Trần Nguyên Hãn người đất Sơn Đông huyện Lập Thạch, nay là huyện Lập Thạch, tinh Vĩnh Phúc. Ông sinh năm nào không rõ, chỉ biết là mất vào năm 1429.
Khi Lê Lợi xướng nghĩa ở Lam Sơn, ông cùng với Nguyễn Trãi đã sớm tìm đến và mau chóng trở thành chỗ dựa tin cậy của Lê Lợi. Cuộc đời và cái chết oan khuất của ông đã được sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 25, tờ 20) chép lại tóm lược như sau :
“Hãn có học thức, giỏi binh pháp, từng giúp Lê Thái Tổ khởi nghĩa, được thương yêu và hậu đãi và dự bàn những chuyện bí mật. Trần Nguyên Hãn cùng Vua xông pha trận mạc, đến đâu cũng lập được chiến công.
“Hãn có học thức, giỏi binh pháp, từng giúp Lê Thái Tổ khởi nghĩa, được thương yêu và hậu đãi và dự bàn những chuyện bí mật. Trần Nguyên Hãn cùng Vua xông pha trận mạc, đến đâu cũng lập được chiến công.
- Nhà vua có tướng giống như Việt Vương Câu Tiễn, cho nên, ta không thể cùng hưởng yên vui sung sướng được.
Nói rồi, Hãn xin về hưu, được Nhà vua ưng thuận. Nhưng, vì Trần Nguyên Hãn là dòng dõi họ Trần, nên bị nghi kị. Về đến Sơn Đông, sống trong cảnh quê nhà mà Trần Nguyên Hãn vẫn cho xây dựng phủ đệ, đóng thuyền bè, không chịu giữ gìn hình tích.
Những kẻ xấu muốn tâng công, bèn thêu dệt gièm pha với Nhà vua, rằng Trần Nguyên Hãn có mưu toan phản nghịch. Nhà vua tin lời, bèn ra lệnh cho bọn lực sĩ đến bắt. Khi thuyền chở Trần Nguyên Hãn đến bến Sơn Đông, ông nhảy xuống sông tự tử”.
Huyện thượng hầu Lê Sát
Lê Sát sinh năm nào không rõ, chỉ biết ông người Lam Sơn, từng theo Lê Lợi nổi dậy đánh đuổi quân Minh ngay từ khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vừa mới bùng nổ.
Lê Sát là người lập công lớn trong trận Quan Du (Thanh Hóa) năm 1420, trận Khả Lưu (Nghệ An) năm 1424 và đặc biệt là trận Xương Giang (Bắc Giang) năm 1427.
Khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, ông được phong là Suy trung tán trị hiệp trung mưu quốc công thần, Nhập nội kiểm hiệu tư khấu, Bình chương quân quốc trọng sự. Đến năm 1429, khi triều đình cho khắc biển ghi tên 93 vị khai quốc công thần, tên ông được xếp ở hàng thứ hai, tước hiệu là Huyện thượng hầu.
Bình sinh, Lê Sát là tướng có tài, quyết đoán nhanh, nhưng là võ tướng ít chữ nghĩa, phép xử sự của ông thường thiếu tế nhị, cho nên, lắm kẻ ghen ghét ông.
Có lẽ đó chính là lí do sâu xa dẫn đến vụ án Lê Sát và cái chết thê thảm của ông vào năm Đinh Tị (1437). Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 11) đã có một vài đoạn chép về ông như sau :
"Bấy giờ, tuổi Vua đã tương đối lớn, đã có thể xét đoán mọi việc một cách sáng suốt, nhưng Lê Sát thì vẫn tham quyền cố vị, cho nên, Vua rất ghét Sát. Ngoài mặt, Vua vẫn tỏ ra điềm nhiên nên Sát không biết sự ghét bỏ này.
Đến đây, (tháng 6 năm Đinh Tị, 1437), Vua bàn với những người hầu cận, lập mưu khép Sát vào tội chuyên quyền.
Vua xuống chiếu rằng : “Lê Sát chuyên quyền, nắm giữ việc nước, ghét người tài, giết Nhân Chú để ra oai, truất Trịnh Khả để mong người phục, bãi chức của Ư Đài hòng bịt miệng bá quan, đuổi Cầm Hồ ra biên ải để ngăn lời Ngôn quan... Mọi việc hắn làm đều trái với đạo làm tôi. Nay ta muốn khép hắn vào hình luật để tỏ rõ phép nước, nhưng vì hắn là viên cố mệnh đại thần, từng có công với xã tắc nên được đặc cách khoan thứ, nhưng phải tước bỏ hết quan chức".
Sau cùng, Lê Sát bị ép tự tử tại nhà. Vợ con và điền sản nhà Sát đều bị tịch thu. Vua sai đem đồ đạc của nhà Sát ban cho các quan".
Đại đô đốc Lê Ngân
Lễ rước kiệu hai vị thành hoàng địa phương là Đỗ Bí và Lê Ngân - hai danh tướng của nghĩa quân Lam Sơn.
Lê Ngân người xã Đàm Di, thuộc Lam Sơn (Thanh Hóa), từng theo Lê Lợi đánh đuổi quân Minh ngay từ khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vừa bùng nổ. Bởi có nhiều công lao, năm 1429, khi Lê Lợi định công ban thưởng và khắc biển ghi tên các bậc công thần khai quốc, tên ông được xếp vào hàng thứ tư, tước Á thượng hầu.
Năm 1434, ông giữ chức Tư khấu và đến tháng 6 năm 1437, khi Lê Sát bị bãi chức, ông được phong là Đại đô đốc, Phiêu kị thượng tướng quân, Đặc tiến khai phủ nghi đồng tam ti, Thượng trụ quốc Quốc thượng hầu.
Cùng được hưởng ân sủng đặc biệt này còn có con gái của ông là Chiêu nghi Lê Nhật Lệ. Nhật Lệ được sách phong làm Huệ phi của vua Lê Thái Tông.
Nhưng, vui chưa được nửa năm thì tai họa đã giáng xuống gia đình ông. Tháng 11 năm 1437, ông bị thất sủng và sau đó bị bức tử bởi lời cáo giác tai hại của những kẻ ghen ghét ông. Chuyện này được sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 11, tờ 49 a-b) ghi lại như sau:
“Có người cáo giác Đại đô đốc Lê Ngân thờ phật Quan Âm trong nhà để cầu cho con gái mình là Huệ phi được Nhà vua thương yêu hơn. Vua bèn ngự ra rửa Đông Thành, sai bọn thái giám là Đỗ Khuyến, dẫn 50 võ sĩ tới lục soát khắp nhà của Lê Ngân. Họ bắt được ở đấy tượng Phật và các thứ vàng bạc, tơ lụa. Hôm sau, Lê Ngân vào chầu, cởi mũ để xin tạ tội. Vua sai bắt bọn tôi tớ nhà Lê Ngân ra tra hỏi.
Lê Ngân lại cởi mũ tâu rằng: "Trước kia, thần theo nghĩa binh ở Lam Kinh (tức Lam Sơn), nay đã già yếu, thầy bói nói rằng, nguyên đất thần làm nhà ở bây giờ, xưa có bàn thờ Phật, vì để ô uế, tai họa khó tránh khỏi. Bởi thế, thần lập bàn thờ Phật để thờ cúng. Nhưng, bởi người vợ lẽ mà thần đã bỏ là Nguyễn Thị, lại thêm người vợ lẽ khác là Trần Thị, vốn là vợ lẽ của Lê Sát (được triều đình) ban cho thần, cùng với một đứa gia nô của thần, tính khí điêu ngoa, chúng cùng nhau thêu dệt, dựng chuyện báo hại thần đó thôi. Xưa, Tiên đế biết rõ lòng thần, thường vẫn có lòng bao dung, thương mến. Nay, gân sức của thần đã kiệt, xin cho thần được về quê để sống nốt chút tuổi tàn còn lại. Còn như nếu bệ hạ nghe lời kẻ gièm pha mà tra tấn người nhà của thần thì sợ khi bị đánh đau quá, chúng sẽ khai sai sự thật. Đến lúc đó, thân thần cũng không giữ nổi, xin bệ hạ nghĩ lại cho".
Bất chấp mọi lời van xin, Nhà vua vẫn giao Lê Ngân cho hình quan xét xử.
Rốt cuộc, đến tháng 12 năm 1437, Lê Ngân bị buộc phải uống thuốc độc mà tự tử ở nhà, con gái Lê Ngân là Huệ phi cũng bị giáng làm Tu dung (hàng thấp nhất của vợ vua), gia sản của ông bị tịch thu.
Mười sáu năm sau (1453), nhân kì đại xá, vua Lê Nhân Tông mới cấp trả cho con ông 100 mẫu ruộng, rồi đến năm 1484, vua Lê Thánh Tông mới truy tặng ông là Thái phó hoằng quốc công.
vụ án Lệ Chi Viên
Sử sách chép rằng, Lê Thái Tông (14231442) đã thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ, rồi đột ngột qua đời. Vào thời điểm đó, vua còn rất trẻ, mới 20 tuổi. Đây chính là vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Triều đình đã quy tội cho Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn Trãi giết vua và bị xử tru di tam tộc. Sau này, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Ức Trai Nguyễn Trãi nhưng không đề cập tới việc điều tra cái chết và nguyên nhân tử vong của vua Lê Thái Tông. Đến nay, vụ án Lê Chi Viên nổi tiếng ấy còn nhiều bí ẩn và tranh cãi.
Đền thờ vua Lê Thái Tông
Tài nhân gặp họa
Sách Đại Việt sử ký toàn thư nhận định về vua Lê Thái Tông: "Vua thiên tư sáng suốt, nối vận thái bình; bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp Di địch. Trọng đạo sùng nho, mở khoa thi chọn hiền sĩ; xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng. Cũng là bậc vua tài giỏi biết nối giữ cơ đồ, song đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuốc lấy tai họa.
Ngày 27/7/1442 (năm Nhâm Tuất), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quan ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4/8 cùng năm, vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc huyện Gia Lương, Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, là vợ thứ của Ức Trai Nguyễn Trãi. Tương truyền, năm 1406 khi Nguyễn Trãi (26 tuổi) đang làm quan nhà Hồ, gặp Thị Lộ đang ở tuổi trăng tròn -16 tuổi ở Vũ Lăng. Mới gặp lần đầu sau cuộc mạn đàm thi ca, cả hai nhanh chóng đã tở thành tri kỷ. Tuy nhiên về làm bạn thơ thiếp với Nguyễn Trãi nhiều năm, Thị Lộ vẫn không có con. Họ nhận một người cháu của Ngô Từ là Ngô Chi Lan làm con nuôi.
Trong thời gian Lê Lợi đứng lên khởi nghĩa, Nguyễn Trãi cùng em họ Trần Nguyên Hãn đồng tâm ra giúp sức tụ nghĩa chống quân Minh. Mỗi khi Nguyễn Trãi thảo thư từ, chiếu hịch đều có Thị Lộ ở bên giúp việc sửa chép. Lúc nào, Thị Lộ cũng cần mẫn tươi cười, nhẫn nại, hoạt bát, đoan chính làm việc thông thái nên được mọi người yêu mến, kính nể. Họ sống với nhau hòa thuận đến khi ấy đã vào tuổi 40. Vốn Nguyễn Thị Lộ rất được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sắc đẹp, văn hay, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ, rồi băng hà. Các quan bí mật đưa xác vua về, ngày 6/8 mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Và mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua.
Mổ xẻ bi kịch Lệ Chi Viên
Dựa vào truyền thuyết trên, các nhà sử học đã mổ xẻ, phân tích chi tiết mọi hành động, động cơ dẫn tới cái chết của vua Lê Thái Tông. Nhiều câu hỏi được đặt ra: vua chết ở đâu? Ai chứng kiến? Có bắt được hung thủ ở ngay hiện trường không?...
Nơi vua chết là ở chùa Côn sơn như lời mời của Nguyễn Trải, hay tại nhà riêng của Nguyễn Trãi - Thị Lộ? Theo nghi lễ của bậc thiên tử khi ra khỏi cung, vua không bao giờ ở nhà dân, cho dù đó là nhà cha mẹ vợ mà chỉ ở hành cung là nơi đã được sửa soạn trước trong các chuyến vi hành, hoặc ở một nơi tôn nghiêm như đình, chùa. Do vậy, thông thường khi muốn thăm một ai, vua sẽ cho triệu người ấy đến chỗ vua ở, chứ không bao giờ vua đến nhà của họ, trừ trường hợp đi thăm viếng để tìm hiểu dân tình làm ăn sinh sống hoặc các vị đại công thần đau yếu sắp chết không đi được vua mới đến nhà. Vì vậy, có thể loại trừ giả thuyết vua chết ở bên ngoài, tức nơi ở không do triều đình sắp đặt.
Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ
Vậy, mọi người ở đây phải chăng là ám chỉ những người có thù hằn với Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ? Chưa kể, cùng thời điểm đấy, trong dân gian lan truyền rằng, bà Nguyễn Thị Lộ là một con rắn biến thành người, dụ dỗ Nguyễn Trãi và hại ba đời nhà ông. Con rắn thành tinh ngầm mang thù oán, mới đầu thai thành Thị Lộ. Nàng sinh ra dưới sườn có vảy..., Lịch triều hiến chương loại chí viết.
Theo nhiều sử gia, mặc dù câu chuyện được nhiều sách cũ chép lại, nhưng tất cả chỉ nhằm giải thích nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Lê Thái Tông và Nguyễn Trãi, xoa dịu lòng tiếc thương Nguyễn Trãi và chán ghét nhà Lê nhỏ mọn đối với công thần. Đây là thuật tuyên truyền của tầng lớp thống trị hồi đó lợi dụng lòng mê tín của nhân dân, là mô phỏng từ các truyền thuyết xa xưa của Trung Quốc, nên ngày nay truyền thuyết bị bác bỏ và không được xác chứng.
“Lộ diện” hung thủ
Trong cuốn Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ với thảm án Lệ Chi Viên, các nhà sử học và một số nhà khoa học đã chỉ rõ, chủ mưu của vụ thảm án Lệ Chi Viên là Tuyên từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh, mẹ vua Lê Nhân Tông. Về động cơ, thứ nhất là do bà rất căm oán Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ - hai người đã giúp bà phi Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ Lê Thánh Tông, thoát khỏi âm mưu sát hại của bà ta. Thứ hai là do thời đó, nhiều người trong triều dị nghị rằng, bà Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ (Lê Nhân Tông) không phải là con vua Thái Tông, nên nhân lúc vua về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha và nói tốt cho Tư Thành (Lê Thánh Tông), nên bà Nguyễn Thị Anh đã sai người sát hại vua Thái Tông, rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.
Theo sử sách, vài ngày sau khi hành hình gia đình Nguyễn Trãi, triều đình thực ra chính là Thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính thay con, ra lệnh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì trước khi chết Nguyễn Trãi có nói: "Ta hối không nghe lời Thắng, Phúc". Các nhà nghiên cứu cho rằng chính Đinh Phúc, Đinh Thắng là những người khuyên Nguyễn Trãi sớm tố cáo Nguyễn Thị Anh với vua Thái Tông. Do đó, để diệt khẩu, bà sai giết hai người này. Sâu xa hơn, thảm án Lệ Chi Viên còn là sự ghen ghét, đố kỵ của một số không nhỏ quan lại trong triều lúc bấy giờ trước tài năng lỗi lạc và tính tình ngay thẳng, cương trực của Nguyễn Trãi - được cho là luôn cản trở những việc làm mờ ám của họ.
Như vậy, oan khuất của Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ trong nghi án đột tử của vua Lê Thái Tông đã trải qua mấy trăm năm, mới được các nhà sử học minh oan. Đánh giá về bà, GS Vũ Khiêu khẳng định: "Ít nhất, bà cũng là người tài hoa trong văn học, sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử và thủy chung trong tình nghĩa. Bà đã dâng trọn cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của Vương triều Lê và sự phồn vinh của non sông ại Việt". GS Đinh Xuân Lâm cũng cho rằng, cần có sự công khai chiêu tuyết cho bà Nguyễn Thị Lộ. Chế độ phong kiến cũ đã không làm được việc đó thì ngày nay chúng ta phải làm được.
Liên Thạch Bích