Hiển thị các bài đăng có nhãn Tìm Hiểu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tìm Hiểu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Hoài Trần

- Nguồn gốc của dầu thực vật – Nó thật sự là rác!

Giáo sư Harvard gọi dầu dừa là chất độc tinh khiết

TPO - “Nếu bạn đang là tín đồ của dầu dừa, hãy nghĩ lại”. 

Đó là một trong những thông điệp được đưa ra từ loạt bài giảng trên kênh Youtube của Tiến sĩ Karin Michels thuộc Trường Y tế Công cộng, đại học Harvard.


Dầu dừa chứa 82% chất béo bão hòa,trong đó, hàm lượng chất béo bão hòa có hại lên tới 63%.

Cuộc nói chuyện bằng tiếng Đức dài 50 phút, có tựa đề “Dầu dừa và các thiếu hụt dinh dưỡng khác” đã làm lung lay niềm tin phổ biến cho rằng dầu dừa là siêu thực phẩm giảm béo, có ích cho não.

Theo bản dịch của Business Insider, giáo sư Harvard cho biết: "Dầu dừa là chất độc tinh khiết. Đó là một trong những loại thực phẩm tồi tệ nhất mà bạn có thể ăn".

Cảnh báo này có thể trở thành một cú sốc đối với những tín đồ vẫn thường sử dụng loại quả có cùi dày và béo ngậy này để nấu ăn và pha trộn nó vào tách cà phê buổi sáng của mình.

Những người yêu thích dừa thường cho rằng, dừa là đồ uống mang đến hiệu quả tức thời, và đặt cho nó cái tên "cà phê chống đạn", giúp kiềm chế cơn đói và thức tỉnh não ngay sau khi thức dậy.

Một số tín đồ của dừa thậm chí còn tin rằng, một thìa dầu dừa có thể ngăn ngừa viêm nướu và viêm xoang. Do đó nhiều người đã dành 10 phút mỗi ngày để súc miệng bằng dầu dừa.

Michels không phải là chuyên gia đầu tiên bác bỏ nhận định cho rằng dầu dừa là một món ăn kỳ diệu.

Vào tháng 6 năm ngoái, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều dầu dừa, sau khi một nghiên cứu phát hiện ra rằng tất cả các chất béo bão hòa - bất kể nguồn gốc nào – đều gây tổn hại đến sức khỏe tim mạch.

Một nghiên cứu tương tự cũng đã chỉ ra rằng, không phải cái gì được chiết xuất từ cây cỏ đều tốt cho bạn. Dầu dừa chứa 82% chất béo bão hòa, nhiều hơn cả trong bơ. Trong đó, hàm lượng chất béo bão hòa gây tác hại lên tới 63%.

H.K (New York Post)
https://nld.com.vn/khoa-hoc/giao-su-harvard-goi-dau-dua-la-chat-doc-20180822181254293.htm

Dầu dừa có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn không?

(GDVN) - Dầu dừa được xem là "chất độc" cho sức khỏe tim mạch bởi nó chứa hơn 80% chất béo bão hòa.

Tuy nhiên, trong dầu dừa cũng có chứa các axit béo chuỗi trung bình (MCFA) được gọi là chất béo lành mạnh; chứa các đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, có lợi cho điều trị các vấn đề về da như eczema và bệnh vẩy nến, để cải thiện hệ thần kinh...

Tuy nhiên, khi sử dụng cũng nên biết đến những tác dụng phụ của nó. Thậm chí, bà Karin Michels -Diáo sư tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan (Mỹ) tuyên bố rằng, dầu dừa là "chất độc" cho sức khỏe tim mạch bởi dầu dừa chứa hơn 80% chất béo bão hòa.

Dầu dừa có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn không? (Ảnh: theo boldsky).

1. Gây mụn trứng cá
Nếu bạn đã sử dụng dầu dừa để giảm mụn, thì bạn nên dừng lại ngay bây giờ.

Sự hiện diện của axit lauric trong dầu dừa thường hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.

Điều này có hiệu quả nếu da của bạn không có dầu, nếu sử dụng nó trên da nhờn có thể gây mụn trứng cá hơn.

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu khác pha trộn với dầu dừa để giảm mụn trứng cá.

2. Có thể gây hại cho tim

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tiêu thụ ít chất béo bão hòa và nhiều chất béo không bão hòa là cách tốt nhất để giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh.

Và dầu dừa được biết là có nhiều chất béo bão hòa có thể gây hại cho tim của bạn bởi vì nó làm tăng cholesterol xấu đến mức độ lớn hơn so với dầu thực vật không no. 100g dầu dừa chứa 87g chất béo bão hòa.

3. Gây nhức đầu

Những người thường xuyên sử dụng dầu dừa để giải độc, đặc biệt là nhiễm trùng nấm men có thể sẽ bị đau đầu.

Điều này xảy ra bởi vì các axit béo chuỗi trung bình hiện diện trong dầu dừa phá vỡ các tế bào nấm men, từ đó giải phóng một số lượng độc tố nấm vào máu gây đau đầu.

4. Tăng mức cholesterol
Một báo cáo của Trường Y Harvard cho biết, dầu dừa có thể không khỏe mạnh hơn so với các loại dầu thực vật khác như dầu đậu nành hoặc dầu ô liu do hàm lượng chất béo bão hòa của nó sẽ làm tăng mức cholesterol xấu.

5. Có thể gây tiêu chảy

Tiêu chảy chủ yếu xảy ra do hàm lượng chất béo cao trong dầu dừa. Để giảm tác dụng phụ, chúng ta nên tiêu thụ dầu dừa với số lượng nhỏ hơn và sau đó tăng dần số lượng.

6. Có thể gây tổn thương gan

Các axit béo có trong dầu dừa được vận chuyển đến gan, nơi chúng được chuyển hóa thành năng lượng. Điều này có thể gây áp lực lên gan.

7. Dị ứng
Nếu bạn nhạy cảm với dầu dừa, bạn có thể bị dị ứng bao gồm phát ban, buồn nôn, chàm, nôn mửa và sốc phản vệ.

Nếu bạn có những triệu chứng dị ứng như nhẹ đầu, sưng mặt và nhịp tim nhanh, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

8. Tránh sử dụng dầu dừa làm chất bôi trơn

Nếu bạn dễ bị nhiễm trùng âm đạo, chẳng hạn như nhiễm nấm men, sử dụng dầu dừa làm chất bôi trơn sẽ không phải là một lựa chọn an toàn.

Bởi vì dầu dừa kháng nấm và kháng khuẩn được biết là làm thay đổi sự cân bằng pH của âm đạo, gây ra nhiễm nấm men.

Do đó, tốt hơn là tránh sử dụng dầu dừa làm chất bôi trơn.

AN NHIÊN (THEO BOLDSKY)

Nguồn gốc của dầu thực vật – Nó thật sự là rác!

Chúng ta luôn tin rằng chất béo bão hòa (được tìm thấy chủ yếu trong mỡ động vật) là thứ làm gia tăng hàm lượng cholesterol và gây ra các căn bệnh tim mạch. 

Chính vì vậy mà chúng ta đã chuyển sang sử dụng các loại dầu thực vật. Tuy nhiên những bằng chứng gần đây cho thấy chúng thực sự chỉ là một món hàng rẻ tiền.



Dầu được làm từ cây bông. (Ảnh: t/h)

Nhìn lại 40 năm qua, thật sự rất khó để hiểu được làm thế nào mà chúng ta đã bị lừa gạt quá lâu như vậy.

Suốt quãng thời gian đó chúng ta luôn tin rằng chất béo và đặc biệt là chất béo bão hòa (được tìm thấy chủ yếu trong mỡ động vật) là thứ làm gia tăng hàm lượng cholesterol và gây ra các căn bệnh tim mạch.

Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã chuyển sang sử dụng các loại dầu thực vật “có lợi cho tim” như: dầu hạt bông, dầu ngô, dầu đậu nành và dầu hoa rum.

Tuy nhiên những bằng chứng gần đây cho thấy chúng thực sự chỉ là một món hàng rẻ tiền. Nhiều loại dầu hạt công nghiệp mang những tác hại tồi tệ hơn chúng ta tưởng. Đó là một sai lầm khủng khiếp được bắt đầu với sản phẩm Crisco.

Vào những năm 1736 ngành công nghiệp trồng trọt cây bông để lấy vải đã được bắt đầu ở Hoa Kỳ. Trước đó nó chỉ được xem là một loài cây chủ yếu dùng để làm cảnh.

Thời gian ban đầu phần lớn những cây bông được sử dụng để chế tạo thành các sản phẩm may mặc. Nhưng sau đó với những mùa vụ bội thu đã giúp con người thu về một số lượng lớn bông vải. Cho nên nó đã được xuất khẩu sang Anh.

Cụ thể, nếu như vào năm 1784 sản lượng bông vải chỉ thu được khoảng 270 kg, thì vào năm 1790 con số này đã gia tăng vượt bậc Lên đến 90 tấn.

Vào năm 1793 với phát minh tạo ra bông gòn từ cây bông của nhà khoa học Eli Whitney, nó đã khiến cho sản lượng bông vải gia tăng đến con số đáng kinh ngạc là 18.000 tấn.

Nhưng cây bông là loại cây trồng cho ra cả hai sản phẩm là các thớ gỗ và hạt giống. Theo đó, cứ mỗi 45kg thớ gỗ sẽ tương ứng với 73kg hạt giống. Những hạt giống phần lớn là thứ vô dụng, bởi người ta chỉ cần khoảng 5% trong tổng số hạt giống này cho việc trồng trọt.

Cho nên hạt bông còn được dùng làm thức ăn cho gia súc, nhưng nó vẫn tạo ra một đống rác khổng lồ.

Vậy con người có thể làm gì với đống rác này? Thông thường nó sẽ bị bỏ lại hoặc được đổ một cách bất hợp pháp vào dòng sông. Đây thực sự là một loại chất thải độc hại.

Trong khoảng thời gian từ 1820 đến năm 1830 nhu cầu về dầu gia tăng mạnh mẽ. Sản phẩm này được sử dụng trong việc nấu nướng và thắp sáng cho số lượng dân cư ngày càng tăng cao. Khi này nguồn cung dầu cá voi đã bị suy giảm. Nó khiến cho giá dầu tăng đột biến.

Chính vì vậy các doanh nhân kinh doanh đã cố gắng ép chặt hạt bông vô giá trị để chiết xuất ra loại dầu công nghiệp phục vụ con người.

Nhưng mãi đến năm 1850 công nghệ sản xuất dầu mới được hoàn thiện và từ đây nó có thể phục vụ cho mục đích thương mại.

Tuy nhiên vào năm 1859 một sự kiện trọng đại đã xảy ra làm biến đổi toàn bộ thế giới hiện đại.

Đó chính là sự kiện đại tá Drake đè bẹp ngành công nghiệp dầu ở bang Pennsylvania bằng cách giới thiệu một khối lượng lớn nhiên liệu hóa thạch cho con người.

Chẳng bao lâu sau nhu cầu sử dụng dầu hạt bông để thắp sáng đã hoàn toàn biến mất và nó lại tiếp tục được phân loại thành chất thải độc hại.

Trước tình trạng có quá nhiều rác thải hạt bông nhưng không có nhu cầu sử dụng, nó đã được cho thêm vào chất béo động vật và nhét vào thịt một cách bất hợp pháp.

Thực tế không có bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy đây là cách sử dụng hạt bông an toàn cho con người.

Tương tự như vậy dầu hạt bông có hương vị nhẹ và màu hơi vàng được pha trộn với dầu oliu để cắt giảm chi phí.

Điều này đã dẫn đến việc ban hành một đạo luật cấm sử dụng loại dầu ôliu của Mỹ bị pha trộn vào năm 1833 .

Đây cũng là lúc công ty Proctor & Gamble sử dụng dầu hạt bông để sản xuất nến và xà phòng. Nhưng họ sớm phát hiện ra rằng mình có thể sử dụng một quá trình hóa học để hyđro hóa một phần dầu bông thành loại chất béo rắn giống như mỡ heo. Quá trình đó tạo ra thứ được gọi là chất béo “Trans” (chất béo chưa no, có thể chuyển thành thể rắn ở nhiệt độ phòng).

Ngay sau đó sản phẩm này đã được sử dụng một cách linh hoạt trong các nhà bếp, ngay cả khi không ai biết được rằng liệu chúng ta có nên cho loại chất thải độc hại này vào miệng của mình hay không.

Nhưng mặc kệ tất cả nó vẫn được dùng làm bánh ngọt Flaky, nguyên liệu nướng bánh và cả dầu ăn.

Rốt cuộc sản phẩm này có tốt cho sức khỏe hay không? Không một ai biết được. Bởi vì loại chất béo mới này trông rất giống với thức ăn và nó được đưa ra thị trường dưới nhãn mác là thực phẩm. Họ gọi đây là dòng sản phẩm mới mang tính cách mạng của Crisco. Thứ đứng hàng đầu trong số các loại dầu được kết tinh từ hạt bông.

Để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của mình, công ty Crisco thực hiện một chiến dịch tiếp thị khéo léo. Họ đã tuyên truyền dòng sản phẩm này như là giải pháp thay thế rẻ tiền hơn cho mỡ heo.

Vào năm 1911, công ty Proctor & Gamble tung ra một chiến dịch hoành tráng để đưa Crisco đi vào gia đình của tất cả người Mỹ.

Họ đã cho xuất bản một cuốn sách dạy nấu ăn, và hầu hết mọi món ăn trong đó đều sử dụng dầu Crisco. Lẽ dĩ nhiên họ phát miễn phí những cuốn sách của mình.

Đây là điều chưa từng được nghe thấy vào thời điểm đó. Người ta chỉ biết các quảng cáo cùng thời cũng tuyên bố rằng Crisco rất dễ tiêu hóa. Nó rẻ tiền hơn và lành mạnh hơn do sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật.

Nhưng điểm mấu chốt rằng, việc sản phẩm này về cơ bản chỉ là một loại rác đã không được đề cập đến.

Trong ba thập kỷ tiếp theo, Crisco và các loại dầu hạt bông đã chiếm ưu thế trong các căn bếp của người Mỹ và nó được thay thế hoàn toàn cho mỡ lợn.

Đến những năm 1950 dầu hạt bông đã trở nên đắt đỏ và Crisco lại một lần nữa quay sang loại dầu thay thế rẻ tiền hơn đó là dầu đậu nành.

Bản thân đậu nành là loài cây có nguồn gốc từ châu Á. Nó được đưa vào Bắc Mỹ vào năm 1765 và được thuần hóa ở Trung Quốc từ năm 7000 Trước Công Nguyên.

Trong đậu nành có khoảng 18% là dầu và 38% protein. Đây là điều kiện lý tưởng để nó trở thành thức ăn cho gia súc hoặc được sử dụng trong các mục đích công nghiệp (sản xuất nước sơn và dầu nhờn động cơ).

Trước Thế Chiến II, trong khẩu phần ăn của người Mỹ có rất ít hoặc không có đậu nành. Nhưng mọi thứ bắt đầu thay đổi trong thời kỳ đại suy thoái, khi mà các khu vực rộng lớn của Hoa Kỳ bị nạn hạn hán làm ảnh hưởng nghiêm trọng (thời kỳ Dust Bowl).

Khi này đậu nành là loại cây trồng có thể giúp tái tạo lại đất đai thông qua khả năng đưa khí nitơ vào bên trong.

Các đồng bằng lớn ở Mỹ là nơi lý tưởng cho việc trồng đậu nành. Vì vậy đậu nành nhanh chóng trở thành loại cây trồng sinh Lợi đứng hàng thứ hai chỉ sau ngô.



Trong khi đó vào năm 1924, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cũng được thành lập. Nhưng lúc bấy giờ nó không phải là một người khổng lồ có tiếng nói mạnh mẽ như ngày nay. Thay vào đó, cơ quan này chỉ là một nhóm các chuyên gia tim mạch thỉnh thoảng gặp nhau để thảo luận các vấn đề chuyên môn.

Năm 1948 nhóm bác sĩ tim mạch này đã nhận được một khoản tiền quyên góp 1,5 triệu USD từ công ty Proctor & Gamble (nhà sản xuất chất béo chuyển đổi Crisco). Cũng kể từ đây một cuộc chiến thay thế chất béo động vật bằng dầu thực vật đã được châm ngòi. Thỏa thuận dành cho Faustian (món hàng rẻ tiền) đã được thực hiện. Và sức khỏe của một quốc gia được đánh đổi chỉ bằng vài trăm USD.

Trong khoảng thời gian từ năm 1960 – 1970, Hiệp hội được ông Ancel Keys lãnh đạo. Đây là một nhân vật phản diện của chế độ ăn uống mới bao gồm chất béo bão hòa. Loại chất béo được tìm thấy nhiều trong thức ăn động vật như thịt và sữa.

Hiệp hội được ông Ancel Keys lãnh đạo. (Ảnh từ snworksceo)

Vào năm 1961, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA) công bố các đề xuất chính thức đầu tiên trên thế giới. Những đề xuất này khuyên chúng ta nên “cắt giảm lượng chất béo, chất béo bão hòa và cholesterol. Tăng lượng chất béo không bão hòa”.

Nói cách khác mọi người cần tránh sử dụng mỡ động vật và ăn các loại dầu thực vật “có lợi cho tim”. Và có rất nhiều loại chất béo không bão hòa đang có mặt trên thị trường, điển hình như Crisco.

Lời khuyên này sau đó được phát triển thành các hướng dẫn cho chế độ ăn kiêng vào năm 1977. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng dân cư nước Mỹ.

Từ đây Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định trong việc dịch chuyển thị trường, bằng cách đảm bảo rằng nước Mỹ cần ăn ít chất béo và hạn chế hơn nữa loại chất béo bão hòa.



Một ví dụ sống động như Trung tâm khoa học vì lợi ích cộng đồng (CSPI) tuyên bố việc chuyển đổi mỡ bò và các chất béo bão hòa khác sang loại chất béo được sản xuất bằng cách hydro hóa “rất tốt cho động mạch của người Mỹ”

Họ cũng nói rằng mọi người đừng nên ăn bơ động vật, thay vào đó là sử dụng loại dầu thực vật đã được hydro hóa một phần, thứ được gọi là bơ thực vật.

Họ cũng nói rằng loại dầu ăn trong chai nhựa có thể lành mạnh hơn bơ, sản phẩm mà con người đã tiêu thụ ít nhất 3.000 năm.

Thậm chí vào cuối năm 1990, CPSI còn phủ nhận sự nguy hiểm của việc sử dụng các chất béo trans. Câu nói mấu chốt rất nổi tiếng của họ là “Trans, shmans. Bạn nên ăn ít chất béo”.

Không dừng lại ở đó, năm 1994 CSPI đã gieo một nỗi sợ hãi vào trái tim của những khán giả yêu điện ảnh bằng một chiến dịch mạnh mẽ.

Theo đó, các nhà hát bỏng ngô lúc bấy giờ xuất hiện để khẳng định rằng trong dầu dừa phần lớn là chất béo bão hòa.

CSPI tuyên bố rằng một túi bỏng ngô cỡ trung bình có thể tạo nên loại “mỡ làm tắc nghẽn động mạch nhiều hơn là một bữa ăn trứng xông khói, một miếng bánh Big Mac cùng với khoai tây chiên cho buổi trưa và một bữa ăn tối với tất cả các món rau thơm trên đĩa thức ăn được kết hợp!”

Từ lời tuyên bố này các nhà hát bỏng ngô đã đua nhau thay thế dầu dừa bằng loại dầu thực vật đã được hydro hóa bán phần.

Trước đó một cuộc chiến cũng đã nổ ra để giải thoát công dân Mỹ khỏi loại mỡ bò, một thành phần bí mật có trong khoai tây chiên của McDonald. Sự kiện đã dẫn đến việc sản phẩm được thay thế bằng loại dầu thực vật hydro hóa bán phần.

Tuy nhiên, vào những năm 1990 những chất béo được chuyển hóa mà AHA và CSPI đã nói với chúng ta là nó lành mạnh hơn cho con người lại được xem là yếu tố nguy cơ gây ra căn bệnh tim.

Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim sau mỗi lần sử dụng. Cụ thể nó làm gia tăng 2% hàm lượng calo chuyển hóa trong chất béo.

Theo một số ước tính cho thấy chất béo chuyển hóa phải chịu trách nhiệm cho hơn 100.000 ca tử vong.

Và một thực tế là các loại thực phẩm “rất tốt cho sức khỏe” mà AHA khuyến nghị chúng ta nên ăn đã đem đến cho con người những cơn đau tim bất chợt.

Đây quả thật là một sự trớ trêu. Một sự lừa dối trắng trợn.

Vào tháng 11 năm 2013, Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã loại bỏ một phần các loại dầu được hydro hóa trong danh sách thực phẩm dành cho con người, nhưng loại thực phẩm “thường được công nhận là an toàn”.

Đến đây ta có thể nói một cách chính xác là AHA đã bảo chúng ta hãy ăn chất độc trong nhiều thập kỷ qua.

Nhất là khi bên trong các loại dầu hạt công nghiệp như dầu hạt bông có chứa hàm lượng axit béo linoleic Omega-6 rất cao. Loại axit này được gọi là chất béo Omega 6 mẹ ,bởi vì các chất béo Omega 6 khác (gamma linolenic axit – GLA và axit arachidonic) đều được hình thành từ nó.

Thông thường hàm lượng axit linoleic sẽ chỉ có trong thực phẩm nguyên chất, chẳng hạn như trứng, hạt và quả hạch. Nhưng lượng Omega-6 được phân tách từ dầu công nghiệp gần như bằng 0.

Tuy nhiên Crisco lại giới thiệu với mọi người loại axit linoleic bị phân tách và pha trộn vào chế độ ăn uống của chúng ta.

Theo đó, lượng axit linoleic đã gia tăng đáng kể và nó có mặt trong một nguồn thực phẩm mà con người chưa bao giờ tiêu thụ trước đây.

Hiện tại các loại dầu hạt Omega-6 có thể được tìm thấy trong hầu hết những loại thực phẩm chế biến và bên trong chai dầu ăn được đặt tại các cửa hàng tạp hóa.

Điều không may là chúng rất nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng và không khí. Nhưng chúng lại được tiếp xúc với cả ba yếu tố trong quá trình sản xuất.

Nó cũng đồng nghĩa rằng trong khi loại axit linoleic đến từ các loại thực phẩm nguyên chất như quả hạch và các loại hạt thực sự mang đến lợi ích cho sức khỏe, thì loại axit linoleic bị tạp nhiễm có trong dầu hạt công nghiệp lại cho tác dụng độc hại.

Vậy Làm thế nào để chúng ta biết đó là chất béo lành mạnh hay chất béo không lành mạnh?

Câu trả lời chính là tất cả các loại chất béo tự nhiên có trong nhiều nguồn khác nhau như động vật ( thịt, sữa) hoặc thực vật ( ô liu, bơ, hạt) nói chung là lành mạnh. Riêng loại dầu hạt công nghiệp là thứ không tốt cho sức khỏe của con người.

Chúng ta cần phải đối mặt với sự thật rằng: Chúng ta ăn các loại dầu thực vật vì Chúng rẻ tiền chứ không phải là vì các sản phẩm này đem đến sự khỏe mạnh trong con người.

Tú Văn, theo tapnewswire

=
>> Sự thật về dầu dừa nguyên chất tinh khiết và cách phân biệt dầu dừa nguyên chất tinh khiết
Read More

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Hoài Trần

- Liệu cát lún có thật sự nuốt chửng bạn như trên phim ảnh?


Nếu một ai đó hỏi rằng một hố cát lún có thể giết người hay không thì bạn hãy trả lời rằng: “Có và không”.
Chắc hẳn ai cũng đã từng xem qua những bộ phim trong đó có cảnh một người lọt vào hố cát lún, vừa vùng vẫy vừa kêu gọi giúp đỡ từ những người xung quanh nhưng càng vận động mạnh, người đó càng bị cát nuốt xuống nhanh hơn và cuối cùng biến mất nếu không có người giúp đỡ. Những gì còn lại chỉ là cát và cát, may ra thì còn lại chiếc mũ của nạn nhân nữa.


Cát lún từng là đề tài xuất hiện nhiều nhất trong các bộ phim thập kỷ 60. Hình ảnh này là John Dimech giãy giụa trong cát lún trong bộ phim Lawrence of Arabia năm 1962. (Ảnh: Mynet)

Điểm nổi bật dễ nhận thấy nhất ở đây là không được vũng vẫy khi rơi vào hố cát lún bởi nếu bạn càng vùng vẫy, cơ thể sẽ càng chìm nhanh hơn và cơ hội sống sót không còn. Vì vậy, đặc điểm này thường xuất hiện nhiều trong những bộ phim tài liệu hay các kỹ năng sinh tồn trên Internet. 
Vậy cũng nói cái chết do cát lún chẳng khác nào bị chôn sống cả, cứ thử tưởng tượng mình đang bị Thần Chết dần dần mang mình đi mà không làm gì được thì quả là đáng sợ đến nhường nào. Như thế có thể kết luận rằng cát lún thật sự nguy hiểm, nếu chúng ta không may sảy chân vào thì coi như hết đời. 
Nhưng trong thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Nếu thống kê trên toàn thế giới, số người chết vì cát lún quá hiếm, gần như là bằng không. Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao. 
Trước hết cần hiểu rõ cát lún là gì?
Cát lún (quicksand) là hỗn hợp cát và đất sét ướt nước, các hạt cát dính nhau do đất sét ướt, nó hoạt động như một loại keo nửa cứng nửa lỏng. Chúng ngập hết trong nước và thường tìm thấy ở các vùng đồng bằng châu thổ. Hố cát lún thường vững chắc hơn chút nếu nhìn bình thường nhưng khi bạn đặt chân lên mọi chuyện sẽ khác, nước và bùn không đủ độ cứng để đỡ lấy bạn, và bạn sẽ bắt đầu chìm xuống.
Nhưng trái với những gì thấy trên phim, bạn sẽ không thể chìm xuống hết cả thân người. Vì khi đó cát sẽ tiếp tục hòa tan ngày càng nhiều vào nước khiến độ nổi của hỗn hợp tăng lên. Nghĩa là thay vì chìm nghỉm, bạn sẽ mắc lại khi chìm được một nửa thân mình, thậm chí có thể bị đẩy ngược lên đôi chút.


Minh họa hiện tượng cát lún. (Ảnh: Wikiwand)

Tuy nhiên, điều này không thể nói rằng cát lún không nguy hiểm. Có thể bạn sẽ không chết chìm nhưng cũng không dễ mà thoát ra. Nếu không có sự trợ giúp, bản thân bạn phải cần đến một lực lên đến 100.000 N để kéo được 1 chân ra khỏi hố cát lún, tương đương với việc chúng ta có thể nâng 1 chiếc ô tô tầm trung. 
Càng vùng vẫy càng bị lún sâu nhưng liệu bạn có bị lún sâu tới mức chết đuối không?
Trong phim thường diễn tả cảnh một người rơi vào hố cát lún, nếu càng vùng vẫy thì càng bị lún sâu hơn. Nhưng trong thực tế lại khác hoàn toàn. Thế nhưng bằng chứng về việc càng vùng vẫy nạn nhân càng bị lún xuống nhanh hơn lại là chuyện vẫn chưa rõ ràng.
Tiến sỹ Daniel Bonn thuộc Đại học Amsterdam có mặt tại Iran khi ông lần đầu nhìn thấy những biển báo bên hồ, cảnh báo du khách về hiểm họa cát lún. Ông đã lấy một ít cát nơi đây về phòng thí nghiệm của mình để nghiên cứu và phân tích tỷ lệ đất sét, nước muối và cát để thử tạo ra cát lún theo tỷ lệ tương ứng để kiểm chứng. 


Tiến sỹ Daniel Bonn. (Ảnh: Kijk)

Thay vì dùng người, Bonn sử dụng các hạt nhôm có tỷ lệ tương đương với người thật rồi đặt vật thể này lên bề mặt cát. Nhằm tái hiện chuyển động của một người bị mắc kẹt trong hố cát lún, ông lắc cả khối mô hình có chứa cát và hạt nhôm, rồi chờ đợi xem điều gì xảy ra. Khả năng mô hình nhôm có bị “chết đuối” có xảy ra hay không?
Câu trả lời lại là Không!
Ban đầu, khối nhôm có bị lún xuống một chút nhưng sau đó dần dần nổi lên bởi cát từ từ được trộn lại với nước làm tăng sức nổi của hỗn hợp này. Bonn và các cộng sự cũng làm các thí nghiệm tương tự với các vật dụng khác có tỷ trọng tương tự như của con người và kết quả cũng như vậy, chúng cũng chìm xuống nhưng chỉ chìm một nửa chứ không bao giờ chìm nghỉm. 
Vậy nếu theo lý thuyết vật lý ước đoán rằng ta không thể chìm nghỉm và bị cát lún nuốt chửng nhưng lại vẫn có những tai nạn thảm thương khiến có người thiệt mạng? 
Tuy hố cát lún không dìm chết bạn nhưng chúng nằm tại vùng đồng bằng châu thổ nên nếu không kịp thoát ra, bạn có nguy cơ bị chết đuối khi thủy triều lên. Như vậy, chỉ riêng việc vùng vẫy sẽ không khiến bạn chết đuối.
Còn một loại cát lún khác nguy hiểm hơn nhiều cát lún thường. 
Trong sa mạc tồn tại một loại cát lún khác gọi là cát lún khô (dry quicksand). Nhiều người cho rằng cát lún nào thì cũng như nhau nhưng thực chất không như vậy. Khác với cát lún thông thường, cút lún khô nguy hiểm hơn rất nhiều. 
Lý do ở đây là hố cát loại này không có nước nên nó có tính khác biệt. Rơi vào hố cát này chẳng khác nào chúng ta bị chìm trong một bể cát và giữa những hạt cát không có sự gắn kết chặt chẽ như khi có nước nên chẳng khác nào bạn đã bị đắp mộ bằng cát. 


Cảnh này hoàn toàn có thể xảy ra nếu rơi vào một hố cát lún khô. (Ảnh: sameQuizy)

Trường hợp này trong thực tế đã xảy ra năm 2002 tại Đức khi một người đàn ông vô tình trượt ngã vào silo trữ ngũ cốc.
Khi đội cứu hộ đến nơi, ngũ cốc đã ngập đến nách người đần ông và đang dần kéo nạn nhân xuống dưới. Mỗi lần hít thở, thể tích ngực lại giảm xuống, ngũ cốc tràn vào lấp chỗ trống khiến quá trình chìm xuống nhanh hơn, còn nạn nhân ngày càng khó thở hơn.
Các nhân viên y tế ngay lập tức cung cấp oxy cho nạn nhân và buộc dây kéo nạn nhân ra khỏi đống ngũ cốc nhưng bất thành. Nạn nhân trong lúc ấy còn bị ho rất nghiêm trọng vì ngũ cốc đã đi vào phổi. Cuối cùng, họ phải đưa một ống hút cỡ lớn để hút bớt ngũ cốc trong silo ra để ngực nạn nhân không còn bị ép chặt nữa. Nạn nhân được cứu thoát những đã có một trải nghiệm và bài học nhớ đời. 


Hiệu ứng cát lún khiến cho việc ngã vào đống ngũ cốc lớn thường dẫn tới tử vong. (Ảnh: infocus247)

Cần làm gì khi bị rơi vào hố cát lún?
Nếu là hố cát khô thì bạn chỉ còn con đường gọi cứu viện ngay lập tức nếu không muốn con đường đến nghĩa trang nhanh hơn. Trong tình huống chỉ có một mình, hãy bám lấy thứ gì đó xung quanh để tránh bị hút sâu hơn. 
Khi xung quanh không có bất cứ thứ gì, tuyệt đối không vùng vẫy vì chỉ cần thể tích của bạn giảm, cát sẽ nhảy vào chiếm chỗ và bạn thì bị hút nhanh hơn. Cố giữ trạng thái đó lâu hơn và chờ người đến giúp. 
Còn nếu là hố cát ướt thông thường, đầu tiên cần bình tĩnh vì bạn sẽ không bị hút xuống là rất thấp. Nếu chỉ có một mình, hãy tìm cách cử động ngả tựa về phía sau và giang rộng tay chân ra nhằm phân tán bớt trọng lượng cơ thể ra đều hơn rồi chờ cho đến khi cơ thể nổi hẳn lên. 
Video:
Sơn Tùng
Read More

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

Hoài Trần

- 10 Quy Tắc Của Để Cuộc Sống Khỏe Mạnh

Bright Side đã thu thập được 10 quy tắc của một lối sống lành mạnh nên được thay đổi 
1. Ngủ đủ 8 tiếng
Nghiên cứu từ Học viện Y học giấc ngủ của Mỹ (AASM) đã chứng minh rằng một người cần 7 giờ ngủ để cơ thể hoạt động hiệu quả và cảm thấy dồi dào năng lượng trong ngày.

Cơ thể của bạn cần khoảng thời gian này để tăng cường sức khỏe và phục hồi trong đêm.

2. Ăn một bữa sáng dồi dào
Một bữa sáng phong phú luôn luôn phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể cá nhân của mỗi người. 

Thức ăn chỉ hữu ích khi bạn thực sự muốn ăn. Đó là lý do nếu bạn hầu như không thể ăn vào buổi sáng, đừng tự tra tấn bản thân, bạn chỉ cần uống một ly nước.

3. Chạy bộ vào buổi sáng
Chạy bộ giúp đạt được hiệu quả như nhau cả vào buổi sáng và buổi tối, vì vậy nếu bạn không có thời gian và không có ý định chạy bộ vào buổi sáng sớm, thì đừng chạy. 

Bên cạnh đó, bạn nên để cho cơ thể thức dậy đúng cách trước khi chạy vào buổi sáng. Nên ăn sáng và chờ ít nhất 40 phút trước khi tập thể dục. Nếu không, bạn có thể bị choáng, bị đau đầu hoặc phát triển nhịp tim bất thường.

4. Tránh đồ ngọt
Ăn đồ ngọt thực sự tốt cho cơ thể con người bởi vì chúng chứa glucose, một yếu tố quan trọng và cần thiết cho chức năng não bộ. Đó là lý do tại sao bạn không nên loại bỏ hoàn toàn kẹo bánh khỏi chế độ ăn uống. Nhưng bạn nên cố gắng giảm thiểu lượng đường. 

Ví dụ, bạn có thể uống sữa chua tự nhiên, đồ uống nóng không đường, hoặc ăn hoa quả khô thay vì kẹo.

5. Luyện tập cho đến khi kiệt sức
“Nếu cơ thể bạn không đau vào sáng hôm sau, điều đó có nghĩa là bạn đã không tập luyện đúng cách”. Thực tế, đau cơ sau khi tập luyện xảy ra khi sự căng thẳng trên cơ thể bạn quá lớn. 

Đau nhức cơ bắp cũng có thể là dấu hiệu của chấn thương mô cơ. Trong trường hợp này, tốt hơn là dừng các lớp tập luyện cho đến khi hồi phục hoàn toàn.

6. Không uống nước trong bữa ăn
Nước là một yếu tố thiết yếu để hệ thống tiêu hóa hoạt động đúng cách. Nếu cơ thể bạn không có đủ chất lỏng, dạ dày sẽ lấy bù trừ từ nước bọt của bạn. Đó là lý do tại sao uống nước là tốt và cần thiết cho cơ thể. 

Uống trong khi ăn sẽ giúp dạ dày của bạn dễ tiêu hóa và hấp thu thức ăn hơn.

7. Dùng đồng thời nhiều bữa ăn
Bạn không cần phải ăn nếu bạn không cảm thấy đói. Quy tắc chính là chỉ ăn khi cảm thấy đói. Cơ thể của bạn sẽ báo hiệu cho bạn biết khi nào đến giờ ăn. 

Đối với số lượng bữa ăn, tốt hơn là chia lượng thức ăn hàng ngày thành 5-6 bữa ăn riêng biệt.

8. Đánh răng sau mỗi bữa ăn
Chúng ta thường ăn nhiều thức ăn có vị chua trong ngày: trà chanh, dưa chua, nước sốt xà lách,… Phần còn lại của những thực phẩm này có tính axit có thể làm hỏng men răng. 

Đánh răng ngay sau bữa ăn sẽ khiến mọi việc tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, việc đánh răng thường xuyên có thể dẫn đến đau nhức và chảy máu nướu răng . Đừng làm theo mọi quy tắc mới mà bạn nghe thấy, chỉ cần đánh răng vào buổi sáng và buổi tối là đủ.

9. Nói không với thực phẩm như bánh mì
Bánh mì chứa rất nhiều chất xơ cần thiết giúp đào thải cholesterol và axit mật ra khỏi cơ thể bạn. 

Bánh mì cũng góp phần vào hoạt động bình thường của hệ thống tiêu hóa. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên nhồi nhét bánh mì vào bụng; tốt nhất là 200 gam một ngày.

10. Uống 2 lít nước mỗi ngày
Lượng nước bạn uống trong ngày phải phù hợp với trọng lượng cơ thể: 30ml / kg. 

Bạn cũng nên chú ý đến các yếu tố sau: điều kiện thời tiết, độ ẩm và mất nước trong quá trình tập luyện. Để duy trì mức cân bằng nước trong cơ thể, bạn cũng có thể uống trà, cà phê, nước trái cây và các chất lỏng khác.

Viettimes/Theo Bright Side
Read More

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Hoài Trần

- Bí mật hệ thống giáo dục phương Đông nuôi dưỡng trẻ em tài năng và thông minh

 Các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đứng ở vị trí hàng đầu về xếp hạng giáo dục theo ước tính của PISA. 

Sinh viên 15 tuổi từ phương Đông thường thể hiện tốt hơn về toán, đọc và khoa học so với các sinh viên khác từ khắp nơi trên thế giới.

Nuôi dạy một đứa trẻ tài năng và thành công, tôn trọng người lớn tuổi, có văn hóa, và là một người tốt, toàn diện là mục tiêu chính ở các nước phương Đông. Nhưng làm thế nào mà các nước này có thể đạt được điều này?

1. Người phương Đông không tin rằng giáo dục là điều quan trọng nhất trong cuộc sống

Niềm tin này chỉ áp dụng cho 2 năm đầu tiên. Trong giai đoạn này, cảm xúc rất quan trọng, đó là lý do tại sao trẻ em luôn được bao quanh bởi tình yêu và sự quan tâm. Tiếp xúc vật lý cũng rất quan trọng: cha mẹ thường dẫn theo con ra ngoài ngay cả khi không cần thiết.


Ở đây mọi người không cho rằng trẻ em mới một tuổi không hiểu gì cả. Mặc dù trẻ em không thể trả lời, chúng bắt đầu nhận và phân tích thông tin trước cả khi chúng được sinh ra. Đó là lý do tại sao phụ huynh luôn cố gắng trở thành một tấm gương gương mẫu ngay cả khi con họ còn rất bé bỏng.

2. Họ coi trọng trải nghiệm cá nhân

Không giống như hệ thống giáo dục phương Tây, ở phương Đông, cha mẹ không cấm mọi thứ. Nếu một đứa trẻ làm điều xấu hay nguy hiểm, người lớn chỉ cố gắng chuyển sự chú ý của chúng sang thứ gì đó khác. Người phương Đông quan niệm rằng ngăn cấm có thể ngăn chặn niềm đam mê khám phá của trẻ.

Một đứa trẻ sẽ được giảng giải về sự nguy hiểm và lý do tại sao nên tránh làm một số điều, nhưng không ai cấm bất cứ điều gì. Vì vậy, trong tương lai những đứa trẻ này có một cách suy nghĩ sáng tạo hơn, chúng có thể tưởng tượng được các giải pháp độc đáo, chúng tuân theo các quy tắc quan trọng và chúng luôn tôn trọng người lớn.

3. Sở thích cá nhân không quan trọng


Ví dụ, bố mẹ phương Tây sẽ nói, “Đừng làm tổn thương chính mình". Còn ở phương Đông, họ sẽ nói, “Đừng làm tổn thương người khác". Trước khi 3 tuổi, trẻ em được dạy phải tôn trọng người khác, động vật, có khả năng tìm kiếm sự thật, kiểm soát bản thân, và quan tâm đến thiên nhiên.

Với cách nuôi dưỡng như vậy, trẻ có thể sống hòa đồng với những người khác, giúp đỡ và quan tâm cộng đồng. Ở Nhật Bản, mọi người tin rằng cách tiếp cận này là rất quan trọng cho sự phát triển của một xã hội và chính phủ hài hòa. Đây là lý do tại sao trẻ thường được dạy theo nhóm.

4. Ở độ tuổi 2-3 trẻ em chơi một số môn thể thao và tham dự các lớp học giáo dục

Sau khi trẻ em được dạy những điều cơ bản về cách cư xử tốt, quá trình phát triển toàn diện của chúng bắt đầu. Một đứa trẻ 3 tuổi có một ngày học tập bận rộn là điều bình thường. Trẻ em có thể học tất cả các lớp ngoại ngữ, toán, vẽ, diễn xuất và âm nhạc cùng một lúc.

Nhờ hệ thống này, tất cả trẻ em dưới 4 tuổi có thể chơi ít nhất một nhạc cụ và biết những điều cơ bản về toán và ngữ pháp. Khi 5 tuổi, trẻ em chuẩn bị đi học. Thời thơ ấu vô tư kết thúc và tiến tới chúng sẽ được dạy về kỷ luật.

5. Trẻ em tiểu học có thể tự đi học

Ví dụ, ở Nhật Bản và Hàn Quốc, trẻ em 6 tuổi đều có thể đến trường một mình. Các bậc phụ huynh không đưa con đến trường.

Vào thời điểm trẻ em bắt đầu đi học, chúng học đếm, viết và đọc những cuốn sách đơn giản. Ở các nước châu Á, mọi người tin rằng việc dạy trẻ em đếm sớm sẽ giúp phát triển các thùy trán của não và phát triển khả năng sáng tạo.

6. Sinh viên cần có thời gian để lựa chọn nghề nghiệp tương lai


Vào khoảng 12-16 tuổi, một đứa trẻ được coi là trưởng thành về mặt nhận thức. Họ tự đưa ra quyết định và tự chịu trách nhiệm. Không giống như ở phương Tây, trẻ em ở đây không vội vã chọn nghề nếu chúng chưa sẵn sàng.

Quan hệ gia đình cũng rất quan trọng. Một đứa trẻ có thể sống với gia đình khi chúng chưa thể tự lập. Nhưng bình thường, ở tuổi 14 trẻ em đã biết xác định mục tiêu và có thể sống một mình.

Hệ thống này đã tồn tại hàng trăm năm cho phép cha mẹ nuôi dạy những đứa trẻ thông minh, tài năng tôn trọng truyền thống, cộng đồng và có tinh thần làm việc nhóm.

Nguyên tắc quan trọng nhất của hệ thống phương Đông: lời giải thích cho các quyết định của cha mẹ, tình yêu và sự chăm sóc của người thân là rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của một đứa trẻ. Và tính kỷ luật đi kèm với độc lập mang lại kết quả tuyệt vời trong giáo dục và công việc.

Thanh Hà - Theo Bright Side
Read More

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Hoài Trần

- Bí mật trường thọ của thủ tướng 92 tuổi ở Malaysia

TTO - "Hãy sống như một con khỉ", đó là bí quyết đã giúp ông Mahathir Mohamad đủ sức trở thành thủ tướng Malaysia ở tuổi 92.

Tân thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho thấy sự minh mẫn và hóm hỉnh dù đã 92 tuổi - Ảnh: REUTERS

Sau lễ tuyên thệ tối 10-5, ông Mahathir đã chính thức trở thành tân thủ tướng Malaysia sau khi đánh bại chính người học trò của mình, ông Najib Razak.

Sự trở lại lần này của ông Mahathir, 15 năm sau khi ông rời chính trường, cũng đưa ông trở thành nhà lãnh đạo dân cử lớn tuổi nhất thế giới. Còn 2 tháng nữa ông Mahathir sẽ đón sinh nhật lần thứ 93 nhưng tuyệt nhiên người ta chưa hề thấy dấu hiệu tuổi tác ở nhà lãnh đạo kỳ cựu của Malaysia, ít nhất là một cách công khai.

Những bài học từ ngành y có thể đã không giúp gì cho sự nghiệp chính trị của ông Mahathir nhưng chúng đã giúp ông duy trì sức khỏe cho đến tận hôm nay.

"Chắc tôi giống khỉ"

"Nói về tuổi tác thì có hai loại. Một loại liên quan tới số năm, loại còn lại là sự dẻo dai của cơ thể. Nếu tính theo sức khỏe thì tôi chưa có già đâu", ông Mahathir bông đùa. "Tôi chưa bao giờ thực sự nghỉ hưu".

Trong suốt một tuần vận động tranh cử, ông Mahathir đã bay từ Kuala Lumpur về quê nhà Langkawi (bang Kedah) để tiếp xúc cử tri rồi lại bay về thủ đô. Trong buổi tối vận động cuối cùng trước ngày bỏ phiếu, trời đã mưa rất to ở Langkawi. Nhưng trên sân khấu lớn, người ta vẫn thấy ông ở đó, như một cử chỉ cảm ơn hàng ngàn người ủng hộ đầu đội mưa chân đạp bùn đứng vì ông bên dưới.

"Vâng, vâng, tôi vẫn còn sống đây!", ông Mahathir hóm hỉnh trong cuộc họp báo tuyên bố chiến thắng sau cuộc tổng tuyển cử ngày 9-5. Đồng hồ khi ấy đã chỉ gần nửa đêm.

Bí mật của tân thủ tướng Mahathir là gì? – Hãy sống như một con khỉ và ăn ít.

Ông Mahathir gần như không già đi bao nhiêu so với lúc ông rời nhiệm sở năm 2003 (trái) và hiện tại (phải) - Ảnh: REUTERS

Trong cuộc phỏng vấn với báo Straits Times của Singapore hồi năm ngoái, ông Mahathir đã dẫn ra một kết quả nghiên cứu rằng khi cho khỉ ăn các bữa ăn có ít calorie, tuổi thọ của chúng sẽ cao hơn.
"Chắc tôi giống một con khỉ. Thật ra tôi không hoàn toàn khỏe mạnh. Tôi có vấn đề về tim mạch, tôi bị viêm phổi một lần, thỉnh thoảng bị ho nữa vì phổi bị tổn thương mà", ông Mahathir thổ lộ.

Nhưng tôi không hút thuốc, chẳng rượu bia và không ăn quá nhiều. Tôi chỉ ăn vừa đủ để có sức làm việc. Cân nặng của tôi cứ trong khoảng 62-64kg suốt nhiều năm. Bây giờ tôi thậm chí còn mặc được những bộ đồ đã may cách đây 30 năm.
Thủ tướng 92 tuổi Mahathir chia sẻ bí quyết mà ông tâm đắc

Phía sau màn sân khấu
Là một bác sĩ trước khi dấn thân vào sự nghiệp chính trị, ông Mahathir vẫn sắc bén trong ngôn ngữ cùng trí nhớ tốt khi trở lại các hoạt động chính trị cách đây 2 năm.

Nhưng đúng như nhà lãnh đạo Malaysia đã tự thừa nhận ở trên, những vấn đề liên quan tới tim mạch buộc các trợ lý của ông Mahathir phải giới hạn lịch trình làm việc mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe của ông.

Ông Mahathir xuống đường tham gia cuộc tuần hành năm 2016 kêu gọi thủ tướng Malaysia khi đó là Najib Razak từ chức - Ảnh: AFP

Trong một cuộc vận động ủng hộ ở thị trấn Perai, bang Penang hồi đầu tháng 2-2018, ông Mahathir đã đứng nói chuyện trước 2.500 người ủng hộ. Bài phát biểu không nhìn giấy gần 30 phút chỉ kết thúc khi vài phút nữa là 23h. Người ta có thể nghe giọng của ông một cách rõ ràng, đầy nội lực dù đôi lúc bị chen ngang bởi tiếng ho.

Nhưng ngay sau bài phát biểu đó, một cuộc hẹn đã lên lịch từ trước với báo New York Times của Mỹ đã bị hủy. Hơn một tuần sau, ngày 9-2, ông Mahathir thừa nhận đã nằm 6 ngày trong Viện tim quốc gia ở Kuala Lumpur vì nhiễm trùng ngực.

Tôi già rồi, sắp sửa 93 tuổi. Tôi biết mình sẽ không sống được lâu và đã chuẩn bị cho điều đó. Nhưng miễn là tôi còn sức lực, tôi sẽ tiếp tục cống hiến cho đất nước
Ông Mahathir trải lòng khi tuyên bố ra tranh cử hồi tháng 1-2018.

Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề sức khỏe khiến ông Mahathir lỡ hẹn. Tháng 12-2017, con trai ông Mahathir đã phải thay mặt cha xin lỗi vì sự vắng mặt của ông trong một cuộc họp của Parti Pribumi Bersatu Malaysia, đảng phái mà ông Mahathir giữ vai trò chủ tịch.

Tân thủ tướng Mahathir Mohamad đang giữ hai kỷ lục của chính trường Malaysia: thủ tướng cao tuổi nhất và cầm quyền lâu nhất (1981 - 2003). Tình trạng sức khỏe của ông Mahathir khiến nhiều người lo ngại ông không thể hoàn thành nhiệm kỳ 5 năm lần này.

BẢO DUY

5 bí mật trường thọ của người sống lâu nhất thế giới
Suckhoedoisong.vn - Bà Alimihan, năm nay thọ 129 tuổi, sống ở vùng Tân Cương, Trung Quốc. Bà cho biết năm sinh của mình là 1886. Như vậy, bà Alimihan có thể coi là người sống trường thọ nhất thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, do trường hợp của bà Alimihan chưa được chính thức công nhận nên các kênh thông tin vẫn ghi nhận cụ bà Okawa 117 tuổi ở Nhật Bản là người sống thọ nhất. Tuy nhiên, đáng buồn là bà Okawa đã ra đi vào đầu năm 2015.


Cụ bà Alimihan cho hay để sống được trường thọ như vậy, bà luôn tuân thủ theo 5 nguyên tắc sau:
1. Tích cực hoạt động thể chất
Bà Alimihan có tình yêu lâu dài với các hoạt động thể chất. Khi còn trẻ, bà làm rất nhiều công việc của nhà nông, làm các công việc ngoài đồng. Đến khi có tuổi, bà Alimihan vẫn tiếp tục thích làm những việc nặng nhọc. Theo bà Alimihan, lao động thường xuyên đảm bảo cơ thể được luyện tập và hoạt động một cách trơn tru.

2. Duy trì các thói quen tốt
Bà Alimihan cũng tuân thủ nghiêm ngặt những thói quen mà bà cho rằng tốt cho sức khỏe, như đi ngủ trước 10 giờ tối và thức dậy khoảng giữa 5 đến 6 giờ sáng hôm sau, thường xuyên ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm. Bà cũng ăn sáng lúc 8 giờ, ăn trưa từ 12 – 1h chiều, và dùng bữa tối đều đặn vào một thời điểm nhất định trong ngày.

3. Chú trọng chế độ ăn uống và dinh dưỡng
Bà Alimihan thích các bữa ăn nhẹ và thực phẩm dinh dưỡng, chẳng hạn như mì, cháo, gạo trắng, bánh bao vỏ mỏng. Bữa tối của bà rất đơn giản, chủ yếu gồm mỳ hay canh bắp cải. Bà không bao giờ ăn quá no và hệ tiêu hóa của bà rất tốt. Bà thích ngô bung và ngũ cốc.

4. Ca hát thường xuyên

Bà Alimihan thường xuyên hát hò như trẻ thơ và uống nước đá quanh năm. Bà luôn có tinh thần thoải mái và nhẹ nhàng. Bà hát, đi chợ, thăm hỏi bạn bè, và thích kể chuyện vui. Bà Alimihn chỉ thích sống một cuộc đời rất đơn giản.

5. Chỉ ăn no tới 70%
Bà Alimihan không bao giờ ăn quá no. Bà chỉ ăn tới 70% khả năng ăn của mình mà thôi. Được biết, các thí nghiệm được tiến hành tại Mỹ trên chuột cho thấy khi chúng được cho ăn ít hơn 30% lượng thức ăn hàng ngày, tuổi thọ của chúng tăng lên 30%. Ăn quá nhiều khi còn trẻ tuổi có thể tác động lên sức khỏe của hai thế hệ.

Tổ chức Y tế Thế giới tin rằng có bốn yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người. Bao gồm yếu tố di truyền, chiếm 15%; môi trường tự nhiên xã hội, chiếm 17%; mức độ chăm sóc sức khỏe, chiếm 8%; lối sống và chế độ ăn uống, chiếm 60%.

Thu Trang (Theo Vision Times)

Bí mật sống lâu của 5 vùng đất nơi người dân khoẻ mạnh và trường thọ là không ép buộc bản thân sống khoa học.

Trong nhiều năm liền, Dan Buettner, một nhà khoa học và thám hiểm của National Geographic đã đi quanh thế giới để nghiên cứu các cộng đồng có tuổi thọ cao và cuộc sống hạnh phúc.
5 vùng đất trường thọ mà Buettner phát hiện, được gọi là "vùng xanh" bao gồm Okinawa, Nhật Bản; Loma Linda, bang California, Mỹ; bán đảo Nicoya tại Costa Rica; đảo Ikaria, Hy Lạp và đảo Sardinia, Italia.

"Bí mật ở đây chính là tránh xa khái niệm cho rằng chúng ta có thể thay đổi thói quen của mình. Điều chỉnh thói quen qua chế độ ăn và vận động có thể cho tác dụng trong thời gian ngắn, song nhìn chung sẽ thất bại trong dài hạn", Buettner cho biết.

Trong cuốn sách "Những giải pháp của vùng xanh: Ăn và sống như những người khoẻ mạnh nhất thế giới”, Buettner tiết lộ môi trường sống chính là chìa khoá sống lâu của những người hơn 100 tuổi ở các đất trường thọ.

Tại các cộng đồng này, theo Buettner, những thức ăn rẻ nhất, sẵn có nhất và ngon nhất lại là thực phẩm có ích nhất cho sức khoẻ. Các cư dân thường không đứng yên quá 20 phút không phải để đạt mục tiêu số bước trong ngày, mà vì công việc và thói quen buộc họ phải di chuyển. Họ cũng sống trong các cộng đồng vô cùng gắn bó, khiến việc ở một mình dường như là bất khả.

Buettner cùng nhóm các nhà nghiên cứu đang thí điểm áp dụng những bài học từ 5 vùng xanh vào 42 thành phố tại Mỹ. Ông cũng làm việc với chính quyền địa phương nhằm xây dựng các chính sách khuyến khích thực phẩm tốt cho sức khoẻ, đường phố thân thiện với con người, tăng cường phục vụ thức ăn bổ dưỡng từ thiên nhiên trong nhà hàng và trường học.

Dưới đây là những bí kíp trường thọ nổi bật mà Buettner khuyến cáo.

Chế độ ăn giàu tinh bột tự nhiên
Cư dân vùng xanh có thói quen ăn các loại hạt và đậu. Ảnh: ThinkStock

Chế độ ăn ít tinh bột (carbohydrate) không phải bí quyết sống khoẻ của cư dân vùng xanh. Trái lại, bữa ăn hàng ngày của họ luôn chứa nhiều tinh bột. Ước tính 65% chế độ ăn của người vùng xanh là carbohydrate.

Điều khác biệt chính là carbohydrate được cung cấp từ nguồn thực vật tốt cho sức khoẻ. Một điểm chung của các cộng đồng này là thói quen ăn các loại hạt và đậu, với mức một nắm tay hạt và một chén đậu nhỏ mỗi ngày.

"Nếu duy trì thói quen ăn một chén đậu mỗi ngày, bạn sẽ kéo dài 3-4 năm tuổi thọ", Buettner nói.

Những thực phẩm quen thuộc với các cộng đồng vùng xanh còn gồm khoai lang, trái cây và rau củ tươi.

Xây dựng kết nối xã hội lành mạnh
Kết nối xã hội Buettner đề cập không phải là tài khoản Facebook hay số lượng người theo dõi trên Instagram. Thay vào đó, Buettner hướng tới những cá nhân mà chúng ta thực sự tương tác hàng ngày.

Theo chuyên gia này, bạn bè có ảnh hưởng quan trọng tới tuổi thọ con người. Trên thực tế, nếu có khoảng ba người bạn để gọi điện tâm sự sau một ngày tồi tệ, một người có thể kéo dài cuộc sống thêm 8 năm.

Tuy nhiên, quan trọng hơn đây phải là các cá nhân khoẻ mạnh. Nếu có bạn thân thừa cân hay béo phì, nhiều khả năng bạn sẽ gặp trường hợp tương tự. Ngược lại, vòng kết nối là những người chuộng thức ăn tốt cho sức khoẻ và thích vận động, bạn sẽ nhận lại các ảnh hưởng tích cực.


Một cư dân cao tuổi tại Okinawa, Nhật Bản. Ảnh: National Geographic

Xây dựng hoạt động cho đời sống
Tại 5 vùng xanh, thẻ thành viên phòng tập gym không hề tồn tại. Các cư dân thường vận động thông qua hoạt động hàng ngày.

Tuy nhiên, do các công việc hiện đại đòi hỏi nhiều thời gian ngồi trước máy tính thay vì cày bừa ngoài ruộng, Buettner khuyến cáo mọi người tìm cách xây dựng nhiều hoạt động trong đời sống như làm vườn hay sử dụng phương tiện công cộng.

"Những người vận động nhiều có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 11%", Buettner dẫn lợi ích của việc di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng.

 



Lan Chi (Theo Đời sống & Pháp lý)
Read More

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

Hoài Trần

- Ngưỡng tuổi để học ngoại ngữ tốt nhất

Theo một nghiên cứu khoa học, có một ngưỡng tuổi nhất định để chúng ta có thể học ngoại ngữ đạt mức trôi chảy... 


Chẳng hạn, nếu bạn muốn nắm vững ngữ pháp tiếng Anh như người bản xứ, lý tưởng ra, bạn phải bắt đầu học trước khi lên 10, các nhà nghiên cứu nói.

Mọi người có khả năng học ngoại ngữ rất tốt cho tới khoảng 17, 18 tuổi, sau đó khả năng học sẽ giảm dần.

Kết quả này, được in trong tạp chí Cognition, dựa vào bài kiểm tra ngữ pháp qua mạng, được 670.000 người có các độ tuổi và quốc tịch khác nhau thực hiện.

Bài quiz về ngữ pháp được đăng trên Facebook để thu hút đủ người tham gia.

Các câu hỏi kiểm tra liệu người trả lời có biết những câu tiếng Anh như: "Yesterday John wanted to won the race," có đúng ngữ pháp không.

Những người tham gia còn được hỏi họ bao nhiêu tuổi, đã học tiếng Anh bao nhiêu lâu, và trong hoàn cảnh nào - chẳng hạn, họ có chuyển đến sống ở một nước nói tiếng Anh không?

Khoảng 246.000 người tham gia bài quiz ở độ tuổi 20 và 30. Những người tham gia trẻ nhất lên 10 tuổi, và già nhất là độ tuổi 70.

Khi các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu qua máy tính, lời giải thích tốt nhất cho kết quả họ thu được là mọi người có khả năng học ngữ pháp tốt nhất ở tuổi thơ ấu, duy trì ở tuổi thiếu niên và sau đó giảm dần khi trưởng thành.


Người Việt học tiếng Anh để làm gì?

Học một ngôn ngữ thường được cho là dễ đối với trẻ em, và khó hơn khi chúng ta già đi.

Nhưng những người học ngoại ngữ muộn vẫn có thể học tốt, nếu không đạt mức hoàn toàn trôi chảy, các nhà nghiên cứu nói.

Hiện chưa rõ điều gì dẫn đến giảm sút khả năng học từ khoảng 10 tuổi trở đi. Các nhà nghiên cứu gợi ý có thể là vì bộ não chúng ta trở nên ít thay đổi hay khó thích nghi hơn ở tuổi trưởng thành.

Nhà đồng nghiên cứu Josh Tenenbaum, giáo sư về khoa học nhận thức và não tại Học viện Kỹ thuật Massachusetts, Mỹ, nói: "Có thể cơ thể chúng ta có thay đổi về sinh học. Cũng có thể đó là vì lý do có tính chất văn hóa hay xã hội.

"Có một giai đoạn, cho đến khi bạn 17, 18 tuổi ở nhiều xã hội, bạn là người vị thành niên. Sau đó, bạn rời nhà, có thể bạn đi làm cả thời gian, hoặc bạn trở thành một sinh viên đại học. Tất cả những điều đó đều có tác động đến tốc độ học ngoại ngữ của bạn."

Điều này không có nghĩa học ngoại ngữ ở tuổi trưởng thành là vô ích.


Bản quyền hình ảnhCHINA PHOTOS/GETTY IMAGESI Người cao tuổi học tiếng Anh ở một khu chung cư ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Học ngoại ngữ được cho là tốt cho não của bạn và thậm chí có thể đẩy lùi thời điểm mắc bệnh suy giảm trí nhớ, theo một số nghiên cứu.

Giáo sư Marilyn Vihman, từ Khoa ngôn ngữ và khoa học ngôn ngữ của Đại học York, Anh quốc, nói: "Ý kiến cho rằng bạn không thể đạt được trình độ như người bản xứ nếu bạn không học ngoại ngữ sớm là cần xét lại.

"Những trường hợp như vậy (học ngoại ngữ muộn vẫn giỏi như người bản xứ) là hiếm, nhưng chúng vẫn có và đang được ghi lại.

"Có trường hợp những người ở độ tuổi 20 học một ngôn ngữ mới và giỏi tới mức làm được gián điệp.

"Đã có hai, ba hay bốn trường hợp như vậy được ghi lại.

"Tôi không nghĩ rằng có một ngưỡng tuổi nhất định cho việc giảm khả năng học ngoại ngữ, mà có cả một giai đoạn khả năng học duy trì và rồi mới giảm ở tuổi niên thiếu đối với hầu hết nhưng không phải là tất cả mọi người."

TS Danijela Trenkic, cũng từ Đại học York, chỉ ra rằng nghiên cứu này chỉ xem xét một khía cạnh của ngôn ngữ đó là ngữ pháp.

"Bạn có thể là một người giao tiếp rất giỏi, thậm chí ngay cả khi nghe bạn không giống người bản xứ hay bạn không nói đúng ngữ pháp tất cả các câu."



Read More