Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Hoài Trần

- Một vài mẹo đơn giản giúp cứu nguy cho người mắc chứng trào ngược axit

Dù không quá nguy hiểm, trào ngược axit có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách.

Khi bị trào ngược axit, người bệnh sẽ cảm thấy bỏng rát như có thứ gì đó trong dạ dày đang di chuyển lên thực quản. 

Theo Kevin Ghassemi, chuyên gia về dạ dày-ruột kiêm giám đốc tại Trung tâm UCLA for Esophageal Disorders, trào ngược axit là tình trạng nước dịch dạ dày di chuyển ngược từ dạ dày lên thực quản.

Hiện tượng này được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Thừa cân hoặc béo phì có thể gây sức ép tới dạ dày, khiến thực phẩm trào lên thực quản. Đôi khi, sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng tới van nối liền giữa dạ dày và thực quản.

Theo Viện nguyên cứu bệnh tiểu đường và các bệnh về đường tiêu hoá Hoa Kỳ, thực phẩm trong dạ dày có khả năng trào ngược bất thường lên thực quản khi bạn gặp phải hiện tượng này.

Bruce Greenwald, nhà nghiên cứu về dạ dày - ruột kiêm giáo sư y khoa tại Trường Y trực thuộc Đại học Maryland cho biết, mọi người thường nghĩ trào ngược axit không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, thực tế chứng minh, đây là một trong những tác nhân gây ung thư thực quản. Ngoài ra, tình trạng này cũng có khả năng làm xước và hẹp thực quản, gây nên các bệnh về đường thở như hen suyễn và làm mất men răng. Vì vậy, bạn đừng bỏ lỡ bất kì triệu chứng trào ngược axit nào.

Nếu không muốn sử dụng thuốc, mọi người có thể áp dụng vài biện pháp đơn giản này để trị chứng trào ngược axit:

Uống nước ép nha đam
Alissa Rumsey chuyên gia dinh dưỡng kiêm người đứng đầu hiệp hội Alissa Rumsey Nutrition and Wellness ở thành phố New York cho biết, ngoài khả năng làm đẹp, nha đam còn giúp giảm nhẹ các triệu chứng trào ngược axit.

Nhờ đặc tính giúp mau lành vết thương, loại cây này rất có hiệu quả trong việc làm dịu những cơn bỏng rát ở thực quản. Ngoài ra, các bác sĩ còn sử dụng nha đam như một loại thuốc bảo vệ đường ruột. Do đó, dùng nước ép nha đam là lựa chọn tuyệt vời cho người mắc chứng trào ngược axit.

Tránh tiêu thụ thực phẩm nhiều axit

Những bệnh nhân mắc chứng trào ngược axit cần tránh tiêu thụ thực phẩm nhiều axit, điển hình là thức ăn mỡ, đồ chiên rán. TS Greenwald cho biết, họ cũng nên kiêng những đồ ăn nhiều gia vị, cà chua, caffein, đồ uống nhiều cacbonat, sô cô la và thức ăn nhanh.

Tuy nhiên, bạn cũng không cần thiết phải loại bỏ tất cả thực phẩm này ra khỏi chế độ dinh dưỡng. Mỗi người đều sở hữu một vài loại thức ăn riêng gây trào ngược axit. Do đó, người bệnh cần căn cứ vào bản thân để lựa chọn thực phẩm tiêu thụ phù hợp.
Những bệnh nhân mắc chứng trào ngược axit cần tránh tiêu thụ thức ăn mỡ, đồ chiên rán
Chia nhỏ bữa ăn
Đôi khi, cách ăn còn quan trọng hơn ăn gì. Tiêu thụ nhiều thực phẩm cùng lúc có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng trào ngược axit. Lisa Young, tác giả của cuốn The Portion Teller Plan cho biết, để tránh tăng cân và đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa, bạn nên chú trọng vào lượng calo tiêu thụ và chất lượng của thực phẩm.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm cùng lúc có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn

Tránh ăn muộn gần giờ đi ngủ

Khi đứng thẳng, trọng lực giúp cơ thể dễ dàng tống đẩy thức ăn xuống dạ dày hơn. Trái lại, khi ở tư thế nằm, bạn sẽ dễ dàng gặp phải hiện tượng trào ngược axit do dạ dày bị ép và không có sự trợ giúp của trọng lực. TS Ghassemi khuyên, mọi người nên ăn tối trước thời điểm đi ngủ 2 giờ.

Để hạn chế các triệu chứng của bệnh trào ngược axit xảy đến vào buổi đêm, hãy đặt một chiếc gối cao ở đầu để phần thân dưới thấp hơn so với thân trên.
Để hạn chế các triệu chứng của bệnh trào ngược axit xảy đến vào buổi đêm, hãy đặt một chiếc gối cao ở đầu để phần thân dưới thấp hơn so với thân trên

Châm cứu

Các nhà nghiên cứu tới từ Trung tâm Y tế trực thuộc Đại học Vanderbilt ở Nashville đã chỉ ra, châm cứu có hiệu quả trị chứng trào ngược axit không kém gì so với việc sử dụng thuốc. Sau 4 tuần châm cứu, các bệnh nhân cho biết triệu chứng trào ngược axit đã giảm đáng kể.

Do vậy, nếu có điều kiện bạn nên áp dụng biện pháp này để hạn chế những cơn bỏng rát trong thực quản. Châm cứu không chỉ giúp chữa bệnh mà còn hiếm khi để lại nhiều tác dụng phụ như thuốc.

Uống dầu dấm táo
Giống nha đam, dầu giấm táo giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược axit hiệu quả. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào khẳng định loại dầu này giúp ngăn ngừa tình trạng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản.

Các giáo sư tại Đại học Bang Arizona cho biết, dầu dấm táo, thuốc kháng axit và thuốc trấn yên đều có những đặc điểm tương đồng. Dù chưa được chứng minh cụ thể, dầu giấm táo có khả năng làm dịu các triệu chứng trào ngược axit. Khi sử dụng, bạn nên hòa tan 1-2 thìa dầu với 236 ml nước để dễ uống.

Theo Hồng Quân (Helino)

10 MẸO CHỮA TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ
Bệnh trào ngược dạ dày luôn là nỗi ám ảnh nhiều người. Không chỉ gây hại đến ức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tâm trạng, thái độ và hiệu suất làm việc của bạn.

Hãy cùng tìm hiểu 10 mẹo chữa trào ngược thực quản dưới đây giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu đơn giản và dễ thực hiện

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc ngoài tác dụng thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, giải nhiệt thì còn có tác dụng giảm đau do trào ngược dịch vị dạ dày. Giúp tinh thần thư giãn, thoải mái, tránh căng thẳng, stress

Trà gừng
Uống trà gừng có tác dụng chữa chứng đầy hơi, khó tiêu giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

Vừng mè đen
Vừng mè đen cung cấp chất dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Được sử dụng trong rất nhiều các bài thuốc dân gian, mẹo chữa bệnh trào ngược thực quản rất hiệu quả.

Cách làm: Lấy khoảng 35g vừng đen tán nhuyễn ra trộn với 25g đường trắng. Sau đó chia hỗn hợp thành 3 phần. Pha với nước sôi, uống 3 lần trong ngày
Nghệ vàng

Nghệ vàng được biết đến với công dụng kháng viêm, chống loét dạ dày, làm giảm tiết dịch vị và độ acid trong dạ dày. Làm lành vết loét dạ dày. Nghệ thường thường kết hợp cùng mật ong để tạo thành bài thuốc chữa trào ngược thực quản có tác dụng làm êm dịu có đợt co bóp ở dạ dày, giảm sự kích thích gây trào ngược.

Lấy 60 gam mật ong và 120 gam bột nghệ tươi trộn đều với nhau. Nặn thành những viên nhỏ vừa uống, cho vào lọ thủy tinh đậy nắp chặt và bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên. Người bệnh bị nhẹ có thể sử dụng từ 5 – 10 ngày thấy giảm triệu chứng rõ rệt, người bị nặng cần dùng liên tục trong 1 tháng.

Nước ép lô hội (nha đam)
Lôi hội có tác dụng làm lành vết thương, được sử dụng trong việc chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản và làm lành vết viêm loét thực quản.

Cách dùng: Dùng trước khi ăn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, 1 ngày uống ½ cốc nước ép bạn sẽ cảm thâý ngay sự hiệu quả.
Giảm thiểu triệu chứng trào ngược nhờ nha đam
Chuối hột
Cách làm: Chuối hột sắt mỏng thành từng lát và phơi khô trong bóng râm. Tiếp đó đem xay nhuyễn thành bột. Pha với nước ấm khi uống. Sử dụng ngày 3 lần trước bữa ăn sẽ rất hiệu quả.

6. Ăn chuối chín mỗi ngày

Theo trang Lifehack, trong chuối chín có chứa vitamin B6 có tác dụng giảm hiện tượng trào ngược dạ dày và các triệu chứng khó chịu. Trên thực tế, những người bệnh sử dụng nhiều trái cây và rau xanh trong bữa ăn hàng ngày cũng giúp làm giảm nguy cơ gây trào ngược axit.

Trong một nghiên cứu năm 2006
Hai nhóm người tham gia thử nghiệm bổ sung 2 nhóm thực phẩm. Nhóm A bổ sung các thực phẩm chứa vitamin B6, B12, B9 cùng với L-tryptophan, methionine, betaine và melatonin. Trong khi nhóm B bổ sung thực phẩm chứa các omeprazole phổ biến. Sau 40 ngày, 100% người thuộc nhóm A không còn các triệu chứng trào ngược axit. Kết quả này đã chứng minh hiệu quả của chuối và các thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 trong việc giảm các triệu chứng của đau dạ dày.

7. Ngủ gối cao đầu, nằm nghiêng bên trái khi ngủ
Đối với những người mới mắc bệnh trào ngược dạ dày sau khi thực hiện biện pháp ngủ gối cao đầu có thể giảm hẳn hiện tượng trào ngược dịch vị vào ban đêm do nhờ tác dụng của trọng lực. Bên cạnh đó, khi nằm nghiêng sang bên trái, do vị trí sinh học của dạ dày (dạ dày nằm dưới ống thực quản) nên acid và các chất trong dạ dày khó trào ngược lên thực quản, giúp người bệnh ngủ ngon và không bị các triệu chứng khó chịu làm phiền.


8. Thường xuyên ăn bột yến mạch
Bột yến mạch là loại thức ăn an toàn cho dạ dày, có vị nhạt và ít chất béo giúp tiêu hóa nhanh làm giảm tình trạng ứ động thức ăn. Theo hướng dẫn của chuyên gia nghiên cứu về hệ tiêu hóa, bạn nên bổ sung thường xuyên những thức ăn chứa nhiều chất xơ và tốt cho tiêu hóa như yến mạch để ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày xuất hiện..

9. Sử dụng bánh quy không đường
Bánh quy xốp khi đi xuống dạ dày có khả năng có thể hấp thụ, trung hòa acid dư thừa trong dạ dày, giúp làm giảm bớt các chứng ợ nóng, ợ chua. Bạn có thể áp dụng mẹo chữa trào ngược thực quản bằng cách: dùng ½ muỗng cafe bột baking soda pha với 1 ly nước để uống. Baking soda có tác dụng như một loại chống giúp trung hòa axit dư thừa và giảm hẳn các triệu chứng ợ nóng, trào ngược acid lên thực quản.

10. Uống nhiều nước ấmĐối với những người bị trào ngược axit nên uống nhiều nước hơn bình thường giúp trung hòa acid trong dạ dày. Khi xuất hiện các triệu chứng ợ nóng hãy uống 1 ly nước ấm để rửa trôi acid trào ngược lên thực quản và cảm giác ợ nóng khó chịu sẽ giảm dần. Tuy nhiên, đối với các trường hợp bị nặng, nước chỉ có tác dụng làm giảm tạm thời.

7 loại thực phẩm giúp giảm đau dạ dày
Ngoài việc ăn uống đơn giản khi bị đau dạ dày, bạn nên sử dụng những loại thực phẩm có khả năng làm giảm sự khó chịu.

Đau dạ dày đôi khi đi kèm với những triệu chứng như chuột rút, buồn nôn hoặc tiêu chảy, khiến chúng ta không thể sinh hoạt bình thường. Chỉ bằng những thực phẩm quen thuộc, bạn có thể chống lại các triệu chứng trên.

Chuối


Chuối là thực phẩm dễ tiêu hóa và không gây khó chịu cho dạ dày. Hơn nữa, chất pectin trong chuối giúp đi tiêu dễ hơn, giải quyết các vấn đề về dạ dày.

Đu đủ
Đu đủ giúp kích thích quá trình tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu và táo bón. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ phá vỡ các protein và giảm đau dạ dày bằng cách thúc đẩy môi trường có tính axit mạnh.

Gạo trắn
Khi dạ dày cảm thấy khó chịu, bạn nên ăn các thực phẩm màu trắng không vị như gạo, bánh mì hoặc khoai tây luộc. Chúng không gây sức ép lên hệ thống tiêu hóa, đồng thời làm giảm tiêu chảy bằng cách hấp thụ chất lỏng.

Gừng
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh gừng là phương thuốc chống buồn nôn hiệu quả và cải thiện sức khỏe tổng thể, nhưng chỉ nên sử dụng 4 gram gừng mỗi ngày. Bạn có thể ăn gừng tươi, kẹo, hoặc cho vào nước nóng để uống trà.

Sốt táo


Bạn nên dùng sốt táo khi đau dạ dày để dễ tiêu hóa hơn

Giống như chuối, táo là nguồn cung cấp chất pectin, làm giảm các triệu chứng tiêu chảy. Khi bị đau dạ dày, bạn nên dùng sốt táo thay cho quả tươi để dễ tiêu hóa hơn.

Trà thảo mộc

Bên cạnh tác dụng của trà nóng, bạc hà và hoa cúc cũng có thể chữa bệnh dạ dày. Bạc hà giúp giảm đau đại tràng và chống buồn nôn, còn hoa cúc làm dịu cơn đau bụng.

Sữa chua

Các loại sữa thường gây hại cho dạ dày, nhưng sữa chua thì ngược lại. Bạn cần chọn loại sữa chua chứa vi khuẩn lên men bởi chúng làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp tiêu hóa tốt và giảm cảm giác khó chịu. Tốt nhất nên chọn sữa chua hữu cơ.


=>> Một chế độ ăn giàu kiềm có thể đẩy lùi ung thư cùng vô vàn lợi ích khác

Những loại thực phẩm sinh đờm và tiêu đờm
Chất đờm là chất dịch nhầy chảy ra khỏi mũi của bạn khi bạn bị cảm lạnh, hoặc thỉnh thoảng thoát ra qua đường cổ họng khi bạn bị ho.

Vào mùa đông khó tránh khỏi tình trạng này, vì thế biết được những loại thực phẩm làm tăng tiết dịch và những loại thực phẩm tiêu đờm sẽ giúp bạn loại bỏ nó.

Những loại thực phẩm sinh đờm và tiêu đờm mà bạn nên biết để phòng ngừa triệu chứng khó chịu trong mùa lạnh.

Những loại thực phẩm sinh đờm 
Các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa không thực sự làm cho bạn sản xuất nhiều chất nhầy, nhưng chúng có thể làm chất nhầy đặc hơn, vì vậy nếu bạn đang cảm thấy mũi hay cổ họng bị tắc nghẽn thì tiêu thụ các sản phẩm từ sữa có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn. Ngoài việc khiến chất nhầy và nước bọt của bạn dày đặc, chúng cũng có thể khiến bạn nuốt khó khăn hơn.

Chất caffeine
Đồ uống như trà, cà phê, nước giải khát có chứa chất caffeine, là một chất lợi tiểu có thể khử nước trong cơ thể của bạn. Mất nước có thể dẫn đến tình trạng chất nhầy dày hơn nhiều, do đó, tốt hơn hết là tránh chất caffeine và uống nước để thay thế.

Thực phẩm gây dị ứng

Nếu bạn bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó thì nó có thể khiến bạn sản xuất chất nhầy nhiều hơn bình thường. Nếu bạn nhận thấy bị tắc mũi hay cổ họng thì đó có thể do dị ứng thực phẩm mà bạn vừa tiêu thụ. Một số các chất gây dị ứng phổ biến nhất là các sản phẩm từ sữa, các loại hạt, gluten và các sản phẩm đậu nành.

Thịt

Thịt và trứng chứa rất nhiều protein, có thể gây gia tăng chất nhầy ở cổ họng của bạn. Trong khi ăn cá và gia cầm tương đối an toàn hơn, các loại thịt đỏ có nhiều chất béo và đặc biệt các loại thịt chế biến gây ra vấn đề này, vì vậy hãy mua thịt hữu cơ chưa qua xử lý.

Chất béo và các loại dầu động vật

Chất béo và dầu bắt nguồn từ các sản phẩm động vật, giống như bơ, mỡ lợn và axit béo omega-6, có thể làm cho bạn sản xuất nhiều chất nhầy. Trong khi bạn bị cảm lạnh hoặc ho, tránh các chất béo và sử dụng các loại dầu thực vật thay thế.

Các loại hạt và ngũ cốc
Trong khi các loại hạt rang khô không gây ra chất nhầy, các loại hạt có dầu sẽ gây ra vấn đề này. Hạt giống, cây họ đậu, gạo và bột yến mạch sẽ kích thích việc sản xuất chất nhầy, tương tự các loại thực phẩm như mì ống, bánh mì và ngũ cốc chế biến cũng như vậy.

Thực phẩm có chứa histamine
Histamin là một chất giúp cơ thể bạn chống lại bệnh dị ứng. Nếu bạn không được khỏe, ăn uống thực phẩm có chứa histamine có thể làm cho cơ thể bạn sản xuất nhiều chất nhầy. Những thực phẩm này bao gồm trứng, cà chua, rau bina, bơ, nấm, trái cây sấy khô, rượu, sữa chua, giấm và thực phẩm lên men. Các thực phẩm khác như dâu tây, sò ốc, đu đủ, dứa, chuối và sô cô la không chứa histamine, nhưng chúng không làm cơ thể bạn sản xuất ra nó, do đó cũng khiến bạn tiết nhầy.

Những loại thực phẩm tiêu đờm
Gừng
Gừng không thực sự giúp bạn dừng sản xuất chất nhầy, nhưng nó có thể giúp bạn loại bỏ những chất nhầy còn sót lại sau khi bạn đã khỏi bệnh của mình. Đây là một phương thuốc cổ xưa vẫn còn được sử dụng trong nhiều loại thuốc cảm lạnh và ho, nó cũng sẽ giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch tổng thể.

Mật ong
Mật ong là chất kháng khuẩn, chống viêm, và chống nấm, trong khi cũng có chứa nhiều chất chống oxy hóa và flavonoids. Nó không chỉ làm giảm chất nhờn, nó cũng giúp làm dịu đường hô hấp khi bị kích thích. Cách lý tưởng để sử dụng nó là kết hợp nó với một vài lát gừng, như vậy bạn sẽ có thể nhận được lợi ích của cả hai loại này.

Ớt đỏ
Ớt đỏ có chứa một thành phần hoạt chất gọi là capsaicin, đó là thành phần làm cho ớt cay. Thêm ớt đỏ vào thức ăn có thể giúp loại bỏ chất nhầy và đẩy chúng ra khỏi cơ thể của bạn.

Hành tây

Nếu bạn đã từng cắt một củ hành, bạn sẽ biết mùi hăng của nó sẽ làm bạn chảy nước mắt. Vị cay này rất tốt cho việc loại bỏ chất nhờn, vì thế lần sau, khi bạn đang bị nghẹt mũi , hãy ăn một vài lát hành tây có rưới một chút mật ong lên trên.

Bí đỏ
Bí đỏ, một trong những loại bí được biết đến là có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chữa trị các bệnh nhiễm trùng trong xoang của bạn, trong khi cũng làm giảm việc sản xuất chất nhầy.

Bưởi
Bưởi có chứa axit salicylic, trong đó có tính chất sát trùng rất lớn. Ăn bưởi có thể giúp chữa bệnh cảm lạnh cũng như giảm việc sản xuất chất nhầy, nhưng hãy cẩn thận khi ăn nó nếu bạn đã dùng thuốc, vì các axit salicylic có thể phản ứng với một số loại thuốc.

Quả dứa
Ngoài chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng, cải thiện sức khỏe của nướu răng và điều tiết hệ thống tiêu hóa của bạn, ăn dứa cũng làm giảm sản xuất chất nhầy.

Phương Vũ

Những loại thực phẩm người bị hen suyễn nên tránh xa

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ làm bệnh hen suyễn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bị hen suyễn, hen phế quản nên kiêng một số nhóm thực phẩm như rượu bia, đồ ăn mặn, thực phẩm sấy khô,…

1. Thực phẩm sấy khô, đóng hộp
Những loại thực phẩm này có hàm lượng cao sulfite – chất bảo quản kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm, là một trong các chất phụ gia làm kích hoạt cơn co thắt phế quản, không có lợi cho người bị hen suyễn.


2. Rượu bia
Nhiều loại rượu vang và bia cũng chứa chất sulfite, không có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng histamine trong rượu vang có thể gây ra các triệu chứng như chảy nước mắt, hắt hơi và thở khò khè.


3. Hải sản đông lạnh

Tôm và các loại hải sản đông lạnh khác thường chứa sulfite – được dùng như một chất phụ gia để tránh các vết đen trên tôm, có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng bệnh hen suyễn.


4. Muối
Việc ăn thức ăn quá mặn sẽ thẩm thấu vào khí quản, sinh ra đờm, gặp gió hàn độc sẽ làm tắc nghẽn và sinh ra bệnh hen. Ngoài ra, lượng natri cao trong muối ăn sẽ gia tăng phản ứng với khí quản, gây hen suyễn.


5. Sữa
Sữa chứa canxi giúp hỗ trợ phát triển xương và răng chắc khỏe, nhưng lại là một trong những thực phẩm gây dị ứng hen suyễn phổ biến nhất. Ngoài ra, protein trong sữa cũng có thể khiến bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.


6. Lạc (đậu phộng)
Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh, ăn nhiều đậu phộng có thể kéo dài những cơn tức ngực, khó thở.

7. Lúa mỳ
Gluten – một loại protein được tìm thấy trong lúa mỳ có thể gây viêm, hạn chế khả năng thở và gây ra bệnh hen suyễn. Do đó, nên tránh sử dụng lúa mỳ và các sản phẩm làm từ lúa mỳ để giảm khả năng kích hoạt bệnh hen suyễn.



Các loại thực phẩm người bị hen suyễn, hen phế quản nên ăn
– Rau củ quả có chứa được nhiều vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi…

– Thực phẩm giàu beta caroten như gấc, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, rau ngót, ớt chuông màu vàng, màu cam… và vitamin E có tương đối nhiều trong dầu thực vật, các loại đậu, hạ…

– Thức ăn giàu chất béo omega 3 như cá hồi, cá trích, cá thu, các loại hạt có dầu… để làm giảm bớt trạng thái viêm, giảm nguy cơ nghẹt thở, thở khò khè, đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh hô hấp di truyền ở bé nhỏ.

– Hành tây, tỏi, nghệ, ớt, tương hạt cải, bông cải xanh, các loại ngũ cốc… giúp tăng sức đề kháng, tiêu đờm, bảo vệ và làm thông lợi đường thở.

Lan Phương



Hoài Trần

About Hoài Trần -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :