Xem "cách báo hiếu" cha mẹ của các quốc gia trên thế giới
Cùng ghé thăm một vài nước châu Á để hiểu hơn về sự báo hiếu của họ với cha mẹ, tổ tiên, ông bà...
Ngày 15/7 âm lịch hàng năm, bên cạnh việc sửa soạn mâm cúng chúng sinh ngày Xá tội vong nhân, người dân cả nước lại nô nức lên chùa để dự lễ báo hiếu, hay còn gọi là lễ Vu Lan.
Tuy nhiên bạn có biết rằng, các quốc gia trên thế giới cũng có những ngày lễ báo hiếu của riêng mình. Hãy cùng tìm hiểu xem các quốc gia trên thế giới báo hiếu cha mẹ như thế nào qua bài viết dưới đây.
1. Nhật Bản
Giống như Việt Nam, người dân Nhật Bản cũng có ngày lễ báo hiếu cho riêng mình vào khoảng tháng 7 dương lịch với tên gọi là lễ Obon.
Khác với Việt Nam, lễ báo hiếu của người Nhật Bản kéo dài 4 ngày, từ 13 đến 16/7 dương lịch. Trong đó, ngày 16 là ngày tiễn đưa linh hồn người thân về trời.
Như một lời nhắc nhở, sẻ chia không bao giờ quên công ơn cha mẹ nên người Việt quy ước vào ngày Rằm tháng Bảy, ai còn mẹ thì sẽ cài một bông hồng lên áo, ai đã mất mẹ thì cài hoa hồng trắng. Đây được coi là một trong những nét văn hóa truyền thống vô cùng tốt đẹp của người Á Đông.
1. Nhật Bản
Giống như Việt Nam, người dân Nhật Bản cũng có ngày lễ báo hiếu cho riêng mình vào khoảng tháng 7 dương lịch với tên gọi là lễ Obon.
Obon mang nghĩa “Ngày của người chết” . Đây là một phong tục truyền thống của Phật tử người Nhật, được tổ chức để tưởng nhớ những người thân đã qua đời.
Nguồn gốc của ngày lễ cũng giống như Việt Nam chúng ta, liên quan đến tích Mục Kiền Liên cứu mẹ. Qua thời gian, phong tục này đã phát triển thành lễ đoàn tụ gia đình, là thời điểm mọi người trở về quê cha đất tổ thăm viếng, dọn dẹp phần mộ của tổ tiên để “báo hiếu”.
Hình ảnh lễ hội Obon của người Nhật
Sự kiện quan trọng nhất trong ngày này là việc dâng lửa để soi đường cho linh hồn, với 5 đám lửa được sắp xếp theo chữ Hán, đốt trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong một giờ đồng hồ.
Các đám lửa được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán ở năm ngọn núi, bắt đầu bằng ngọn núi chữ Đại (Daimonji), Diệu (Myo), Pháp (Ho), Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với Chùa Vàng và kết thúc bằng đám lửa có hình Torii, có nghĩa là Cổng lên trời
Trong khi dâng lửa, cả những người tham gia đốt lửa và những người đi xem đều gửi những lời cầu nguyện đến tổ tiên qua ánh sáng của ngọn lửa. Đây là cách người Nhật báo hiếu với tổ tiên và cũng là một trong những lễ hội thu hút đông đảo khách du lịch trên thế giới.
Ngọn lửa hình chữ Đại tại Kyoto
Trong khi dâng lửa, cả những người tham gia đốt lửa và những người đi xem đều gửi những lời cầu nguyện đến tổ tiên qua ánh sáng của ngọn lửa. Đây là cách người Nhật báo hiếu với tổ tiên và cũng là một trong những lễ hội thu hút đông đảo khách du lịch trên thế giới.
Không những thế, vào ngày cuối cùng của lễ hội Obon, người dân Nhật Bản còn đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, bờ biển như một cách để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ.
2. Hàn Quốc
Với người Hàn Quốc, dịp lễ Vu Lan báo hiếu - diễn ra vào Rằm tháng 7 là dịp để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, cùng cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại có thêm phúc thọ, cha mẹ, ông bà quá cố được siêu thoát.
Với người Hàn Quốc, dịp lễ Vu Lan báo hiếu - diễn ra vào Rằm tháng 7 là dịp để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, cùng cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại có thêm phúc thọ, cha mẹ, ông bà quá cố được siêu thoát.
Tùy theo hoàn cảnh kinh tế mà người Hàn Quốc có những cách báo hiếu khác nhau, từ việc làm nhỏ như tự tay chuẩn bị những tấm thiệp tình cảm hay tặng món quà đắt tiền... - tất cả đều như một lời cảm ơn chân thành dành cho người nhận.
Tuy nhiên, có một thứ mà người Hàn Quốc không bao giờ quên chuẩn bị trong ngày lễ Vu Lan này - đó là một bông hoặc một lẵng hoa cẩm chướng.
Con cái sẽ cài lên ngực mẹ đóa hoa cẩm chướng màu đỏ
Gần giống như ở Việt Nam, trong ngày này, những ai may mắn còn mẹ sẽ cài lên ngực mẹ đóa hoa cẩm chướng màu đỏ, còn những ai thiệt thòi không còn mẹ thì cài lên ngực mình đóa hoa cẩm chướng màu trắng. 3. Trung Quốc
Tại Trung Quốc, mùa Vu Lan diễn ra vào khoảng 15 tháng 7 đến 30 tháng 7 âm lịch. Vào khoảng thời gian này, những người dân Trung Quốc thường đi thăm viếng phần mộ của người thân đã quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Không chỉ vậy, họ còn cúng thực phẩm, vàng mã cho người đã khuất.
Theo quan niệm của người Trung Quốc, việc đốt giấy tiền, vãng mã để cúng cho người quá cố là cách giúp cho cuộc sống của họ đỡ vất vả hơn, có "của ăn của để" hơn. Từ đó, họ có thể vui vẻ giúp đỡ người sống trong công việc làm ăn hay bảo vệ cuộc sống người nơi trần thế.
Trong ngày lễ Vu Lan, chư Tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người đã quá cố. Những khóa lễ đặc biệt này sẽ được tổ chức ở các chùa để cầu nguyện cho các linh hồn bị đói khát, dày vò nơi cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ được ấm no, an lành.
Nguồn: Time and Date, Tongiaochinhphu, Wikipedia