỉ nhìn vào chỗ thiếu sót của bản thân.

Vào thời thượng cổ, người người đều tu Đạo, người người đều tu tâm, con người thời đó hầu như đều có thể sống đến hơn trăm tuổi. Về điều này, trong “Hoàng Đế Nội Kinh” đều có ghi chép rõ ràng. Hiện tại, một đời này của chúng ta, phần nhiều đều sống không được thoải mái lắm.

Rất nhiều người hàng ngày đều đang bới tìm khuyết điểm của người khác, hễ gặp chuyện thì cứ luôn oán trách người khác, trước nay không chịu nhìn lại bản thân mình. Ngày ngày luôn nghĩ đến việc tranh đấu tính kế người khác, họ không biết rằng người thích tranh tới tranh lui cuối cùng đều chỉ là công dã tràng.

Tâm tình của người ta có thể làm lợi muôn vật, thay đổi vạn vật. Tâm trạng của người ta có thể nuôi dưỡng sinh mệnh của chính mình. Tâm trạng người ta rối bời rồi thì thân thể của người đó sẽ mắc bệnh. Thân thể của chúng ta là đồng hồ đo của linh hồn. Tiếc thay chúng ta trước nay lại không hề hay biết, cũng thật đáng buồn thay!

Trong bộ y kinh “Hoàng Đế Nội Kinh”, người xưa từ sớm đã vén mở những quy luật thân tâm đơn giản như vậy: “Vui vẻ tổn thương tim“, “vui vẻ thì khí trì hoãn“, vui mừng quá độ thường thì không còn chút sức lực. “Giận tổn thương gan“, “giận thì khí sôi trào lên“, vậy nên người xưa có câu “giận dựng đứng cả tóc gáy“. “Buồn thì hại phổi“, “buồn thì tinh thần sa sút“, khóc đến bi thương cực độ, con người ta sẽ bị sốc choáng. “Lo nghĩ nhiều tổn thương lá lách“, “nghĩ nhiều thì khí ứ đọng“. Hay như: “Lo sợ thì hại thận“, “lo sợ thì khí huyết tụt giảm“.


Chỉ khi dừng tranh đấu, dừng trách móc mới thấy cuộc đời rộng mở, nội tâm an hòa, sức khỏe cũng vì thế tốt hơn (Ảnh: Hellobacsi)

4. Biết rõ tính cách của bản thân chính là biết rõ bệnh tật của mình
Phàm là người dễ bị kích động, chẳng mấy ai có được trái tim khỏe mạnh. Mạch máu đầu não thông thường cũng sẽ lưu thông không được tốt.

- Phàm là người hay tức giận, rất dễ mắc các bệnh tuyến giáp trạng, gan cũng sẽ không được tốt.

- Phàm là những người thích phân cao thấp, không chịu nhận thua, phần nhiều xương cổ không được tốt.

- Phàm là những người nhát gan sợ sệt, thận tạng thông thường sẽ không được tốt.

- Phàm là những người hay đa nghi, thường có vấn đề về tuyến tụy.

- Phàm là những người không có chủ kiến, đầu óc thường hay mơ hồ.

- Phàm là những người hay tức giận trong lúc làm việc, thường có vấn đề xung quanh bờ vai.

- Phàm là những người mà con cái không nghe lời, thường thường có vấn đề nơi các khớp chân.

- Phàm là những người chăm chỉ nghiêm túc, phần đông trông khá là gầy gò.

- Phàm là những người chấp nhận được thì cứ chấp nhận, thích tích cóp từng chút một, không có tinh thần cầu tiến, rất dễ bị béo phì.

- Phàm là người hay lo lắng, tim dễ đập mạnh, phần nhiều mắc các bệnh cao huyết áp.

- Phàm là người sợ áp lực, phần nhiều dễ mắc chứng huyết áp thấp.

- Phàm là những người đặc biệt thích sạch sẽ, da dẻ thường không được tốt, tỳ vị cũng không được khỏe.

- Phàm là người đau khổ quá độ, phần nhiều tuyến tụy không được tốt, lưng cũng không được tốt, rất dễ có cảm giác nhức mỏi.

- Phàm là người hay buồn bực, phần nhiều dễ bị ngứa ngáy trên người.

- Phàm là những người cảm thấy đời người quá gian nan, thường thường khi đi đứng hành động cảm thấy đặc biệt khó khăn.

“Tướng” do tâm sinh, “bệnh” do tâm khởi, vậy nên các loại bệnh tật, suy cho cùng đều là do tâm thái bạn dẫn khởi cả! 

Muốn cải biến cơ thể, đổi thay vận mệnh, đừng chỉ tập trung vào biểu hiện bề ngoài. Uống mười thang thuốc chẳng bằng cười một nụ cười sảng khoái.

Thay đổi thái độ, nghĩ tích cực hơn, sống an lạc, nhẹ thân tâm, đạo trường sinh chẳng phải đó sao?

Theo Soundofhope - Vũ Dương biên dịch


Read More

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

Hoài Trần

- Đức khiêm nhường của bậc quý nhân


22 tuổi, tôi đi làm ở công ty đầu tiên, là chi nhánh tại Việt Nam của một tập đoàn công nghiệp hùng mạnh top 3 thế giới, có gốc Bắc Âu.

Lúc đầu tôi cũng hơi ngợp một chút, vì mới ra trường đã được làm ở một công ty to đùng có đến gần 500 lao động, cách đây hai chục năm đó là niềm mơ ước của bao nhiêu bạn học cùng lớp.

Giám đốc công ty là một người đàn ông hiền lành, mắt cận nặng, hơn tôi 31 tuổi. Ông là một việt kiều Mỹ, gốc người Nam Bộ. Do học rất giỏi, ông nhận được học bổng toàn phần và đi học ở Mỹ từ đầu thập niên 70 thế kỷ trước. Ông rất giỏi chuyên môn, thành danh ở xứ người, rồi được tập đoàn bổ nhiệm về quản lý công ty và nhà máy ở Việt Nam.

Ông không cho tôi gọi bằng chú. Ông bảo: “Em gọi bằng anh thôi. Ở đây tất cả mọi người gọi nhau bằng anh em hết cho dễ làm việc. Chú cháu làm gì”. Tôi cũng hơi ngại, vì biết con trai ông còn hơn tuổi mình. Cũng may tôi chưa bao giờ gặp hai bố con ông cùng một lúc, nếu không chắc phải nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh cho dễ xưng hô. Tiếng Việt mình cũng phức tạp quá!

Tuy gọi ông là “anh”, nhưng tôi thầm coi ông ấy như bậc cha chú của mình, không hề dám có một chút khinh nhờn, dù ông rất dễ gần.

May mắn của tôi là khi bước chân ra đời được làm việc dưới quyền một người đàn ông lớn tuổi từng trải, không những giỏi chuyên môn mà còn rất bác học, thông hiểu nhiều thứ trong cuộc sống. Thế mà với bất cứ ai, ông cũng nhã nhặn, đúng mực và không hề áp đặt. Người đàn ông lớn tuổi lịch duyệt ấy gặp ai cũng nở nụ cười hồn hậu, nói những câu đại loại như: “Bác A dạo này có được hồ hởi (phấn khởi) không?”. Các “bác” A, “bác” B, “bác” C… ấy còn kém ông đến cả một hai chục tuổi. Khi cần góp ý với ai, ông cũng nhẹ nhàng: “Anh nghĩ thế này…”. Nói chuyện với ai, kể các em các cháu non nớt như tôi, ông cũng luôn có chữ “vâng” thật êm ái ở đầu câu.

May mắn của tôi là khi bước chân ra đời được làm việc dưới quyền một người đàn ông lớn tuổi từng trải, không những giỏi chuyên môn mà còn rất bác học, thông hiểu nhiều thứ trong cuộc sống. (Ảnh: getflycrm.com)

Ông hay nói: “Dân da trắng giỏi các thứ, dân da đen thì giỏi ca vũ, thể thao. Còn dân da vàng tụi mình chỉ giỏi ngồi đọc sách”. Đấy là ông tự trào lộng về mình.

Tổng giám đốc nhà máy, sếp của ông là một tiến sĩ về kinh tế người Thụy Điển. Ông ấy gặp ai cũng chào rất lịch sự, bất kể đó là giám đốc hay chị lao công. Và trong cuộc họp của công ty dù có các sếp chủ trì hay không thì chúng tôi tự do tranh luận, có lúc rất hăng nhưng ai cũng nghĩ đến việc làm sao có lợi nhất cho công ty mình. Khi họp thì tranh luận thoải mái, ai cũng có quyền bình đẳng về ý kiến, kể cả một “ma mới” non nớt thấp cổ bé họng như tôi. Nhưng khi đã họp xong và ra được kế hoạch thì việc ai cứ răm rắp mà làm. Không thể có chuyện chây ì, hay ngấm ngầm bất mãn hay im lặng bất hợp tác. Đó là văn hóa của chúng tôi rồi.

Việc đã hứa thì phải xong, làm cách gì thì làm, tất nhiên không vi phạm đạo đức nghề nghiệp, luật công ty và luật nhà nước. Nhưng làm xong việc rồi thì lúc nghỉ ngơi quân với tướng gần gũi như người một nhà, người từng trải chia sẻ kinh nghiệm cho các đàn em, đàn cháu về cuộc sống, về gia đình bên ấm trà mạn, cốc cà phê. Chúng tôi tôn trọng các sếp của mình nhưng không khúm núm và bợ đỡ.

Và Tết nhất thì không nhân viên nào phải đến nhà sếp cả. Sếp cũng không cho đến. Cũng đừng ai biếu tặng sếp cái gì nhân dịp lễ tết, việc đó thật kỳ cục. Cứ làm việc của mình cho tốt là quý nhất.

Tôi nhớ khi mình mới vào công ty chưa được 1 năm, chưa có đóng góp gì lớn, thì ông nội tôi mất. Dù tôi không báo ai ở công ty cả, nhưng giám đốc dẫn một đoàn rất đông các anh chị trong công ty đến viếng. Trông cái dáng ông sếp mình chắp thẻ hương trong hai tay giơ cao quá đầu khấn, tôi thấy trong lòng dâng lên niềm xúc động. Dù theo văn hóa Tây, nhưng công ty tôi vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống rất đẹp. Mọi người sống chân thật và quan tâm đến nhau.

Tuy vậy, tuổi trẻ ham bay nhảy và bồng bột đã dẫn tôi đến một tập đoàn khác của Tây Âu. Vị tổng giám đốc công ty này là một quý ông thực sự. Ông là con trai của một gia đình quý tộc Anh Quốc. Ông có dáng người dong dỏng cao, rất đẹp trai và cực kỳ lịch sự, đúng cung cách của một nhà quý tộc. Ông được giáo dục kỹ lưỡng trong gia đình về mọi truyền thống quý tộc, từ cách ăn mặc như thế nào là đúng điệu, cách đi đứng ăn nói chuẩn mực, tác phong giao tiếp ở xã hội thượng lưu, ông giỏi mọi thứ từ văn chương, nhảy đầm, thể thao, âm nhạc… Nhưng ít ai tưởng tượng được vị quý tộc Ăng Lê ấy bắt tay mọi nhân viên bằng cả hai tay một cách nồng ấm. Và ông ân cần chỉnh cho nhân viên từng bài báo cáo, bài viết tiếng Anh sao cho đúng chuẩn mực nhất của bản ngữ. Khi ông mất vì đau bệnh, chúng tôi thực lòng thương xót.

Những vị sếp ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi. Và tôi thấy mình may mắn hơn nhiều bạn đồng lứa của tôi đang phải chạy tiền và quan hệ để vào được những cơ quan “màu mỡ”. Nhưng hàng ngày, họ phải nghĩ cách nào để gây dựng phe cánh chờ đến dịp bầu cử. Họ phải dành phần lớn thời gian suy nghĩ không phải vì bổn phận hay công việc của một người lao động chân chính mà cho đấu đá nội bộ. Dân gian gọi là “ủ mưu”. Họ phải nghĩ cách lấy lòng ông sếp khó tính và lọt vào mắt xanh của ông ta để được nâng đỡ. Có khi phải làm thân với cả vợ con ông ấy mới cạnh tranh được với người khác.
Họ phải nghĩ cách lấy lòng ông sếp khó tính và lọt vào mắt xanh của ông ta để được nâng đỡ… (Ảnh: newbranch.info)

Tết nhất hay đi chơi đâu về, họ cũng phải nghĩ đến vỡ cả đầu xem mua biếu sếp cái gì, biếu mấy người có ảnh hưởng trong cơ quan cái gì. Tất cả sẽ quy ra phiếu bầu, ra những lời giới thiệu gửi gắm của kẻ có quyền lực, ra lộc lá sau này.

Một số bạn bảo tôi: “Tao nghĩ người ta bảo phải may loại áo nào vạt trước ngắn vạt sau dài là đúng đấy. Làm ở mấy cơ quan này phải thế. Lên sếp tức là mình đã phải khúm núm bao nhiêu năm, giờ là lúc thiên hạ gặp mình phải khúm núm chứ. Tha hồ làm oai làm phước. Thế mới là ‘một người làm quan cả họ được nhờ chứ”.

Nhưng người phương Tây đâu có quan niệm thế. Với họ, địa vị chẳng qua cũng là một phân công xã hội. Anh làm lãnh đạo thì anh phải làm tốt trách nhiệm của người lãnh đạo. Còn tôi làm nhân viên thì tôi cũng cần làm tốt trách nhiệm của nhân viên. Đâu có ai quý, ai tiện. Ai ở địa vị nào mà làm tốt công việc xã hội đã phân công thì đều đáng quý, đáng trọng. Người ta đối xử với nhau dựa trên phẩm giá, lòng tự trọng và sự đóng góp cho xã hội. Không phải vì anh làm chức vụ gì mà anh trở nên đáng kính hơn người khác. Vì làm quan to mà hống hách, cửa quyền, coi người khác bằng nửa con mắt là một điều hết sức xa lạ với văn minh phương Tây. “Tự do, bình đẳng, bác ái” đâu phải là tuyên ngôn suông của nước Pháp. Đó là sự thật.

Năm 1928, trong bài “Tư tưởng của Tây phương và Đông phương” đăng trên Đông Pháp thời báo, nhà văn, nhà báo nổi tiếng Phan Khôi đã viết về xã hội Tây phương: “Bởi mỗi người đều có địa vị tư cách vững vàng, tự chủ lấy mà không xâm phạm đến ai như vậy, cho nên khi hiệp với nhau thành đoàn thể thì chỉnh tề và ổn kiện lắm. Quốc gia, tức là của chung của quốc dân; xã hội tức là của chung của hội viên; đối với quốc gia xã hội ai có bổn phận gì thì làm hết bổn phận ấy, có lợi ích thì mọi người cùng hưởng. Mới nghe họ nói những là “quốc gia lợi ích, xã hội lợi ích” thì tưởng là xung đột với chủ nghĩa cá nhân, mà xét kỹ ra thì những cái lợi ích ấy cũng chỉ là lợi ích cho từng người vậy…”.

Thói thường những kẻ hống hách, cửa quyền với người dưới hoặc dân thường thì lại hết sức quỵ lụy bợ đỡ, xun xoe với cấp trên. Dân gian có câu: “Nịnh trên, nạt dưới”, hay: “Thượng đội, hạ đạp” là chỉ những hạng người này. Họ luôn luôn ở một trong hai trạng thái đó, không bao giờ có được tinh thần vô tư trong sáng và ung dung thanh thản trong xử thế. Điều trước tiên họ nghĩ đó là tinh thần nịnh trên nạt dưới ấy sẽ làm lợi cho mình đến đâu. Những người như vậy không hiểu được về sự tôn trọng giữa người với người và thường là họ không có được sự thực tâm tôn trọng của ai cả. Rõ nhất ấy là khi quyền lực đã rời bỏ họ. Do vậy, họ càng muốn bám chặt lấy nó.

Tổng thống vĩ đại của nước Mỹ Abraham Lincoln đã nói: “Nếu muốn kiểm tra tính cách của một người đàn ông thì bạn hãy trao cho họ quyền lực”.

Tổng thống vĩ đại của nước Mỹ Abraham Lincoln. (Ảnh: officeitpro.org)

Với các đối tác Nhật Bản, họ lại có một văn hóa khác. Người Nhật rất coi trọng địa vị xã hội và xã hội ấy rất coi trọng chữ Lễ. Tôi từng chứng kiến vị tổng giám đốc một tập đoàn dầu nhớt lớn của Nhật Bản đi xe ô tô riêng từ văn phòng ở Hà Nội về nhà máy tại Hải Phòng. Cùng xuất phát với ông này là ông phó tổng giám đốc, nhưng ông ta ngồi một xe khác, và hai ông này sẽ cùng họp với các cán bộ nhà máy tại Hải Phòng. Nhưng họ không đi chung với nhau vì không cùng cấp.

Nhưng người Nhật cũng sống trong một văn hóa tôn trọng bổn phận. Do vậy, người ta đều trọng những người làm tốt bổn phận của mình. Vì coi trọng bổn phận của mình nên việc của ai thì người ấy phải làm cho đến nơi đến chốn, làm gì có thói cửa quyền hống hách. Thủ tướng làm không xong việc, hoặc để cho hậu quả xấu xảy ra trong phạm vi trách nhiệm của mình thì còn phải cúi mình xin lỗi tự thống trách trước quốc dân trước khi từ chức. Có khi còn bị truy tố nếu làm sai luật. Khi giao tiếp, người Nhật nói chung rất nhã nhặn và tôn trọng người khác.

Người viết bài này có nghe được một chuyện trong giới thạo tin về cuộc lưu diễn của đoàn Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam ở hai thành phố Osaka và Tokyo trong chương trình kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản ngày 20/7/2018 vừa rồi. Trong khán phòng của nhà hát Suntory lộng lẫy tại thủ đô Tokyo, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Nhật Bản đã tới dự. Bản thân hai vị tôn quý này cũng đều biết chơi nhạc cụ cổ điển phương Tây. Khi dàn nhạc biểu diễn xong, thông thường khán giả phải chờ dàn nhạc đi vào hết sau sân khấu rồi mới đứng dậy ra về, đó là một dạng lễ tiết của những khán giả có văn hóa.

Dàn nhạc của chúng ta cũng hết sức lịch sự chờ vua và hoàng hậu lui gót nên vẫn còn nấn ná trên sân khấu, nhưng hai ngài vẫn lịch sự đứng vỗ tay chờ dàn nhạc đi vào hết sau cánh gà. (Ảnh: DKN.tv)

Đó là sự trân trọng xứng đáng dành cho lao động nghệ thuật nghiêm túc. Nhưng nhà vua và hoàng hậu cũng không ỷ mình tôn quý để đặt mình ra ngoài truyền thống ấy. Dàn nhạc của chúng ta cũng hết sức lịch sự chờ vua và hoàng hậu lui gót nên vẫn còn nấn ná trên sân khấu, nhưng hai ngài vẫn lịch sự đứng vỗ tay chờ dàn nhạc đi vào hết sau cánh gà. Quả là một hình ảnh đẹp. Ở nước Nhật, sau năm 1945, Thiên Hoàng không còn thực quyền chính trị nhưng vẫn là một biểu tượng tinh thần hết sức tôn quý của nhân dân Nhật Bản.

Tôi lại nhớ đến những người sếp cũ của mình. Qua cách họ hành xử, họ đã dạy tôi rằng: Một người có giáo dục thực sự luôn luôn khiêm nhường. Tất cả những thói hống hách cậy quyền thế coi rẻ người khác đều là biểu hiện của những tâm hồn chưa trưởng thành và những trí tuệ thấp kém. Trong cuộc đời ngắn ngủi này, quyền lực, địa vị, danh vọng nào rồi cũng qua đi. Có lẽ trong ký ức đẹp đẽ của chúng ta về những người thân hay sơ, hay những người mà ta đã gặp thoáng qua trong đời là đức khiêm nhường và cách ứng xử nhân văn của họ, biểu hiện của một nội tâm thuần chính và mạnh mẽ.

Văn Bé
Read More

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Hoài Trần

- Lời Thề Có Độc

Nhân quả là có thật, đừng tùy tiện phát lời thề độc

Lời thề, theo cách hiểu của chúng ta thì chính là thề thốt, là tuyên thệ, đại ý là dùng ngôn từ trang trọng để ước thúc hành vi của mình. Truy tìm nguồn gốc, sẽ thấy văn hóa “thề” trong lịch sử đã có từ rất xa xưa, cũng để lại rất nhiều điển cố.
Lời thề khởi nguồn từ việc cúng tế, có liên quan tới tín ngưỡng Thiên địa Thần linh. Vào thời cổ đại, chỉ trong những trường hợp vô cùng trang trọng như cúng tế, hay lễ xuất chinh, người ta mới lập lời thề. Việc lập lời thề là để biểu đạt quyết tâm tuân thủ vì đã được Thần linh chứng giám. Các bài văn cáo mệnh như “Thang thệ”, “Thái thệ”, “Tần thệ”… được lưu truyền tới ngày nay đều là lời thề trong tình cảnh vô cùng trang nghiêm, và dưới tình huống thật sự trang trọng. Và những lời thề này có một bối cảnh chung, đó là thảo phạt hôn quân vô đạo, đồng thời dạy người hướng thiện.
Ví dụ như “Thang thệ” là được phát thệ dưới bối cảnh Thành Thang nhà Thương thảo phạt hôn quân bạo ngược Hạ Kiệt. “Thái thệ” là Chu Vũ Vương tụ hội các lộ chư hầu ở Mạnh Tân, dưới thiên tượng trời diệt bạo quân Thương Trụ mà lập nên. “Tần thệ” là lời thệ ước thành văn dưới tiền đề là Tần Mục công răn dạy các quan viên phải khắc chế bản thân, yêu thương dân chúng mà lập nên.
Từ đây có thể thấy, văn hóa “tuyên thệ” có một đặc điểm, đó là ở vào trường hợp trang trọng, vì mục tiêu chính nghĩa mà quyết không nuốt lời. Vậy nên, người xưa đối đãi với thệ ước là vô cùng thận trọng, luôn ôm giữ một thái độ kính sợ và khiêm nhường. Chính bởi vậy, cổ nhân rất xem trọng nên không dám tùy tiện phát lời thề. Bởi lời thề vừa thốt ra miệng thì đều được trời đất quỷ thần chứng giám. Nếu như thái độ ngôn hành không phù hợp với lời thề ấy, nhất định sẽ rước lấy tai họa, lời thề thế nào tự mình nhận lấy thế nấy, quả báo e rằng sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Ở Mỹ và phương Tây, lời tuyên thệ cũng là vô cùng thần thánh trang nghiêm. Tại các quốc gia, từ Hiến pháp cho đến luật dự thảo quan trọng khác đều được xác định bằng văn bản rõ ràng. Trong sự kiện trọng đại thì cần phải tuyên thệ, ví dụ như Tổng thống Hoa Kỳ trong lúc nhậm chức cần phải tuyên thệ và lời thề đó được ghi vào Hiến pháp. Di dân các nước nếu muốn nhập quốc tịch cũng phải tuyên thệ dưới quốc kỳ như vậy. Tòa án cho đòi nhân chứng ra nói lời làm chứng thì cũng phải phát thệ trước mặt Thần linh.

Nhân quả báo ứng, đừng tùy tiện phát lời thề độc (Kỳ 1)
Tổng thống Hoa Kỳ trong lúc nhậm chức đều cần phải tuyên thệ và lời thề đó được ghi vào Hiến pháp. (Ảnh: ibtimes.com)

Các bậc Giác Giả, Thánh nhân trong lịch sử cũng giảng rằng không nên tùy tiện phát lời thề độc. Ví như trong Phúc Âm Mát-thêu, Đức Chúa Jesus nói với các môn đồ: “Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Giê-ru-sa-lem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hoá trắng hay đen được. Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ”.
Từ đoạn thoại này có thể thấy, Đức Jesus vốn không phủ định lời thề, mà là bởi vì sự tôn quý của trời, đất, Thần linh, đức vua, nên Ngài dạy bảo mọi người đừng tùy tiện phát lời thề, để tránh bị kẻ xấu ác lợi dụng làm điều xấu. Các bậc Thánh triết cả phương Đông lẫn phương Tây, đối với “lời thề” đều ôm giữ thái độ thận trọng và nghiêm túc như vậy.
Ngày nay, rất nhiều người không tin vào sự tồn tại của Thần Phật, càng xem “trên đầu ba thước có thần linh” như là điều mê tín. Ngoài việc mở miệng nói dối đã thành thói quen, họ cũng dễ dàng tùy tiện phát lời thề hoặc làm trái lời thề. Trước kia, gần quê làng tôi có một người đàn ông họ Hứa vì để xù nợ, tay cầm cây gậy sắt chỉ lên trời phát lời thề độc, nói nếu như mình thật sự thiếu nợ sẽ bị sét đánh. Không ngờ một phút sau ông liền bị sét đánh thật, may được kịp thời đưa đi bệnh viện cấp cứu nên mới thoát khỏi nguy hiểm đến tính mệnh.
Không ít người dân đồng ý với cách nói “Trời giáng thiên lôi” để cảnh báo rằng thiện ác có báo. Cũng có người cảnh giác nói rằng, lời thề là không thể tùy tiện phát ra được, nhất là những lời thề độc. Những người già thế hệ trước cũng thường nói rằng, con người ta nếu làm ra những chuyện thương thiên hại lý thì sẽ bị sét đánh. Không chỉ trong sách sử thời xưa và ghi chép qua các triều đại, mà thời cận đại cũng thường nghe câu chuyện có thật về sét đánh kẻ ác nhân, nhân quả báo ứng. Chỉ có điều mọi người đều cho là “ngẫu nhiên”, chỉ xem đó như những câu chuyện giai thoại làng quê.
Trong Thái Thượng Cảm Ứng Biên có viết: “Họa phúc của con người, vốn dĩ không có đường lối nhất định, tất cả đều là do tự mình chiêu mời cả! Báo ứng thiện ác, chính là như bóng ảnh đi theo thân thể vậy, người đi đến đâu, bóng ảnh cũng theo người đến đó, không bao giờ tách rời!”. Người xưa kính sợ Trời đất Thần linh, lời giảng: “Thiện có thiện báo, ác có ác báo, không phải không báo, chỉ là chưa đến lúc mà thôi” cũng đáng cho người ta khắc sâu trong lòng. Trên thế gian này thật sự có tồn tại nhân quả báo ứng hay không? Chúng ta hãy xem mấy ví dụ dưới đây.

Nhân quả báo ứng, đừng tùy tiện phát lời thề độc (Kỳ 1)
Trên thế gian này thật sự có tồn tại nhân quả báo ứng hay không? Chúng ta hãy cùng chiêm nghiệm… (Ảnh: pixabay.com)

Làm trái lời thề, hoàng hậu mù loà cả hai mắt
Tịnh Khang năm thứ 2, Tống Khâm Tông Triệu Hoàn cùng với các phi tần, quan viên, cả thảy trên vạn người bị quân Kim bắt giải về phương Bắc, sử sách gọi là “Biến cố Tĩnh Khang”. Tống Khâm Tông bị bắt làm tù binh, về sau đã đạt được nghị hòa với nước Kim, nhờ đó Vi Thái hậu (tức Hiển Nhân hoàng hậu) được thả trở về. Trước lúc chia tay, Khâm Tông nước mắt lã chã quỳ trước xe, cầu xin Thái hậu: “Về đến nơi xin nói lại với cửu đệ và tể tướng cho nhi thần được về. Dù có phải làm chân Thái Ất cung sứ cũng đã thoả mãn chứ không có ý gì khác”. Thái hậu nói: “Sau khi ta trở về, nếu không nghĩ cách đón rước bệ hạ hồi cố quốc, thì ông trời hãy để ta mù cả hai mắt”. Đây là lời hứa hẹn và lời thề của Vi Thái hậu.
Sau khi Vi Thái hậu trở về, Tống Cao Tông khi đó vốn không có ý đón rước Khâm Tông trở về. Thái hậu rất thất vọng, nhưng cũng không dám nói gì thêm. Không lâu sau, Thái hậu quả thật đã bị mù cả hai mắt, tìm kiếm danh y chữa trị khắp nơi, nhưng đều không trị khỏi. Về sau, một đạo sĩ tiến cung đã dùng châm vàng chữa cho Thái hậu, mắt trái của bà đã nhìn thấy trở lại được. Thái hậu vô cùng mừng rỡ, thỉnh xin đạo sĩ chữa khỏi mắt phải cho bà, đạo sĩ nói: “Thái hậu sau này hãy dùng một con mắt mà nhìn, còn một con mắt kia hãy để nó ứng nghiệm với lời thề trước kia vậy!”. Thái hậu vô cùng kinh hãi, hiểu rõ nguyên nhân trong đó, liền bái tạ vị đạo sĩ. Vị đạo sĩ bèn lặng lẽ rời đi.
Thì ra vị đạo sĩ này là một người tu luyện, có thể nhìn rõ quan hệ nhân quả từ tầng thâm sâu. Thái hậu tuy có lòng mà không có sức, nhưng bởi không tận tâm tận lực nghĩ cách cứu viện, cuối cùng vẫn ứng nghiệm lời thề lúc đầu.
Con người những tưởng rằng có thể ăn nói tùy tiện, thề thốt tùy ý, nhưng “lời nói thì thầm bên tai, Trời nghe như sấm dậy”, ông Trời có thể nghe thấy âm thanh trong lòng người. Ai đã có lời hứa hẹn, phát lời thề, thì báo ứng sẽ làm tròn trên thân người đó.

Làm trái lời thề, hoàng hậu mù loà cả hai mắt
Thái hậu tuy có lòng mà không có sức, nhưng bởi không tận tâm tận lực nghĩ cách cứu viện, cuối cùng vẫn ứng nghiệm lời thề lúc đầu. (Ảnh: youtube.com)

Sét đánh kẻ gian thần, trời xanh cảnh tỉnh người thế gian
Lý Lâm Phủ là đại gian thần của triều đại nhà Đường, bởi nịnh bợ Võ Huệ phi và con gái của Võ Tam Tư mà được thăng làm quan to. Ông ta khẩu Phật tâm xà, tàn hại kẻ tôi trung. Một vị tăng nhân có công năng túc mệnh thông nói: Lý Lâm Phủ rất gian ác, sau khi chết chuyển sinh sẽ nhiều lần bị sét đánh chết. Và quả thật, lời của vị tăng nhân đã ứng nghiệm rõ ràng:
Vào những năm Nguyên Hòa dưới thời vua Đường Hiến Tông, ở vùng Huệ Châu sét đánh chết một kĩ nữ, bên sườn của kĩ nữ này có ba chữ màu đỏ Lý Lâm Phủ.
Đến giữa những năm Thiệu Hưng thời Tống Cao Tông, con gái của một gia đình họ Thái vùng Hán Dương bị sét đánh chết, trên thân cũng có chữ màu đỏ, viết: “Lý Lâm Phủ tể tướng triều đại nhà Đường”.
Giữa những năm Hồng Vũ thời Minh Thái Tổ, ở huyện Ngô Sơn có một người tên Lục Doãn Thành giết mổ con gà của nhà mình, sau khi vặt lông gà phát hiện trên lưng con gà có ba chữ Lý Lâm Phủ.

Sét đánh kẻ gian thần, trời xanh cảnh tỉnh người thế gian
Câu chuyện báo ứng của gian thần Lý Lâm Phủ được ghi lại trong một quyển sách có tên là “Nhân Quả Luân Hồi Thực Lục”. (Ảnh” youtue.com)

Những câu chuyện có thật trên đây nói với thế nhân rằng: Lý Lâm Phủ làm gian thần một đời, sau khi chết nếm đủ mọi khổ hình dưới địa ngục, trong nhiều kiếp sống bị sét đánh chết, luân chuyển trong nẻo súc sanh biến thành gà, rồi lại tiếp tục chịu khổ báo. Sự việc này được viết lại bởi Tra Thận Hành – một thi nhân nổi tiếng triều Thanh, và được sưu tập trong một quyển sách có tên là “Nhân Quả Luân Hồi Thực Lục”.
- Đừng bao giờ tùy tiện phát lời thề...


Trong Danh Hiền Tập có câu: “Lời thì thầm bên tai, Trời nghe như sấm dậy; việc thẹn trong buồng tối, mắt Thần như điện sáng”. Lời nói bình thường đã vậy, huống hồ là những lời thề giao ước với nhau?
Cổ nhân tin rằng, lời thề một khi đã thốt ra miệng, thì Trời đất đều chứng giám. Lời đã nói ra thì phải thực hiện, nguyện đã phát ra thì phải gắng sức hoàn thành, nếu như làm trái, thì trả báo sẽ rất rõ ràng. Không kể bạn là nhân vật lừng danh, là đại anh hùng dời non lấp bể, hay là bậc hào kiệt tung hoành thiên hạ, võ nghệ không ai sánh bằng, thì cũng không thể vượt ra ngoài quy luật khách quan này.
Lời thề giữa Tần Quỳnh và La Thành
Dưới đây là câu chuyện về hai danh tướng thời nhà Đường.
Buổi sáng hôm ấy, biểu đệ La Thành cùng người anh họ là Tần Quỳnh đang luyện võ ở hậu hoa viên, bỗng gia tướng đến báo: “Lão vương gia lệnh cho mời hai vị tiểu thiếu gia đến sảnh trước”.
Khi hai người đến nơi, Bắc Bình Vương La Nghệ vừa vuốt chòm râu dài vừa khẽ mỉm cười nhìn ngắm hai anh em họ, thấy La Thành chân mày như kiếm, mắt sáng như sao, đầu đội mũ bạc sáng chói ngất trời, mình mặc áo bào lụa trắng phấp phới, dáng vẻ như thiên tướng hạ phàm. Rồi ông nhìn sang Tần Quỳnh, thấy mặt như vàng sáng, mình hổ thân gấu, đầu đội mũ tráng sĩ, cao lớn uy nghi, thật có phong thái của bậc đại tướng. Lão vương gia khẽ gật đầu đắc ý, nói rằng: “Hai con đều là con cháu nhà danh tướng, võ nghệ tổ tiên truyền lại thuộc hàng kiệt xuất thiên hạ. Các con ngoài việc luyện tốt võ nghệ của gia tộc mình ra, thì bắt đầu từ nay, còn cần phải truyền thụ võ nghệ cho nhau, cốt để cho thế hệ sau vượt trội hơn cả thế hệ trước. Tuyệt đối đừng phụ kỳ vọng của ta!”. Anh em họ nghe xong đều gật đầu vâng dạ.
Ngày hôm sau, hai người đến hậu hoa viên truyền thụ võ nghệ cho nhau. La Thành nói với biểu huynh rằng: “Biểu ca, huynh phải cố gắng truyền thụ hết thảy giản pháp Tần gia cho đệ, đệ cũng sẽ truyền hết tất cả thương pháp La gia cho huynh, không giữ lại chút nào. Nếu trái lời thề, ắt sẽ bị loạn tiễn xuyên thân mà chết”. Tần Quỳnh nghe xong rất lấy làm cảm động, cũng thuận miệng tiếp lời: “Biểu đệ yên tâm, huynh cũng sẽ truyền thụ hết thảy toàn bộ giản pháp Tần gia cho đệ, nếu trái lời thề, cam nguyện hộc máu mà chết”. Nói xong, hai người đều cười ầm lên.
Nhưng lòng người quả thật quá phức tạp, phức tạp đến nỗi nhiều khi chính bản thân mình cũng không sao hiểu được. Trong lúc La Thành dạy cho Tần Quỳnh 71 lộ thương pháp của La gia, đều dạy rất tường tận, đến khi còn lại một lộ tuyệt chiêu cuối cùng là “hồi mã thương”, thì chàng lại bắt đầu do dự. Cuối cùng sau khi trải qua cuộc đấu tranh trong tư tưởng, chàng sửa đổi chiêu số rồi mới dạy lại cho anh họ mình.

Hai huynh đệ lập lời thề quyết trao gửi bí quyết võ công cho nhau. (Ảnh: Youtube)

Sau này trên chiến trường, La Thành sử dụng chiêu “hồi mã thương” đã bị Tần Quỳnh trông thấy, lúc ấy Tần Quỳnh mới biết bộ chiêu pháp mình được dạy là giả. Nhưng chàng cũng không có lời oán trách nào, bởi chàng khi dạy La Thành cũng giữ lại một tuyệt chiêu, đó là “sát thủ giản”, cũng gọi là đòn sát thủ. Một lần trên chiến trường, La Thành nhìn thấy Tần Quỳnh giao chiến với quân địch, nhân lúc tướng địch không phòng bị, Tần Quỳnh buông một chiếc giản (binh khí cổ) xuống, sau đó dùng một thanh giản khác đập mạnh vào phần đuôi của thanh giản đã buông xuống kia, thanh giản bị đập mạnh liền vút nhanh như bay đâm trúng tướng địch, tướng địch ngay tức khắc ngã ngựa mà chết. La Thành thấy vậy cũng lớn tiếng khen rằng: “Biểu ca, đòn sát thủ tuyệt lắm!”. Hai người lại bất giác cười ầm lên, trong lòng không hề có ý trách móc đối phương.
Cả hai tuy không hề có tâm oán trách, nhưng quả báo thì lại đến đúng kỳ hạn. La Thành trong một lần giao chiến với Tô Định Phương đã trúng phải gian kế, một mình cưỡi ngựa rơi vào trong nước bùn bị loạn tiễn bắn chết. Tiếc thay cho vị tướng quân bách chiến bách thắng chỉ mới 23 tuổi mà phải chết oan uổng ứng với lời thề lúc đầu của mình.
Lời thề ứng nghiệm của Tần Quỳnh thì đến muộn hơn. Ông từng nhậm chức Binh mã đại nguyên soái dưới thời Đường Thái Tông Lý Thế Dân, có thể nói là khai quốc công thần của triều đại nhà Đường. Nhưng dù là như vậy, cũng không thoát được luật nhân quả đoái hiện lời thề của mình. Vào lúc cuối đời, ông cùng Uất Trì Cung tỷ võ đoạt ấn soái, vì nhấc cái đỉnh nghìn cân nên hộc máu mà chết. Bề mặt nhìn vào thì thấy như là tuổi già sức yếu, dùng sức quá độ, trên thực tế đây chính kết quả vì đã làm trái lời thề độc mà tạo thành. Bởi “hộc máu mà chết” là lựa chọn trong lời thề lúc đầu của ông, cũng chính là trời xanh đã chứng giám tất cả, hoàn thành tất cả. Đây là thiên lý, bất cứ ai cũng không thể vượt qua được.

Tần Quỳnh vì bưng đĩnh ngàn cân mà hộc máu chết, kỳ thực đó chính là lời thề ứng nghiệm (Ảnh minh họa, tạo hình Chu Du trong phim Tam Quốc 2010 – Youtube)

Danh nhân lịch sử La Thành và Tần Quỳnh đều không tránh khỏi họa diệt thân bởi đã làm trái lời thề. Xem ra, lời thề không phải chỉ là một lời sáo rỗng, giơ nắm tay lên thì coi như xong. Trong con mắt của Thần, đó là thệ ước, là lời hứa trước mặt Thần linh.
Từ đây nhìn lại, dẫu là người có tin vào quy luật nhân quả hay không, thì đều không nên tùy tiện phát lời thề. Lỡ như thật sự có một ngày lời thề ứng nghiệm, thì hối hận cũng đã muộn rồi. Lời con người từng nói, đặc biệt là lời thề đã phát ra, đều cần phải thực hiện.
Hoàng tuyền gặp nhau
Trong “Tả Truyện” chép rằng, mẹ của Trịnh Trang Công là Khương thị vì hạ sinh Trang Công mà nguy hiểm tới tính mệnh, nên bà không thương ông mà thương người con thứ Cung Thúc Đoạn. Khi cha của Trang Công là Trịnh Vũ Công lâm trung, Khương thị xin Trịnh Vũ Công lập Đoạn làm thế tử nhưng Trịnh Vũ Công không nghe, vẫn giữ nguyên ngôi vị Thế tử cho Trang Công. Trang Công kế vị, Khương thị lại xin đất phong cho Đoạn, cuối cùng cùng với Cung Thúc Đoạn âm mưu tạo phản, hòng lật đổ Trang Công. Sau khi Trang Công đánh bại Cung Thúc Đoạn, ông liền thu xếp cho mẹ ở Dĩnh thành, và phát lời thề ngay trước mặt mẹ mình rằng: “Không đến hoàng tuyền, quyết không gặp lại”.
Người xưa rất xem trọng lời thề, vua của một nước sao lại có thể nói một đằng làm một nẻo được? Trang Công dù có nhớ mẹ, cũng không nguyện ý làm trái lời thề, liền hạ lệnh xây một đài đất cao lớn. Những lúc nhớ mẹ, ông đứng lên trên đài trông về phía Dĩnh thành. Người sau này gọi đài đất này là “Vọng Mẫu đài”.
Con người ta nếu không giữ tín thì không thể đứng vững giữa đất trời, xem trọng tín nghĩa mới có thể an bang lập quốc. Thân là quân vương, vốn là tấm gương cho người dân trong nước, nếu chỉ có chút thiếu sót, trên dưới đều học theo, ác quả tạo thành thật không thể lường trước được. Vậy nên ngay đến cả bậc đế vương cũng không dám làm trái lời thề, sợ sẽ ảnh hưởng đến uy vọng của bản thân cũng như việc giáo hóa dân chúng, bị người sau cười chê và ông trời trách phạt.

Sau khi Trang Công đánh bại Cung Thúc Đoạn phát lời thề không đến hoàng tuyền, quyết không gặp lại (Ảnh: Youtube)

Lưu Đình Thức cưới vợ khiếm thị, giữ trọn lời thề
Lưu Đình Thức là người đất Tề. Thời còn chưa thi đỗ làm quan, ông đã bàn việc cưới xin với con gái của một gia đình trong làng mình. Về sau, Lưu Đình Thức thi đỗ, còn vị hôn thê của chàng không may mắc bệnh, hai mắt đều bị mù cả. Nhà gái làm nghề nông, gia cảnh nghèo khó, vậy nên trước sau không dám nhắc đến chuyện hôn sự này. Có người khuyên chàng hãy từ bỏ vị hôn thê của mình, Lưu Đình Thức cười nói: “Tôi đã đính ước với cô ấy rồi. Giờ cô ấy hai mắt không còn sáng, nhưng tôi sao có thể vì vậy mà làm trái với bản tâm lúc đầu của mình được”. Cuối cùng chàng đã cưới nàng, cả hai cùng chung sống hạnh phúc đến trọn đời.
Người xưa rất xem trọng lời thề, bản thân lời thề vốn mang tính vĩnh hằng, vậy nên mới nói “thề non hẹn biển”. Ai nếu phá hoại loại hẹn ước vĩnh hằng này, thì sẽ phải nhận lấy sự trừng phạt của Thiên thượng. Trong Thi Kinh có câu: “Tử sinh khế khoát, dữ tử thành thuyết; chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão”, tạm dịch là: Đã ký kết hôn ước với nàng, chỉ sinh tử mới có thể chia lìa hai ta; nắm lấy bàn tay của nàng, cùng nàng đi đến hết cuộc đời này. Như vậy trước lời hứa và thệ ước trong tình yêu, thì phải cam tâm tình nguyện nương tựa lẫn nhau đến lúc bạc đầu, dẫu vinh hoa phú quý, dẫu tai nạn bệnh tật cũng đều không xa không rời bỏ nhau.

Coi trọng lời thề, Lưu Đình Thức đã giữ lời lấy người vợ bị khiếm thị khi không may bị bệnh. (Ảnh: Youtube)

Sai biệt một niệm, khác biệt như trời với đất
Lời thệ ước mang tính thần thánh trang nghiêm như vậy, nhưng hiện nay lại bị coi như trò đùa con trẻ, người ta sa vào trò hề “miệng nói một đường tâm nghĩ một nẻo”, biểu diễn làm ra cho có. Dù vậy, tính chất của lời tuyên thệ vẫn sẽ không bởi nhận thức biến dị của con người mà biến đổi theo. Lời thề không thể lấy làm trò đùa được, nếu không, dù bậc anh hùng hào kiệt như Tần Quỳnh và La Thành cũng sẽ không tránh khỏi sự trừng phạt: Một người hộc máu mà chết, một người bị vạn tiễn xuyên thân…
Rất nhiều câu chuyện có thật đều nói rõ với mọi người một đạo lý rằng, lời thề nhất định phải được thực hiện. Bởi vậy trước khi tuyên thệ cần phải hiểu rõ ý nghĩa thật sự của lời thề mà mình phát ra, tuyệt đối đừng đem sinh mệnh của mình ra đánh cược trong khi ngay chính bản thân mình cũng không tin tưởng. Đến khi sự đã rồi, chỉ e có hối cũng đã muộn màng…
Theo Kannewyork
Vũ Dương dịch

Read More

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

Hoài Trần

- Lợi không thể tận chiếm, phúc không thể tận hưởng

Cổ nhân giảng, làm người cần phải nhớ kỹ: 
Lợi không thể chiếm tận, phúc không thể hưởng hết, quyền thế không thể sử dụng hết. Nếu những điều này dùng hết rồi thì tai họa sẽ lập tức đến.

(Hình minh họa: Qua pinterest)

Lữ Mông Chính thời nhà Tống là người có ý chí rộng lớn, độ lượng, có phong thái của một vị đại tướng. Mỗi khi gặp phải người bất đồng ý kiến, ông đều dùng tài khéo léo, uyển chuyển để hiểu đối phương và để đối phương hiểu ý mình. Hoàng Đế rất tín nhiệm Lữ Mông Chính. Lúc Lữ Mông Chính lần đầu đến triều đình, có một quan viên chỉ vào mặt ông và nói: “Người này mà cũng có thể tham gia vào việc triều chính sao?” Lữ Mông Chính dù nghe rất rõ nhưng vẫn giả như không nghe thấy gì, chỉ cười và bỏ qua.

Nhưng những người bạn của ông nghe thấy lời ấy thì rất bất bình trong tâm, muốn chất vấn xem tên quan kia là ai. Lữ Mông Chính lập tức ngăn họ lại và nói: “Một khi đã biết tên của ông ta, thì cả đời sẽ không quên được, chi bằng không biết còn tốt hơn!” Lúc ấy các quan viên trong triều đình đều bội phục tấm lòng khoan dung của ông. Về sau, vị quan lại kia đã tìm đến nhà Lữ Mông Chính, đích thân xin lỗi và kết bạn, giúp đỡ lẫn nhau.

Lữ Mông Chính cho vị quan lại một đường lui như vậy, không chỉ hóa giải được oán giận trong tâm mà còn khiến đối phương bội phục. Đúng là phong thái của bậc quân tử, cũng là thể hiện ra trí tuệ và cảnh gới tu dưỡng thâm hậu của ông.

Thời nhà Tống có một câu chuyện như sau: Thiệu Khang Lễ là nhà triết học lớn tinh thông “Kinh Dịch”. Đương thời, ông là anh em bà con với hai anh em lý học gia Trình Hạo và Trình Di, đồng thời ông cũng thường lui tới giao lưu cùng Tô Đông Pha. Nhưng quan hệ giữa Trình Hạo và Trình Di với Tô Đông Pha luôn không tốt, không được hòa thuận.

Trước lúc ra đi, Thiệu Khang Lễ bị bệnh rất nặng. Hai anh em Trình Hạo và Trình Di túc trực bên giường chăm sóc. Lúc ấy, bên ngoài có người báo rằng có khách tới thăm Thiệu Khang Lễ. Trình Hạo và Trình Di hỏi ra thì biết người đó chính là Tô Đông Pha nên tìm cách khước từ, không cho vào.

Lúc này, Thiệu Khang Lễ nằm trên giường bệnh đã ốm nặng đến mức không thể nói nổi. Ông liền giơ tay lên ra dấu hiệu , nhưng anh em Trình Hạo và Trình Di không hiểu được ý ông muốn nói là gì.

Một lát sau, Thiệu Khang Lễ cố gắng hết sức, vừa thở vừa nói rằng, nhường đường cho người thì con đường của mình sẽ rộng mở hơn. Nói xong câu ấy, Thiệu Khang Lễ tắc thở mà đi.

Lợi không thể chiếm tận, phúc không thể hưởng hết
(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

Tục ngữ nói: “Lợi bất khả trám tẫn, phúc bất khả hưởng tẫn, thế bất khả dụng tẫn”, chính là có ý khuyên rằng thấy lợi đừng tham mà chiếm tận, phúc cũng không thể hưởng thụ hết. Người xưa giảng rằng: “Phúc hề họa sở ỷ, họa hề phúc sở trí”, là có ý nói rằng: Phúc nếu như hưởng hết thì tất sẽ chiêu mời họa. Cổ nhân tin rằng mọi phúc báo trong cuộc đời của một người là có nguyên nhân từ đức mà ra. Cho nên, nếu một người hưởng hết phúc mà không hành thiện tích đức thì tai họa sẽ đến ngay lập tức. Quyền thế không thể dùng hết. Một người có quyền thế hay địa vị cao không thể có mãi trong cả đời. Những người luôn tự cao tự đại, tận dụng quyền thế để sai khiến người khác cần phải hiểu rằng: “Nước có thể chở thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền.”

Lưu cho người khác một con đường sống cũng chính là lợi không thể chiếm tận, phúc không thể hưởng hết, thế không thể dùng hết, quyền không thể sử dụng hết. Lời nói của Thiệu Khang Lễ quả thực rất có đạo lý. Người ta ví nhân sinh như một sân khấu lớn, luôn có những thay đổi bất ngờ, hỏi nơi nào là không có mâu thuẫn? Nơi nào không có phân tranh? Con người sống trong xã hội, có người quân tử sòng phẳng, cũng có kẻ tiểu nhân mưu lợi toan tính. Nếu một người không có tấm lòng bao dung thì sẽ không thể hòa thuận chung sống cùng người khác.

Khi phát sinh mâu thuẫn với người khác, nếu chúng ta có đủ lòng bao dung, đủ thông hiểu người khác, lưu cho người khác một cơ hội thì mâu thuẫn ấy sẽ nhanh chóng được hóa giải. Thậm chí chúng ta còn chiếm được lòng tôn kính và sự tín nhiệm từ người khác. Đúng như cổ nhân giảng: “Lùi một bước biển rộng trời cao”.

Cho người khác một cơ hội chính là không đem sự tình làm đến tuyệt, không cực đoan, không quá mức. Đây phải là người có tu dưỡng mới có thể làm được. Người hiểu thấu đạo lý này sẽ thấy biến mà không kinh, luôn ung dung bình tĩnh trước mọi tình thế xảy ra.
Lưu cho người khác một cơ hội là trí tuệ nhân sinh, cũng là kinh nghiệm sống

(Hình minh họa: Qua kknews.cc )

Những người điêu khắc tượng đều biết rằng, khi chạm khắc đều để mũi bức tượng cao hơn một chút. Như vậy nếu pho tượng không giống, họ có thể từ từ cắt giảm đi cho giống. Hay những người đầu bếp, khi nấu ăn đều cho một chút muối, không cho quá nhiều, nếu khi ăn thấy vị chưa đủ sẽ cho thêm một chút để vừa miệng… Đây đều là lưu lại cho mình một cơ hội, nó vừa là trí tuệ, vừa là kinh nghiệm sống mà mỗi người cần ghi nhớ.

Cấp cho người khác một cơ hội cũng chính là cho mình một lối thoát: Con người khi làm việc không nên làm quá tuyệt tận, nhìn thấy lỗi của người khác không nên chỉ trích trước đám đông, lời nói không nên đến mức cực đoan, có lui có tiến, linh hoạt xử lý, vừa có thể giải quyết được vấn đề phức tạp lại cấp cho mình một lối thoát về sau.

Cấp cho người khác cơ hội cũng chính là cho người khác lối thoát: Cắt đứt con đường của người khác thì con đường đi của mình cũng sẽ có lúc gặp nguy, đập vỡ bát cơm của người khác thì bát cơm của mình cũng dễ vỡ. Không đẩy người khác vào tình thế khó xử cũng chính là không đẩy mình vào tình thế khó xử, cho người khác sống thoải mái cũng chính là cấp cho mình sự thoải mái. Đây là cách đối nhân xử thế rất quan trọng.

Trong cuộc sống, làm người hay làm việc đều không nên làm quá tuyệt tình, quá mức mà nên tùy thời, linh hoạt, cấp cho người khác một đường lui cũng chính là mở rộng con đường đi của mình.

An Hòa (dịch và t/h)

Đời người như thế nào là hạnh phúc? Đó là cuộc đời liễu ngộ ý nghĩa đích thực của sinh mệnh. Con người tại thế gian, cần chịu khổ, nhẫn nhịn, buông bỏ, thiện lương, sống bằng diện mạo chân thật bản lai của mình, thì sẽ càng trân quý bản thân, trân quý hết thảy những gì xung quanh.
Con người sống ở thế gian, phải chịu rất nhiều cực khổ, trải qua nhiều ma nạn trui rèn, mới có thể dần dần buông bỏ những thứ không tốt của mình, trở nên thuần tịnh thanh khiết hơn, tự nhiên hơn, cuối cùng sẽ thấy được bản lai chân thực nhất của mình.
10 loại trí tuệ lớn nhất cuộc đời
1. Khổ: Người khổ tâm, Trời chẳng phụ
Cuộc đời muôn vẻ, điều khó nói ra nhất là khổ, cái khó chịu đựng nhất cũng là khổ. 
Con người sống ở thế gian chẳng được như ý, bôn ba cõi hồng trần cần rèn giũa mình. 
Có người nào không bước ra từ cái khổ? Ai dám nói mình chưa hề biết khổ đau là gì?
Con người thường chịu khổ một trận, nhưng sẽ không chịu khổ cả đời. 
“Người khổ tâm, Trời chẳng phụ”, thẳng thắn đối mặt thì cái khổ cuối cùng sẽ thành tựu hạnh phúc.
Không nên coi cái khổ quá lớn, một năm 360 ngày dầm dãi gió sương, nếu không thì cuộc đời sẽ là đống hoang phế.
Cũng không nên cố tình tạo ra, phóng đại cái khổ. “Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ”, nếu không cuộc đời chỉ là đống gạch đá vụn.
Không nên coi khổ là vận xui, lấy khổ làm vui, trong khổ vốn đã có mầm vui rồi, đời người luôn luôn có cả vui lẫn khổ.
Con người thường chịu khổ một trận, nhưng sẽ không chịu khổ cả đời. (Ảnh: Hilarious)
2. Nhẫn: Trong chữ Nhẫn có một lưỡi dao
Người ôm chí lớn mới biết nhẫn, xả bỏ những phân tranh vô vị trước mắt, lẳng lặng nỗ lực tiến lên về phía mục tiêu của mình.
Người có tầm nhìn xa trông rộng mới có thể nhẫn, họ vui thú thưởng thức các vì sao mỹ lệ trên bầu trời, nên nhẫn chịu được muỗi đốt kiến cắn.
Nhẫn không phải là nhu nhược, cũng không phải là vô dụng, nhẫn là sức mạnh, là tư tưởng, là từ bi, là trí tuệ, và là nghệ thuật.
Nhẫn nhất thời trời yên biển lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn biến binh đao thành ngọc lụa. Gặp nhau cười sạch hết ân cừu. Nhẫn khiến việc lớn thành việc nhỏ, khiến việc nhỏ thành vô sự. Trong lòng không chứa việc, trong tâm không áp lực, ăn sẽ ngon, ngủ sẽ yên, người sẽ khỏe mạnh, cuộc đời sẽ hạnh phúc.
3. Vui: Một nụ cười, mười năm trẻ
Người coi trọng cuộc sống thế tục, thì chẳng thể sống vui vẻ nổi.
Người xưa sống với suối, đá, trúc, hoa, bạn với thi, tửu, thư, kỳ, say mê chữ nghĩa cổ kim, vui thích đàm đạo hát ca. Đi thì đến với danh sơn đại xuyên, trèo cao trông xa, cầu hiền tìm bạn, tình ý lâu bền.
Trong các hoạt động chẳng có dính dáng gì đến công danh lợi lộc kia, niềm vui luôn luôn song hành cùng cuộc sống. Những khoảng thời gian vui vẻ này, là một trong những lý do quan trọng nhất người xưa vui vẻ sống trên đời.
Không tham thế tục ắt vui vẻ một đời. (Ảnh: VNphoto.net)
Cuộc sống người hiện đại bận rộn và căng thẳng hơn người xưa rất nhiều, những vẫn cứ nên học “tâm pháp vui vẻ” của người xưa.
4. Động: người di chuyển thì sống, cây di chuyển thì chết
Động có thể dưỡng sinh. Sinh mệnh tồn tại ở vận động.
Nước chảy luôn động, nên không hôi thối; then cửa luôn động, nên không mối mọt. Con người cần giữ trạng thái động, đừng an dật với hiện trạng, chịu khuất phục, an dật khiến tâm hồn “chết” đi, chi bằng hãy phấn chấn mà chống lại nó.
“Cùng thì suy nghĩ thay đổi”, “Người tìm đến chỗ cao, nước chảy về chỗ thấp”, hãy công phá những thói quen đã quá quen thuộc của mình, dám bước ra khỏi “cái lồng” quen thuộc, tìm điểm nghỉ ngơi mới. Nơi mới có nghĩa là sự khởi đầu mới.
5. Tĩnh: Tĩnh để tu thân, kiệm để dưỡng đức
Dưỡng tâm cần tĩnh. Tĩnh có thể sinh ra trí tuệ.
Sách “Quản Tử” viết: “Tĩnh thì được, nóng nảy thì mất”.
Tĩnh không phải là sự ước thúc để yêu ghét không lộ ra nét mặt, cũng không phải tâm địa thâm trầm không hiển lộ.
Tĩnh chân chính là cuộc sống có mục tiêu, có truy cầu chân chính, để thực hiện mục tiêu cuộc đời mà mình đã đặt ra, kiên định không gì lay chuyển nổi, làm việc nghĩa chẳng quay đầu nghĩ lại.
Tĩnh chân chính là vứt bỏ hết cái tâm nóng vội, đứng núi này trông núi khác, là không truy cầu những ảo tưởng mơ hồ mịt mùng, không thiết thực, là không có tạp niệm, tà niệm. Trong vô vàn dụ dỗ mê hoặc của thanh sắc hưởng lạc, không vì sai lầm của một niệm của mình mà nuốt hận cả đời.
Dưỡng tâm cần tĩnh. Tĩnh có thể sinh ra trí tuệ. (Ảnh: Pinterest)
6. Hòa: Thiên địa hòa, vạn vật sinh
Trời cao thỏa sức chim bay,
Biển khơi bát ngát cá say vẫy vùng.
Thiên nhiên “hòa mà vẫn giữ bản sắc” chính là sức mạnh thần kỳ, nó đem lại cho con người không chỉ vật chất mà còn rất nhiều gợi mở chỉ dẫn về tinh thần.
Cá kia bơi lượn nông sâu, chim ưng bay liệng cao xa, vạn vật tự nhiên đều không trái tự nhiên, đều rành mạch có trật tự, cùng chung sống hài hòa. Chúng ta bỗng phát hiện ra, có một sức mạnh đang vỗ về con tim. Hãy tĩnh tâm lại, hòa cùng vạn vật.
Cõi nhân gian hòa vi quý, gia đình hòa thuận vạn sự hưng thịnh.
Hòa với mình, coi nhẹ danh lợi, tâm yên định. Hòa với người, thật lòng đối đãi nhau, tình cảm thắm thiết. Vợ chồng hòa thuận, thấu hiểu giữ gìn, tình ấm áp.
Gia đình hòa thuận, sự nghiệp hưng thịnh, phúc bất tận, khiến thiên hạ hòa thuận. May mắn phúc lành khắp càn khôn. Cõi nhân gian, hòa vi quý, đất đá hóa bạc vàng. Trong tâm một chữ Hòa, đi khắp thiên hạ đều là người thân.
7. Giản: Giản đơn thoát tục, thanh đạm như nước
Người xưa sống truy cầu một chữ Giản: một chén trà thanh khiết, một chiếc cổ cầm, tuyết ngớt tìm hoa mai, gió thổi nghe trúc hát.
Cuộc đời đơn giản ưu nhã, tránh vinh hoa phù phiếm. Ngôi nhà trang nhã đâu cần lớn, hoa thơm chẳng cần nhiều. Thong dong mà không gấp gáp, tự tại mà chẳng quẫn bách, cẩn thận mà chẳng sốt ruột, điềm đạm mà chẳng tầm thường.
Con người ở thế gian, chỉ cầu một chữ Giản, một làn hương dịu ngọt, một tiếng lòng dịu dàng, một chút chân tình ấm áp, một giấc mộng đẹp tươi, không khiến người xem si mê, không khiến người thưởng ngoạn trầm luân, hết thảy đều dẫn đến cảnh giới ý tưởng ưu mỹ xa xôi.
Cuộc đời đơn giản ưu nhã, tránh vinh hoa phù phiếm, biết đủ với hiện tại bản thân. (Ảnh: HAOWENSHARE)
8. Sướng (thông suốt, trôi chảy): Mây trên trời, nước trong bình
Cuộc đời thông suốt chính là trạng thái “Sướng” (thông suốt, trôi chảy), mây trên trời, nước trong bình, núi xanh chẳng cản mây trắng bay.
Đời người không thông suốt, chỗ nào cũng nứt nẻ và thương đau.
Chỉ có thông suốt rồi, cuộc đời đóng kín mới được mở bung ra, cuộc đời căng thẳng mới được thư giãn, cuộc đời tổn thương mới được viên mãn.
Chỉ có cuộc đời đã thông suốt mới tránh xa bất lực, mệt mỏi, vô cảm, sầu khổ, bi thương và lãnh đạm, mới khiến sinh mệnh vui vẻ tự tại, bình thản mà lại chân thực, tràn đầy hơi thở tường hòa mỹ mãn.
Chỉ có cuộc đời thông suốt, mới có thể tiếp nhận bất cứ sự việc gì, có thể chịu được bất cứ sự công kích nào, có thể hưởng thụ cuộc sống trong bất kỳ phương thức sống nào.
9. Thiện: Người thiện lương được lâu bền
Kinh Dịch có viết: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương”, có nghĩa là: Gia đình tích thiện, ắt sẽ có đầy may mắn phúc lành. Gia đình tích bất thiện, ắt sẽ có đầy tai ương.
Người xưa thường nói: “Nhân giả đa thọ”, nghĩa là, người nhân đức thì trường thọ. Trong dân gian cũng thường nói, thiện có thiện báo, ác có ác báo.
Thiện với người, suy cho cùng cũng chính là thiện với mình.
Gia đình tích thiện, ắt sẽ có đầy may mắn phúc lành. (Ảnh: Mã Lộc)
Chỉ có tâm địa thuần khiết, không có ác ý với người, mới có thể giữ được cái tâm thiện lương, mà lời nói cử chỉ hành vi từ cái tâm thiện lương này lại khiến cho thân tâm được thọ ích càng nhiều, cuối cùng nhận được báo đáp thiện.
Do đó, vui vẻ thiện đãi cuộc sống, thiện đãi người khác, thiện đãi bản thân, luôn mỉm cười dụng tâm sống mỗi ngày, có lẽ cũng chính là ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
10. Ngộ: Phồn hoa cuối cùng cũng hư không
Thế gian phồn hoa chỉ là hiện tượng bề ngoài, hết thảy đều sẽ đi vào tĩnh lặng và hư không.
Bình thản đối đãi với được mất, lặng nhìn hết thảy phồn hoa, đối diện với cõi hồng trần huyên náo bằng một tâm thái khoát đạt thoát tục, đó lẽ nào chẳng phải là lĩnh ngộ.
Ngộ là một loại tu sửa, là sau khi có đủ lịch duyệt, trải đầy gió sương, chuyển mình hoa lệ. Chuyển mình quyết không phải là rút lui ảm đạm, mà là một lần niết bàn tái sinh giữa đường đời.
Trải qua một phen rèn luyện cái tâm trần tục, chuyển mình sẽ càng ung dung bình thản đối diện với hết thảy, nắm bắt hết thảy, cuộc đời thăng hoa.
Theo soundofhope.orgNam Phương biên dịch
Read More