Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Hoài Trần

- Quay về 'thức ăn chậm'

Thời đại của thức ăn nhanh đã kéo theo nhiều dấu hiệu tiêu cực như sụt giảm số lượng thực vật toàn cầu, chế độ ăn bản địa đa dạng dần nhường chỗ cho các loại thực phẩm ít dinh dưỡng, tỷ lệ bệnh tật tăng cao. 

Đây chính là lúc chúng ta cần nhìn lại và quay về với các loại thực phẩm địa phương, hay còn gọi là “thức ăn chậm”.


Năm 1986, Carlo Petrini - người sáng lập Phong trào Thực phẩm Chậm quốc tế đã làm một việc chưa ai từng làm trước đó. Ông phản đối việc mở một nhà hàng McDonald ở Rome, Ý. Vào thời điểm đó, Petrini là một nhà báo, và mặc dù ông chưa bao giờ tự nhận mình là nhà ẩm thực nhưng ông cũng khá nổi tiếng trong lĩnh vực này.

Để làm việc này, ông bắt đầu bằng việc so sánh thức ăn nhanh với những đĩa mì ống truyền thống. Điều này nhằm nhắc nhở người Ý và khách du lịch rằng nước Ý là vùng đất có văn hóa ẩm thực dựa trên chế độ ăn hết sức đa dạng của vùng Địa Trung Hải, gồm các loại rau nhiều màu sắc, đậu, cá, ngũ cốc, ô liu, các loại hạt cùng một số thực phẩm khác. Chính sự đa dạng này đã làm nên nền ẩm thực trứ danh của Ý.


Tổ chức Slow Food giúp cộng đồng dân tộc ở Ecuador quảng bá thực phẩm truyền thống.

Petrini lo ngại văn hóa thức ăn nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến sự đa dạng thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. “Tôi đã rất lo lắng về khả năng đồng hóa văn hóa của thức ăn nhanh”, ông nói trong tạp chí Time.

Sự kém đa dạng trong ẩm thực chỉ là một trong những hậu quả của việc mất đi chế độ ăn truyền thống. Các loài thực vật trên toàn cầu đang biến mất từng ngày. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) có báo cáo cho rằng hiện có khoảng 75% nguồn gen thực vật của trái đất đã biến mất và 100.000 giống cây trồng cũng đang bên bờ tuyệt chủng.

Điều đáng buồn là hầu hết khoản đầu tư vào nông nghiệp từ các tổ chức nghiên cứu và nhà tài trợ lại đang đổ dồn vào các loại cây mang tính thương mại như lúa mì, gạo và ngô, hơn là các loại cây trồng bản địa, và điều này đã gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Sự kém đa dạng trong chế độ ăn uống đã “góp phần” lớn trong vấn nạn suy dinh dưỡng và béo phì. Tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 30 năm qua. Thêm vào đó, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống, bao gồm bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh tim ở các nước công nghiệp và các nước đang phát triển cũng tăng đến mức báo động.

Lo ngại trước những dấu hiệu trên, các tổ chức với những sáng kiến giúp bảo tồn thực phẩm bản địa đã và đang bắt đầu được thành lập trên toàn thế giới. Những tổ chức này tìm và phát triển những loại thực vật bản địa có tính bền vững về môi trường, cải thiện an ninh lương thực, đồng thời giúp tăng thu nhập cho người nông dân.

Cùng năm Petrini thực hiện cuộc biểu tình đối với McDonald, ông bắt đầu thành lập tổ chức Slow Food International (Tổ chức phi lợi nhuận – Thực phẩm chậm quốc tế). Hiện nay, sau 32 năm, Slow Food đã có hơn 150.000 thành viên trên 50 quốc gia.

Một trong những sáng kiến của Slow Food International là thành lập danh mục các loài trái cây và rau quả bản địa trên toàn thế giới. Cứ 2 năm một lần, Slow Food tổ chức cuộc gặp gỡ hơn 10.000 thành viên ở Ý. Trong cuộc gặp này, các nông dân sẽ giới thiệu các sản phẩm bản địa của họ và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Theo ông Edie Mukiibi, Phó Chủ tịch Slow Food, những người nông dân trẻ mà ông làm việc chung tại Uganda và Kenya đã có những tiến bộ rất lớn trong việc duy trì thực vật bản địa. “Đã có những đứa trẻ từ 3 đến 15 tuổi có rất nhiều kiến thức về các giống cây trồng địa phương và các mùa vụ trồng trọt. Tất cả đều nhờ sáng kiến về việc trồng các cây bản địa trong vườn nhà”, ông Mukiibi vui mừng cho biết.

Tổ chức này đã làm được 10.000 vườn cây trồng như vậy ở châu Phi, nhằm khuyến khích các cộng đồng trên khắp lục địa này trồng các giống cây bản địa.

Kim Nhã (Theo Foodtank.com, Slowfood.com)

https://sites.google.com/site/learnvocabinieltsreading/home/ielts-general-training/slow-food

Hoài Trần

About Hoài Trần -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :