Ai áp dụng được sẽ khỏi lo bị bệnh tật tấn công
Vân HồngTheo quan niệm của Đông y, khi 5 cái lỗ trên cơ thể bị tắc, mọi hoạt động sẽ bị đình trệ, ngưng lại, từ đó gây ra nhiều bệnh tật. Nếu muốn khỏe mạnh, bạn hãy chú ý làm "thông" nó.
Chúng ta thường nghe nói về những khái niệm dưỡng sinh rất "kỳ diệu" và luôn muốn biết chúng là những gì, liệu có áp dụng vào cuộc sống hàng ngày để thay đổi tình trạng sức khỏe của mình hay không.
Bài viết này giới thiệu cho bạn một bí mật, đó chính là hãy biết cách làm thông 5 cái "lỗ" trên cơ thể, bạn sẽ duy trì được thể trạng tốt và hạn chế được những căn bệnh phổ biến bắt nguồn từ việc cơ thể bị "tắc" ở 5 chiếc lỗ này.
1, Mắt
Theo quan niệm của Đông y, mắt là đại diện cho các cơ quan nội tạng, không chỉ là "cửa sổ tâm hồn" mà còn là "tấm gương của thể xác", là nơi soi chiếu của lục phủ ngũ tạng.
Mắt là dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe khá rõ nét.
Đông y cho rằng, tinh khí trong cơ thể thể hiện trên mắt, mắt kết nối với các kinh mạch, khi mắt quá mệt mỏi, sẽ liên quan đến các cơ quan nội tạng.
Cách chăm sóc:
Ngâm mắt nước nóng: Khi bạn rửa mặt vào buổi sáng, nên lấy ít nước nóng, ngâm 2 mắt vào trong nước ấm khoảng từ 1-2 phút (chỉ nhúng phần mắt, không nhúng phần mũi vào nước), sau đó rửa sạch mặt và xung quanh mắt, sau khi rửa xong, dùng các nhón tay nhẹ nhàng chà xát xoa vùng mắt khoảng 20-40 lần.
Ăn nhiều cà chua và táo tàu đỏ: Cà chua rất giàu chất dinh dưỡng như gluten và vitamin C. Lấy cà chua tươi, rửa sạch bằng nước đun sôi và ăn vào buổi sáng và tối khi đói bụng, mỗi lần 1 quả.
2, Tai
Tai được kết nối chặt chẽ với các kinh tuyến và các huyệt vị của cơ thể con người. Những thay đổi về hình dạng, màu sắc và kết cấu của tai có thể phản ánh sức khỏe của cơ thể.
Cách chăm sóc:
Thường xuyên mát xa vùng tai có thể thúc đẩy lưu thông máu ở vùng tai trong, có lợi rất lớn cho sức khỏe. Trên vành tai có rất nhiều huyệt vị quan trọng, tận dụng đặc điểm này để chăm sóc sức khỏe là việc bạn nên làm hàng ngày.
Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, sắt và canxi: Đây là cách giúp làm giãn các vi mạch, cải thiện việc cung cấp máu cho tai trong và ngăn ngừa mất thính giác.
3, Mũi
Đông y gọi mũi là "vương diện" (mặt vua), là "đồng hồ dự báo thời tiết" của cơ thể. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng mũi chính là vệ sĩ của sức khỏe. Mũi có thể "dự báo" chính xác sức khỏe của lá lách và dạ dày.
Thường xuyên bấm huyệt nghinh hương: Dùng ngón giữa để day bấm huyệt nghinh hương ở vùng lõm 2 bên cánh mũi (xem hình minh họa để xác định đúng vị trí của huyệt vị).
Khi huyệt vị này được xoa bóp và kích thích, sẽ giúp bạn cải thiện quá trình tuần hoàn máu, phòng chữa các bệnh về mũi, đồng thời khắc phục các bệnh liên quan đến thần kinh trên toàn bộ khuôn mặt, ngăn ngừa liệt mặt.
4, Miệng
Khi bạn già, tốc độ bộ nhớ và khả năng phản ứng của bạn giảm xuống. Trong thực tế, hiện tượng miệng của bạn bị lắp bắp hoặc không đủ linh hoạt để truyền tải đúng thông điệp mà bạn định nói là do não không hoạt động nhanh nhạy, không được "tập thể dục". Nên chú ý vận động cơ miệng để chúng trở nên linh hoạt hơn.
Cách chăm sóc:
Nên ăn số lượng ít để ăn nhiều bữa: Khi bạn càng lớn tuổi, chức năng tiêu hóa thức ăn giảm xuống. Nếu trong một bữa ăn mà bạn ăn với số lượng nhiều, không những gây bất lợi cho sức khỏe, mà còn dẫn đến béo phì.
Cách tốt nhất là bạn nên chia nhỏ số lượng thức ăn cần ăn hàng ngày thành 4-5 bữa, người cao tuổi lại càng phải chú ý đến vấn đề này. Mỗi bữa ăn chỉ nên ăn no khoảng 70-80% nhu cầu.
Bài tập thể dục cho răng: Mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên tập thể dục cho răng bằng cách nhai miệng không hoặc gõ răng khoảng 36 cái. Kiên trì làm việc này có tác dụng làm chắc răng, không bị sâu răng.
Các nhà khoa học hiện đại cũng đã công nhận, việc gõ răng hay nhai hàm không cho 2 hàm răng chạm vào nhau có thể thục đẩy sức khỏe của răng, làm cho các mạch máu vùng răng và hàm hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường khả năng phòng tránh bệnh tật.
5, Cửa ra cuối cùng
Niệu đạo (cửa cơ quan sinh dục) và hậu môn được xem là điểm cuối độc nhất trong nhóm "9 điểm cuối" của cơ thể.
Niệu đạo là để bài tiết chất thải lỏng thông qua bộ phận sinh dục, còn hậu môn là để đào thải chất thải rắn. Đây là 2 "lỗ" quan trọng trên cơ thể, việc bảo vệ tốt và làm thông thoáng 2 bộ phận này là nhiệm vụ vô cùng đặc biệt của mỗi người.
Khi 2 "cửa ra" cuối cùng của cơ thể được thông suốt thì bạn mới có sức khỏe tốt, cơ thể mới duy trì trạng thái vào/ra cân bằng, ổn định.
Cách chăm sóc:
Uống nhiều nước: Nước có tác dụng lợi tiểu và có thể giúp cho hệ tuần hoàn hoạt động trơn tru, thuận lợi, đồng thời có thể rửa sạch vi khuẩn ký sinh trong niệu đạo, loại trừ nhiễm trùng. Chú ý uống nhiều nước, tắm và thay đồ lót thường xuyên. Chọn đồ lót bằng cotton có lợi cho việc thông gió tốt và hấp thụ độ ẩm.
Hạn chế ăn đồ ăn chiên rán: Bạn nên ăn thêm dầu vừng, dầu lạc và các dầu thực vật khác thay thế mỡ động vật.
Ngoài ra, bạn nên lựa chọn nhiều hơn các loại thực phẩm giàu vitamin B, chẳng hạn như ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt, thịt động vật.
Chú ý ăn thêm nhiều hơn thực phẩm có tác dụng sinh khí như củ cải, hành tây, tỏi tây… có thể kích thích đi tiêu và thúc đẩy nhu động ruột.
*Theo Health/IF
Đông y cho rằng, tinh khí trong cơ thể thể hiện trên mắt, mắt kết nối với các kinh mạch, khi mắt quá mệt mỏi, sẽ liên quan đến các cơ quan nội tạng.
Cách chăm sóc:
Ngâm mắt nước nóng: Khi bạn rửa mặt vào buổi sáng, nên lấy ít nước nóng, ngâm 2 mắt vào trong nước ấm khoảng từ 1-2 phút (chỉ nhúng phần mắt, không nhúng phần mũi vào nước), sau đó rửa sạch mặt và xung quanh mắt, sau khi rửa xong, dùng các nhón tay nhẹ nhàng chà xát xoa vùng mắt khoảng 20-40 lần.
Ăn nhiều cà chua và táo tàu đỏ: Cà chua rất giàu chất dinh dưỡng như gluten và vitamin C. Lấy cà chua tươi, rửa sạch bằng nước đun sôi và ăn vào buổi sáng và tối khi đói bụng, mỗi lần 1 quả.
2, Tai
Tai được kết nối chặt chẽ với các kinh tuyến và các huyệt vị của cơ thể con người. Những thay đổi về hình dạng, màu sắc và kết cấu của tai có thể phản ánh sức khỏe của cơ thể.
Cách chăm sóc:
Thường xuyên mát xa vùng tai có thể thúc đẩy lưu thông máu ở vùng tai trong, có lợi rất lớn cho sức khỏe. Trên vành tai có rất nhiều huyệt vị quan trọng, tận dụng đặc điểm này để chăm sóc sức khỏe là việc bạn nên làm hàng ngày.
Hãy bấm huyệt phong trì hàng ngày.
Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, sắt và canxi: Đây là cách giúp làm giãn các vi mạch, cải thiện việc cung cấp máu cho tai trong và ngăn ngừa mất thính giác.
3, Mũi
Đông y gọi mũi là "vương diện" (mặt vua), là "đồng hồ dự báo thời tiết" của cơ thể. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng mũi chính là vệ sĩ của sức khỏe. Mũi có thể "dự báo" chính xác sức khỏe của lá lách và dạ dày.
Cách chăm sóc:
Thường xuyên bấm huyệt nghinh hương: Dùng ngón giữa để day bấm huyệt nghinh hương ở vùng lõm 2 bên cánh mũi (xem hình minh họa để xác định đúng vị trí của huyệt vị).
Khi huyệt vị này được xoa bóp và kích thích, sẽ giúp bạn cải thiện quá trình tuần hoàn máu, phòng chữa các bệnh về mũi, đồng thời khắc phục các bệnh liên quan đến thần kinh trên toàn bộ khuôn mặt, ngăn ngừa liệt mặt.
4, Miệng
Khi bạn già, tốc độ bộ nhớ và khả năng phản ứng của bạn giảm xuống. Trong thực tế, hiện tượng miệng của bạn bị lắp bắp hoặc không đủ linh hoạt để truyền tải đúng thông điệp mà bạn định nói là do não không hoạt động nhanh nhạy, không được "tập thể dục". Nên chú ý vận động cơ miệng để chúng trở nên linh hoạt hơn.
Cách chăm sóc:
Nên ăn số lượng ít để ăn nhiều bữa: Khi bạn càng lớn tuổi, chức năng tiêu hóa thức ăn giảm xuống. Nếu trong một bữa ăn mà bạn ăn với số lượng nhiều, không những gây bất lợi cho sức khỏe, mà còn dẫn đến béo phì.
Cách tốt nhất là bạn nên chia nhỏ số lượng thức ăn cần ăn hàng ngày thành 4-5 bữa, người cao tuổi lại càng phải chú ý đến vấn đề này. Mỗi bữa ăn chỉ nên ăn no khoảng 70-80% nhu cầu.
Bài tập thể dục cho răng: Mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên tập thể dục cho răng bằng cách nhai miệng không hoặc gõ răng khoảng 36 cái. Kiên trì làm việc này có tác dụng làm chắc răng, không bị sâu răng.
Các nhà khoa học hiện đại cũng đã công nhận, việc gõ răng hay nhai hàm không cho 2 hàm răng chạm vào nhau có thể thục đẩy sức khỏe của răng, làm cho các mạch máu vùng răng và hàm hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường khả năng phòng tránh bệnh tật.
5, Cửa ra cuối cùng
Niệu đạo (cửa cơ quan sinh dục) và hậu môn được xem là điểm cuối độc nhất trong nhóm "9 điểm cuối" của cơ thể.
Niệu đạo là để bài tiết chất thải lỏng thông qua bộ phận sinh dục, còn hậu môn là để đào thải chất thải rắn. Đây là 2 "lỗ" quan trọng trên cơ thể, việc bảo vệ tốt và làm thông thoáng 2 bộ phận này là nhiệm vụ vô cùng đặc biệt của mỗi người.
Khi 2 "cửa ra" cuối cùng của cơ thể được thông suốt thì bạn mới có sức khỏe tốt, cơ thể mới duy trì trạng thái vào/ra cân bằng, ổn định.
Cách chăm sóc:
Uống nhiều nước: Nước có tác dụng lợi tiểu và có thể giúp cho hệ tuần hoàn hoạt động trơn tru, thuận lợi, đồng thời có thể rửa sạch vi khuẩn ký sinh trong niệu đạo, loại trừ nhiễm trùng. Chú ý uống nhiều nước, tắm và thay đồ lót thường xuyên. Chọn đồ lót bằng cotton có lợi cho việc thông gió tốt và hấp thụ độ ẩm.
Hạn chế ăn đồ ăn chiên rán: Bạn nên ăn thêm dầu vừng, dầu lạc và các dầu thực vật khác thay thế mỡ động vật.
Ngoài ra, bạn nên lựa chọn nhiều hơn các loại thực phẩm giàu vitamin B, chẳng hạn như ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt, thịt động vật.
Chú ý ăn thêm nhiều hơn thực phẩm có tác dụng sinh khí như củ cải, hành tây, tỏi tây… có thể kích thích đi tiêu và thúc đẩy nhu động ruột.
*Theo Health/IF