Ảnh chụp vùng nông nghiệp của An Giang từ vệ tinh từ NASA, trong đó những vùng tối màu đen sẫm là vùng đang ngập úng nước cần được xử lý. Ảnh: NASA
Các vệ tinh của NASA từ vũ trụ sẽ theo dõi hình ảnh từ các vựa lúa tại tỉnh An Giang ở Đồng bằng Sông Cửu Long để đưa ra những phân tích về tình hình sản xuất, góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực toàn cầu.
Theo thông cáo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ - NASA, khi giá lương thực toàn cầu tăng vọt đáng kể vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008, chi phí trong các khẩu phần ăn cơ bản tăng gấp đôi hoặc gấp ba tại nhiều nơi trên thế giới, gây ra những cuộc biểu tình và bạo loạn.
Nhằm ngăn chặn những cuộc khủng hoảng diễn ra, các nhà lãnh đạo toàn cầu đã đưa ra sáng kiến về một nhóm nông nghiệp giám sát, quy tụ đại diện đến từ các quốc gia và nhóm hỗ trợ.
Sáng kiến này được đặt tên là GEOGLAM, theo đó, các vệ tinh sẽ thu dữ liệu hình ảnh từ trái đất và đưa ra dự đoán tốt hơn về thời tiết, cũng như năng suất mùa màng trong tương lai.
Một trong những cây trồng được ưu tiên giám sát là cây lúa, đây là nguồn cung cấp lương thực chính cho hàng tỷ người trên thế giới.
Những nước làm nông nghiệp chủ yếu trên thế giới.
Một số vệ tinh phổ biến được sử dụng trong GEOGLAM là các vệ tinh Landsat đã được phóng lên trên quỹ đạo trái đất từ năm 1972, mới nhất là vệ tinh Landsat 8.
Ngoài ra còn có các vệ tinh Terra và Aqua cũng được sử dụng để phục vụ cho dự án.
Những bức ảnh chi tiết, được chụp bằng nhiều thiết bị kỹ thuật cao sẽ thể hiện cả những dải nhiệt hồng ngoại, giúp quan sát độ ẩm, nhiệt độ trên bề mặt các vùng canh tác để xem xét, đưa ra những phản ứng phù hợp.
Nathan Torbick, Giám đốc của một trong những công ty tham gia vào GEOGLAM, Applied Geosolutions cho biết, nhiệm vụ này không hề đơn giản:
“Bạn phải là một chuyên gia để biến dữ liệu thành những thông tin hữu ích”.
Applied Geosolutions cùng với sự hỗ trợ của những giải pháp đến từ trung tâm vũ trụ Stennis Space Center đã thiết kế ra một chương trình gọi là RDSS, kết hợp dữ liệu từ vệ tinh của NASA và nhiều phương pháp phân tích khác nhau, đưa ra những thông tin:
“Cung cấp một bức tranh đầy đủ về những gì đang xảy ra trên mặt đất, tạo ra các thông tin trong thời gian thực, giai đoạn sinh trưởng, sản lượng dự kiến của cây lúa...”.
Tại các quốc gia ngoài Mỹ, trước mắt hệ thống này sẽ hỗ trợ thử nghiệm tại Indonesia và Việt Nam, trong các chương trình hỗ trợ về an ninh lương thực.
Bradley Doorn, quản lý của chương trình Water Resources Applied Sciences cho biết: “
Khi chúng tôi mù thông tin về các hoạt động sản xuất, thị trường sẽ trở nên khó suy đoán và rất dễ biến động, điều này không tốt cho các chính phủ, doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng”.
Một số vệ tinh phổ biến được sử dụng trong GEOGLAM là các vệ tinh Landsat đã được phóng lên trên quỹ đạo trái đất từ năm 1972, mới nhất là vệ tinh Landsat 8.
Ngoài ra còn có các vệ tinh Terra và Aqua cũng được sử dụng để phục vụ cho dự án.
Những bức ảnh chi tiết, được chụp bằng nhiều thiết bị kỹ thuật cao sẽ thể hiện cả những dải nhiệt hồng ngoại, giúp quan sát độ ẩm, nhiệt độ trên bề mặt các vùng canh tác để xem xét, đưa ra những phản ứng phù hợp.
Nathan Torbick, Giám đốc của một trong những công ty tham gia vào GEOGLAM, Applied Geosolutions cho biết, nhiệm vụ này không hề đơn giản:
“Bạn phải là một chuyên gia để biến dữ liệu thành những thông tin hữu ích”.
Applied Geosolutions cùng với sự hỗ trợ của những giải pháp đến từ trung tâm vũ trụ Stennis Space Center đã thiết kế ra một chương trình gọi là RDSS, kết hợp dữ liệu từ vệ tinh của NASA và nhiều phương pháp phân tích khác nhau, đưa ra những thông tin:
“Cung cấp một bức tranh đầy đủ về những gì đang xảy ra trên mặt đất, tạo ra các thông tin trong thời gian thực, giai đoạn sinh trưởng, sản lượng dự kiến của cây lúa...”.
Tại các quốc gia ngoài Mỹ, trước mắt hệ thống này sẽ hỗ trợ thử nghiệm tại Indonesia và Việt Nam, trong các chương trình hỗ trợ về an ninh lương thực.
Bradley Doorn, quản lý của chương trình Water Resources Applied Sciences cho biết: “
Khi chúng tôi mù thông tin về các hoạt động sản xuất, thị trường sẽ trở nên khó suy đoán và rất dễ biến động, điều này không tốt cho các chính phủ, doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng”.
Theo ICTNews