Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe & Đời sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe & Đời sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

Hoài Trần

- Chữa ho, tan đờm nặng đến đâu cũng khỏi hẳn sau 3 ngày

 Sự thay đổi về thời tiết là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như cảm lạnh, ho, sốt, sổ mũi ở trẻ nhỏ.
Mẹ hãy sử dụng củ cải trắng theo cách này, con ho, cổ có đờm nhiều đến đâu cũng khỏi sau 3 ngày kiên trì áp dụng.

Theo y học cổ truyền, củ cái trắng có vị thanh, mát, kết hợp với mật ong là một phương pháp chữa ho khá hiệu quả. Bài thuốc này có thể áp dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Lương y Vũ Quốc Trung – Phòng chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội cho biết củ cải có tác dụng tuyệt vời trong trị ho. Trong đông y có rất nhiều bài thuốc trị bệnh từ củ cải trắng.

Thậm chí ở một số nước người ta coi củ cải trắng là một thực phẩm dưỡng sinh, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh trong đó bổ sung dinh dưỡng cho những bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, thậm chí ung thư.

Ngoài ra, củ cải còn có chức năng trợ giúp đối với những người bị tắc mũi, đau họng do cảm trong mùa đông, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này.

2 cách trị ho bằng củ cải trắng hiệu quả
Theo đông y, củ cải có vị thanh mát, hạt củ cải có vị cay ngọt, tính bình thường được dùng cho các trường hợp đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, cách chữa khan tiếng, thổ huyết chảy máu cam, bệnh đái tháo đường và hội chứng lỵ.

Cách trị ho bằng củ cải trắng là một phương pháp chữa ho khá hiệu quả.
Bài thuốc này có thể áp dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. 

1. Chữa ho đờm bằng củ cải trắng, gừng, mật ong
Nguyên liệu:
Củ cải trắng: 1kg
Gừng: 250g
Mật ong: 300ml
Cách làm: 
- Củ cải trắng rửa sạch dưới vòi nước, nhớ chọn củ có độ ngọt, không bị xốp sẽ giảm hiệu quả chữa ho.
- Thái miếng như hạt lựu. Cho vào máy ép lấy nước.
- Gừng rửa sạch, thái miếng nhỏ
- Cho gừng vào nước ép cải trắng đun sôi nhỏ lửa chừng 10 phút rồi cho thêm mật ong vào khuấy đều và đun sôi trở lại.
Tắt bếp, chờ cho hỗn hợp nguội thì cho vào lọ để dùng dần.
Cách dùng:
Mỗi khi bé ho hãy cho uống ngày 2 lần, mỗi lần 5ml
Nếu cảm thấy khó uống có thể pha ùng một chút nước ấm.
Sau 3 ngày kiên trì sử dụng, cơn ho có đờm, khản tiếng sẽ cắt đứt.

Đây là phương thuốc cách trị ho bằng củ cải trắng cho bé cực kỳ hiệu nghiệm.
Người lớn cũng có thể dùng cách này để trị ho mà không cần dùng đến kháng sinh.

2. Cách trị ho bằng củ cải trắng, nước lọc 
Nguyên liệu: 
Củ cải trắng: 200g 
Nước lọc: 800g
Nồi đun, rây lọc…
Cách làm:
- Củ cải trắng còn tươi (không dùng loại để lâu đã bị xốp) đem rửa sạch dưới vòi nước
- Dùng dao gọt sạch vỏ rồi thái hạt lựu
- Cho củ cải vào nồi, đổ hết 800ml nước lọc vào xâm xấp mặt củ cải
- Đun sôi củ cải trong vòng 15 phút sau đó để nguội rồi dùng rây lọc bỏ bã, lấy nước cho con uống thành nhiều bữa trong cả ngày, có thể dùng thay nước lọc rất tốt trong việc làm tan đờm ở cổ họng.
Cách dùng:
Đối với người lớn, có thể ăn cả bã có tác dụng tốt hơn.

Bài thuốc có thể áp dụng được cho trẻ nhỏ từ 8 tháng tuổi trở lên. Đây là chữa ho đờm bằng củ cải trắng trị ho gió, ho khan, ho có đờm do thời tiết thay đổi. Nếu con bị nặng hơn mẹ hãy đưa con đi bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm: cách chữa ho bằng quả lê/ cách trị ho bằng gừng và mật ong để áp dụng nhé. 
Chúc bạn thành công!

Nguồn bài viết: http://agarwood.org.vn/2-cach-tri-ho-bang-cu-cai-trang-hieu-qua-15429.html

Tác dụng tuyệt vời từ loại củ được ví như “nhân sâm mùa Đông”


Theo Đông Y, củ cải trắng là cây thuốc quý có tác dụng long đờm, trừ viêm, tiêu thực, tán phong tà, trừ lỵ… Nó có tác dụng khai vị, làm ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa, chống còi xương, sát khuẩn nói chung, bổ gan và thận.

Nghiên cứu của Tây Y cũng cho thấy, củ cải trắng giàu vitamin A, C, giàu canxi và các chất chống oxy hóa cũng như những enzym hỗ trợ tiêu hóa, hoạt chất chống ung thư, hoạt chất bảo vệ gan v.v..

1. Bổ phế
Củ cải trắng có tác dụng long đờm, loại bỏ đờm và các vi khuẩn, mầm bệnh ra khỏi hệ hô hấp. Trong Đông Y, củ cải trắng được dùng để chữa viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn.

Khi bị ho đờm, bạn có thể dùng củ cải trắng thái lát mỏng ngâm với mật ong (để qua đêm), lúc ăn nên nhai nuốt từ từ.

2. Nhuận tràng
Trong củ cải chứa nhiều enzym và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, kích thích nhu động ruột, kích thích ngon miệng.

Khi bị đầy trướng bụng bạn có thể giã củ cải lấy nước uống. Người bị táo bón có thể ăn củ cải luộc sẽ giúp nhuận tràng.

Củ cải có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm nên nếu bạn bị nhiệt miệng, loét miệng có thể ngậm hoặc súc miệng bằng nước củ cải, vết thương sẽ chóng lành.

Củ cải có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm nên có thể dùng trị nhiệt miệng. (Ảnh từ Internet)
3. Phòng ung thư
Trong củ cải hàm chứa dầu cải và glycoside, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần có vị cay cay giúp phòng ung thư. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng phòng ung thư cũng càng tốt.

4. Tăng cường miễn dịch
Củ cải trắng chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất, trong đó có vitamin C. Vitamin C được biết đến là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, vững bền thành mạch, giảm nguy cơ gãy xương và bệnh tim mạch.

5. Tốt cho xương và làn da
Củ cải giàu canxi nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa loãng xương. Các chất chống oxi hóa có nhiều trong củ cải giúp đẹp da, chống lão hóa. Củ cải nhiều chất xơ giúp xúc tiến nhu động ruột, tăng cường bài độc, nhờ vậy cải thiện được làn da thô ráp, nhiều mụn.

6. Giảm cân
Củ cải là thực phẩm rất tốt cho những người muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Đó là nhờ củ cải giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất nhưng ít calo, ít mỡ.

7. Giảm viêm
Củ cải có đặc tính chống viêm do đó làm giảm viêm hệ thống, có lợi cho sức khỏe tim mạch, hỗ trợ điều trị gút, viêm khớp khi ăn hàng ngày.

8. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Từ lâu củ cải trắng được xem là thực phẩm tuyệt vời của những bệnh nhân tiểu đường. Củ cải trắng giúp ổn định đường trong máu. Người bệnh có thể dùng 200g củ cải trắng, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g nấu thành cháo. Nên ăn nóng và ăn ngày một lần. Ngoài ra, ăn củ cải trắng luộc hoặc xào cũng giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

Từ lâu củ cải trắng được xem là thực phẩm tuyệt vời với những bệnh nhân tiểu đường. (Ảnh từ Internet)
9. Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn tính Người bệnh cần chuẩn bị 250g củ cải trắng, đường phèn, mật ong vừa đủ và một bát con nước. Lấy củ cải rửa sạch thái miếng nhỏ. Cho các nguyên liệu trên vào sắc cho đến khi còn nửa bắt con nước. Người bệnh nên dùng 2 lần vào buổi sáng và tối, có thể uống cả nước và ăn củ cải đã sắc. Nên dùng liên tục từ 7-10 ngày để phát huy tác dụng

Một số điều cần tránh khi ăn củ cải trắng 
1. Không ăn với lê, táo, nho
Theo nhiều nghiên cứu thì hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây như lê, táo, nho sẽ phản ứng với axit cianogen của củ cải. Từ đó có thể gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng. Do vậy, bạn không nên kết hợp ăn củ cải với những loại trái cây này.

2. Không nên ăn với nhân sâm
Bên cạnh củ cải, bạn không nên ăn nhân sâm cùng với hải sản, uống trà. Vì một nhóm có tác dụng bổ khí, một nhóm làm hạ khí, khi ăn cùng nhau sẽ triệt tiêu phần nào lợi ích của chúng.

3. Không nên ăn với cà rốt

Củ cải chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe, nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này. Vì thế sử dụng đồng thời cà rốt và củ cải là bạn đã làm giảm đáng kể lợi ích sức khỏe của “nhân sâm mùa Đông”.


Không nên sử dụng đồng thời cà rốt và củ cải. (Ảnh từ Internet)
4. Không nên ăn với mộc nhĩ
Củ cải trắng không nên kết hợp với mộc nhĩ vì có thể gây nên tình trạng viêm da. Nguyên nhân là vì các chất hóa học trong hai thực phẩm này có thể phản ứng với nhau và gây bất lợi cho làn da.

5. Uống thuốc không nên ăn củ cải
Nếu bạn đang phải uống thuốc trị bệnh nào đó thì hãy tránh ăn củ cải trắng, vì nó có thể làm giảm công dụng của thuốc, khiến bệnh lâu khỏi.

Theo ĐKN






Cà Rốt + Mật Ong Chữa Ho
Mỗi ngày uống 3 thìa này sau 2 ngày là con khỏi ho, hết sạch đờm nhớt

Chúng ta đều biết cà rốt rất tốt cho mắt. Nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy cà rốt đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và chữa trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Cà rốt rất là loại thực phẩm giàu vitamin A và beta-carotene, chất ngăn ngừa ung thư, phòng bệnh tim mạch. Hơn nữa, thực phẩm này còn giàu vitamin B, C và K, và các loại khoáng chất: sắt, kali, mangan, magiê, canxi và phốt pho.

Ngoài cung cấp chất dinh dưỡng, cà rốt còn là nguyên liệu tuyệt vời hỗ trợ hệ miễn dịch làm việc tốt hơn.


Nghiên cứu mới đây phát hiện cà rốt đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và chữa trị các bệnh hô hấp như cảm cúm, ho, hen suyễn và viêm phế quản.

Thay vì phải uống thuốc kháng sinh để cắt cơn ho và loại bỏ thành công đờm từ phổi, trang Boldsky đã giới thiệu một công thức trị dứt 2 triệu chứng trên chỉ trong vòng 2 ngày với cà rốt và mật ong.

Nguyên liệu
- 500gr cà rốt
- 3-4 thìa cà phê mật ong

Thực hiện:
Cà rốt, rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành miếng cho vào nồi và đổ nước vừa ngập về mặt.

Sau đó đun sôi cho đến khi cà rốt mềm. Để nguội rồi nghiền nát chúng bằng máy máy sinh tố hoặc cối.

Lọc lấy nước, bỏ bã. Thêm mật ong vào nước vừa lọc được, khuấy đều và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách dùng
Uống 3-4 thìa cà phê/ngày. Sau 1-2 ngày, bạn sẽ thấy kết quả ngay.
Bài thuốc cực kỳ hữu ích này có thể áp dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Theo langnhincuocsong


TRỊ CẢM CÚM -VIÊM MŨI+HỌNG+NHIỀU ĐÀM (Nhiễm trùng hô hấp).

Cũng xin post tặng toa thuốc VN rẻ tiền (chỉ hơn 20k/ngày/2lần*1v sau ăn) nhưng rất đặc hiệu: Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, ho khan, ho rát có đàm nặng, nhiễm trùng đường ho hấp. Nặng thì 1tuần, nhẹ thì 3 ngày là khỏi tiệt. (Nếu không bị viêm mũi dị ứng thì khỏi mua Telfast, Toa thuốc chỉ còn 3 loạigiá 45k cho 3ngày*2lẩn*1v)



Read More

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Hoài Trần

- Gan khỏe đến đâu sống thọ đến đó

6 bí quyết "sống còn" bạn nên làm ngay để cứu gan sớm


Người mắc bệnh về gan đang ngày càng gia tăng về số lượng và trẻ hóa về độ tuổi mắc bệnh. Nếu muốn gan an toàn khỏe mạnh, bạn nên tham khảo ngay 6 lời khuyên quan trọng sau đây.

Gan là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể và được gọi là "nhà máy hóa chất" phụ trách việc xử lý các công đoạn chất mà chúng ta ăn vào cơ thể, vì chức năng này mà gan cũng như chiếc "lá chắn" – bảo vệ cơ thể đi cùng với chịu nhiều rủi ro, các chất độc dư thừa trong cơ thể có thể bị tích tụ tại gan, từ đó sinh bệnh.

Nhiều người hiện chưa có thói quen chăm sóc sức khỏe hàng ngày nói chung và chăm sóc gan nói riêng, vì vậy mà bệnh về gan đang không ngừng gia tăng về số lượng người mắc cũng như mức độ trầm trọng.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của xu hướng béo phì và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, người mắc bệnh gan không do rượu đang ngày càng tăng, khi tình trạng bệnh phát triển mà không kịp thời khống chế, can thiệp, chúng sẽ trở nên ác tính hóa.

Sau đây là 6 nguyên tắc bảo vệ và chăm sóc gan tốt nhất bạn nên áp dụng càng sớm càng tốt.

1. Rời khỏi ghế sofa và vận động
Tập thể dục chính là một thói quen đầu tiên, chìa khóa quan trọng nhất để bảo vệ gan. Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc bảo vệ gan không chỉ đòi hỏi phải tập thể dục nhiều hơn, mà còn có yêu cầu quan trọng đối với mọi người chính là hạn chế việc ngồi nhiều, ít vận động.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu phát triển tăng cao khi người ta không nghiêm chỉnh tuân thủ việc duy trì hoạt động thể dục, chỉ cần bạn rời khỏi chiếc ghế, đứng dậy đi lại đôi chút là mỡ dư thừa gan sẽ giảm đi. Do đó, đừng ngồi xem TV ngay sau khi bạn ăn xong, nên tìm mọi cách để đi lại nhiều hơn.


2. Hãy làm giảm số đo vòng bụng
Duy trì số đo vòng bụng hợp lý còn quan trọng hơn cố giảm cân để có một cân nặng hợp lý. Điều này được hiểu đơn giản là, dù cân nặng của bạn lý tưởng, nhưng vòng eo của bạn quá to thì vẫn không có lợi. Eo nhỏ luôn luôn tốt cho sức khỏe.

Một nghiên cứu năm 2016 đã chỉ ra rằng phụ nữ vòng eo trên 35 inch (89 cm), nam vòng eo hơn 40 inch (102 cm), làm tăng đáng kể nguy cơ gan nhiễm mỡ không cồn tăng nặng theo thời gian. Vì vậy, điều cần thiết nhất là hãy đo số đo vòng eo và cố gắng giữ nó trong phạm vi bình thường.


3. Hãy uống cà phê

Cà phê có lẽ là một loại "thuốc bổ" cho gan tốt nhất. Trong một số nghiên cứu lớn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cà phê có chức năng bảo vệ gan, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng uống một vài ly cà phê mỗi ngày giúp giảm xơ gan, đó là tình trạng viêm gan giai đoạn đầu tiên.

Ngoài ra, cà phê đã loại bỏ thành phần caffein và trà thảo mộc cũng có lợi cho việc duy trì sức khỏe của gan. Bạn nên chọn cho mình những đồ uống phù hợp thuộc nhóm này để uống hàng ngày.


4. Hãy giảm lượng đường xuống
Đường là một trong những "thủ phạm" của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, đặc biệt fructose được xem là gây hại cho gan nặng nề nhất. Lý do có thể là vì fructose được chuyển hóa hoàn toàn thông qua gan, trong khi sucrose và glucose có các đường chuyển hóa khác nhau thay thế.

Tuy nhiên, fructose chứa trong các loại trái cây tươi tốt cho sức khỏe gan, chú ý giảm lượng fructose trong các nguồn thực phẩm khác và hãy kiểm soát việc ăn ít hơn.


5. Hãy ăn thêm cà ri

Các chất dinh dưỡng chứa trong bột cà ri rất có lợi cho sức khỏe của gan, đặc biệt, một trong những thành phần chứa trong đó là nghệ vàng.

Củ nghệ chứa thành phần hoạt chất là curcumin. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất curcumin có thể trì hoãn những tổn thương do gan nhiễm mỡ không do rượu và các bệnh gan khác.


6. Bổ sung Axít béo Omega 3
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe gan. Nguồn chất này chứa nhiều trong thức ăn động vật hoang dã bao gồm cá hồi và cá mòi, các nguồn thức ăn thực vật bao gồm hạt Chia, hạt lanh, quả óc chó và đậu nành.


Theo Vân Hồng/Theo Health/Sina

14 thực phẩm giải độc cho gan

(GDVN) - Gan là một trong những cơ quan lớn nhất của cơ thể, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, làm vô hiệu hóa các chất độc hại thâm nhập vào qua đường tiêu hoá, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã, độc hại do chuyển hoá trong cơ thể tạo nên.

Các thực phẩm tốt cho gan bao gồm hai nhóm chính, nhóm thứ nhất là nhóm thực phẩm thúc đẩy các tiến trình loại bỏ độc tố của gan, và nhóm thứ hai là nhóm chứa các chất chống oxy hóa cao, có khả năng bảo vệ gan trong tiến trình loại bỏ độc tố thâm nhập.

Các thực phẩm dưới đây được tham khảo từ website Bệnh học và website benhgout.vn được cho là những thực phẩm rất tốt đối với gan:

1. Tỏi

Chỉ cần một nhánh tỏi trắng mỗi ngày có thể kích hoạt enzyme của gan. Enzyme này giúp cơ thể tăng cường thải độc tố. Tỏi cũng chứa hàm lượng cao allicin và selenium, hai hợp chất tự nhiên hỗ trợ trong giải độc gan.

2. Bưởi
Chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, bưởi giúp tăng quá trình thanh lọc chất độc của gan. Một ly nhỏ nước ép bưởi tươi giúp đẩy mạnh quá trình tạo thành các enzyme giải độc gan và đào thải những chất gây ung thư và độc tố khác.

3. Củ cải đường và cà rốt

Cả hai loại rau củ trên đều chứa hàm lượng cao flavonoid thực vật và beta-carotene, do đó nói chung củ cải đường và cà rốt giúp kích thích và cải thiện chức năng gan.


4. Trà xanh
Trà xanh là nước uống phổ biến chứa nhiều chất chống oxy hóa như catechins, đây cũng là chất có tác dụng hỗ trợ chức năng gan

5. Các loại rau lá xanh
Rau lá xanh là một trong những loại thực phẩm có khả năng giải độc gan. Loại rau này có thể ăn sống hoặc nấu chín hoặc ép nước uống. Với hàm lượng cao chlorophylls có thể trung hòa kim loại nặng, hóa chất, thuốc trừ sâu, các loại thực phẩm độc, lá xanh có khả năng loại bỏ chất độc trong máu, bảo vệ chức năng gan.

6. Bơ
Đây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp cơ thể sản xuất nhiều glutathione. Glutathione là chất cần thiết trong quá trình chuyển hóa các độc tố trong cơ thể. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra nếu thường xuyên ăn bơ sẽ giúp cải thiện chức năng gan.

7. Táo

Táo chứa hàm lượng cao pectin giúp làm sạch độc tố trong đường tiêu hóa và hỗ trợ gan trong đào thải chất độc khỏi cơ thể.

8. Dầu oliu

Dầu hữu cơ được ép lạnh từ oliu, cây gai dầu và hạt lanh rất tốt cho gan nếu sử dụng thường xuyên. Dầu oliu cung cấp chất lipid có thể hút được các chất độc hại trong cơ thể. Bằng cách này, dầu oliu giúp giảm bớt gánh nặng cho gan trong việc đào thải độc tố. 

9. Toàn bộ ngũ cốc
Ngũ cốc, như gạo nâu, chứa nhiều vitamin B, chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo của gan và hỗ trợ chức năng gan …

10. Bông cải xanh

Ăn bông cải xanh sẽ làm tăng hàm lượng glucosinolate trong cơ thể, đây là enzyme tự nhiên bổ sung cho enzyme được gan sản xuất. Enzyme tự nhiên giúp tăng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể do đó làm giảm các nguy cơ gây ung thư. 

11. Chanh ấm

Những trái cây thuộc họ citrus (cam, quýt..) chứa hàm lượng cao vitamin C, đây là chất giúp chuyển hóa các chất độc hại thành dạng dễ tan trong nước và dễ dàng đào thải ra ngoài. Uống nước chanh vắt hoặc ,,, giúp kích thích chức năng gan.

12. Quả óc chó

Quả óc chó chứa hàm lượng cao amin arginine giúp tăng giải độc amoniac. Quả óc chó cũng chứa hàm lượng cao glutathione và acid béo omega 3 giúp hỗ trợ quá trình giải độc gan. Bạn nên nhai kỹ cái hạt (cho đến khi chúng hóa lỏng) trước khi nuốt.

13. Bắp cải
Giống như bông cải xanh và súp lơ, bắp cải cũng kích thích sự kích hoạt của enzyme giải độc gan giúp đào thải độc tố. Hãy ăn nhiều kimchi, xà lách trộn, súp bắp cải và dưa bắp cải.

14. Nghệ

Đây là gia vị “yêu thích” của gan. Hãy thêm nghệ vào trong các món ăn của bạn để tăng cường chức năng gan. Củ nghệ giúp giải độc gan bằng cách hỗ trợ enzyme giải độc gan.


Thảo dược làm mát gan
1. Bồ công anh
Theo y học cổ truyền, Bồ công anh có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết tán kết, thông sữa, lợi tiểu, được dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt đang sưng mủ, đinh râu, bệnh đau dạ dày, đau gan và ăn uống kém tiêu. Bồ công anh rất tốt cho gan mật nhờ vai trò kiểm soát được lượng mỡ vào cơ thể và tăng cường chức năng thải độc của gan, nhờ vậy nó rất có ích cho các bệnh nhân gan mật.

2. Atisô

Được coi là "thần dược" đối với bệnh gan vì nó làm sạch các độc tố trong gan, bởi gan làm chức năng lọc thải chất độc nên dễ bị nhiễm độc gan. Trà atisô sẽ cải thiện làn da rất nhiều. Nếu bạn uống quen trà atisô sẽ thấy vị của nó khá đậm đà dễ chịu và cũng khá ngon. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn do nó có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp.


3. Cao lá của cây cardus marianus chứa chủ yếu là sylimarin, sylibin.

Silymarin là hỗn hợp các flavonolignan được chiết xuất từ cây kế (milk thistle) vốn đã được sử dụng để điều trị các chứng vàng da và rối loạn đường mật. Silymarin có tác dụng ổn định màng tế bào, ngăn cản quá trình xâm nhập của các chất độc vào bên trong tế bào gan, giúp cho tế bào không bị các chất độc xâm nhập và huỷ hoại, do đó nó làm bền vững màng tế bào, duy trì được cấu trúc, chức năng của tế bào.

4. Bồ bồ

Theo y học cổ truyền cây Nhân trần nam còn gọi là Bồ bồ, có tên khoa học là Adenosma Indianum. Loại cây này còn được gọi dưới các tên khác như bồ bồ, nhân trần đực . Bồ bồ có tác dụng làm tăng tiết mật , tác dụng tăng thải độc của gan.

Liễu Phạm (Tổng hợp)
Read More

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Hoài Trần

- Hành tây những công dụng kỳ diệu

Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng hành tây còn là một loại "thần dược thiên nhiên" giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh. Sau đây là những cách sử dụng hành tây bạn nên ăn thử.


Hành tây là một loại rau củ thân quen trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Nó không chỉ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe như tăng sức đề kháng, giảm huyết áp, giảm đường huyết, phòng ngừa ung thư và phòng tránh nhiều bệnh khác.

Phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch: Mỗi ngày uống nửa cốc nước ép hành tây

Hành tây là một loại thực phẩm có tác dụng làm giãn và mềm huyết quản, thúc đẩy bài tiết các chất như natri gây tăng huyết áp. Do đó nó có thể điều tiết mỡ máu, giảm và phòng tránh hình thành huyết khối, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim rất tốt.

Mỗi ngày ăn một nửa củ hành tây hoặc uống nước hành tây với lượng vừa đủ có thể tăng bình quân 30% hàm lượng HDL cholesterol tốt ở người mắc bệnh tim mạch (HDL là cholesterol tốt có tác dụng phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch).

Ảnh minh họa

Bổ sung canxi: Mỗi ngày ăn 1 đĩa hành tây xào

Trong hành tây có chứa một lượng canxi nhất định ngoài ra nó còn chứa chất lưu huỳnh có thể ngăn chặn canxi bị thất thoát. Canxi bị mất đi chính là triệu chứng chủ yếu của loãng xương.

Nếu thường xuyên ăn hành tây sẽ giúp nâng cao mật độ xương, phòng ngừa chứng loãng xương. Do đó nếu thường xuyên ăn hành tây ngoài tác dụng bổ sung canxi ra còn có tác dụng phòng ngừa chứng loãng xương. Khi kết hợp cùng với thịt hoặc các loại đậu việc bổ sung canxi sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn. Nhưng lưu ý không nên xào hành tây quá chín.

Phòng ngừa ung thư: Ăn 1 củ hành tây

Trong hành tây có chứa các thành phần như Kaempferol và Quercetin có tác dùng ngăn ngừa hình thành mạch máu của tế bào ung thư. Nó có tác dụng phòng ngừa và điều trị ung thư vú, ung thư dạ dày và các loại ung thư khác.

Hen phế quản: Hàng ngày ăn salat hành tây



Trong hành tây có chứa ít nhất 3 loại chất hóa học tự nhiên kháng viêm có thể phòng trị bệnh hen phế quản. Lý do là các chất trong hành tây có thể kiểm soát sự hoạt động của Histamine mà Histamine có thể gây ra triệu chứng dị ứng của hen phế quản. Nghiên cứu phát hiện ra hành tây có thể làm giảm tỉ lệ lên cơn hen xuống còn khoảng một nửa.

Giảm đường huyết: 30g hành tây ngâm dấm
Y học hiện đại đã chứng minh hành tây ăn sống hoặc nấu chín cũng đều có tác dụng hạ đường huyết như nhau. Nguyên do là trong hành tây có chứa một chất tương tự như thuốc tolbutamide giảm đường huyết thường dùng. Nó có thể kích thích sự hợp thành và giải phóng của insulin.

Muốn giảm đường huyết hiệu quả bạn nên lột vỏ sạch hành tây rồi cắt thành những lát mỏng cho vào lò vi sóng làm nóng từ 2 – 3 phút. Sau khi lấy ra cho thêm 600ml dấm rồi để trong tủ lạnh, vào ngày hôm sau có thể dùng được.

Người bị bệnh mỗi ngày ăn một lần, lượng dùng mỗi lần tốt nhất không vượt quá 30g. Cách này còn giúp giảm cân rất tốt.
Ảnh minh họa

Trị cảm cúm tiêu viêm: Uống canh hành tây nóng
Phutoncide có trong hành tây khi qua đường hô hấp, đường tiểu, tuyến mồ hôi có thể kích thích thành ống tiết dịch cho nên nó có tác dụng tiêu đờm, lợi tiểu, ra mồ hôi, phòng ngừa cảm mạo và kháng khuẩn. Hành tây là loại thực phẩm rất tốt đối với những người già có sức đề kháng kém.

Khi cảm cúm, uống canh hành tây nóng sẽ giúp ra mồ hôi, giảm sốt. Nếu ngạt mũi có thể cắt một lát hành tây nhét mũi. Vị cay của hành tây sẽ giúp làm thông mũi.

Bệnh gout: Hành tây ngâm rượu đỏ
Hành tây bỏ vỏ bổ nhỏ ngâm với rượu đỏ để trong tủ lạnh. Một tuần sau lấy nước uống ăn cái sẽ hỗ trợ rất tốt đối với bệnh gout

Mách bạn mẹo hay giúp cắt hành tây không bị cay mắt
Hành tây lột vỏ, cắt bỏ đầu và đít ngâm trong nước khoảng 15 phút sau lấy ra thái đảm bảo không cay mắt.


*Theo Sina
Read More
Hoài Trần

-Thông 5 lỗ trên cơ thể để chữa bệnh

 Ai áp dụng được sẽ khỏi lo bị bệnh tật tấn công
Vân Hồng
Theo quan niệm của Đông y, khi 5 cái lỗ trên cơ thể bị tắc, mọi hoạt động sẽ bị đình trệ, ngưng lại, từ đó gây ra nhiều bệnh tật. Nếu muốn khỏe mạnh, bạn hãy chú ý làm "thông" nó.

Chúng ta thường nghe nói về những khái niệm dưỡng sinh rất "kỳ diệu" và luôn muốn biết chúng là những gì, liệu có áp dụng vào cuộc sống hàng ngày để thay đổi tình trạng sức khỏe của mình hay không.

Bài viết này giới thiệu cho bạn một bí mật, đó chính là hãy biết cách làm thông 5 cái "lỗ" trên cơ thể, bạn sẽ duy trì được thể trạng tốt và hạn chế được những căn bệnh phổ biến bắt nguồn từ việc cơ thể bị "tắc" ở 5 chiếc lỗ này.

1, Mắt
Theo quan niệm của Đông y, mắt là đại diện cho các cơ quan nội tạng, không chỉ là "cửa sổ tâm hồn" mà còn là "tấm gương của thể xác", là nơi soi chiếu của lục phủ ngũ tạng.

Mắt là dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe khá rõ nét.
Đông y cho rằng, tinh khí trong cơ thể thể hiện trên mắt, mắt kết nối với các kinh mạch, khi mắt quá mệt mỏi, sẽ liên quan đến các cơ quan nội tạng.


Cách chăm sóc:
Ngâm mắt nước nóng: Khi bạn rửa mặt vào buổi sáng, nên lấy ít nước nóng, ngâm 2 mắt vào trong nước ấm khoảng từ 1-2 phút (chỉ nhúng phần mắt, không nhúng phần mũi vào nước), sau đó rửa sạch mặt và xung quanh mắt, sau khi rửa xong, dùng các nhón tay nhẹ nhàng chà xát xoa vùng mắt khoảng 20-40 lần.

Ăn nhiều cà chua và táo tàu đỏ: Cà chua rất giàu chất dinh dưỡng như gluten và vitamin C. Lấy cà chua tươi, rửa sạch bằng nước đun sôi và ăn vào buổi sáng và tối khi đói bụng, mỗi lần 1 quả.


2, Tai
Tai được kết nối chặt chẽ với các kinh tuyến và các huyệt vị của cơ thể con người. Những thay đổi về hình dạng, màu sắc và kết cấu của tai có thể phản ánh sức khỏe của cơ thể.


Cách chăm sóc:
Thường xuyên mát xa vùng tai có thể thúc đẩy lưu thông máu ở vùng tai trong, có lợi rất lớn cho sức khỏe. Trên vành tai có rất nhiều huyệt vị quan trọng, tận dụng đặc điểm này để chăm sóc sức khỏe là việc bạn nên làm hàng ngày.

Hãy bấm huyệt phong trì hàng ngày.

Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, sắt và canxi: Đây là cách giúp làm giãn các vi mạch, cải thiện việc cung cấp máu cho tai trong và ngăn ngừa mất thính giác.

3, Mũi
Đông y gọi mũi là "vương diện" (mặt vua), là "đồng hồ dự báo thời tiết" của cơ thể. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng mũi chính là vệ sĩ của sức khỏe. Mũi có thể "dự báo" chính xác sức khỏe của lá lách và dạ dày.

Cách chăm sóc:

Thường xuyên bấm huyệt nghinh hương: Dùng ngón giữa để day bấm huyệt nghinh hương ở vùng lõm 2 bên cánh mũi (xem hình minh họa để xác định đúng vị trí của huyệt vị).

Khi huyệt vị này được xoa bóp và kích thích, sẽ giúp bạn cải thiện quá trình tuần hoàn máu, phòng chữa các bệnh về mũi, đồng thời khắc phục các bệnh liên quan đến thần kinh trên toàn bộ khuôn mặt, ngăn ngừa liệt mặt.


4, Miệng
Khi bạn già, tốc độ bộ nhớ và khả năng phản ứng của bạn giảm xuống. Trong thực tế, hiện tượng miệng của bạn bị lắp bắp hoặc không đủ linh hoạt để truyền tải đúng thông điệp mà bạn định nói là do não không hoạt động nhanh nhạy, không được "tập thể dục". Nên chú ý vận động cơ miệng để chúng trở nên linh hoạt hơn.


Cách chăm sóc:

Nên ăn số lượng ít để ăn nhiều bữa: Khi bạn càng lớn tuổi, chức năng tiêu hóa thức ăn giảm xuống. Nếu trong một bữa ăn mà bạn ăn với số lượng nhiều, không những gây bất lợi cho sức khỏe, mà còn dẫn đến béo phì.

Cách tốt nhất là bạn nên chia nhỏ số lượng thức ăn cần ăn hàng ngày thành 4-5 bữa, người cao tuổi lại càng phải chú ý đến vấn đề này. Mỗi bữa ăn chỉ nên ăn no khoảng 70-80% nhu cầu.

Bài tập thể dục cho răng: Mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên tập thể dục cho răng bằng cách nhai miệng không hoặc gõ răng khoảng 36 cái. Kiên trì làm việc này có tác dụng làm chắc răng, không bị sâu răng.

Các nhà khoa học hiện đại cũng đã công nhận, việc gõ răng hay nhai hàm không cho 2 hàm răng chạm vào nhau có thể thục đẩy sức khỏe của răng, làm cho các mạch máu vùng răng và hàm hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường khả năng phòng tránh bệnh tật.

5, Cửa ra cuối cùng
Niệu đạo (cửa cơ quan sinh dục) và hậu môn được xem là điểm cuối độc nhất trong nhóm "9 điểm cuối" của cơ thể.

Niệu đạo là để bài tiết chất thải lỏng thông qua bộ phận sinh dục, còn hậu môn là để đào thải chất thải rắn. Đây là 2 "lỗ" quan trọng trên cơ thể, việc bảo vệ tốt và làm thông thoáng 2 bộ phận này là nhiệm vụ vô cùng đặc biệt của mỗi người.

Khi 2 "cửa ra" cuối cùng của cơ thể được thông suốt thì bạn mới có sức khỏe tốt, cơ thể mới duy trì trạng thái vào/ra cân bằng, ổn định.


Cách chăm sóc:

Uống nhiều nước: Nước có tác dụng lợi tiểu và có thể giúp cho hệ tuần hoàn hoạt động trơn tru, thuận lợi, đồng thời có thể rửa sạch vi khuẩn ký sinh trong niệu đạo, loại trừ nhiễm trùng. Chú ý uống nhiều nước, tắm và thay đồ lót thường xuyên. Chọn đồ lót bằng cotton có lợi cho việc thông gió tốt và hấp thụ độ ẩm.

Hạn chế ăn đồ ăn chiên rán: Bạn nên ăn thêm dầu vừng, dầu lạc và các dầu thực vật khác thay thế mỡ động vật.

Ngoài ra, bạn nên lựa chọn nhiều hơn các loại thực phẩm giàu vitamin B, chẳng hạn như ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt, thịt động vật.

Chú ý ăn thêm nhiều hơn thực phẩm có tác dụng sinh khí như củ cải, hành tây, tỏi tây… có thể kích thích đi tiêu và thúc đẩy nhu động ruột.

*Theo Health/IF



Read More
Hoài Trần

- Sống Thuận Đất theo Trời

Thuận Đất theo Trời, hòa hợp với tự nhiên được xem là nguyên tắc chủ đạo trong dưỡng sinh của người cao tuổi.

Tôn Tư Mạc, danh y được người đời tông xưng là Dược Vương sống thọ tới 141 tuổi từng khởi xướng và tự áp dụng học thuyết “sống thuận theo tự nhiên”, hiệu quả vô cùng.
Đông y coi cơ thể người với tự nhiên là một thể thống nhất, các trạng thái sinh hoạt bởi thế cũng cần thích ứng với thay đổi của bốn mùa vì chúng thực sự có ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ. Cổ nhân dạy: “Nhân dĩ thiên địa chi khí sinh, tứ thời chi pháp thành” nghĩa là sự tồn tại của con người không thể xa rời thế giới tự nhiên,con người và giới tự nhiên là một thể thống nhất. “Thiên địa chi khí” tức là chỉ các loại vật và chất trong giới tự nhiên, con người phải dựa vào quá trình trao đổi vật chất này mà tồn tại. “Tứ thời chi pháp” chính là chỉ quy luật biến hóa của bốn mùa trong năm, ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể người nên cần thuận theo sự biến hoá của nó, thuận theo cái ôn nhiệt hàn lương của từng mùa mà dưỡng sinh.

Đông y coi cơ thể người với tự nhiên là một thể thống nhất, các trạng thái sinh hoạt bởi thế cũng cần thích ứng với thay đổi của bốn mùa. ((Ảnh: kknews.cc)

Nguyên tắc chủ đạo trong dưỡng sinh của người già chính là nguyên tắc “sống thuận theo tự nhiên”, học cách sống hòa hợp với tự nhiên trời đất. Tôn Tư Mạc, danh y được người đời tôn xưng là Dược Vương từng khởi xướng và tự áp dụng học thuyết “sống thuận theo tự nhiên” nhấn mạnh, trong cuộc sống, ngoài công việc và sở thích ra, còn lại là những thứ đều có thể hoặc nên tuỳ ý, chấp nhận, thuận theo tự nhiên mà sinh trưởng, phát triển. Ông cũng là người áp dụng khí công trong thuật dưỡng sinh, tương truyền sống thọ 141 tuổi.
Đạo dưỡng sinh với người cao tuổi thuận theo tự nhiên cần chú ý tránh gió vào mùa xuân, tránh nắng vào mùa hạ, tránh ẩm vào mùa thu, tránh hàn vào mùa đông, điều chỉnh âm dương, thuận theo sự thay đổi của tự nhiên mà duy trì chế độ sinh hoạt bình thường. Ngoài ra còn cần chú ý những điều sau:
Dưỡng hậu thiên, bảo tiên thiên
Đông y coi tỳ vị của cơ thể là “hậu thiên chi bản” là nguồn gốc sản sinh khí huyết. Thận tạng được coi là “tiên thiên chi bản” là nơi cất giữ tinh khí hậu thiên và tiên thiên của nhân thể. Ăn uống điều độ thì tỳ vị khỏe mạnh, chính khí dồi dào thì có thể sống thọ. 


Chú ý chăm sóc tỳ vị khi về già là điều then chốt kéo dài tuổi thọ. (Ảnh: smartbeddings.com.v)

Khi về già chức năng tỳ vị cũng suy yếu, chú ý chăm sóc là điều then chốt kéo dài tuổi thọ. “bảo tiên thiên” cũng chính là gìn giữ thận khí. Thận là gốc của tiên thiên, nơi cư ngụ của thủy hỏa cũng là nơi cất giữ nguồn nguyên khí của cả thân thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát sinh, phát triển và lão hóa. Muốn bảo toàn nguyên khí cần học cách sống điềm đạm, thanh tĩnh. Tâm trí thảnh thơi, ít dục vọng, ít lo âu, vận động sẽ không thấy mệt mỏi. Vì ít truy cầu theo đuổi nên sẽ biết đủ làm vui, hài lòng với những gì mình đang có, ăn uống thế nào cũng ngon, phục sức thế nào cũng được, sống sao cũng thấy vui. Người sống vô tư vô cầu giản đơn, thị dục không làm cho mỏi mắt, dâm tà không huyễn hoặc được tâm tư. Biết điều dưỡng tốt mới thực sự có thể giữ gìn được tinh thần, sinh lực và mới có thể sống thọ.
Người cao tuổi nếu ăn quá nhiều, quá no, vị (tức dạ dày) sẽ không còn chỗ để co bóp, không tiết ra đủ dịch vị, không đủ không gian để hoạt động, sẽ không thể hoàn thành công việc tiêu hoá cơ bản. Khi tiêu hoá có vấn đề, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ. Khi chức năng tiêu hoá hoặc hấp thụ gặp trở ngại, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sẽ không đủ, như vậy thì không thể đảm bảo được vấn đề chăm sóc sức khoẻ. Khi ăn ít hơn, dạ dày tiết dịch dồi dào hơn, nhu động ruột hoạt động mạnh hơn, không chỉ không làm cho tì vị mệt mỏi, mà còn giúp cho việc hấp thụ các thành phần dinh dưỡng thuật lợi
Điều chỉnh trạng thái tinh thần
Đông y coi các trạng thái tình cảm như: Vui mừng, giận dữ, buồn bã, vui vẻ, yêu thương, ghét và ham muốn hay nói cách khác là hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục là thất tình. Nếu không tự biết điều chỉnh cân bằng các trạng thái này sẽ làm tinh thần mệt mỏi, thần trí hoảng loạn, khí huyết không lưu thông, ảnh hưởng tới hoạt động của lục phủ ngũ tạng tất sẽ dẫn tới bách bệnh.

Cảm xúc của người già dễ bị lung lay bất an, trong sinh hoạt hằng ngày cần chú ý điều chỉnh thất tình lục dục (Ảnh: twitter.com)

Cảm xúc của người già dễ bị lung lay bất an, sinh hoạt hằng ngày càng cần chú ý điều chỉnh, không để những kích động bất thường ảnh hưởng tới tâm lý. Nên khoan dung cởi mở với mọi người, gặp việc gì cũng cần bình thản không hoảng loạn, ít suy nghĩ không đau thương, tinh thần thoải mái vui vẻ mới luôn được khỏe mạnh.
Dưỡng sinh quan trọng ở dưỡng tâm
Đức Khổng Tử dạy: “Quân tử hữu tam giới: thiếu chi thì, huyết khí vị túc, giới chi tại sắc; cập kì tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kì lão dã, huyết khí kí suy, giới chi tại đắc. Cập kỳ lão dã, huyết khí ký suy, giới chi tại đắc” tạm dịch: Người quân tử có ba điều cần đề phòng: Lúc trẻ trung, khí huyết chưa ổn định cần đề phòng sắc dục; đến khi trưởng thành, khí huyết dương mạnh mẽ, đề phòng ham tranh đấu; lúc về già, khí huyết đã suy tàn, đề phòng tính tham lam. Nếu quá ham mê công danh, lợi lộc truy cầu những lợi ích cá nhân về già sức cùng lực kiệt sẽ không thể sống thọ.
Cơ thể bị bệnh là do tâm suy yếu, tà bên ngoài xâm nhập. Mà tâm suy yếu là do tâm hồn hỗn loạn, cơ thể không khỏe, có nhiều điều bất an. Ham ăn, ham thắng, ham được, ham vui là những dục vọng dễ gây bệnh. Không có được những điều ham muốn, đây gọi là sân. Tham và sân sẽ khiến lòng không yên, khí không ổn định, ảnh hưởng đến gan mật, chấn động kinh mạch, rối loạn ngũ tạng, lúc này những cái không tốt bên ngoài sẽ xâm nhập vào, đây chính là nguyên nhân gây bệnh.
Người già tâm và thần bất an, tính tình bồn chồn là nguyên nhân chính gây bệnh. An tâm là việc cần làm đầu tiên. Tâm ổn định thì khí hòa, khí hòa thì máu lưu thông, tuần hoàn máu tốt thì tinh túc và thần vượng. Những ai có tinh thần khỏe mạnh, sức đề kháng trong cơ thể mạnh mẽ, bệnh sẽ tự nhiên mất đi. Điều quan trọng nhất trong đạo dưỡng sinh chính là ở dưỡng tâm.
Thiền định là phương pháp dưỡng sinh, dưỡng tâm tốt nhất với người cao tuổi
Lạc quan bình thản khi có bệnh
Đại đa số các loại bệnh tật là biểu hiện khi cơ thể đang điều tiết, thanh lọc những thứ không tốt, là trạng thái tự động điều tiết cân bằng trở lại, vì thế chúng ta nên coi đó là hiện tượng sinh lý bình thường, chứ không nên coi đó là căn bệnh để tiêu diệt. Khi bị bệnh, nhất định không nên có tâm thái oán trách và giận giữ, tâm lý cần ổn định, tâm ổn định thì khí sẽ thuận, khí thuận thì máu sẽ thông, khi thuận huyết thông thì trăm bệnh đều sẽ tiêu tán.

Lạc quan bình thản là kho báu lớn nhất của đời người (Ảnh: infoq.com)

Việc này giải thích tại sao nhiều bệnh nhân ung thư có thể vượt qua “cửa tử” một cách ngoạn mục mặc dù bác sĩ dự đoán thời gian sống của họ không còn bao xa. Khi bình thản chấp nhận bệnh tật, chúng ta sẽ có cơ hội để chăm sóc mình tốt hơn, trân trọng cuộc sống nhiều hơn. Tình yêu sẽ sinh ra năng lượng chữa lành những tổn thương và cân bằng những rối loạn trong cơ thể.
Kiên Định
Read More
Hoài Trần

-Tuổi tác ảnh hưởng đến sự thèm ăn

Bạn ăn để sống hay sống để ăn? Chúng ta có một mối quan hệ phức tạp với thực phẩm, nó chịu ảnh hưởng bởi chi phí, sự sẵn có của thực phẩm và thậm chí áp lực của nhóm người cùng tuổi. Nhưng cái mà chúng ta đều có là sự thèm ăn.

Trong độ tuổi trung niên, sự căng thẳng có thể khiến ta nghiện ăn những thực phẩm giàu calore

Trong khi sự đói- tức cơ thể cần nên nó làm ta muốn ăn- là một phần của sự thèm ăn, thì nó không phải là yếu tố duy nhất. Nói cho cùng, ta thường ăn khi chúng ta không đói, hoặc có thể bỏ qua một bữa ăn bất chấp cơn đói dằn vặt. Nghiên cứu gần đây đã nêu bật việc quá nhiều tín hiệu về thực phẩm như mùi, âm thanh, quảng cáo trong môi trường của chúng ta là một trong những nguyên nhân làm ta ăn nhiều quá.

Sự thèm ăn cũng không cố định, nó thay đổi trong suốt quãng đời. Như Shakespeare đã nêu, có 7 lứa tuổi cho sự thèm ăn, và việc hiểu rõ hơn về những giai đoạn này có thể giúp chúng ta phát triển những cách thức mới để giải quyết việc ăn thiếu và ăn nhiều quá cùng những tác động lên sức khỏe, như bệnh béo phì.

Thập kỷ đầu tiên, 0-10 tuổi

Trong thời thơ ấu, cơ thể trải qua sự tăng trưởng nhanh và chế độ ăn uống được hình thành khi còn nhỏ tuổi có thể kéo dài sang tuổi trưởng thành, biến một đứa trẻ béo thành một người lớn béo.

Tính kén ăn hoặc việc sợ một số loại thực phẩm nào đó của trẻ có thể làm bố mẹ trẻ phải vất, nhưng chiến lược nếm dần và học ăn trong một môi trường tích cực có thể giúp trẻ biết ăn những thức ăn lạ nhưng quan trọng, như rau chẳng hạn.

Trẻ em cũng nên được trải nghiệm về sự khống chế, đặc biệt là liên quan đến lượng thức ăn cho một lần ăn. Việc bố mẹ buộc trẻ phải ăn hết suất có thể khiến trẻ mất khả năng ăn theo sự ham muốn và mức đói của nó, dẫn đến sau này hay ăn nhiều quá. Có việc kêu gọi ngày càng tăng để chính phủ bảo vệ trẻ nhỏ tránh khỏi quảng cáo thức ăn nhanh- không chỉ trên truyền hình mà trong các ứng dụng, phương tiện truyền thông xã hội và blog video- vì quảng cáo làm tăng mức tiêu thụ thực phẩm, góp phần làm trẻ bị quá cân.

Thập kỷ thứ hai, 10-20 tuổi
Chỉ ăn một số thực phẩm nhất định có thể thành vấn đề phiền phức trong cuộc sống sau này.

Trong những năm thanh thiếu niên, sự tăng mức thèm ăn và vóc dáng bởi hormones, báo hiệu sự xuất hiện của tuổi dậy thì. Cách thức mà một thiếu niên tiếp cận với thức ăn trong giai đoạn quan trọng này sẽ định hình sự lựa chọn lối sống của chúng cho những năm sau đó.

Điều này có nghĩa là các quyết định về chế độ ăn uống mà thanh thiếu niên thực hiện có liên quan đến sức khỏe của các thế hệ tương lai mà chúng sẽ là bậc cha mẹ. Thật không may, nếu không có hướng dẫn, thì thanh thiếu niên có thể có cách thức ăn uống và sở thích thực phẩm liên quan đến hậu quả không tốt cho sức khỏe.

Phụ nữ trẻ nói chung dễ có khả năng bị thiếu hụt dinh dưỡng hơn nam giới trẻ vì sinh học sinh sản của họ. Những cô gái tuổi teen có thai cũng có nguy cơ cao hơn vì cơ thể họ đồng thời phải gánh vác sự tăng trưởng của chính họ và sự tăng trưởng của thai nhi.

Thập kỷ thứ ba, 20-30 tuổi
Sự căng thẳng chúng ta trải qua khi 20-30 tuổi có thể khiến ta tăng cân.

Là thanh niên, những thay đổi về lối sống như đi học đại học, kết hôn hoặc sống chung với một bạn đối tác, và việc làm cha làm mẹ có thể dễ làm tăng cân.

Một khi đã tích tụ, mỡ trong cơ thể thường khó mất đi. Cơ thể gửi mạnh mẽ tín hiệu thèm ăn khi ta ăn ít hơn nhu cầu năng lượng ta cần, nhưng các tín hiệu để ngăn chặn ăn quá nhiều lại yếu hơn, việc này có thể dẫn đến một vòng xoáy ăn quá mức. Có nhiều yếu tố sinh lý và tâm lý khiến việc giảm ăn là khó duy trì được theo năm tháng.

Một lĩnh vực nghiên cứu mới là phát triển cảm giác no. Điều này là hữu ích khi phải cố gắng giảm cân, vì cảm thấy đói là một trong những rào cản chính để ăn ít hơn là cơ thể bảo mình.


Các loại thực phẩm khác nhau gửi các tín hiệu khác nhau đến não. Thí dụ, thật dễ dàng để ăn một cốc kem vì chất béo không kích hoạt tín hiệu trong não để ta ngừng ăn. Mặt khác, các loại thực phẩm chứa nhiều protein, nước hoặc chất xơ làm cho chúng ta cảm thấy no lâu hơn. Làm việc với ngành công nghiệp thực phẩm tạo cơ hội để định hình tương lai của các bữa ăn và đồ ăn nhẹ theo cách có lợi.

Thập kỷ thứ tư, 30-40 tuổi


Cuộc sống làm việc của người lớn mang lại những thách thức khác ngoài cái dạ dày đòi ăn, mà cả những ảnh hưởng của sự căng thẳng, mà nó gây ra những những thay đổi trong cảm giác thèm ăn và thói quen ăn uống ở 80% dân số, được chia đều giữa những người phàm ăn và những người biếng ăn.

Những chiến lược đối phó khác nhau này là rất thú vị: những hiện tượng "nghiện thực phẩm"- một nhu cầu không cưỡng nổi đối với những thức ăn nhất định, thường là nhiều calo- là điều không được hiểu rõ. Nhiều nhà nghiên cứu thậm chí còn nghi ngờ sự tồn tại của nó.

Các đặc điểm khác của tính cách, chẳng hạn như tính cầu toàn và ngay thẳng, cũng có thể đóng vai trò trong việc giảm bớt căng thẳng và thói quen ăn uống.

Việc cấu trúc lại môi trường làm việc để giảm cách thức ăn không tốt, như ăn quà vặt hoặc dùng máy bán hàng tự động, là một thách thức. Người chủ hãng nên cố gắng trợ cấp và thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh hơn cho một lực lượng lao động hiệu quả và lành mạnh, cùng với các cách thức để giảm sự căng thẳng và các các tình huống căng thẳng.

Thập kỷ thứ năm, 40-50 tuổi

Từ cách ăn uống (diet, tiếng Anh) từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp diaita có nghĩa là "lối sống, cách thức sống", nhưng chúng ta là những sinh vật có thói quen, thường không muốn thay đổi sở thích của mình ngay cả khi chúng ta biết điều đó tốt cho chúng ta. Chúng ta muốn ăn những gì ta muốn mà không thay đổi lối sống của mình, và vẫn có một cơ thể và tâm trí khỏe mạnh.

Có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống là một yếu tố chính góp phần làm yếu sức khỏe.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới nêu bật việc hút thuốc, chế độ ăn uống không lành mạnh, không hoạt động thể chất và nghiện rượu là tác động chính của lối sống đối với sức khỏe và sự tử vong.

Chính vào độ tuổi từ 40-50 người lớn nên thay đổi hành vi của họ theo đòi hỏi của sức khỏe, nhưng các triệu chứng của bệnh thường vô hình- ví dụ cao huyết áp hoặc cholesterol cao- và vì vậy nhiều người không hành động.

Thập kỷ thứ sáu, 50-60 tuổi


Sau tuổi 50, chúng ta bắt đầu bị mất dần khối lượng cơ, từ 0,5-1% mỗi năm, gọi là sarcopenia. Nó làm giảm hoạt động thể chất, dùng ít protein, và thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ sẽ đẩy nhanh sự suy giảm khối lượng cơ.

Chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng và hoạt động nhiều về thể chất rất quan trọng để giảm thiểu ảnh hưởng của tuổi già, và nhu cầu của người già đối với các loại thực phẩm giàu protein, ngon, có hiệu quả chi phí thường không được đáp ứng.

Thức ăn nhẹ giàu protein có thể là cơ hội lý tưởng để tăng tông lượng protein ở người lớn tuổi, nhưng hiện tại có rất ít sản phẩm được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu và sở thích của người lớn tuổi.

Thập kỷ thứ bảy, 60-70, và nhiều hơn

Một thách thức chính ngày nay khi phải đối mặt với tuổi thọ tăng là duy trì chất lượng cuộc sống, nếu không chúng ta sẽ trở thành một xã hội của những người rất già và ốm yếu hoặc tàn tật.

Dinh dưỡng thích ứng là điều quan trọng, vì tuổi già làm giảm độ thèm ăn và không thấy đói, dẫn đến giảm cân không chủ ý và yếu đuối hơn. Biếng ăn cũng có thể do bệnh tật, ví dụ như tác động của bệnh Alzheimer.

Thực phẩm là một trải nghiệm xã hội, nhưng sự ra đi của một bạn đối tác hoặc gia đình và phải ăn một mình ảnh hưởng đến cảm giác thích thú của ăn uống. Những ảnh hưởng khác của tuổi già, chẳng hạn như có khó khăn khi nuốt, có vấn đề về răng, giảm vị giác khứu giác cũng ảnh hưởng đến ham muốn ăn và tác dụng tốt của việc ăn.

Chúng ta nên nhớ rằng trong suốt cuộc đời, thức ăn không chỉ là nhiên liệu mà còn là một trải nghiệm văn hóa và xã hội. Tất cả chúng ta đều là chuyên gia thực phẩm- chúng ta dùng nó hàng ngày.

Vì vậy, chúng ta nên cố gắng coi mỗi cơ hội ăn uống là một cơ hội để thưởng thức thức ăn và thưởng thức những tác động tích cực do ăn đúng loại thực phẩm phù hợp cho sức khỏe.

Alex Johnstone (http://www.bbc.com/future/story/20180629-the-seven-stages-of-life-that-affect-how-we-eat)
Read More