Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức - Thời Sự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Tức - Thời Sự. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

Hoài Trần

- Cảnh Giác Với FLC

Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi vừa văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi liên quan đến đề xuất xin lập quy hoạch chi tiết và đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC trên đảo Lý Sơn.

Đảo Lý Sơn nhìn từ trên cao (ảnh Văn Mịnh)
Đảo Lý Sơn nhìn từ trên cao (ảnh Văn Mịnh)

Cụ thể, Tập đoàn FLC xin đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng có quy mô khoảng 22,75ha, tại khu vực phía Bắc đảo Lớn, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Theo Sở Xây dựng, vị trí dự kiến đầu tư dự án thuộc khu vực chủ yếu quy hoạch đất du lịch đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt trước đó, nên đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi xem xét, chỉ đạo thống nhất chủ trương cho phép Tập đoàn FLC được nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch và lập đề xuất đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng FLC Lý Sơn tại khu vực nêu trên.
Đồng thời kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi giao cho các cơ quan chuyên ngành, địa phương hướng dẫn Tập đoàn FLC triển khai việc khảo sát, lập hồ sơ đề xuất đầu tư dự án theo đúng quy định, phù hợp với Quy hoạch xây dựng tỉ lệ 1/2000 huyện Lý Sơn được duyệt.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, hiện tại địa phương chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về đề xuất nêu trên của Sở Xây dựng. Song quan điểm của địa phương là đồng ý với đề xuất của chủ đầu tư và Sở Xây dựng, và phải phù hợp với quy hoạch 1/2000 đã được phê duyệt.
Trước đó, tháng 4/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi ra thông báo kết luận thống nhất về quy hoạch dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị Bình Châu - Lý Sơn của Tập đoàn FLC với quy mô 1.243 ha, kéo dài suốt dọc bờ biển từ khu dân cư Thanh Thủy đến thôn Phú Nhiêu (xã Bình Phú). Đặc biệt, Tập đoàn FLC cũng muốn lấy 61ha trên đảo Bé thuộc huyện đảo Lý Sơn để làm du lịch. 
Tuy nhiên, sau khi đề xuất được đưa ra, dư luận đã bày tỏ không đồng thuận và phản ứng gay gắt vì khu du lịch nằm trên vị trí an ninh quốc phòng xung yếu của khu vực.
Read More

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Hoài Trần

- NSƯT Thanh Hoàng qua đời vì ung thư

Diễn viên Cát Phượng cho hay, NSƯT Thanh Hoàng qua đời lúc 16h hôm nay (26/7) hưởng dương 55 tuổi.

Nghệ sĩ Cát Phượng cho biết, NSƯT Thanh Hoàng bị ung thư vòm họng vài năm nay. Tuy bị bệnh nhưng Thanh Hoàng sống lạc quan, vui vẻ, vẫn đi quay phim, đóng kịch bình thường. Thỉnh thoảng anh vào bệnh viện để điều trị. Gần đây sức khoẻ của nam nghệ sĩ xuống dốc, anh gầy đi nhiều.
NSƯT Thanh Hoàng sẽ được liệm vào sáng 27/7, sau đó đưa vào nhà tang lễ Lê Quý Đôn (quận 3, TP.HCM). Lễ động quan diễn ra vào sáng chủ nhật, 29/7.
NSƯT Thanh Hoàng qua đời vì ung thư
NSƯT Thanh Hoàng vừa qua đời vì ung thư vòm họng

=>> Bàng hoàng nữ diễn viên Mai Phương mắc bệnh ung thư phổi ở tuổi 33
NSƯT Thanh Hoàng sinh năm 1963 trong một gia đình 5 anh em, do nhà nghèo, học hết lớp 9, anh phải nghỉ học làm công nhân xây dựng. Anh nung nấu ý nguyện vào học Trường Nghệ thuật sân khấu.
Năm 1984, tốt nghiệp trường Nghệ thuật Sân khấu 2, Thanh Hoàng bắt đầu lăn lộn với công việc ở Trung tâm Văn hóa quận Phú Nhuận, tham gia các hoạt động văn nghệ quần chúng, đóng và dàn dựng những vở kịch tham dự hội diễn nghệ thuật quần chúng.
Thanh Hoàng bắt đầu được khán giả chú ý đến qua các vai diễn được anh hóa thân độc đáo ở các bộ phim: Anh hai mắt mèo, Sợi dây đai, Ngôi nhà quê…
Thanh Hoàng trở nên nổi tiếng sau vở kịch Dạ cổ hoài lang diễn tại Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ TP.HCM năm 1994. 24 năm tuổi đời của Dạ cổ hoài lang cũng là 24 năm anh đã đi suốt chặng đường từ diễn viên, đạo diễn tới giám đốc Nhà hát kịch 5B.
Tình Lê

Những dấu hiệu sớm của ung thư miệng

Các triệu chứng của ung thư miệng bao gồm khó nhai, khối u và vết loét, và các đám trắng hoặc đỏ trong miệng. Phát hiện sớm và điều trị ung thư miệng có thể giúp ngăn ngừa ung thư phát triển thêm hoặc lan sang các nơi khác.

Ung thư miệng là do sự tăng trưởng và sinh sản không kiểm soát của các tế bào ở một số vùng của miệng. Nó có thể xảy ra trong má, dưới giữa và phía trước của lưỡi, hoặc trên lớp mô của miệng hoặc nướu răng.

Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 49.700 ca ung thư miệng mới, chiếm khoảng 3% tổng số chẩn đoán ung thư. Số nam giới có chẩn đoán ung thư miệng nhiều hơn phụ nữ.

Dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng của ung thư miệng

Nên đi khám bác sĩ nếu thấy bị khó nuốt và đau nhức vùng họng.

Các triệu chứng của ung thư miệng rất khác nhau, nhưng nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây kéo dài hơn 2 tuần thì nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán:
• khó nhai hoặc nuốt
• khối u hoặc vùng đau nhức ở miệng, họng hoặc trên môi
• đám màu trắng hoặc đỏ trong miệng
• khó cử động lưỡi hoặc hàm
• sụt cân không mong muốn
• đau hoặc loét không liền hoặc chảy máu
• sưng nề, đau, hoặc khối u bất cứ nơi nào trong miệng hoặc trên môi

Tuy nhiên, cần nhớ rằng đây không phải là những dấu hiệu chắc chắn của ung thư miệng, mà còn có thể do các bệnh khác, chẳng hạn như dị ứng hoặc nhiễm trùng.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Các chuyên gia cho rằng những đột biến trong ADN của tế bào gây ung thư do kích thích tế bào tăng sinh bất thường và chết.

Mặc dù vẫn chưa rõ nguyên nhân ban đầu gây đột biến trong nhiều trường hợp, một số yếu tố cụ thể có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng.

• Sử dụng thuốc lá và rượu: Bất kỳ hình thức sử dụng thuốc lá nào cũng đưa các chất gây ung thư xâm nhập vào miệng, làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư miệng. Uống rượu nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ.

• Tuổi: Nguy cơ ung thư miệng tăng theo tuổi, với tuổi chẩn đoán trung bình là 62 tuổi.

• Nhiễm vi-rút u nhú người (HPV): Đây là bệnh lây qua đường tình dục có mối liên quan chặt chẽ với một số dạng ung thư miệng.

• Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Mặt trời phát ra các tia có thể gây bỏng môi và kích thích sự phát triển của ung thư miệng.

• Tình dục: Nam giới dễ phát triển ung thư miệng cao gấp đôi so với phụ nữ; tuy nhiên, không rõ tại sao.


Phòng ngừa

Tránh thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng.

Giống như hầu hết các loại ung thư khác, không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa ung thư miệng.

Một số yếu tố nguy cơ đối với ung thư miệng, chẳng hạn như giới tính nam hay lão hóa, là không thể ngăn ngừa được. 

Tuy nhiên, một số yếu tố lối sống có thể làm giảm nguy cơ ung thư miệng bao gồm:
• tránh thuốc lá
• uống rượu vừa phải
• duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
• sử dụng kem chống nắng, chắn nắng, hoặc sáp môi trên môi khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
• tập thể dục thường xuyên
• duy trì vệ sinh răng miệng tốt
• thường xuyên đi khám nha sĩ để kiểm tra

Tại sao phát hiện sớm rất quan trọng?
Trong hầu hết các dạng ung thư, chẩn đoán sớm là rất quan trọng.
Điều trị ung thư miệng thường bao gồm phối hợp các liệu pháp, chẳng hạn như kết hợp xạ trị và hóa trị, sẽ hiệu quả hơn nhiều trong giai đoạn đầu. Nếu ung thư đã lan sang các vùng khác, sẽ khó cô lập và điều trị hơn.

Nếu ung thư không lan sang các mô xung quanh, tỷ lệ sống thêm 5 năm đối với ung thư miệng ởa môi, lưỡi và sàn miệng là từ 75 đến 93%. Tỷ lệ này giảm nếu ung thư đã lan đến các mô xung quanh.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm về ung thư miệng bao gồm vết loét ở miệng, các đám màu trắng hoặc đỏ, sưng nề và đau. Bất cứ ai gặp phải những triệu chứng này đều nên đi khám bác sĩ. Chẩn đoán sớm có nghĩa là cơ hội điều trị thành công cao hơn.
Ngừng hút thuốc và sử dụng các sản phẩm thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư miệng.

Cẩm Tú - Theo MNT



Read More

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Hoài Trần

- Truy tố lực lượng ‘Thanh niên Xung phong’

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao đề nghị truy tố lực lượng ‘Thanh niên Xung phong’



(Bạn đọc) - Mạng xã hội ở Việt Nam mới đây tràn ngập các hình ảnh phản ánh một ‘lực lượng mới’ được cho là ‘Thanh niên Xung phong’, được huy động, bên cạnh các lực lượng khác bảo vệ trật tự của chính quyền tham gia trấn áp và ‘ra tay’ dẹp người biểu tình ở TP. Hồ Chí Minh.
Trong clip cho thấy một thanh niên xung phong dơ tay đánh người phụ nữ áo xanh trước khi đẩy lên xe buýt, sau đó 2 thanh niên xung phong khóa tay một phụ nữ khác, để 1 chân lò cò, kéo 1 chân lên xe buýt một cách rất phản cảm.
Trước câu hỏi, nếu thông tin về lực lượng này tham gia như vậy là có cơ sở, thì ‘Thanh niên xung phong’ có chức năng, nhiệm vụ trấn áp, dẹp biểu tình hay không, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam – Vusta)  nêu quan điểm: “Nếu đó là lực lượng Thanh niên xung phong, thì theo luật pháp của nhà nước, họ không có tư cách gì để thực hiện các hành vi tạm gọi là hành vi chấp pháp cả.
“Cứ cho là nếu họ muốn thực thi công vụ để đảm bảo sự tuân thủ của pháp luật, cứ cho là pháp luật đó vi hiến rồi, nhưng mà ngay cả chức năng của họ không có, vậy thì hành vi của đội ngũ thanh niên xung phong này cần phải được coi như là hành vi của một tổ chức xã hội không có tư cách về mặt công quyền, không được trao nhiệm vụ.
Và trong trường hợp như vậy, cần phải có sự khởi kiện, cũng như đề nghị truy tố đối với lực lượng này và đối với những cá nhân này ra trước pháp luật, vì đã có những hành vi bạo lực đối với người biểu tình, thì theo tôi như thế mới là thỏa đáng”.
 PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao cho rằng lực lượng 'Thanh niên xung phong' không có chức năng chấp pháp và hành vi bạo lực với dân phải bị xử lý trước pháp luật.

PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao cho rằng lực lượng ‘Thanh niên xung phong’ không có chức năng chấp pháp và hành vi bạo lực với dân phải bị xử lý trước pháp luật.
“Chứ không thể coi đương nhiên đây là một lực lượng chấp pháp được. Nếu đó là công an, thì coi như là họ thực thi công quyền, nhiệm vụ, đó lại là chuyện khác, nhưng trong trường hợp này, đây là một lực lượng được coi như một tổ chức xã hội, được thành lập trong quá trình động viên tuổi trẻ xây dựng, phát triển kinh tế.
Và bác Võ Văn Kiệt (cố Thủ tướng Việt Nam) cũng đã rất tự hào về lực lượng này, và tôi được biết, không phải đàn anh của lực lượng thanh niên xung phong hiện nay đồng tình với những hành vi của những thanh niên xung phong trẻ tuổi hiện nay”.
Nhà văn Nguyễn Đông Thức, từng là Thanh niên Xung phong nói ông “quá đau buồn vì hình ảnh Thanh niên Xung phong đã bị hoen ố sau vụ trấn áp những người xuống đường hôm 8/5” và yêu cầu lực lượng Thanh niên Xung phong hiện tại đổi tên sau vụ trấn áp người biểu tình vừa qua.
Nhà văn Nguyễn Đông Thức
Nhà văn Nguyễn Đông Thức
Tên tuổi ông Thức gắn liền với tác phẩm nổi tiếng về lực lượng Thanh niên Xung phong có tên ‘Ngọc Trong Đá’. “Là một người tham gia Thanh niên Xung phong từ ngày đầu tiên thành lập lực lượng (tháng 7/1975), tôi cực lực phản đối việc chính quyền thành phố dùng Thanh niên xung phong, dù là lực lượng khác khoác màu áo xanh, trấn áp những người yêu nước biểu tình”, ông nói.
“Người dân chỉ bày tỏ thái độ về việc biển Việt Nam bị đầu độc tàn khốc đã hơn một tháng mà chính quyền vẫn chưa có câu trả lời và biện pháp xử lý thích đáng”.
“Những người mặc màu áo xanh đi trấn áp biểu tình đó có cảm thấy xấu hổ không?”.
“Với việc ra tay trấn áp người biểu tình, những Thanh niên Xung phong hôm nay đã làm hoen ố hình ảnh các thế hệ Thanh niên Xung phong đóng góp vào việc tái thiết đất nước sau chiến tranh”, nhà văn nói thêm.
“Theo tôi biết, Thanh niên Xung phong là một công ty công ích, vậy thì tại sao họ có chức năng đi xử lý biểu tình?. Do vậy, tôi sẵn sàng ký vào đơn gởi các cấp lãnh đạo để yêu cầu dừng vụ dùng Thanh niên Xung phong đi trấn áp người dân biểu tình”.
“Tôi cũng yêu cầu công ty Một thành viên Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong đổi tên vì một thời đã có hàng vạn con người đổ mồ hôi nước mắt và cả máu để làm nên tên tuổi Thanh niên Xung phong. Vì cớ gì mà họ vẫn giữ tên của lực lượng và vẫn tổ chức kỷ niệm hàng năm ngày thành lập Lực lượng Thanh niên Xung phong TP Hồ Chí Minh 28/3 trong khi lại đi làm điều tệ hại?”.
Nhà văn dự báo nếu cuộc biểu tình còn tiếp tục trong ngày 15/5, Thanh niên Xung phong “sẽ tiếp tục trấn áp người biểu tình”. Ông cũng nói: “Người dân sẽ vẫn tiếp tục đi biểu tình, một khi chính phủ vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng và giải pháp minh bạch về vụ cá chết”.
Vinh An (http://nguyenxuanphuc)
Read More

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Hoài Trần

- 'Có tham nhũng hay không' khi cho Formosa xả thải ra biển?

Tại buổi tọa đàm về vấn đề chất thải công nghiệp sáng nay (10.5), nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT Đặng Hùng Võ đề nghị cần làm rõ việc có tham nhũng hay không khi cho phép Formosa xả thải ra biển.

GS Đặng Hùng Võ phát biểu tại tọa đàm – Ảnh: Lê Quân

Không thể bất chấp hậu quả môi trường vì thu hút đầu tư

Phát biểu tại cuộc tọa đàm đang diễn ra tại Hà Nội, giáo sư (GS) Đặng Hùng Võ nhận định: các vấn đề cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung, nghi vấn xả thải từ Formosa đều là những vấn đề mới nổi lên. Những vấn đề này cảnh báo việc quản lý môi trường, đặc biệt là môi trường nước ở ta, đang có vấn đề từ phía cơ quan quản lý.

GS Đặng Hùng Võ cho rằng, có thể nhằm để thu hút đầu tư nên hiện các chỉ tiêu về mặt môi trường ở ta hơi thấp so với thế giới và khu vực. “Tuy nhiên, đây là câu chuyện của thời kỳ trước. Hiện nước ta đang sang thời kỳ mới, thuộc các nước có mức thu nhập trung bình, không nên bất chấp hậu quả về môi trường để thu hút đầu tư. Cần chú trọng hơn đến giá trị phát triển bền vững”, GS Đặng Hùng Võ nói.

Nói về vấn đề xả thải của Formosa, GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh ông không tin rằng khi thi công giải pháp môi trường của nhà máy này mà Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh không biết. Chỉ đến khi Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà vào tận nơi kiểm tra mới vỡ lẽ ra Formosa sai phạm trong giải pháp về môi trường.

Theo thông báo, họp báo sẽ diễn ra lúc 19 giờ. Vấn đề được phóng viên quan tâm là nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt? Đường ống xả thải của Formosa có liên quan đến hiện tượng này không?

“Tại sao lại thay đổi từ nơi xả thải từ sông Quyền sang xả thải ra biển? Tôi cho rằng đây là sự luẩn quẩn trong công tác quản lý. Cần chỉ ra rằng có tham nhũng trong vấn đề này hay không? Đường ống xả thải ra sông hay ra biển là cả vấn đề lớn. Ra biển nguy hiểm hơn nhiều. Ra sông khi biết còn có biện pháp xử lý được, còn ra biển thì khi xảy ra sự cố môi trường rồi thì chịu không thể kiểm soát, khắc phục vô cùng khó khăn, tốn kém”, GS Đặng Hùng Võ nói.

Ông Võ cũng nhấn mạnh công tác thanh tra về môi trường ở miền Trung, đặc biệt ở Hà Tĩnh, có vấn đề lớn trong việc kiểm soát ô nhiễm, để xảy ra hiện tượng cá chết như những ngày qua.

“Chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết, chưa ai chứng minh được mối liên hệ giữa cá chết với xả thải của Formosa. Nhưng tôi xin lưu ý rằng, nếu nhận tiền để đồng ý bằng miệng để cho doanh nghiệp xả thải ra biển thiếu kiểm soát thì hậu quả vô cùng đáng ngại. Nhận 1 đồng bây giờ thì vài năm sau có thể phải mất nhiều tỉ đồng trả giá, con cháu sẽ phải trả giá đau xót”, GS Đặng Hùng Võ nói thêm.

Thanh kiểm tra về môi trường có vấn đề
Nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT cũng cho rằng, trong việc xả thải của Formosa thể hiện rất rõ sự kết nối rời rạc về mặt quản lý môi trường của cơ quan nhà nước cấp địa phương với T.Ư. “Cụ thể, Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh hơi thiếu trách nhiệm”, ông Võ nói.

Chia sẻ thêm về giải pháp giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, cần phải tăng cường sự giám sát của người dân, tổ chức dân sự. Tuy nhiên, đến nay chỉ mới có luật Đất đai để cửa cho người dân tham gia. Còn nhiều luật khác, thậm chí cả luật Bảo vệ Môi trường, cũng không đề cập đến vấn đề này.

GS Trần Thế Loãn, nguyên Phó cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng Cục môi trường (Bộ TN-MT) cho biết, tình trạng xả trộm nước thải là có, thậm chí rất nhiều, chủ yếu vào ban đêm. Số lượng những vụ bắt được chắc chắn là ít hơn nhiều những vụ xả thải trộm. Hậu quả có thể thấy qua các vụ bị phanh phui như vụ Công ty Vedan đầu độc sông Thị Vải…

(Thanh Niên)
Read More

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Hoài Trần

- Đoạn phim quay thời điểm tàu cá QNa 95959TS bị đâm chìm trên biển

TRUNG HIẾU

Tàu đánh cá QNa 95959TS trước khi chìm hẳn xuống đáy biển

Sau khi tàu đánh cá QNa 95959TS bị một tàu sắt của nước ngoài đâm chìm vào ngày 3/5, may mắn một thuyền viên trên tàu đã quay được cảnh các ngư dân đang cố dắt díu, cứu nhau trong cơn nguy khốn giữa biển. Thuyền trưởng Phạm Phú Thành đã cung cấp cho báo Lao Động đoạn phim do ngư dân quay lại thời điểm tàu QNa 95959TS sau khi bị đâm và đang chìm xuống đáy biển.

Sau khi khôi phục được chiếc điện thoại bị ngâm nước biển, ngày 9.5, thuyền trưởng Phạm Phú Thành, tàu QNa 95959TS - chiếc tàu đánh cá của ngư dân Quảng Nam bị tàu sắt chưa rõ tung tích đâm chìm trên biển vào ngày 3.5 vừa qua, đã cung cấp cho báo Lao Động đoạn phim do ngư dân quay lại thời điểm tàu QNa 95959TS sau khi bị đâm và đang chìm xuống đáy biển.

Ngày 5.5, Quỹ XHTT Tấm lòng vàng Lao Động đã phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam đến thăm hỏi sức khỏe, động viên tinh thần và chia sẻ những khó khăn trước mắt của các ngư dân xã Bình Minh, huyện Thăng Bình lao động trên tàu QNa 95959TS gặp nạn khi hành nghề câu mực ở vùng ngư trường quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào đêm 3.5. 68 triệu đồng đã được Đoàn công tác, thay mặt cho người lao động trong cả nước gửi đến 34 ngư dân gặp nạn trên tàu câu mực (mỗi người 2 triệu đồng).


Những tấn mực khô giá trị hơn 5 tỷ đồng, mồ hôi nước mắt của ngư dâ,n sau hai tháng đánh bắt cũng chìm theo tàu.


Ngư dân ngụp lặn trên biển chờ các tàu bạn đến cứu


Ngư dân QNa 95959TS tự cứu nhau sau khi tàu bị tàu sắt đâm chìm

Thuyền trưởng Phạm Văn Thành đang cố vớt vác những tài sản trên tàu trước khi tàu chìm hẳn xuống lòng biển

Trước thiệt hại quá lớn của ngư dân, với giá trị tài sản trị giá hơn 10 tỷ đồng, Quỹ TLV Lao Động và Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tiếp tục có sự giúp đỡ bằng vật chất và tinh thần để các ngư dân gặp nạn vượt qua khó khăn trước mắt, từng bước khôi phục lại phương tiện, trang thiết bị để sớm ra khơi bám biển.

Trước đó, Ủy ban Nhân dân huyện Thăng Bình, Ủy ban Nhân dân xã Bình Minh, các đoàn thể và bà con địa phương đã đến thăm hỏi, chia sẻ khó khăn với gia đình của 34 ngư dân gặp nạn.

Quỹ phát triển nghề cá tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 34 ngư dân gặp nạn mỗi người 2 triệu đồng.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân huyện Thăng Bình thống kê thiệt hại để đề xuất hỗ trợ kịp thời cho các hộ ngư dân trên tàu QNa 95959TS sớm khôi phục lại phương tiện, thiết bị để tiếp tục có điều kiện vươn khơi vừa khai thác nguồn lợi hải sản, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

Toàn cảnh các ngư dân tàu đánh cá QNa 95959TS chật vật tự cứu nhau trên biển sau khi bị đâm chìm.
Theo Lao động

Read More
Hoài Trần

- Philippines tố cáo Trung Quốc đổ hoá chất, đầu độc Biển Đông

Ngư dân Philippines đứng bên cạnh các xô đầy cá chết ở thị trấn Rosario, tỉnh Cavite, phía nam Manila, Philippines.

 Nhóm KAI cáo buộc rằng họ đã tìm thấy bằng chứng các tàu đánh cá Trung Quốc đổ hóa chất xuống biển gần quần đảo Trường Sa để gây hại đến ngành công nghiệp đánh bắt cá ở Palawan. (Ảnh minh họa)

Một nhóm thanh niên có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Philippines cáo buộc chính phủ Trung Quốc đầu độc một khu vực rộng lớn ở Biển Đông để ngăn cản ngư dân Philippines và các nước khác được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên biển, nhằm củng cố quyền kiểm soát khu vực.

Phong trào Kalayaan Atin Ito (KAI) mô tả mục tiêu của họ là tập hợp “10.000 tình nguyện viên tham gia với chúng tôi trong một cuộc biểu tình ôn hòa chống lại sự hung hăng và xây dựng đảo nhân tạo, căn cứ quân sự bất hợp pháp của Trung Quốc ở các rạn san hô tại Biển Tây Philippines" (Việt Nam gọi là Biển Đông).

Nhóm KAI cáo buộc rằng họ đã tìm thấy bằng chứng các tàu đánh cá Trung Quốc đổ hóa chất xuống biển gần quần đảo Trường Sa để gây hại đến ngành công nghiệp đánh bắt cá ở Palawan, hòn đảo của Philippines gần vùng biển tranh chấp.

Nhóm này cho biết trong một bài đăng trên trang Facebook: “Khi chúng tôi ở đó vào năm ngoái, người dân khẳng định với chúng tôi rằng tàu Trung Quốc thường xuyên thả hóa chất để tiêu diệt các loài san hô và sinh vật biển”.

“Trung Quốc đang hung hăng loại bỏ các hoạt động kinh tế của cộng đồng dân cư ở nhóm đảo Kalayaan [Quần đảo Trường Sa] để xua đuổi dân thường và cô lập quần đảo. Một khi dân cư bỏ đi, các hoạt động chiếm giữ quần đảo của quân đội Trung Quốc sẽ dễ dàng hơn”, nhóm KAI cáo buộc và đăng tải hình ảnh cá chết dạt vào các hòn đảo.

Cả chính phủ Philippines lẫn Trung Quốc đều không có phát biểu nào về cáo buộc này, và đây là lần đầu tiên có cáo buộc như vậy.

Tuy nhiên, Manila đã cáo buộc Trung Quốc phá hủy môi trường ở khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nơi Bắc Kinh tuyên bố hầu hết chủ quyền.

Tháng 7 năm 2015, thẩm phán toà án tối cao Philippines Antonio Carpio đã đưa ra một tuyên bố lên án Trung Quốc phá hủy 17 rạn san hô gần quần đảo Trường Sa khi xây dựng đảo nhân tạo cho các cơ sở quân sự ở đó.

Trong khi đây là lời buộc tội đầu tiên đối với chính phủ Trung Quốc về việc cố tình đầu độc vùng biển nước ngoài, các cuộc biểu tình về vụ cá chết hàng loạt đã bùng ra ở Việt Nam.

Sáng ngày 8 tháng 5, công an Việt Nam đã bắt giữ hàng chục người và nhanh chóng giải tán biểu tình tại Hà Nội.

Chính phủ Việt Nam, quốc gia có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc, tuyên bố sẽ điều tra vụ việc nhưng cho tới nay vẫn chưa quy lỗi cho ai. Trong khi đó tập đoàn Formosa Plastics trở thành mục tiêu công kích của người biểu tình.

Trước khi xảy ra vụ cá chết hàng loạt, đã có nhiều sự cố tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam, Philippines và Indonesia ở ngư trường.

Tàu Trung Quốc đã đánh chìm ít nhất 2 tàu cá Việt Nam trong vòng 2 năm qua khi các tàu này đang đánh bắt trong hải phận của Việt Nam được quốc tế công nhận.

Đầu năm nay, tàu tuần duyên Trung Quốc đã đâm một tàu ở vùng biển Indonesia. Quốc gia này đã phản đối sự hiện diện của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc trong lãnh thổ của họ.

Theo Breitbart, VOA
Read More