Hiển thị các bài đăng có nhãn Điển Tích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điển Tích. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Hoài Trần

- Cái chết oan khuất của 4 vị “Khai quốc công thần” thời Hậu Lê

Tượng đài Trần Nguyên Hãn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà vua tin lời thêu dệt gièm pha, bèn ra lệnh cho bọn lực sĩ đến bắt Hữu Tướng quốc Trần Nguyên Hãn

Trần Nguyên Hãn người đất Sơn Đông huyện Lập Thạch, nay là huyện Lập Thạch, tinh Vĩnh Phúc. Ông sinh năm nào không rõ, chỉ biết là mất vào năm 1429.

Khi Lê Lợi xướng nghĩa ở Lam Sơn, ông cùng với Nguyễn Trãi đã sớm tìm đến và mau chóng trở thành chỗ dựa tin cậy của Lê Lợi. Cuộc đời và cái chết oan khuất của ông đã được sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 25, tờ 20) chép lại tóm lược như sau :
“Hãn có học thức, giỏi binh pháp, từng giúp Lê Thái Tổ khởi nghĩa, được thương yêu và hậu đãi và dự bàn những chuyện bí mật. Trần Nguyên Hãn cùng Vua xông pha trận mạc, đến đâu cũng lập được chiến công.

Đền thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn ở thôn Đa Cai, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc

Năm Mậu Thân, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1428), khi Lê Thái Tổ định công ban thưởng cho các bậc công thần, Trần Nguyên Hãn được gia phong chức Hữu Tướng quốc, cho mang quốc tính là họ Lê. Công lao và danh vọng của Trần Nguyên Hãn kể vào hàng cao nhất. Nhưng sau, Trần Nguyên Hãn có nói riêng với người thân tín rằng:
- Nhà vua có tướng giống như Việt Vương Câu Tiễn, cho nên, ta không thể cùng hưởng yên vui sung sướng được.
Nói rồi, Hãn xin về hưu, được Nhà vua ưng thuận. Nhưng, vì Trần Nguyên Hãn là dòng dõi họ Trần, nên bị nghi kị. Về đến Sơn Đông, sống trong cảnh quê nhà mà Trần Nguyên Hãn vẫn cho xây dựng phủ đệ, đóng thuyền bè, không chịu giữ gìn hình tích.
Những kẻ xấu muốn tâng công, bèn thêu dệt gièm pha với Nhà vua, rằng Trần Nguyên Hãn có mưu toan phản nghịch. Nhà vua tin lời, bèn ra lệnh cho bọn lực sĩ đến bắt. Khi thuyền chở Trần Nguyên Hãn đến bến Sơn Đông, ông nhảy xuống sông tự tử”.

Huyện thượng hầu Lê Sát
Lê Sát sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông người Lam Sơn, từng theo Lê Lợi nổi dậy đánh đuổi quân Minh ngay từ khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vừa mới bùng nổ.

Lê Sát là người lập công lớn trong trận Quan Du (Thanh Hóa) năm 1420, trận Khả Lưu (Nghệ An) năm 1424 và đặc biệt là trận Xương Giang (Bắc Giang) năm 1427.

Khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, ông được phong là Suy trung tán trị hiệp trung mưu quốc công thần, Nhập nội kiểm hiệu tư khấu, Bình chương quân quốc trọng sự. Đến năm 1429, khi triều đình cho khắc biển ghi tên 93 vị khai quốc công thần, tên ông được xếp ở hàng thứ hai, tước hiệu là Huyện thượng hầu.

Bình sinh, Lê Sát là tướng có tài, quyết đoán nhanh, nhưng là võ tướng ít chữ nghĩa, phép xử sự của ông thường thiếu tế nhị, cho nên, lắm kẻ ghen ghét ông.

Có lẽ đó chính là lí do sâu xa dẫn đến vụ án Lê Sát và cái chết thê thảm của ông vào năm Đinh Tị (1437). Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 11) đã có một vài đoạn chép về ông như sau :
"Bấy giờ, tuổi Vua đã tương đối lớn, đã có thể xét đoán mọi việc một cách sáng suốt, nhưng Lê Sát thì vẫn tham quyền cố vị, cho nên, Vua rất ghét Sát. Ngoài mặt, Vua vẫn tỏ ra điềm nhiên nên Sát không biết sự ghét bỏ này.

Đến đây, (tháng 6 năm Đinh Tị, 1437), Vua bàn với những người hầu cận, lập mưu khép Sát vào tội chuyên quyền.

Vua xuống chiếu rằng : “Lê Sát chuyên quyền, nắm giữ việc nước, ghét người tài, giết Nhân Chú để ra oai, truất Trịnh Khả để mong người phục, bãi chức của Ư Đài hòng bịt miệng bá quan, đuổi Cầm Hồ ra biên ải để ngăn lời Ngôn quan... Mọi việc hắn làm đều trái với đạo làm tôi. Nay ta muốn khép hắn vào hình luật để tỏ rõ phép nước, nhưng vì hắn là viên cố mệnh đại thần, từng có công với xã tắc nên được đặc cách khoan thứ, nhưng phải tước bỏ hết quan chức".

Sau cùng, Lê Sát bị ép tự tử tại nhà. Vợ con và điền sản nhà Sát đều bị tịch thu. Vua sai đem đồ đạc của nhà Sát ban cho các quan".

Đại đô đốc Lê Ngân
Lễ rước kiệu hai vị thành hoàng địa phương là Đỗ Bí và Lê Ngân - hai danh tướng của nghĩa quân Lam Sơn.

Lê Ngân người xã Đàm Di, thuộc Lam Sơn (Thanh Hóa), từng theo Lê Lợi đánh đuổi quân Minh ngay từ khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vừa bùng nổ. Bởi có nhiều công lao, năm 1429, khi Lê Lợi định công ban thưởng và khắc biển ghi tên các bậc công thần khai quốc, tên ông được xếp vào hàng thứ tư, tước Á thượng hầu.

Năm 1434, ông giữ chức Tư khấu và đến tháng 6 năm 1437, khi Lê Sát bị bãi chức, ông được phong là Đại đô đốc, Phiêu kị thượng tướng quân, Đặc tiến khai phủ nghi đồng tam ti, Thượng trụ quốc Quốc thượng hầu.

Cùng được hưởng ân sủng đặc biệt này còn có con gái của ông là Chiêu nghi Lê Nhật Lệ. Nhật Lệ được sách phong làm Huệ phi của vua Lê Thái Tông.

Nhưng, vui chưa được nửa năm thì tai họa đã giáng xuống gia đình ông. Tháng 11 năm 1437, ông bị thất sủng và sau đó bị bức tử bởi lời cáo giác tai hại của những kẻ ghen ghét ông. Chuyện này được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 11, tờ 49 a-b) ghi lại như sau:
“Có người cáo giác Đại đô đốc Lê Ngân thờ phật Quan Âm trong nhà để cầu cho con gái mình là Huệ phi được Nhà vua thương yêu hơn. Vua bèn ngự ra rửa Đông Thành, sai bọn thái giám là Đỗ Khuyến, dẫn 50 võ sĩ tới lục soát khắp nhà của Lê Ngân. Họ bắt được ở đấy tượng Phật và các thứ vàng bạc, tơ lụa. Hôm sau, Lê Ngân vào chầu, cởi mũ để xin tạ tội. Vua sai bắt bọn tôi tớ nhà Lê Ngân ra tra hỏi.
Lê Ngân lại cởi mũ tâu rằng: "Trước kia, thần theo nghĩa binh ở Lam Kinh (tức Lam Sơn), nay đã già yếu, thầy bói nói rằng, nguyên đất thần làm nhà ở bây giờ, xưa có bàn thờ Phật, vì để ô uế, tai họa khó tránh khỏi. Bởi thế, thần lập bàn thờ Phật để thờ cúng. Nhưng, bởi người vợ lẽ mà thần đã bỏ là Nguyễn Thị, lại thêm người vợ lẽ khác là Trần Thị, vốn là vợ lẽ của Lê Sát (được triều đình) ban cho thần, cùng với một đứa gia nô của thần, tính khí điêu ngoa, chúng cùng nhau thêu dệt, dựng chuyện báo hại thần đó thôi. Xưa, Tiên đế biết rõ lòng thần, thường vẫn có lòng bao dung, thương mến. Nay, gân sức của thần đã kiệt, xin cho thần được về quê để sống nốt chút tuổi tàn còn lại. Còn như nếu bệ hạ nghe lời kẻ gièm pha mà tra tấn người nhà của thần thì sợ khi bị đánh đau quá, chúng sẽ khai sai sự thật. Đến lúc đó, thân thần cũng không giữ nổi, xin bệ hạ nghĩ lại cho".

Bất chấp mọi lời van xin, Nhà vua vẫn giao Lê Ngân cho hình quan xét xử.

Rốt cuộc, đến tháng 12 năm 1437, Lê Ngân bị buộc phải uống thuốc độc mà tự tử ở nhà, con gái Lê Ngân là Huệ phi cũng bị giáng làm Tu dung (hàng thấp nhất của vợ vua), gia sản của ông bị tịch thu.
Mười sáu năm sau (1453), nhân kì đại xá, vua Lê Nhân Tông mới cấp trả cho con ông 100 mẫu ruộng, rồi đến năm 1484, vua Lê Thánh Tông mới truy tặng ông là Thái phó hoằng quốc công.
vụ án Lệ Chi Viên

Sử sách chép rằng, Lê Thái Tông (14231442) đã thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ, rồi đột ngột qua đời. Vào thời điểm đó, vua còn rất trẻ, mới 20 tuổi. Đây chính là vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Triều đình đã quy tội cho Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Trãi giết vua và bị xử tru di tam tộc. Sau này, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Ức Trai Nguyễn Trãi nhưng không đề cập tới việc điều tra cái chết và nguyên nhân tử vong của vua Lê Thái Tông. Đến nay, vụ án Lê Chi Viên nổi tiếng ấy còn nhiều bí ẩn và tranh cãi. 

Đền thờ vua Lê Thái Tông 

Tài nhân gặp họa
Sách Đại Việt sử ký toàn thư nhận định về vua Lê Thái Tông: "Vua thiên tư sáng suốt, nối vận thái bình; bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp Di địch. Trọng đạo sùng nho, mở khoa thi chọn hiền sĩ; xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng. Cũng là bậc vua tài giỏi biết nối giữ cơ đồ, song đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuốc lấy tai họa. 

Ngày 27/7/1442 (năm Nhâm Tuất), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quan ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4/8 cùng năm, vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc huyện Gia Lương, Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, là vợ thứ của Ức Trai Nguyễn Trãi. Tương truyền, năm 1406 khi Nguyễn Trãi (26 tuổi) đang làm quan nhà Hồ, gặp Thị Lộ đang ở tuổi trăng tròn -16 tuổi ở Vũ Lăng. Mới gặp lần đầu sau cuộc mạn đàm thi ca, cả hai nhanh chóng đã tở thành tri kỷ. Tuy nhiên về làm bạn thơ thiếp với Nguyễn Trãi nhiều năm, Thị Lộ vẫn không có con. Họ nhận một người cháu của Ngô Từ là Ngô Chi Lan làm con nuôi. 

Trong thời gian Lê Lợi đứng lên khởi nghĩa, Nguyễn Trãi cùng em họ Trần Nguyên Hãn đồng tâm ra giúp sức tụ nghĩa chống quân Minh. Mỗi khi Nguyễn Trãi thảo thư từ, chiếu hịch đều có Thị Lộ ở bên giúp việc sửa chép. Lúc nào, Thị Lộ cũng cần mẫn tươi cười, nhẫn nại, hoạt bát, đoan chính làm việc thông thái nên được mọi người yêu mến, kính nể. Họ sống với nhau hòa thuận đến khi ấy đã vào tuổi 40. Vốn Nguyễn Thị Lộ rất được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sắc đẹp, văn hay, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ, rồi băng hà. Các quan bí mật đưa xác vua về, ngày 6/8 mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Và mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua. 

Mổ xẻ bi kịch Lệ Chi Viên

Dựa vào truyền thuyết trên, các nhà sử học đã mổ xẻ, phân tích chi tiết mọi hành động, động cơ dẫn tới cái chết của vua Lê Thái Tông. Nhiều câu hỏi được đặt ra: vua chết ở đâu? Ai chứng kiến? Có bắt được hung thủ ở ngay hiện trường không?... 

Nơi vua chết là ở chùa Côn sơn như lời mời của Nguyễn Trải, hay tại nhà riêng của Nguyễn Trãi - Thị Lộ? Theo nghi lễ của bậc thiên tử khi ra khỏi cung, vua không bao giờ ở nhà dân, cho dù đó là nhà cha mẹ vợ mà chỉ ở hành cung là nơi đã được sửa soạn trước trong các chuyến vi hành, hoặc ở một nơi tôn nghiêm như đình, chùa. Do vậy, thông thường khi muốn thăm một ai, vua sẽ cho triệu người ấy đến chỗ vua ở, chứ không bao giờ vua đến nhà của họ, trừ trường hợp đi thăm viếng để tìm hiểu dân tình làm ăn sinh sống hoặc các vị đại công thần đau yếu sắp chết không đi được vua mới đến nhà. Vì vậy, có thể loại trừ giả thuyết vua chết ở bên ngoài, tức nơi ở không do triều đình sắp đặt. 


Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ 

"Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua nhưng trên thực tế, lại chẳng hề có người nào chứng kiến lúc vua hấp hối, băng hà; và đồng nghĩa, cũng chẳng có ai dám khẳng định nhìn tận mắt Nguyễn Thị Lộ giết vua. 

Vậy, mọi người ở đây phải chăng là ám chỉ những người có thù hằn với Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ? Chưa kể, cùng thời điểm đấy, trong dân gian lan truyền rằng, bà Nguyễn Thị Lộ là một con rắn biến thành người, dụ dỗ Nguyễn Trãi và hại ba đời nhà ông. Con rắn thành tinh ngầm mang thù oán, mới đầu thai thành Thị Lộ. Nàng sinh ra dưới sườn có vảy..., Lịch triều hiến chương loại chí viết.
Theo nhiều sử gia, mặc dù câu chuyện được nhiều sách cũ chép lại, nhưng tất cả chỉ nhằm giải thích nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Lê Thái Tông và Nguyễn Trãi, xoa dịu lòng tiếc thương Nguyễn Trãi và chán ghét nhà Lê nhỏ mọn đối với công thần. Đây là thuật tuyên truyền của tầng lớp thống trị hồi đó lợi dụng lòng mê tín của nhân dân, là mô phỏng từ các truyền thuyết xa xưa của Trung Quốc, nên ngày nay truyền thuyết bị bác bỏ và không được xác chứng. 

“Lộ diện” hung thủ

Trong cuốn Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên, các nhà sử học và một số nhà khoa học đã chỉ rõ, chủ mưu của vụ thảm án Lệ Chi Viên là Tuyên từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh, mẹ vua Lê Nhân Tông. Về động cơ, thứ nhất là do bà rất căm oán Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ - hai người đã giúp bà phi Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ Lê Thánh Tông, thoát khỏi âm mưu sát hại của bà ta. Thứ hai là do thời đó, nhiều người trong triều dị nghị rằng, bà Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ (Lê Nhân Tông) không phải là con vua Thái Tông, nên nhân lúc vua về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha và nói tốt cho Tư Thành (Lê Thánh Tông), nên bà Nguyễn Thị Anh đã sai người sát hại vua Thái Tông, rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi. 

Theo sử sách, vài ngày sau khi hành hình gia đình Nguyễn Trãi, triều đình thực ra chính là Thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính thay con, ra lệnh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì trước khi chết Nguyễn Trãi có nói: "Ta hối không nghe lời Thắng, Phúc". Các nhà nghiên cứu cho rằng chính Đinh Phúc, Đinh Thắng là những người khuyên Nguyễn Trãi sớm tố cáo Nguyễn Thị Anh với vua Thái Tông. Do đó, để diệt khẩu, bà sai giết hai người này. Sâu xa hơn, thảm án Lệ Chi Viên còn là sự ghen ghét, đố kỵ của một số không nhỏ quan lại trong triều lúc bấy giờ trước tài năng lỗi lạc và tính tình ngay thẳng, cương trực của Nguyễn Trãi - được cho là luôn cản trở những việc làm mờ ám của họ. 

Như vậy, oan khuất của Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ trong nghi án đột tử của vua Lê Thái Tông đã trải qua mấy trăm năm, mới được các nhà sử học minh oan. Đánh giá về bà, GS Vũ Khiêu khẳng định: "Ít nhất, bà cũng là người tài hoa trong văn học, sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử và thủy chung trong tình nghĩa. Bà đã dâng trọn cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của Vương triều Lê và sự phồn vinh của non sông ại Việt". GS Đinh Xuân Lâm cũng cho rằng, cần có sự công khai chiêu tuyết cho bà Nguyễn Thị Lộ. Chế độ phong kiến cũ đã không làm được việc đó thì ngày nay chúng ta phải làm được. 

Liên Thạch Bích
Read More

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Hoài Trần

- Nhạc Phi - Tần Cối và truyền thuyết về Dầu Cháo Quẩy

Nuôi dưỡng Ân Oán Tại Người Chép Sử

Tượng Nhạc Phi, trong miếu thờ Nhạc Phi ở Hàng Châu.

Bốn chữ trên bảng là "Hoàn ngã hà sơn" (đọc từ phải sang) - "Hoàn lại núi sông của ta". 

Nhạc Phi (11031142), nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử quân sự Trung Quốc, bị vợ chồng Tần Cối và Vương thị hãm hại.

Người Trung Quốc muốn nguyền rủa hai vợ chồng nhà này, bèn làm hai viên bột mì hình người dính vào nhau đem rán trong dầu , được gọi là "Du gia quỷ" hay "Dầu chá kuảy" hàm ý mong cho cặp vợ chồng kẻ phản nghịch bị nấu trong chảo dầu ở địa ngục. Âm "Kuảy" có nghĩa là quỷ mà cũng trùng âm là "Cối" tức dầu chiên Tần Cối.

Tần Cối - kẻ bán nước hại dân dù có chết đi ngàn năm sau vẫn bị người đời phỉ nhổ

Xin nói thêm một chi tiết để thấy người dân bất kỳ nước nào cũng vô cùng căm giận và khinh bỉ bọn bán nước: mộ Nhạc Phi bên bờ Tây Hồ ở Hàng Châu có đúc tượng vợ chồng Tần Cối, Vương Thị bằng gang, hình dáng quỳ bên mộ tạ tội, người tới viếng mộ Nhạc Phi thường nhổ nước bọt hoặc cầm dùi đập vào đầu tượng cho hả giận, người đời nhân đó có câu đối:

Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt,
Bạch thiết vô cô chú nịnh thần

(Núi xanh có phúc được vùi xương người trung nghĩa,
Thép trắng tội tình gì mà phải đúc nên đầu kẻ gian nịnh).

Vợ chồng gian thần Vương thị - Tần Cối

Vài trăm năm sau, có người cử nhân tên Tần Giản Tuyền cùng quê Giang Ninh với Tần Cối, mọi người đều nghĩ ông là hậu nhân của họ Tần. Một lần đến bờ Tây Hồ, người quanh đó xin ông viết câu đối đề miếu Nhạc Phi, không đành lòng từ chối, ông bèn viết:

Nhân tòng Tống hậu vô danh Cối,
Ngã đáo phần tiền hối tính Tần

( Người sau đời Tống không ai mang tên Cối nữa,
Ta đến trước mộ cũng thẹn bởi mang họ Tần).


Gần một nghìn năm trước, chiếc bánh quẩy này có một lịch sử huy hoàng, không phải ai muốn ăn cũng có mà phải chờ đợi, xếp hàng. Thời ấy người ta ăn cháo quẩy không phải vì ngon mà là muốn nhai kẻ thù trong miệng, nghe tiếng bánh quẩy rán dòn vỡ trong miệng mà tưởng là xương của tên Tể tướng, một kẻ Hán gian, bán nước vỡ vụn dưới hàm răng.

Chuyện kể rằng: thời nhà Tống bên Tàu có một người họ là Tần, tên Cối. Tần Cối xuất thân con nhà quan lại, thời trẻ cũng là người có tài, học giỏi, sau được trọng dụng cất nhắc dần lên tới chức Tể Tướng. Thế nhưng vì thiếu lòng trung với nước, lại có mấy năm bị khiếp sợ do bị phương Bắc bắt giữ mà dần dần bị tha hóa , bán thân cho ngoại bang (nước Kim), cam tâm làm một kẻ tay sai, đại diện cho nước ngoài ngay tại triều đình nước mình.

Thời ấy, cũng có Nhạc Phi xuất thân từ một gia đình nghèo khó, do học giỏi, võ nghệ cao cường, tính tình cương trực mà dần dần trở thành một vị tướng nổi tiếng của triều Tống. Nhạc Phi dẫn binh chống lại quân Kim, được nhân dân cả nước tín nhiệm yêu quý. Vì Nhạc Phi chủ trương kiên quyết kháng Kim, mà ông đã trở thành chướng ngại lớn nhất trong kế hoạch cầu hòa, bán nước của Tần Cối.

Tần Cối đã không từ một thủ đoạn nào để lập mưu hãm hại Nhạc Phi. Hắn không ngừng tấu với cấp trên (Vua Cao Tông) rằng Nhạc Phi đã xúc phạm tới gia pháp tổ tông của Tống triều. Thấy danh tiếng của Nhạc Phi vượt qua mình, Tần cối căm tức lắm. Hắn tâu lên rằng : thiên hạ bách tính đều biết có Nhạc Phi chứ không biết còn có Hoàng đế...Cuối cùng do âm mưu thâm độc của Tần Cối và vợ là Vương Thị mà Nhạc Phi và con là Nhạc Vân cùng nhiều tướng lĩnh khác bị mang ra xử chém. Sau cái chết của Nhạc Phi, lòng dân khắp nơi oán hận, căm thù Tần Cối...

Ở kinh thành, có người bán bánh rong, trong lúc ế khách lấy bột ra nặn 2 chiếc bánh hình người, một hình đàn ông là Tần Cối, một hình đàn bà là Vương Thị vợ hắn. Nặn xong, 2 cái bánh bị ném vào chảo mỡ sôi sùng sục. Ông rán chiếc bánh như đang hành hình hai kẻ bán nước hại dân để thỏa lòng căm tức.

Dân chúng đi ngang qua, thấy lạ bèn đặt làm vài chiếc. Một đồn mười, mười đồn trăm, món bánh này ngày một lan rộng. Ngày nào cũng có người đến xếp hàng để chờ rán và ăn ngay tại chỗ.

Chuyện đến tai Tần Cối, hắn cho quân lính đến bắt cửa hàng bán bánh nọ. Nhưng do binh lính cũng đồng tình với lòng dân nên họ cố tình trùng trình đánh động để người bán bánh trốn thoát. Họ trốn khỏi kinh thành và tiếp tục bán bánh kiếm ăn. Nhưng do ở trong tình thế bị săn đuổi, phải cảnh giác ngó trước ngó sau, nên họ không còn đủ thời gian nặn bánh thành hình người như trước nữa mà chỉ còn vê hai thỏi bột dài rồi quấn vào nhau, giả làm 2 vợ chồng Tần Cối.

Thấy bánh dễ làm, lại ăn ngon, món đó được lan truyền rộng rãi khắp nước. Tên của món bánh đó là "Du Gia Quỷ" tức là Con Quỷ bị chan (gia) dầu (Du) lên người, cũng có nơi gọi là "du thiêu quỷ" , "dầu thiêu quỷ" ... đều có nghĩa là con quỷ bị chiên trong vạc dầu. Món bánh này phổ biến sang tận Việt nam và "Du Gia Quỷ" được đọc thành "Dầu Cháo Quẩy", có người gọi tắt là "cháo quẩy" hay ngắn gọn là "quẩy". Người Trung quốc ngày nay rất hay ăn kèm món này với cháo, ta thì hay ăn với Phở.

Đến đời Tống Minh Tông, mọi chuyện sáng tỏ, Nhạc Phi được minh oan, được đem hài cốt về chôn và lập miếu tại Hàng Châu. Người ta cũng làm 2 pho tượng sắt theo hình vợ chồng Tần Cối đặt quỳ ở trước mộ, trong khuôn viên miếu Nhạc Phi.

Toàn cảnh mộ Cha con Nhạc Phi, Nhạc Vân

Mấy trăm năm đã trôi qua, lòng căm thù chưa nguội. Mặc dù ngay phía trên tượng, chính quyền có bảng khuyến cáo không xâm phạm di tích lịch sử nhưng hôm tôi đến thăm miếu này ở Hàng Châu vẫn thấy nước bọt của dân vương trên đầu, trên vai, trên mặt tượng kẻ bán nước.

Ngàn năm sau nữa món Quẩy chắc vẫn còn tồn tại và câu chuyện về chiếc bánh, nỗi nhục của một kẻ bán nước như Tần Cối thì muôn đời không gột rửa được.

Tần Cối - kẻ bán nước hại người, dù có chết đi, ngàn năm sau vẫn bị người đời phỉ nhổ.

Buồn Thay!


Vị anh hùng thầm lặng trong vụ án oan Nhạc Phi
Nhạc Phi, vị tướng quân lỗi lạc của Trung Hoa là một huyền thoại về lòng tận trung báo quốc, hiếu thảo với mẹ già. Tuy nhiên, còn một nhân vật mà ít người biết đến, một vị anh hùng thầm lặng có công đưa chân tướng vụ án oan Nhạc Phi ra trước thiên hạ.

Nhạc Phi, vị tướng quân lỗi lạc của Trung Hoa, huyền thoại về lòng tận trung báo quốc. (Ảnh: Kknews)

1. Án oan Nhạc Phi
Nhạc Phi sinh năm 1103 vào cuối triều Bắc Tống, người huyện Thang Âm, Tương Châu (nay là tỉnh Hà Nam). Cha mẹ ông là những người nông dân áo vải. Từ nhỏ ông đã sống đời đạm bạc, tằn tiện. Tính tình Nhạc Phi ôn hòa, đôn hậu, hay giúp đỡ người nghèo khó. Thuở hàn vi, Nhạc Phi đã rất thích đọc binh thư của Tôn Vũ, Ngô Khởi. Thầy của ông đều là những danh tướng như Chu Đồng, Tần Quảng.

Đầu thế kỷ 12, nhà Tống dần suy yếu. Khi Nhạc Phi lớn lên, Trung Hoa bấy giờ thường xuyên bị nhà Kim tấn công xâm lấn bờ cõi từ phương Bắc. Trong thời gian này, triều đình nhà Tống khẩn thiết chiêu binh để bảo vệ đất nước.

Chuyện kể rằng Nhạc mẫu đã động viên con trai hãy trân quý vinh dự được bảo vệ đất nước. Ngày lên đường, bà yêu cầu Nhạc Phi cởi áo và xăm lên lưng con trai bốn chữ: “Tận trung báo quốc” để ông phụng sự đất nước với lòng trung thành hết mực. Tuy vậy, khi Nhạc Phi chưa kịp thi thố tài năng thì người Kim đã đánh chiếm xong Biện Kinh, tiêu diệt Bắc Tống.

Khi quân Kim xâm lược kinh thành Khai Phong của Bắc Tống và bắt giữ Hoàng đế vào năm 1127, em trai của Hoàng đế đã trốn thoát, chạy xuống bờ nam sông Trường Giang, lập nên nhà Nam Tống.

Tướng quân Nhạc Phi đã trở thành biểu tượng của niềm hy vọng trong suốt những năm tháng gian nan này. Dưới sự chỉ huy của Nhạc Phi, những lộ quân Bắc phạt của nhà Tống đã thu hồi được một vùng lãnh thổ rộng lớn ở lưu vực sông Hoàng Hà từ tay quân Kim. Nhân dân khắp nơi chào đón và đua nhau tham gia vào quân đội của Nhạc Phi.

Nhạc Phi liên tục dâng sớ xin vua Cao Tông bắc phạt thu hồi lại giang sơn đã mất. Nhưng phe chủ hòa trong triều đình liên tục gạt đi ý định đó bất chấp những chiến thắng vang dội của Nhạc Phi trên trận địa.

Những chiến công hiển hách của Nhạc Phi đã khiến một số quan lại hủ bại trong triều đình ghen tức. Họ vu cáo ông với Hoàng đế Cao Tông. Vì thế, Nhạc Phi đã bị gọi trở lại hoàng cung và bị tước bỏ binh quyền. Một lần khi đang trên đà truy kích quân Kim, Nhạc Phi nhận được tới 12 đạo chiếu triệu hồi về kinh chỉ trong một ngày.

Sau khi điều Nhạc Phi trở về, phong làm Khu mật sứ (mà thực chất là tước đoạt hết binh quyền), vua Cao Tông nghe theo lời xúc xiểm của Tần Cối đã nghi ngờ và buộc tội Nhạc Phi. Người Kim vốn hận và sợ Nhạc Phi thấu xương tủy, đã đưa ra điều kiện nghị hòa với Nam Tống là phải giết chết Nhạc Phi.

Ngày 29/12 năm Thiệu Hưng thứ 11 (ngày 28/01/1142), trong lịch sử Trung Quốc, Nhạc Phi bị bắt giam ở Đại Lý Tự ở Hàng Châu bằng tội danh “không cần có”, Triệu Cấu sai đao phủ vào trong nhà lao, vờ nói mời Nhạc Phi đi tắm, đưa ông đến phòng hành hình, dùng búa lớn giáng mạnh vào 2 bên sườn, làm cho Nhạc Phi gẫy hết xương sườn, nội tạng đều vỡ nát, thổ ra máu mà chết.

Khi Nhạc Phi bị hại, ông 39 tuổi. Cùng ngày, Trương Hiến, Nhạc Vân tại cửa ngõ Quan Hạng bị xử chém lưng. Trương Hiến không rõ năm sinh, Nhạc Vân năm đó 23 tuổi.



Nhạc mẫu đã xăm lên lưng Nhạc Phi 4 chữ “Tận trung báo quốc” để ông phụng sự đất nước với lòng trung thành hết mực. (Ảnh: MyFresh)

2. Ngỗi Thuận nghĩa khí chôn Nhạc Phi

Sau khi Nhạc Phi lâm nạn, thi thể bị quăng đi. Tối hôm đó, trong ngục tì Đại Lý Tự, một viên cai ngục tên Ngỗi Thuận, có lòng sùng kính Nhạc Phi, đã không quản hiểm nguy tru di cửu tộc, nhanh chóng đi tìm thi thể Nhạc Phi, đưa đến khu mộ sau núi, bên đền Cửu Khúc Tùng.

Do tình hình khẩn cấp, lại không người giúp đỡ, Ngỗi Thuận không kịp sửa sang dung mạo, thay quần áo cho Nhạc Phi, liền nhanh chóng đặt vào quan tài đã chuẩn bị sẵn. Lấy chiếc vòng ngọc sinh thời Nhạc Phi đeo buộc vào dưới lưng ông. Đóng quan tài, hạ táng, lấp đất.

Ngỗi Thuận lại đặt lên trên quan tài Nhạc Phi một chiếc ống chì có khắc chữ “Đại Lý Tự”, để làm ký hiệu. Để không gây chú ý cho mọi người, Ngỗi Thuận lúc đó không đắp đất cao, chỉ trồng hai cây quýt trước mộ Nhạc Phi, sau này lại dựng một bia đá trước mộ, trên bia đá có viết “Mộ Giả Nghi” (mộ phụ nữ), để che mắt mọi người, đồng thời cũng là dấu hiệu để nhận biết.

Ngỗi Thuận luôn tin rằng Nhạc Phi sẽ có ngày minh oan lấy lại sự công bằng, do đó ông mới dám liều chết chôn di thể Nhạc Phi. Trời giúp nghĩa sỹ, hành động của Ngỗi Thuận không bị Triệu Cấu, Tần Cối phát hiện ra. Nghĩa cử của ông trong những năm Thiệu Hưng Nam Tống dưới sự thống trị khủng bố, đã được giữ kín tròn 21 năm.

Nhung Ngỗi Thuận đã không đợi được ngày Nhạc Phi được minh oan, trước khi chết, ông gọi con trai đến bên nói: “Ta sắp đi đây! Nhà ta có một bí mật, bây giờ ta nói cho con, con nhất định phải nhớ kỹ. Đó là, con chết cũng không được để mất Nhạc đại nhân!”.

Rồi ông nói tiếp: “Bên cạnh đền Cửu Khúc Tùng sau núi nhà ta có hai cây quýt, sau cây quýt có chôn đại tướng Nhạc Phi. Dưới lưng ông có buộc một vòng ngọc, sau này Nhạc đại nhân được minh oan, sẽ không tìm được hài cốt ông, quan phủ sẽ treo thưởng đi tìm, đến lúc đó, con hãy đi báo quan phủ, gọi người đến nhận dạng. Nhớ kỹ, bí mật này không thể nói với bất kỳ người nào, kể cả vợ con, nếu không sẽ có họa sát thân”.

Ngỗi Thuận cuối cùng căn dặn con: “Nhạc đại nhân cả đời anh hùng, lại phải chịu kết cục này, con nếu chết thì cũng phải truyền lại bí mật này cho các đời sau. Trời xanh có mắt, Nhạc tướng quân nhất định có ngày minh oan”. Nói xong, Ngỗi Thuận, trút hơi thở ra đi.

Sau khi Nhạc Phi chết, Triệu Cấu, Tần Cối tiếp tục hạ lệnh đưa phu nhân Nhạc Phi Lý Oa và tất cả con trai, gái, dâu rể, đưa phu nhân và con trai con gái Trương Hiến, sai quan binh áp tải đi lưu đày ở Lĩnh Nam Quảng Đông và Phúc Kiến, đồng thời không cho phép hai nhà cùng lên đường. Lần đi đày này một mạch 20 năm, cho đến tận năm Thiệu Hưng thứ 31, những người còn sống của hai gia đình Nhạc, Trương mới được tự do.

Tháng 6 năm Thiệu Hưng thứ 32 (năm 1162), do Hải Lăng vương nước Kim dẫn quân đánh xuống phía Nam, lại đốt lên ngọn lửa chiến tranh diệt nhà Nam Tống, lời kêu gọi kháng chiến chống quân Kim của quân dân Nam Tống không ngừng vang lên, do bất lực, Triệu Cấu đành nhường ngôi của mình cho con nuôi Triệu Thận, tức Tống Hiếu Tông.

Tống Hiếu Tông là phái kháng chiến, để thuận theo lòng dân, khích lệ ý chí chiến đấu chống quân Kim của quân dân, ngay tháng thứ 2 sau khi kế vị, ông đã hạ chiếu minh oan cho nhóm người Nhạc Phi, quan phủ treo thưởng 500 quan bạc trắng tìm di cốt Nhạc Phi, chuẩn bị an táng Nhạc Phi theo lễ.

Ngày 13/07 quan phủ dán cáo thị, 8 ngày sau, con trai Ngỗi Thuận dò xét được hoàng bảng thực sự không còn nghi ngờ gì, mới đem địa điểm thực sự mà cha ông đã bí mật chôn Nhạc Phi báo lên quan phủ, từ đó chân tướng án oan Nhạc Phi mới được minh bạch trước thiên hạ.

Có thể nói, nếu không do triều đình nhà Kim lại khai chiến, Triệu Thận thuận theo lòng dân hạ chiếu minh oan cho Nhạc Phi, con trai Ngỗi Thuận không lỡ mất thời cơ báo quan tiết lộ di ngôn lúc lâm chung của cha, thì di thể Nhạc Phi vĩnh viễn sẽ là bí ẩn. Như vậy có thể thấy, con người đang làm, ông trời đang xem. Ngỗi Thuận ngay cả ngày sinh tháng tử cũng không có sử sách nào ghi, nghĩa cử của ông được thần trợ giúp là không có gì khó lý giải.

Ngỗi Thuận là người thành công, lời dự đoán của ông chỉ truyền 1 đời là đã thành hiện thực rồi. Ngỗi Thuận là kẻ sỹ nhân nghĩa, hành động trong một đêm của ông đã nói rõ một đạo lý – đêm đen chỉ là tạm thời, ông trời sáng tỏ, chính nghĩa nhất định chiến thắng ác tà.

Ngày nay, trong miếu Nhạc Phi ở núi Thê Hà, hồ Tây Tử Hàng Châu không có tượng Ngỗi Thuận, vì đó là ngôi miếu do triều đình Nam Tống xây dựng. Tống Hiếu Tông chưa thể minh oan triệt để cho Nhạc Phi, ông không nghĩ được ý nghĩa sâu xa của Ngỗi Thuận nghĩa khí chôn Nhạc Phi. Quê hương Nhạc Phi, trong miếu Nhạc Phi huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam, bên trái tượng Nhạc Phi ngồi là bức tượng toàn thân Ngỗi Thuận, đó là dân gian góp tiền xây dựng.

Nhạc Phi trong lòng người dân Trung Quốc là một vị Võ Thánh, mà Ngỗi Thuận liều chết nghĩa khí chôn Nhạc Phi là mẫu mực của kẻ sỹ nhân nghĩa. Ông là người chứng kiến đầu tiên Nhạc Phi bị nạn, cũng là công thần thiên cổ mà người đời sau nườm nượp đến miếu Nhạc Phi Hàng Châu, viếng mộ di hài thực sự của anh hùng dân tộc Nhạc Phi. Anh hùng rễ cỏ Ngỗi Thuận, đã đem đạo đức truyền thống Trung Hoa “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” đẩy lên cực điểm. Phẩm đức Ngỗi Thuận thật cao thượng, tinh thần Ngỗi Thuận vĩnh hằng.




Nhạc Phi là vị danh tướng được người người tôn kính và ca tụng. (Ảnh: Timetoast)

3. Kết cục của Triệu Cấu, Tần Cối
Năm đó, Triệu Cấu và Tần Cối, một đôi “gian đế gian tướng”, vì mạng sống và hưởng lạc của mình, không để ý gì đến cuộc sống của nhân dân, chủ động cầu hòa với nước Kim, xưng thần, nộp cống, để lấy lòng Hoàn Nhan Ngột Truật, đã sát hại Nhạc Phi tàn khốc, khiến triều đình Kim từ trên xuống dưới hoan hô, nhảy múa. Tuy Triệu Cấu, Tần Cối lúc sống không hết một đời, nhưng bọn họ sau này ra sao, hãy xem việc sau:

Tháng 6 năm Thiệu Hưng thứ 25 (năm 1155), Tần Cối mọc một cái mụn độc khó hiểu trên cột sống, mấy ngày sau, đau đớn mà chết ở tuổi 65. Trước khi Tần Cối chết, Triệu Cấu đã cự tuyệt ý đồ đưa con nuôi Tần Cối là Tần Hy lên làm tể tướng, từ đó, bè đảng Tần Cối thất sủng, bị triều đình ghẻ lạnh, đẩy nhanh cái chết của Tần Cối. Sau khi Tống Hiếu Tông kế vị, đã đưa trách nhiệm hại chết nhóm người Nhạc Phi tính hết cho Tần Cối.

Sau khi Tần Cối chết, nhục thân chôn ở Mục Ngưu Đình, trấn Mục Long ngoại ô phía Tây Nam thành phố Nam Kinh. Có dựng một cái bia, nhưng trên bia không có chữ, nghe nói vì không ai muốn viết văn bia cho ông ta. Năm Thành Hóa thứ 11 đời Minh (năm 1485), mộ Tần Cối bị kẻ trộm hủy hoại hoàn toàn, những kẻ trộm mộ lấy được hàng vạn các đồ vàng bạc.

Kẻ trộm mộ sau khi bị quan phủ bắt được, quan địa phương có ý giảm nhẹ hình, gọi là “giảm hình phạt, để rõ cái ác của Tần Cối”, thực ra là quan phủ xúi giục kẻ trộm mộ. Con cháu đời sau Tần Cối phần lớn đổi sang họ Từ. Sau khi Tần Cối chết, thân thể thật sự bị đọa địa ngục chịu tội, sau mấy trăm năm rồi, vào thời Dân Quốc, có người bị xuống địa ngục được hoàn dương trở về nói, Tần Cối vẫn ở dưới địa ngục chịu khổ.

Dân gian dùng bột mì nặn hình Tần Cối và Vương thị, bỏ vào chảo dầu rán, gọi là “Rán Tần Cối”, nghe nói đây chính là nguồn gốc của bánh cuốn thừng hiện nay. Có thể thấy, dân gian Trung Quốc căm hận bè đảng Tần Cối như thế nào.

Triều Nguyên, mọi người đến mộ Tần Cối đại tiểu tiện chửi rủa, gọi là “cái mả thối”, có thơ viết: “Đất trên mộ thái sư, thối um tận chân trời”. Tần Giản Tuyền, hậu nhân của dòng tộc họ Tần đời Thanh đến trước mộ Nhạc Phi ở Tây Hồ – Hàng Châu, tự nói: “Từ sau đời Tống ít tên Cối, tôi trước mộ ông thẹn họ Tần”.

Triệu Cấu chết vào ngày 8/10 năm Thuần Hy thứ 14 (năm 1187). Sau khi chết đến năm thứ 3 mới được chôn ở khu lăng mộ nhà Tống ở ngoại ô Thành phố Thiệu Hưng – Chiết Giang. Triệu Cấu khi còn sống đã phái người khảo sát địa hình khu lăng mộ nhà Tống, ở đó có một ngôi chùa cổ gọi là Thái Ninh Tự. Quan lại phụ trách xây lăng mộ hoàng đế báo cáo với Triệu Cấu rằng, ở đó là một vùng đất quý về phong thủy, phía trước Chu Tước, phía sau Huyền Vũ, bên trái Thanh Long, bên phải Bạch Hổ.

Triệu Cấu tuy sống 80 tuổi, có thể coi là hoàng đế trường thọ. Nhưng chính quyền Nam Tống do Triệu Cấu khai sáng là một vương triều yếu nhược bất tài, tạm bợ cầu an, tầm thường chẳng khác gì ngụy quyền Hán gian bán nước cầu vinh.

Tháng 2/1276, Đại Hãn Mông Cổ Hốt Tất Liệt hạ lệnh đại quân Nguyên Mông đánh Lâm An. Tống Cung Đế Triệu Thấp 5 tuổi tuyên bố đầu hàng, mở cổng thành đón địch, chính quyền Nam Tống sụp đổ. Ngày 17/3/1279, triều đình lưu vong Triệu Tống dưới sự truy đuổi đánh đến cùng của quân Nguyên Mông, trải qua trận Nhai Sơn hải chiến, quân Nguyên lấy ít thắng nhiều đánh bại quân Tống.

Tả thừa tướng thời Tống Mạt Lục Tú Phu cõng tiểu hoàng đế Triệu Bỉnh vừa tròn 8 tuổi, dẫn hơn 800 người hoàng tộc họ Triệu nhảy xuống biển tự tử. 10 vạn quân dân nhà Nam Tống sau khi chiến bại cũng theo đó mà nhảy xuống biển tuẫn quốc, nhà Nam Tống do Triệu Cấu khai sáng yên ổn một chút thì từ đây đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

Đại quân Nguyên Mông vừa mới đánh tan Lâm An xong, mấy tháng sau, Dương Liễn Chân Ca, tăng nhân Tây Vực, Tổng quản Phật giáo Giang Nam lúc đó đã chỉ thị cho nhóm người Tông Duẫn, với danh nghĩa báo thù, đào trộm phá hủy lăng mộ của nhóm người Triệu Cấu. Tất cả đào 101 ngôi lăng mộ họ Triệu, đem hài cốt dòng tộc họ Triệu vứt đầy núi rừng, trông thật thê thảm. Dương Liễn Chân Ca còn đem thi hài họ Triệu trộn lẫn xương trâu ngựa, để vào trong tháp xây cao 13 trượng ở cố cung Lâm An, gọi là Trấn Bản, ý nghĩa là trấn trú triều đình Nam Tống, ngăn chặn nó sống lại.

Ngày nay lăng mộ nhà Nam Tống đã không còn tồn tại. Khu lăng mộ chỉ còn lại mấy cây tùng cổ để biểu thị nơi đây từng là các huyệt mộ của mấy đời nhà Nam Tống, khu lăng đã biến thành đất trồng chè.

Trương Tuấn vì độc bá quân quyền Nam Tống, đã chủ động phối hợp với Tần Cối, ngụy tạo chứng cứ giả, mưu hại 3 người Nhạc Phi, chẳng được bao lâu, Tần Cối lại dùng cùng thủ đoạn đã ép Trương Tuấn từ chức, giáng làm dân thường. Những năm cuối đời Trương Tuấn khá thê thảm.

Những người hãm hại Nhạc Phi như Vạn Sỹ Tiết, Vương Tuấn v.v.. tuy nhất thời thăng quan, phát tài, nhưng cuối cùng kết thúc đều rất thê thảm. Sau khi vụ án Nhạc Phi được minh oan, cháu đích tôn của Nhạc Phi là Nhạc Kha trở thành nhà sử học, học giả trứ danh thời Nam Tống. Ngày nay, con cháu của Nhạc Phi ở Trung Quốc có 1,81 triệu người, chỉ riêng tỉnh An Huy con cháu của Nhạc Phi đã là hơn 1 triệu người.

4. Thiện ác ắt báo và bài học cho hiện tại
Hơn 800 năm trước, triều Nam Tống do hoàng quyền thống trị, Triệu Cấu và Tần Cối một tay che bầu trời, tạo ra án oan Nhạc Phi kinh hoàng khắp trong và ngoài triều. Ngỗi Thuận không có chút liên quan gì đến Nhạc Phi, chỉ dựa vào lương tri và thiện niệm làm người, không để ý đến tính mệnh cá nhân và gia tộc, vượt qua khó khăn chồng chất, đã chôn di thể Nhạc Phi thành công, để sau này Nhạc Phi được minh oan, đã đưa ra được chứng cứ trực tiếp nhất, có sức thuyết phục nhất. Nhân phẩm Ngỗi Thuận thật xuất sắc, con cháu Ngỗi Thuận đều được phúc báo.

Ngày nay, dưới chế độ chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo đảng đã lợi dụng quyền lực trong tay, vào 20/7/1999 đã gây ra một đại án oan mang tên “Pháp Luân Công” từng gây chấn động trong và ngoài nước, đến hôm nay đã 18 năm.

Tuy chính sách bức hại của Giang Trạch Dân vẫn chưa xóa bỏ, nhưng cùng với hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công không ngừng giảng rõ sự thật cho nhân dân thế giới và nhân dân Trung Quốc, chính sách bức hại của Giang Trạch Dân đã không còn điên cuồng, công khai và chẳng chút kiêng nể gì như trước đây nữa.

Xưa nay vẫn có đạo lý rằng, thiên ý không thể trái, công bằng tự ở lòng người. Với chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, hàng loạt những quan chức từng tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công thuộc phe cánh Giang Trạch Dân đã bị ngã ngựa. Việc xử lý triệt để Giang Trạch Dân – kẻ tội phạm đầu sỏ bức hại Pháp Luân Công cũng đang đi đến hồi kết.

Với những nhân sỹ lương tâm kiểu “Ngỗi Thuận” trong “đế chế” Trung Cộng, những người dám đồng tình với Pháp Luân Công, giúp đỡ Pháp Luân Công, minh bạch chân tướng oan khuất của Pháp Luân Công, nhất định sẽ có tiền đồ sáng láng. Đây chính là đạo lý thiện ác ắt báo, chẳng sai một ly mà cổ nhân đã nói.

Tinh Hoa



Read More
Hoài Trần

- Chọi gà

Trạng Quỳnh vốn là người thẳng thắn, ghét thói xu nịnh và hống hách của vua chúa thời đó nên thường tìm cách trêu chọc họ. 
Chính vì vậy mà Quỳnh kết oán với không ít những tên hầu cận và bọn tham quan. Tên cầm đầu thị thần và bọn hoạn quan trong phủ chúa rất ghét Quỳnh. Chúng bèn bàn nhau tìm cách hại Quỳnh.


Chọi với Trạng thế nào nổi về mặt đối đáp nghĩa lý, văn chương, bọn chúng bày ra chọi gà. Chúng nuôi nhiều gà nòi nổi tiếng, có con ăn giải mấy năm liền, nức tiếng cả kinh kỳ, phố Hiến. Trước mưu đồ của bọn chúng, trạng Quỳnh sẽ tìm cách gì để đáp lại đây? Chúng ta hãy cùng đọc truyện cười "Chọi gà" để biết Quỳnh đã chơi lại bọn quan đó như thế nào nhé.

Chọi gà

Tên cầm đầu thị thần và bọn hoạn quan trong phủ chúa rất ghét Quỳnh. Chúng bèn bàn nhau tìm cách hại Quỳnh. Chọi với Trạng thế nào nổi về mặt đối đáp nghĩa lý, văn chương, bọn chúng bày ra chọi gà. Chúng nuôi nhiều gà nòi nổi tiếng, có con ăn giải mấy năm liền, nức tiếng cả kinh kỳ, phố Hiến.

Lúc đầu chúng đến gạ, Quỳnh từ chối. Sau thấy chúng nài nỉ năm lần, bảy lượt, Quỳnh chậc lưỡi: "Ừ thì chọi". Bên kia mừng rơn, vội về phục thuốc, phục sâm cho gà đẫy lực trước khi ra sân đấu. Chúng còn dẻo miệng tán tỉnh mời được cả chúa nhận lời đến ngự tọa cuộc vui.


Sới chọi mở giữa ban ngày vào một buổi sáng tại sân nhà Trạng. Không kể nhà chúa và lũ lâu la hầu cận, hôm ấy nhiều quan văn, quan võ trong triều, cùng dân chúng kinh thành nghe tiếng, chen chúc chật như nêm.

Một hồi ba tiếng trống vừa dứt, cả hai đều tung gà ra sới. Gà của bọn quan thị, thoạt trông đủ biết là gà chiến lão luyện. Da nó trần trụi đỏ au, đôi mắt là hai hòn than lửa, mỏ thì quặp xuống, trông còn dễ sợ hơn mỏ đại bàng. Nó chưa rướn cổ, giang cánh, chỉ mới ướm cựa đặt những ngón chân xuống nền bằng mà bụi cát đã vẩn lên từng đám…


Truyện trạng Quỳnh - Chọi gà

Trong khi đó, trông đến gà của Trạng, ai cũng phải cười. Không những nó thiếu khí thế oai phong, ngay đến cốt cách bình thường của một con gà chọi cũng không có được. Nhìn kỹ, nó như loại gà sống thiến, nhưng ở đây, chưa có ai có thể bất ngờ tới điều đó. Biết đâu đấy "tâm ngẩm đá ngầm chết voi" thì sao?

Hai đấu thủ gặp nhau ở vòng giao chiến thứ nhất. Người ta thấy gà của Trạng không thu thế gì, đập cánh phành phạch nhảy chồm ngay lên mổ vào đầu đối phương. Số đông khán giả vốn có cảm tình với Trạng ghét lũ nịnh thần quan hoạn, đã vỗ tay reo hò. Vừa ngay đấy, con gà thiện chiến kia ra miếng. Chỉ một loáng, nó xỉa cựa chân trái vỡ ức con gà của Trạng… Kẻ chiến bại rũ lông cánh nằm giẫy đành đạch… Trên chòi cao, chúa cả mừng cười khoái trá. Người đứng xem chán ngán bỏ về, còn bọn quan thị thì hò reo đắc thắng. Một tên đến trước mặt Trạng, nói khiêu khích:

- Thế mà có kẻ dám bảo gà của Trạng mấy lần chọi thắng gà của xứ Tàu. Té ra chỉ toàn đồn hão!

Quỳnh làm bộ buồn phiền đáp lại: "Vâng, các ông nói phải. Trước kia gà của tôi cũng cứng cựa, nhưng từ khi nó bị thiến nó mới đâm ra đổ đốn thế này".


Trạng Quỳnh

Bây giờ nhà chúa và lũ tay chân mới biết Trạng chơi xỏ, đem gà thiến ra chọi với gà chính cống. Thầy tớ chúa tôi bẽ mặt, nháy nhau rút quân cho nhanh. Trạng vẫn không tha, cứ lễ mễ ôm con gà chết, chạy theo đám quan gia, cờ, quạt… mà khóc:

- Khốn nạn thân mày, gà ơi! Mày đã bị thiến thì còn đua đòi làm gì? Tao đã bảo, mày không nghe, mày cứ ngứa nghề mà tranh chọi…Hu…hu… mày chết nhục nhã, hèn hạ cũng là đáng đời mày, chỉ thương tao tốn cơm, phí thóc, mất công toi nuôi mày, gà ơi là … con gà… bị thiến… kia ơi!

Tiếng Trạng khóc gà đuổi tận vào cung cấm. Bọn quan lại đóng chặt mấy lần cửa, vẫn còn nghe văng vẳng câu chửi mỉa đau như hoạn.


Read More

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Hoài Trần

- Mua trâu phóng sinh được trâu báo ơn

Vào triều đại nhà Minh, tại Giang Sơn có một thư sinh tên là Chu Khải, tên chữ là Thọ Nhân. Chu Khải thật thà chất phác, từ nhỏ đã rất hiếu học. Gia đình họ Chu trải qua 3 đời đều không ăn thịt trâu, thịt bò và thịt chó.
Chu Khải mồ côi cha từ nhỏ, bệnh tật lại nhiều. Vậy mà mỗi lần bị ốm nặng, Chu Khải chỉ cần uống một bát canh thịt bò thì sức khỏe của anh lại chuyển biến tốt hơn. Vì vậy, từ nhỏ đến lúc trưởng thành, Chu Khải ăn thịt bò không phải ít. Chu Khải hàng ngày đều đi sang làng bên dạy học kiếm tiền sinh sống.

Vào Tết Đoan ngọ của năm nọ, khi Chu Khải chuẩn bị về nhà, anh được chủ nhà trả tiền thù lao, tổng cộng hơn 8 lượng bạc. Trên đường về nhà, trời bỗng nhiên đổ mưa, Chu Khải bèn đến ngôi miếu cổ ven đường trú mưa.

Vừa bước vào miếu, anh nhìn thấy trên tường có dán hai tờ giấy, một tờ ghi: “Quả báo của giết trâu (bò)”, một tờ ghi: “Quả báo của ăn thịt trâu (bò)”. 

Những lời được viết trong hai tờ giấy này rất rõ ràng, dễ hiểu mà lại thống thiết bi ai. Khiến cho Chu Khải nhớ lại hồi nhỏ ăn thịt bò không ít, nên cảm thấy vô cùng hổ thẹn.

Anh ta thầm nghĩ: “Mình năm nay đã 29 tuổi, đến bây giờ vẫn không thi đậu tú tài, có thể là do duyên cớ ăn thịt bò. Hơn nữa, Chu gia chúng ta lại có giáo huấn của tổ tiên đã ba đời nay không ăn thịt bò, thịt chó. Mình lại vi phạm lời giáo huấn này, đây là tội bất hiếu.

Trâu bò vì chúng ta mà cày cấy ruộng đồng, vận chuyển lương thực, công lao to lớn vậy mà mình lại ăn thịt chúng, đây là tội bất nhân. Phóng túng ham muốn ăn uống của bản thân, đây thuộc về bất nghĩa. Nhìn thấy loại hành vi này là có báo ứng nghiêm trọng mà không cải sửa là thuộc về không có trí tuệ.

Mình đã phạm phải 4 trọng tội, chỉ e tai họa đang sắp rơi xuống rồi huống chi nói đến công danh, phúc báo?” Thế là Chu Khải bèn đi đến trước mặt tượng Thần, dập đầu cầu xin, thề từ đó trở đi không bao giờ ăn thịt trâu bò nữa.

Sau khi mưa tạnh, Chu Khải đang chuẩn bị lên đường về nhà thì gặp ngay người chuyên giết thịt trong làng tên là Vưu Quang Vũ đi tới. Chu Khải hỏi: “Anh sao lại đến miếu này?“

Vưu Quang Vũ trả lời: “Nhà tôi mới mua một con trâu rất gầy, tôi đang lo sẽ lỗ vốn nên đến miếu để xin quẻ”.

Chu Khải lại hỏi: “Thế con trâu đó ở đâu?“

Vưu Quang Vũ nói: “Ở ngay ngoài miếu kia”.

Chu Khải đi ra ngoài xem xét, nhìn thấy một con trâu gầy, hai đầu gối quỳ trên mặt đất, nước mắt rơi xuống như mưa. Nhìn thấy nó, Chu Khải cảm thấy rất thương xót, liền hỏi Vưu Quang Vũ con trâu đó giá bao nhiêu tiền. Vưu Quang Vũ trả lời: “Con trâu này giá 7 lượng bạc”. Chu Khải lấy đủ số bạc ra trả cho Vưu. Vưu nghĩ rằng giá mà anh ta đưa ra thấp nên lại đòi thêm một chút, Chu Khải cũng đồng ý và trả đủ cho anh ta.

Sau khi Chu Khải mua được con trâu này, liền lấy ra một miếng gỗ rồi viết lên bốn chữ: “Thần minh phóng sinh” rồi treo ở trên cổ con trâu. Sau đó, anh ta cởi dây thừng xỏ trên mũi con trâu ra và thả cho nó đi.
Chu Khải đi ra ngoài xem xét, nhìn thấy một con trâu gầy, hai đầu gối quỳ trên mặt đất, nước mắt rơi xuống như mưa. (Ảnh minh họa)

Đúng vào năm đó, Chu Khải thi đậu tú tài hơn nữa còn trở thành con rể của Vương gia. Vương gia là một gia tộc danh giá trong vùng.

Ngay hôm cưới, lúc Chu Khải đang uống rượu với cha vợ và kể về chuyện năm xưa thì một người hầu đi vào nói: “Thưa chủ nhân, ở ngoài cổng nhà ta có một con trâu, trên cổ đeo một tấm gỗ, đuổi thế nào cũng không chịu đi ạ!”

Chu Khải nghe vậy liền ra xem xét, anh nhận ra đúng là con trâu mà mình đã phóng sinh. Chu Khải bèn sai người hầu dắt con trâu đó đến một phòng trống đằng sau vườn.

Trong làng họ, có một tên tội phạm đã phạm tội nhiều lần hiểu rất rõ về gia đình nhà Vương gia. Hắn ta thấy của hồi môn của con gái Vương gia quá nhiều nên đã nảy sinh ý định ăn trộm. Thế là, tên ăn trộm này đã đào một đường hầm từ ngay bên cạnh phòng mà con trâu đang ở để đến thẳng phòng của Chu Khải. Vào đến phòng tân hôn, tên trộm vơ vét hết quần áo và đồ trang sức cho vào một cái túi để chuẩn bị trốn đi. Con trâu kia đột nhiên xông tới, xô đổ cái bàn làm phát ra tiếng động rất lớn. Chu Khải nghe thấy tiếng động liền tỉnh giấc kêu “Có trộm!”. Cả nhà Vương gia đều tỉnh giấc và tập trung bắt trộm. Tên trộm sợ hãi, liền bò ra bên ngoài, con trâu thấy vậy giơ chân lên chặn cái túi lại. Lúc này, tiếng hô bắt trộm như ở ngay sát bên, khiến cho tên trộm đành phải vứt bỏ cái túi lại, chật vật tẩu thoát.

Cha vợ của Chu Khải nhìn thấy đồ vật trong chiếc túi vẫn còn nguyên vẹn nên vô cùng cảm kích con trâu này. Ông liền xỏ dây thừng vào mũi nó và nuôi ở phòng trống bên cạnh, cũng từ đó ông thề không ăn thịt trâu bò.

Sau đó không lâu, vào một buổi tối trời mưa, tên trộm đó lại đến nhà Vương gia. Sau khi phá cổng sau vườn, nhìn thấy con trâu tên trộm vô cùng căm phẫn. Hắn dắt con trâu đi, lấy tấm gỗ vứt bỏ và bán cho một chủ lò mổ lấy bốn lượng bạc.

Vừa hay, ngày hôm sau Chu Khải đi thu nợ thay cha vợ, vừa đến cổng lò mổ liền nhìn thấy con trâu kia. Chu Khải tiến đến hỏi thăm nguyên do và được chủ lò mổ kể lại đầu đuôi sự tình. Con trâu vẫn giống như lần trước, quỳ hai gối trên mặt đất và nước mắt chảy ra. Chu Khải lại một lần mua con trâu ấy và viết lên một tấm gỗ bốn chữ “Lôi điện phóng sinh”, treo ở cổ con trâu và thả cho nó đi.

Sau đó mấy năm, Chu Khải lại tới gia đình người phú hào tên là Chung Khoan ở Cổ Điền dạy học. Lúc ấy, ở làng bên có một toán cướp. Gia đình Chung Khoan giàu có nên vô cùng lo lắng. Chu Khải giúp Chung Khoan bày mưu tính kế, tập hợp người làm để tu sửa nhà, xây tường cao để đề phòng bất trắc. Bỗng nhiên, có người đến báo: “Có một con trâu không biết từ đâu đến đây, trên cổ còn treo một tấm gỗ, một mực đứng ở bên ngoài phòng dạy học”.

Chu Khải nghe xong chấn động nói: “Đây chính là con trâu trước đây ta phóng sinh. Nó rất nhanh trí nhạy bén. Bây giờ nó đã đến đây tức là có ý báo rằng bọn trộm cướp cũng đã sắp đến đây”.

Thế là, Chu Khải kể lại đầu đuôi vụ trộm đã xảy ra ở nhà cha vợ trước đây cho Chung Khoan nghe, đồng thời nhắc nhở ông phải đề phòng cảnh giác. Đến canh hai, ngày thứ ba quả nhiên bọn cướp đến nhà Chung Khoan. Bọn chúng cầm đao và đứng ở bên ngoài Chung gia phóng hỏa. Chung Khoan trèo lên chiếc thang hướng ra ngoài xem xét. Ông nhìn thấy, trong đám lửa, có một con trâu đang gầm thét, dùng sừng lao thẳng vào bọn cướp. Bọn cướp sợ hãi chạy toán loạn. Lúc mọi người trong nhà tụ tập lại thì thấy bọn cướp đã bỏ đi chỉ còn con trâu đã ở vào tình trạng kiệt sức, nằm ngửa mặt lên trời và chết.

Bên cạnh trâu còn có hai tên trộm đang nằm dưới đất. Mọi người cầm nến ra soi thì phát hiện một tên là Vưu Quang Vũ và một tên là tội phạm ăn trộm nhà Vương gia lần trước. Mọi người áp giải hai tên cướp đến nha môn xét xử, truy xét ra đồng bọn và bắt giữ hết lại. Nạn cướp bóc trong vùng được dẹp yên. Chung Khoan cảm động ân đức của con trâu kia, liền đem trâu đi chôn cất và lập một tấm bia mộ có dòng chữ “Nghĩa ngưu mộ”. Chung gia cũng thề từ đó không ăn thịt trâu bò.

Có người từng nói: “Vì thương cảm con trâu, mua về phóng sinh vậy mà từ một thư sinh nghèo khó, trở thành một người có tiền đồ, hẳn là Chu Khải có công đức lớn rồi. Chỉ có điều, không hiểu sao con trâu có thể dự báo trước là trộm cướp sẽ đến? Hơn nữa, nó còn biết chỗ ở mới nhất của Chu Khải. Là quỷ thần sai khiến hay chính là sự linh cảm của con trâu này?”

Theo Letu.life (Mai Trà biên dịch)



Read More

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Hoài Trần

- Truyền thuyết về chiếc khăn đỏ che mặt của cô dâu trong ngày cưới

ngày cuối, khăn đỏ, hoàng nguyệt anh, Gia Cát Lượng, cô dâu, che mặt,
Kỳ thực, người phát minh ra chiếc khăn voan đỏ che mặt cô dâu, chính là vợ của Gia Cát Lượng (dân gian tương truyền rằng, vợ của Gia Cát Lượng tên là Hoàng Nguyệt Anh, Hoàng Thụ hoặc là Hoàng Thạc), bài viết này sẽ lấy cái tên mang màu sắc đẹp đẽ là  Hoàng Nguyệt Anh.

Hoàng Nguyệt Anh là con gái của danh sĩ nổi tiếng Hoàng Thừa Ngoạn ở Hà Nam. Bởi vì từ nhỏ đã rất hiếu học, quen đọc binh thư, trên thông thiên văn, dưới rành địa lý, văn thao vũ lược, đa mưu túc trí. Dân gian tương truyền, 
Hoàng Nguyệt Anh có dáng người thô, mái tóc vàng, da đen nhiều nốt tàn nhang, thậm chí có mấy nốt ruồi lớn trên mặt, vậy nên được nhận định là người phụ nữ có dung mạo xấu xí.
Nhưng lại có câu chuyện khác kể rằng, kỳ thực Hoàng Nguyệt Anh có dung mạo xinh đẹp, nhưng những người phụ nữ khác trong làng đố kị ghen ghét nàng, vậy nên mới bôi nhọ dung mạo của nàng.
Tuy nhiên, Hoàng Nghuyệt Anh không để tâm những chuyện này, bởi vì nàng có tiêu chuẩn kén chọn người bạn đời của mình. Khi Gia Cát Lượng chuẩn bị kén chọn bạn đời thì Hoàng Nguyệt Anh nghe nói Gia Cát Lượng học thức, nhân phẩm đều tốt, cho nên 10 phần ngưỡng mộ. Nàng sau đó đã thỉnh phụ thân chủ động bàn chuyện hôn nhân. Nàng thỉnh phụ thân ở trước mặt Gia Cát Lượng mà cố ý nói rằng dung mạo của mình xấu xí, muốn xem xem Gia Cát Lượng có hay không chỉ là một người phàm phu tục tử chỉ biết xem mặt mà bắt hình dong.
Vì vậy, Hoàng Thừa Ngạn trước Gia Cát Lượng mà nói rằng: Mình có một đứa con gái xấu xí, tóc vàng da đen, nhưng chắc chắn có thể xứng đôi với Lượng. Thật bất ngờ, Gia Cát Lượng vừa nghe xong, đã lập tức sẵn sàng đồng ý ngay. Nguyên là, Gia Cát Lượng đã sớm biết được Hoàng Nguyệt Anh có đức hạnh tốt, nên đã mến mộ từ lâu.
Sau khi Gia Cát Lượng nhận lời, đã đi đến Hoàng phủ để cầu hôn. Không ngờ rằng từ Hoàng phủ chạy ra 2 con chó, lao thẳng vào khách mà cắn. Thấy vậy nha hoàn từ trong nhà nhanh chân chạy ra vỗ nhẹ lên đầu 2 chú chó hung dữ  rồi nhéo 2 cái tai của chúng. Điều ngạc nhiên chính là, hai con chó hung dữ vậy lại ngoan ngoãn lui vào trong hiên nhà, ngồi chồm hổm xuống. Gia Cát Lượng nhìn kỹ thì nguyên lại là 2 chú chó được làm bằng gỗ. Lúc này, Gia Cát Lượng vẫn điềm tĩnh không vì vậy mà bật cười. Hoàng Thừa Ngạn lại gần, nói với Lượng rằng trò đùa này của con gái mình quả thật là hơi quá! Nhưng mà, ngày hôm đó, Gia Cát Lương vẫn không gặp được Hoàng Nguyệt Anh.
ngày cuối, khăn đỏ, hoàng nguyệt anh, Gia Cát Lượng, cô dâu, che mặt,
Đến ngày cưới, Hoàng Nguyệt Anh vì muốn thăm dò xem Gia Cát Lượng rốt cuộc là vì cớ gì mà đồng ý cưới nàng, liền cố ý phủ lên đầu một tấm khăn màu đỏ. Nàng muốn xem xem tâm thái của Gia Cát Lượng như thế nào khi mở chiếc khăn voan. Thật bất ngờ, Gia Cát Lương không nói lời nào liền vén mở chiếc khăn voan, nhưng lại nhìn thấy một Hoàng Nguyệt Anh xinh đẹp nên ông tỏ vẻ kinh ngạc. Gia Cát Lượng cho rằng sự tình có gì đó nhầm lẫn, liền quay đầu định chuẩn bị rời đi. Hoàng Nguyệt Anh vội một tay giữ chặt ông lại, kể với ông đầu đuôi sự việc.
Kể từ ngày đó, đã trở thành một tập tục, khi các cô nương kết hôn, trong ngày cưới, họ sẽ phủ một lên đầu chiếc khăn màu đỏ.
Và quả thật là, vừa thông minh lại vừa đức hạnh, Hoàng Nguyệt Anh đã trở thành một người vợ hiền, âm thầm lui về sau làm hậu phương ủng hộ và giúp đỡ cho chồng. Và Gia Cát Lượng cũng một lòng chung thủy với người vợ của mình.
ngày cuối, khăn đỏ, hoàng nguyệt anh, Gia Cát Lượng, cô dâu, che mặt,
Có người cho rằng sau đó Hoàng Nguyệt Anh vẫn mang khăn che mặt mỗi  khi ra ngoài. Điều đó chứng tỏ rằng bà không phải là người trọng hư danh, không vì chút sĩ diện, danh dự mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, gây nên nhiều xáo trộn không cần thiết.
Một người phụ nữ có địa vị, có nhan sắc và có tài năng như bà lại chấp nhận rút lui, làm cái bóng phía sau chồng, phẩm chất này chỉ có ở những người phụ nữ dịu dàng, nhân hậu… Hoàng Nguyệt Anh quả thật là người vợ hiền mà Khổng Minh tiên sinh đã may mắn tìm thấy được.
Theo secretchina.com
Read More

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Hoài Trần

GIA CÁT LƯỢNG “Xác giả” đánh lui quân Tư Mã Ý

Phong Thủy Kỳ Bí 

SAU CÁI CHẾT CỦA GIA CÁT LƯỢNG



Ngay cả với cái chết của vị quân sư họ Gia Cát này người ta cũng truyền tai nhau đủ chuyện phong thủy thần bí…
Lâu nay, Gia Cát Lượng vẫn được người dân khắp khu vực Đông Á nhắc tới như một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc nhưng đồng thời cũng là một thầy phong thủy, tướng số có khả năng hô phong hoán vũ, nhìn sao đoán mệnh, dự báo tương lai. Có lẽ chính vì vậy mà ngay cả với cái chết của vị quân sư họ Gia Cát này người ta cũng truyền tai nhau đủ chuyện phong thủy thần bí…
“Xác giả” đánh lui quân Tư Mã Ý

Năm Kiến Hưng thứ 12 nhà Thục Hán (tức năm 234), Gia Cát Lương dẫn quân Bắc phạt, đóng quân ở Ngũ Trượng Nguyên. Đó là thời điểm vào giữa mùa hạ, trời nóng bức, chiến cuộc lại không có nhiều tiến triển khiến Gia Cát Lượng rất lo lắng, ưu phiền, cứ mở miệng nói là cáu gắt, một ngày chỉ ăn được chút cơm. Chính vì vậy mà chẳng bao lâu sau, cơ thể suy kiệt nhanh chóng cuối cùng thành bệnh, nằm liệt giường trong doanh trại. Đến tháng 8, vị quân sự lỗi lạc của nhà Thục Hán nôn ra máu mà chết. Năm đó, Gia Cát Lượng mới chỉ 54
Con trai Lưu Bị là Lưu Thiện nghe tin dữ từ tiền tuyến báo về kinh hoảng vô cùng. Vì lẽ, xưa nay, mọi việc trong triều đình nhà Thục đều trông vào một tay Gia Cát Lượng, nay Lượng vì chuyện Bắc phạt mà chết, ai sẽ là người thay Lưu Thiện lo lắng chuyện quốc gia đại sự. Vì vậy, người ta nói rằng, Lưu Thiện sau khi nghe tin là khóc lóc chạy tới nơi chôn cất của Gia Cát Lượng, tự mình chủ trì nghi lễ chôn cất còn phong cho Gia Cát Lượng là “Trung Vũ hầu”. Người đời sau vẫn gọi Gia Cát Lượng là “Gia Cát Vũ hầu” cũng là từ tước hàm này mà có.
Sách chép, trước khi chết, Gia Cát Lượng biết rằng sau khi mình nằm xuống, quân Thục không thể là đối thủ của quân đội Ngụy dưới sự chỉ huy của Tư Mã Ý. Vì vậy, mặc dù trong tình trạng bệnh tình nguy kịch vẫn cố gắng họp mặt các tướng lĩnh dưới quyền để bố trí thật chu đáo cho việc rút quân. Các tướng trung thành của Gia Cát Lượng là Dương Nghĩa, Khương Duy theo sự sắp xếp của Gia Cát Lượng, sau khi Lượng chết không phát tang ngay mà chỉnh đốn binh mã, rút quân về Hán Trung thật thần tốc nhưng phải trật tự, không để quân Tư Mã Ý phát hiện.
Tư Mã Ý biết chuyện quân Thục đang rút chạy, lập tức xua quân đuổi theo, quyết một phen tiêu diệt quân của Gia Cát Lượng. 9 Gia cat luong 5Dương Nghĩa ra lệnh cho binh lính rải đinh sắt trên đường rút quân để cản trở quân địch. Tư Mã Ý không phải tay vừa, ra lệnh cho hơn 2000 binh sỹ đi những đôi giày có đế làm bằng gỗ mềm chạy trước đoàn quân khiến đinh sắt do quân Thục rải trên đường găm hết vào đế giày.
Quân đội Ngụy cứ theo đoàn quân giày gỗ này thuận lợi truy đuổi quân Thục. Tuy nhiên, khi quân Ngụy đuổi tới gần, quân Thục đột nhiên dựng cờ, gõ trống giống như chuẩn bị phản kích quân Ngụy. Quân Tư Mã Ý thấy vậy không dám truy đuổi nữa. Quân Thục nhờ vậy mà an toàn rút về Hán Trung.
Vì sao một người thông minh như Tư Mã Ý lại không dám truy đuổi quân Thục ? Nguyên nhân là vì, trước khi chết, dự liệu rằng khi quân Thục rút lui, Tư Mã Ý tất sẽ đuổi theo vì vậy Gia Cát Lượng đã cho người đẽo một bức tượng của mình rồi đặt lên xe. Đến khi quân của Tư Mã Ý đuổi theo đến gần thì đẩy xe có bức tượng của mình lên phía trước. Tư Mã Ý vốn nghe phong thanh Gia Cát Lượng bị bệnh mà chết, vì thế 9 Gia cat luong 6quân Thục mới rút quân.
Nay khi đuổi sát tới nơi lại thấy Gia Cát Lượng vẫn điềm nhiên ngồi trước xe ra trước ba quân thì sợ rằng cả cái chết lẫn việc rút quân chỉ là kế sách của Gia Cát Lượng nên không dám manh động. Tư Mã Ý quá thông minh do vậy cũng quá sức thận trọng vì thế đánh mất cơ hội tiêu diệt quân Thục. Người đời sau gọi sự kiện này là “Xác giả” Gia Cát Lượng đánh lui Tư Mã Ý.
Quái chiêu “điểm huyệt” định phong thủy
Là một người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý vì vậy, Gia Cát Lượng đương nhiên rất chỉn chu với việc chọn nơi chôn cất cho chính mình. Theo di nguyện của Gia Cát Lượng, sau khi chết nơi đặt mộ của mình sẽ là núi Định Quân.
Núi Định Quân nay nằm ở phía Nam huyện Miễn, thuộc tỉnh Thiểm Tây. Nó là một nhánh đâm theo hướng Tây Bắc của dãy Hệ Mỹ Thương. Vì trên đỉnh núi rất bằng phẳng, có thể đóng được cả vạn quân nên mới có tên là núi Định Quân. Một truyền thuyết khác nói rằng, khi Gia Cát Lượng dẫn quân Bắc phạt đã dùng ngọn núi này làm nơi tập Bát trận độ, luyện tập binh lính nên mới có tên là núi Định Quân.
9 Gia cat luong 2Vì sao Gia Cát Lượng lại chọn núi Định Quân mà không chọn chôn cất ngay tại nơi chốn hoặc mang hẳn về kinh đô nước Thục ? Người ta đã đưa ra nhiều giải thích khác nhau. Người nói Gia Cát Lượng chọn núi Định Quân là vì quan niệm khi sống thì quản lý nước Thục, khi chết thì bảo vệ nước Thục. Một thuyết khác lai nói rằng, do việc Bắc phạt thất bại nên Gia Cát Lượng không muốn đưa xác mình về chôn tại kinh đô, sợ bị Lưu Thiền trả thù. Tuy nhiên, có lẽ nguyên nhân thuyết phục nhất vẫn là Gia Cát Lượng đã tính toán rất kỹ về phong thủy khi lựa chọn ngọn núi Định Quân này.
Địa hình núi Định Quân rất phức tạp, các sườn núi uốn lượn, nhấp nhô được coi là một nơi cực tốt về mặt phong thủy. Tuy nhiên, ngọn núi Định Quân thì quá lớn, vậy nếu như chỉ nói rằng chôn cất ở núi Định Quân thì các tướng lĩnh biết chôn cất Gia Cát Lượng ở đâu? Người ta nói rằng, chuyện này cũng đã được Gia Cát Lượng tính toán rất kỹ.
Theo ghi chép, trước khi chết, nói về việc lo hậu sự của mình, Gia Cát Lượng nói với các tướng sỹ rằng, sau9 Gia cat luong 8 khi mình chết thì đem bỏ xác vào quan tài, lấy dây thừng buộc lại rồi cho quân sỹ khiêng theo đoàn quân rút về Hán Trung. Dây thừng đứt ở đâu thì lấy nơi đó làm mộ.
Truyền thuyết kể rằng, quân sỹ theo lời dặn của Gia Cát Lượng, buộc dây thừng vào quan tài rồi khiêng theo đoàn quân rút lui về phía Hán Trung. Cứ khiêng đi như vậy một thời gian rất lâu nhưng dây vẫn không đứt. Tuy nhiên, khi tới núi Định Quân thì đột nhiên sợi dây thừng rất chắc chắn bỗng dưng đứt bật ra, quan tài rơi xuống đất. Quân sỹ vội đặt quan tài xuống rồi tìm xẻng để đào huyệt hạ quan tài xuống. Nhưng khi binh lính vừa tản ra đất tại nơi đặt quan tại bỗng sụp xuống, vừa khít lấp trọn quan tài của Gia Cát Lượng.
Thời kỳ Tam Quốc là thời kỳ “mộ tặc” cực kỳ lộng hành. Vì vậy, ngoài việc chọn phong thủy cho ngôi mộ, việc đầu tiên cần nghiên cứu đối với các nhà phong thủy chính là làm cách nào để chống lại bọn mộ tặc này. Tào Tháo vốn là một chuyên gia trộm mộ, vì vậy cũng trở thành một người cực kỳ tài năng trong việc chống lại mộ tặc.
9 Gia cat luong 3Nghi án về 72 ngôi mộ của Tào Tháo cho tới tận ngày nay vẫn chưa có lời giải và người ta vẫn chưa thể nào tìm thấy ngôi mộ thật của nhà chính trị lừng danh thời Tam Quốc này.
Về mặt phong thủy, Gia Cát Lượng có lẽ không thua gì Tào Tháo vì vậy, việc chống mộ tặc của Gia Cát Lượng cũng đặc sắc không kém.
Gia Cát Lượng khi chọn mộ cũng đã nghĩ đến việc sẽ bị Tư Mã Ý hoặc những người đời sau đào và cướp mộ vì vậy đã yêu cầu tướng lĩnh dưới quyền không chôn theo các vật tùy táng, mộ huyệt cũng không cần đào lớn, chỉ vừa đủ để đặt quan tài là được. Khu vực đặt mộ cũng không cần xây kín, cũng không trồng cây đánh dấu hay làm bất cứ thứ gì có thể bị phát hiện.
Tuy nhiên, những người đời sau để tưởng nhớ công đức của Gia Cát Vũ Hầu đã quyết định xây dựng khu mộ cho ông, lại còn trồng cây để ghi nhớ vị trí đặt mộ. Tuy nhiên, khi quyết định làm điều này, họ cũng tính đến việc giúp ngôi mộ chống lại bọn mộ tắc.
Vì vậy họ đã xây dựng rất nhiều ngôi mộ giả xung quanh ngôi mộ thật. Ngôi mộ mà ngay nay người ta vẫn gọi là “Mộ thật của Gia Cát Vũ Hầu” thực tế không phải là mộ thật. 9 Gia cat luong 7Nhiều người cho rằng, ngôi mộ chỉ vẻn vẹn dòng chữ “Mộ Vũ Hầu” mới là mộ thật. Vì vậy mà người Trung Quốc đến nay vẫn còn lưu truyền câu tục ngữ: “Mộ thật thì không thật mà mộ giả lại không giả”.
Ngôi mộ có tên là “Mộ Vũ Hầu” được đặt ở góc Tây Bắc của núi Định Quân, diện tích lên tới hơn 300 mẫu. Trên thực tế, nhiều chuyên gia lại cho rằng, ngay cả ngôi mộ có tên “Mộ Vũ Hầu” này cũng không phải là thực.
Ngôi mộ này được coi là ngôi thật của Gia Cát Lượng chỉ mới bắt đầu từ năm 1799, do Đô đốc tỉnh Thiểm Tây là Tùng Quân khẳng định dựa trên những truyền thuyết lưu truyền trong dân địa phương thời đó. Vì vậy, có thể nói rằng cũng giống như Tào Tháo, cho tới nay người ta vẫn chưa thể xác định được mộ thật của Gia Cát Lượng nằm ở đâu.

 (theo Tấm gương)

Read More