Nguyên tắc bất biến trong giáo dục con trẻ
Cổ nhân có câu: Muốn làm nên sự nghiệp lớn thì trước tiên phải học cách làm người.
Giáo dục con cũng vậy, việc đầu tiên nên làm là “dạy làm người”, sau đó mới “dạy làm việc”, đây chính là nguyên tắc cơ bản trong giáo dục một con người.
Muốn làm nên sự nghiệp lớn thì trước tiên phải học cách làm người
Cha mẹ luôn coi trọng việc dạy trẻ kiến thức, nhưng chỉ thế thôi vẫn chưa đủ, điều quan trọng là phải dạy trẻ làm người. Nếu cha mẹ làm tốt công việc dạy trẻ làm người thì nhiệt huyết trong trẻ sẽ ngày một nhiều lên, năng lực học tập cũng từ đó mà được phát huy. Còn nếu không thể dạy trẻ “làm người” được thì mọi sự giáo dục sẽ đều trở nên vô ích.
Cha mẹ luôn coi trọng việc dạy trẻ kiến thức, nhưng chỉ thế thôi vẫn chưa đủ, điều quan trọng là phải dạy trẻ làm người. Nếu cha mẹ làm tốt công việc dạy trẻ làm người thì nhiệt huyết trong trẻ sẽ ngày một nhiều lên, năng lực học tập cũng từ đó mà được phát huy. Còn nếu không thể dạy trẻ “làm người” được thì mọi sự giáo dục sẽ đều trở nên vô ích.
Cổ nhân có câu: Muốn làm nên sự nghiệp lớn thì trước tiên phải học cách làm người. Giáo dục con cũng vậy, việc đầu tiên nên làm là “dạy làm người”, sau đó mới “dạy làm việc”, đây chính là nguyên tắc cơ bản trong giáo dục một con người.
Vậy đạo lý làm người được hiểu như thế nào? Mỗi người sẽ có những nhận thức khác nhau nhưng ít nhất thì cha mẹ cũng nên giúp con hiểu được bổn phận của mình đối với gia đình, xã hội và quốc gia. Trong gia đình, con cái phải biết vâng lời, biết ơn, hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Trong mối quan hệ giữa người với người trong xã hội thì phải lấy thiện đãi người, biết nghĩ cho người khác, không vì lợi ích của cá nhân mình mà làm tổn hại người khác. Là một người con tốt trong gia đình thì người đó nhất định sẽ làm một người có ích cho xã hội.
Thật đáng tiếc là trong cuộc sống ngày nay, có rất nhiều cha mẹ khi nuôi dạy con thường làm những điều ngược lại. Họ cho con đi học nhạc, học đàn, học vẽ, học toán từ rất sớm, dãi nắng dầm mưa đưa đón con vất vả vô cùng, khổ cho con khổ cho cả cha mẹ. Ấy vậy mà, ở trường nhiều trẻ vẫn là học sinh cá biệt. Chỉ coi trọng việc dạy kiến thức và kỹ năng mà xem nhẹ việc dạy làm người khiến nhiều gia đình rơi vào bi kịch, cùng quẫn. Còn đối với xã hội cũng sinh ra nhiều vấn nạn bởi nhận thức và hành vi của con người không được ước thúc bởi các phạm trù đạo đức cơ bản.
Mục đích của giáo dục không chỉ dạy kiến thức mà còn phải dạy đạo lý làm người
Một trường đại học tổ chức xét tuyển sinh viên xin du học, các vị giáo sư trong quá trình phỏng vấn những sinh viên có thành tích thi cử xuất sắc đã có một đoạn hội thoại như thế này:
Giáo sư: “Em học tốt như vậy để làm gì?”
Sinh viên: “Dạ để kiếm tiền”
Giáo sư: “Em kiếm tiền để làm gì?”
Sinh viên: “Dạ để đi du lịch vòng quanh thế giới.”
Giáo sư: “Ngoài chuyện đi du lịch em còn muốn làm gì khác không?”
Sinh viên: “Em muốn mua nhà.”
Giáo sư: “Mua nhà để làm gì?”
Sinh viên: “Để em có một cuộc sống độc lập và tự do…”
Sau cuộc đối thoại ngắn này thì hội đồng phỏng vấn đã từ chối thẳng những sinh viên có câu trả lời như trên hoặc chỉ xoay quanh lợi ích bản thân. Họ cho rằng, không thể để những tư liệu giảng dạy quý báu và nguồn ngân quỹ của họ trở thành công cốc khi rơi vào tay những người chỉ có sự ích kỷ hèn mọn của cá nhân, không vì lợi ích xã hội, không biết đến sự cống hiến và đền ơn đáp nghĩa.
Song có một sinh viên tham gia cuộc phỏng vấn, mặc dù thành tích không cao bằng những sinh viên kia nhưng vì cô có những tố chất và quan niệm nhân sinh rất giá trị nên hội đồng tuyển sinh của trường đã quyết định trao học bổng cho cô. Vị giáo sư phỏng vấn cô đã đưa ra lý do cô trúng tuyển là vì cô mong muốn cống hiến cho xã hội, biết cho đi một cách vô tư, không tính toán, đó là bản tính thiện lương đáng trân quý nhất của một con người. Vị giáo sư này còn nói thêm rằng, ông để ý thấy khi cuộc phỏng vấn kết thúc tất cả mọi người đều đứng dậy rời đi, chỉ có cô ở lại sau cùng âm thầm sắp xếp lại ngay ngắn những chiếc bàn ghế bị xô đẩy lộn xộn.
Mục đích của giáo dục không chỉ dạy kiến thức cho con người, mà còn phải khiến họ trở thành người có giá trị biết cống hiến cho xã hội, biết lên tiếng và xả thân để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những giá trị quý báu của cội nguồn văn hóa. Đây chính là trách nhiệm của gia đình đối với xã hội và cũng chính là trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái.
Nhiều cha mẹ hao tâm, tổn sức nuôi con khôn lớn chỉ mong con sau này trở thành thạc sỹ, tiến sỹ, bác sỹ, kỹ sư… làm rạng danh cha mẹ, dòng tộc. Nhưng khi con trưởng thành có cuộc sống riêng thì lại không hạnh phúc, cuộc sống không vui vẻ, như vậy các bậc cha mẹ liệu có hài lòng không? Do đó, ngoài việc dạy con kiến thức thì điều quan trọng là phải dạy con “đạo lý làm người”. Có như vậy thì thành công, hạnh phúc và vui vẻ mới tìm đến con cái chúng ta.
Có nhiều phụ huynh cho rằng, con mình vẫn còn nhỏ, nên nhiệm vụ trước tiên cần làm là học tập, “đạo lý làm người” sau này dạy cũng chưa muộn. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm. Nếu con trẻ ngay từ nhỏ đã không biết cách “làm người” thì lớn lên sẽ không biết phân biệt được phải – trái, thiện – ác, tốt – xấu và tất nhiên cũng không biết đến các chuẩn mực đạo đức và hành vi. Rồi đến một ngày, những quan niệm lệch lạc đó sẽ ăn sâu vào tâm thức của con trẻ, cuộc sống gặp phải thất bại là điều không tránh khỏi.
Phẩm chất đạo đức là giấy thông hành để con người hòa nhập xã hội
Có một bà mẹ mỗi khi đi chợ đều đưa con gái mình đi theo. Ngoài chợ, người ta bày hàng hóa la liệt mà đôi khi không có người trông coi, cô bé liền cầm lấy một thứ. Người mẹ phát hiện ra nhưng không nói gì vì nghĩ con chỉ cầm chơi một lát. Về tới nhà, người mẹ phát hiện ra món đồ vẫn còn ở trong tay cô con gái. Thay vì bảo con mang trả lại đồ thì người mẹ lại tỏ ra vui vẻ, âu yếm đầy khích lệ.
Sau này, mỗi lần đi chợ với mẹ, hễ tiện tay là cô bé lại ăn cắp một món đồ nào đó. Về sau, cô bé trở thành người có tật ăn cắp vặt, bất kể là của ai, chỉ cần có cơ hội là cô lấy trộm. Cô bé “tiện tay lấy trộm” không do dự dù chỉ một chút.
Có lần, cô bé ăn cắp đồ của bạn thì bị phát hiện, các bạn liền thưa với thầy cô giáo. Ngoài việc phê bình cô học trò, thầy giáo đã mời phụ huynh đến để nói chuyện. Lúc này, mẹ của cô bé rất bối rối, bấy giờ người mẹ mới nhận ra rằng, ngay từ đầu không nên cổ vũ con làm những chuyện như thế.
Phẩm chất đạo đức là giấy thông hành để một con người hòa nhập xã hội. Sự nghiệp của con trẻ có thành công hay thất bại, cuộc sống có hạnh phúc hay không đều phụ thuộc vào hai từ “đạo đức”. Do vậy, cha mẹ cần đặc biệt coi trọng vấn đề này.
Dạy trẻ đạo làm người ngay từ khi còn nhỏ là điều cần thiết nhất trong giáo dục, cũng là nhân tố cơ bản để con trẻ có một tương lai tươi sáng. Một người có đạo đức tốt thì bản thân họ sẽ có những động lực và mục tiêu phấn đấu riêng, cuộc sống sẽ trở nên phong phú và ý nghĩa hơn. Do đó, đạo lý dạy con “làm người” phải là nhiệm vụ quan trọng nhất của các bậc cha mẹ.
Nguyên tắc “dạy con làm người” của G. Kingsley Ward
Kingsley Ward là một doanh nhân thành công và rất nổi tiếng ở Canada, ông không để lại cho con một chút tài sản nào. Thứ duy nhất ông để lại cho con là những kinh nghiệm thành công mà bản thân đúc kết trong cả cuộc đời mình. Đây chính là những “nguyên tắc nhân sinh” quý giá của ông.
Trong cuốn sách “Những bức thư của người cha doanh nhân gửi con trai”, Kingsley Ward đã dùng bốn mươi năm kinh nghiệm của mình để đúc kết nên nội dung của cuốn sách. Ông coi đó là tài sản quý giá nhất mà con ông nhận được. Trong cuốn sách này, ông viết: “Cha để lại cho các con những nguyên tắc nhân sinh của bản thân mình, hy vọng các con có thể cảm nhận điều đó cùng cha:
Nguyên tắc 1: Thái độ lạc quan,
Nguyên tắc 2: Lập mục tiêu cho bản thân,
Nguyên tắc 3: Kiên trì, bền bỉ,
Nguyên tắc 4: Thái độ nghiêm túc, thành thật,
Nguyên tắc 5: Xây dựng một đội ngũ của riêng mình,
Nguyên tắc 6: Nhanh chóng đưa ra quyết định,
Nguyên tắc 7: Sống tới già, học tới già,
Nguyên tắc 8: Coi trọng sức khỏe,
Nguyên tắc 9: Ngoài sức khỏe, gia đình là tài sản quan trọng nhất.”
Dạy dỗ trẻ “đạo lý làm người” là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Trẻ em sẽ là công dân tương lai của đất nước, của thế giới, là những nhân vật làm nên lịch sử. Trẻ sau này cũng sẽ trở thành cha mẹ, sẽ gánh vác trọng trách dạy dỗ con cháu, sẽ là chỗ dựa của cha mẹ khi vào tuổi xế chiều. Do vậy, dạy dỗ trẻ đúng đắn ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ sẽ có một tuổi già hạnh phúc. Ngược lại, cha mẹ sẽ có một tuổi già đầy vất vả và gian nan. Cha mẹ không coi trọng việc dạy trẻ đạo lý làm người là một việc làm thiếu trách nhiệm đối với xã hội, đối với đất nước và với chính bản thân mình.
Hồng Ân
Thông qua 3 yếu tố này, Vương Dương Minh đã để lại cho con cháu đời sau bao bài học quý giá. Các bậc cha mẹ hiện đại ngày nay, nếu cũng có thể áp dụng thì chắc chắn sẽ thu được thọ ích.
Vương Dương Minh, còn gọi là Vương Thủ Nhân, là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong cuộc sống thường nhật, tất cả công phu tâm huyết của ông đều dồn hết cả vào việc học tập cũng như giáo dục con cháu đời sau.
Trong việc giáo dục con cái, Vương Dương Minh đặc biệt chú trọng 3 yếu tố sau:
LÀM NGƯỜI TỐT
quan trọng hơn bất cứ
VIỆC GÌ TỐT
Cổ nhân có câu: “Lấy Đạo Đức làm báu vật truyền gia thì gia tộc hưng thịnh trên 10 đời. Lấy việc học hành (đọc sách) làm báu vật truyền gia thì đứng thứ hai, lấy kinh sách (Thi Thư) làm báu vật truyền gia thì đứng thứ 3. Lấy giàu sang phú quý làm báu vật truyền gia thì không quá 3 đời”.
Thế nên bảo trì phẩm chất đạo đức lương thiện mới là nền tảng vững chắc để gia đình kế thừa và phát triển hưng thịnh. Khi Vương Dương Minh bị Lưu Cẩn phái người truy sát, hay bị dân làng Long Trường công kích, đối diện với bao nguy hiểm nhưng tuyệt nhiên ông không làm gì trái với đạo nghĩa nhân tâm, vẫn một lòng tin vào sức mạnh của thiện lương. Sau này ông đã dùng đức báo oán, giúp nhân dân kiến lập nhà cửa trường học canh nông.
Khi Vương Dương Minh viết thư cho con mình, trong thư ông nói: “Phàm làm người, quan trọng chính là tâm địa”.
Làm người tốt còn quan trọng hơn bất cứ việc gì tốt, ví như một trái trên cành, lương tâm của con người cũng như cuống của trái cây, cuống mà hỏng thì quả cũng chẳng còn. Một người mà có được tâm hồn lương thiện, ắt sẽ có càng nhiều thiện duyên, càng có nhiều người yêu mến. Người có trái tim lương thiện sẽ không bao giờ đi làm tổn thương người khác, bởi vậy mà tự nhiên sẽ tránh hung triệu cát.
Sống thiện lương là một loại trí huệ, người thông minh chưa chắc đã là người thiện lương, nhưng người thiện lương ắt là người thông minh trí huệ nhất.
CHUYÊN CẦN ĐỌC SÁCH
là ngưỡng cửa thấp nhất tiến lên
CON ĐƯỜNG CAO QUÝ
Trong cuốn gia huấn của Vương Dương Minh, yêu cầu đầu tiên chính là chuyên cần đọc sách. Đọc sách chính là con đường căn bản tiếp thu tri thức của nhân loại, cả cuộc đời của Vương Dương Minh luôn chuyên cần đọc sách.
Ngay từ khi còn nhỏ, mỗi ngày ông đều đọc sách đến đêm khuya, có những lần đọc sách đến độ khạc cả ra máu. Cha của ông lo lắng sức khỏe của ông có vấn đề nên hàng ngày đều phải gõ cửa tắt đèn yêu cầu ông đi nghỉ sớm. Đương nhiên, đọc sách cũng cần phải có quy chuẩn, không thể bất cứ việc gì cũng bị trói buộc vào trong sách, mà cũng cần có sự chắt lọc.
Ví như Vương Dương Minh có rất nhiều sách binh pháp, nhưng ông lại nhìn nhận rằng binh pháp có muôn vàn phương pháp nhưng tất cả binh thư mà ông đọc chỉ dạy ông có một điều, đó là “Tâm bất động” trước mọi thị phi binh biến.
Tiếp theo đó là đọc những kinh sách kinh điển.
Trên thế gian sách có trăm ngàn triệu cuốn, nếu tất cả đều đọc thì có đọc cả đời cũng không hết. Cho nên tốt nhất là chắt lọc những sách kinh điển mà đọc, ngoài ra các sách khác tuy cũng có muôn sắc đủ màu nhưng trên thực tế cũng đều là bám theo nội dung, ý nghĩa của những sách kinh điển mà ra.
Một người có thể nuôi dưỡng cho mình thói quen đọc sách, cả đời cũng chính là đem trí huệ của nhân loại vận dụng cho mình.
Một đứa trẻ có thói quen đọc sách ắt sẽ có tri thức, có tầm nhìn, có nhân cách. Người có nhân cách ắt cũng sẽ có thiện lương. Mà một đứa trẻ có thể nuôi dưỡng tấm lòng thiện lương, vậy các bậc cha mẹ còn điều gì phải lo lắng?
TRÍ HÀNH HỢP NHẤT
dũng cảm vào
THỰC TIỄN
Cái mà được gọi là trí hành hợp nhất chính là nói giữa tri thức, lý tưởng và hành động phải kết hợp với nhau không thể tách rời, nói được làm được. Thiện lương không phải là tính từ mà là động từ. Khi chúng ta nói về một người thiện lương thì tất nhiên người đó phải là người làm việc thiện. Còn chỉ nói mà không làm thì đó là giả dối không thực, chỉ có hình thức mà không có thực tế.
Đi học cũng vậy. Nếu như không thể vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn thì cũng như bàn việc quân trên giấy. Trong cuộc sống thực tiễn, có rất nhiều sự việc chỉ khi nào chúng ta bắt tay vào hành động mới có thể biết được thực hư.
Ngay từ nhỏ chúng ta cần phải dạy cho trẻ có được năng lực vận động, tạo thành thói quen lao động thực tiễn mỗi ngày. Vương Dương Minh cả đời có được rất nhiều thành tựu, từ thơ ca, hội họa, thư pháp, binh pháp, giáo dục, tất cả đều tinh thông tường tận. Có được điều này chính là nhờ vào việc ông kết hợp được lý thuyết và thực hành trong thực tiễn. Khi gặp vấn đề trong cuộc sống, trước tiên hãy để cho con cái tự học cách giải quyết vấn đề trước. Suy nghĩ chán chê rồi mới bắt tay vào làm, chi bằng bắt đầu tiến về phía bắt tay vào làm từng chút một, dũng cảm thử sai để nhận ra bài học.
Trong hành động từ từ điều chỉnh lại nhận thức của chính mình, tiếp đó dùng nhận thức mới để lại bắt đầu xuất phát, cải biến lại sách lược của bản thân.
Cơm phải ăn từng miếng, đường phải đi từng bước, nếu như dục tốc ắt sẽ bất đạt. Thành thục sẽ thành kỹ năng, kiên trì sẽ tăng sức mạnh, một đứa trẻ như vậy mới có thể có được một cuộc đời hoàn mỹ. Trí phải đi đôi với hành, đem trí tuệ hóa thân thành hành động, nếu không thì không phải là người chân trí.
Theo soundofhope.org
Minh Vũ biên dịch
Hàng này hễ mở mắt ra là chúng ta bận rộn với lũ trẻ, nấu cơm, giặt quần áo, đưa đón, dạy học, sau đó mới làm việc của bản thân mình. Ngày nào chúng ta cũng bận tối tăm mặt mũi, mệt đến phờ phạc cả người. Liệu làm vậy chúng ta sẽ trở nên thật vĩ đại?
Kỳ thực không phải vậy…
Trẻ nhỏ trong cuộc sống sung túc thời hiện đại
Ngày nay là thời đại cuộc sống vật chất vô cùng sung túc, nếu chúng ta nói với trẻ rằng cần “tiếp tục giữ gìn tác phong nỗ lực chịu đựng gian khổ” thì chúng sẽ chẳng thể hiểu nổi. Chúng ta cũng không có cách nào giúp chúng cảm nhận được cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Điều kiện sống của những đứa trẻ ngày nay đều khá tuyệt vời: Đi học về chúng có thể xem ti vi, chơi điện thoại, máy tính thỏa thích.
Ngày nay những đứa trẻ giải trí bằng ti vi, chơi điện thoại, máy tính.
Hồi nhỏ, ngoài ti vi ra chúng ta không có thứ nào khác để giải trí. Những đứa trẻ ngày nay đa phần đều lấy mình làm trung tâm, trong tâm chúng chỉ có những điều mình yêu thích, chứ không có điều mình không mong muốn. Điều này là do cuộc sống vật chất sung túc, đủ đầy, mặt khác là do người lớn quá nuông chiều trẻ.
Trong cuộc sống hiện thực rất nhiều ông bố bà mẹ có tâm lý mong con sớm có thể lập công, chỉ ước gì có thể khiến con mình ngay lập tức thành tài nổi danh. Vì vậy cha mẹ đã áp dụng rất nhiều giới hạn để ước thúc trẻ, không được thế này, không được thế khác. Hơn nữa các bậc phụ huynh còn rất đường hoàng nói rằng mình làm vậy đều là vì muốn tốt cho con.
Là trẻ nhỏ, trí tuệ và trình độ nhận thức của chúng là hữu hạn. Nếu trẻ có thể thấu hiểu được nỗi khổ tâm của cha mẹ, đồng thời có những hành động phù hợp… thì đâu phải là yêu cầu quá cao. Trong mắt của trẻ không phải là “yêu cho roi cho vọt”, không thể vì thành tích học tập không tốt hay chúng làm sai điều gì đó mà bị trách mắng hay đánh đập.
Cách giáo dục con trong gia đình Do Thái
Câu chuyện “Giáo dục gia đình trong nhà một người Do Thái” kể về niềm tin và phương pháp của Sara Imas, một người mẹ Do Thái vĩ đại nuôi dưỡng 3 con thành tài. Cô sinh ra ở Thượng Hải, cha cô là người Do Thái. Năm cô 12 tuổi thì cha qua đời. Sau đó mẹ cũng bỏ cô mà đi, cô trở thành một đứa trẻ mồ côi. Sau khi lớn lên cô làm công nhân trong một nhà máy sản xuất đồng Thượng Hải. Sau khi kết hôn cô sinh được 3 người con, nhưng chẳng bao lâu sau chồng cô cũng bỏ cô mà đi. Vì muốn trốn chạy khỏi nỗi thống khổ cô đã trở thành tốp người Do Thái đầu tiên trở về Israel sau khi 2 nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao.
Câu chuyện “Giáo dục gia đình trong nhà một người Do Thái” kể về niềm tin và phương pháp của Sara Imas, một người mẹ Do Thái vĩ đại nuôi dưỡng 3 con thành tài. Cô sinh ra ở Thượng Hải, cha cô là người Do Thái. Năm cô 12 tuổi thì cha qua đời. Sau đó mẹ cũng bỏ cô mà đi, cô trở thành một đứa trẻ mồ côi. Sau khi lớn lên cô làm công nhân trong một nhà máy sản xuất đồng Thượng Hải. Sau khi kết hôn cô sinh được 3 người con, nhưng chẳng bao lâu sau chồng cô cũng bỏ cô mà đi. Vì muốn trốn chạy khỏi nỗi thống khổ cô đã trở thành tốp người Do Thái đầu tiên trở về Israel sau khi 2 nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao.
Vì sinh tồn, vì để 3 đứa con sớm có thể quay trở về Israel, trước tiên cô nỗ lực học tiếng Do Thái, sau đó cô bày một sạp hàng nhỏ bán nem bên đường. Cô đón theo 3 đứa trẻ: Cậu con trai cả 14 tuổi, cậu hai 13 tuổi và cô con gái út 11 tuổi. Ban đầu Sara Imas cố bám lấy nguyên tắc “Dẫu mình vất vả thế nào cũng không để con phải vất vả theo”, giống cách nuôi dạy con của những người mẹ Trung Hoa. Sara Imas đưa con tới trường rồi mới đi bán nem cuốn. Sau khi chúng đi học về thì cô nghỉ bán hàng về nhà nấu mỳ vằn thắn hay tô mỳ cho bọn trẻ.
Hàng xóm của cô bắt gặp cảnh này đã tới trách mắng cậu con trai lớn rằng: “Cháu đã lớn rồi. Cháu cần phải giúp đỡ mẹ mình, chứ không phải để mẹ cháu bận rộn như vậy, còn mình thì như một thứ đồ bỏ đi”. Sau đó bà ngoảnh lại mắng cả người mẹ: “Cô đừng mang cách giáo dục lạc hậu ấy về Israel…”
Gia đình Sara Imas và 3 người con
Bức ảnh chụp cô cháu gái sau này của bà Sara Imas đang bê nồi giúp bà, bé rất thích lao động.
Cậu cả và Sara Imas đều cảm thấy rất buồn, nhưng cả hai đều dần dần thay đổi. Cậu cả không chỉ học được cách làm nem cuốn mà còn mang tới trường bán. Mỗi ngày ba đứa trẻ chỉ có thể kiếm được vài đồng lẻ mang về nhà đưa cho mẹ.
Chắc hẳn các bà mẹ sẽ cảm thấy thật đau lòng khi để những đứa con bé nhỏ của mình cũng phải gồng gánh cuộc sống. Nhưng người Do Thái lại không nghĩ như vậy. Trong các gia đình Do Thái, trẻ con không được cung cấp đồ ăn và sự chăm sóc miễn phí. Bất cứ thứ gì cũng đều có giá của nó, đứa trẻ nào cũng cần học được cách trân trọng đồng tiền mới có thể đạt được những điều mình mong muốn.
Thế là Sara Imas không cung cấp đồ ăn và phục vụ miễn phí cho tụi trẻ nữa mà trao cho chúng cơ hội kiếm tiền. Cô để giá buôn cho các con để chúng đem đến trường bán kiếm tiền, còn lợi nhuận chúng tự mình chia nhau.
Cách bán nem của ba đứa trẻ hoàn toàn khác nhau. Cô út thật thà nhất thì mang nem cuốn đi bán lẻ. Cậu hai thì đổ buôn lại cho nhà ăn trong ký túc, hàng ngày cậu giao được 100 cái nem cuốn. Cậu cả thì tổ chức một buổi tọa đàm “Đưa bạn bước vào Trung Quốc”. Tại đây mọi người có thể được thưởng thức hương vị nem cuốn Trung Hoa miễn phí, nhưng phải mua vé vào hội trường. Kết quả anh cả bội thu. Sau đó 3 anh em còn nghĩ ra rất nhiều cách kiếm tiền mới mẻ. Chúng đều nỗ lực học tập và suy nghĩ, nhưng không hề ảnh hưởng chút nào tới việc học hành.
Trẻ em Do Thái được khám phá và học tự lập ở nhà cũng như ở trường lớp
Đều là cha mẹ, phải chăng chúng ta cũng cần suy nghĩ lại?
Hàng ngày hễ mở mắt ra là chúng ta bận rộn với lũ trẻ, nấu cơm, giặt quần áo, đưa đón, dạy học, sau đó mới làm việc của bản thân mình. Ngày nào chúng ta cũng bận tối tăm mặt mũi, mệt đến phờ phạc cả người. Nhưng hễ nói lời trách móc thì bọn trẻ lại cảm thấy phiền phức, căn bản không hề để ý tới phó xuất của cha mẹ. Nhìn lại chẳng phải mỗi một bà mẹ Việt đều như vậy hay sao?
Liệu làm vậy chúng ta sẽ trở nên thật vĩ đại? Kỳ thực không phải vậy. Chúng ta phó xuất rất nhiều nhưng lại tạo nên những “tiểu hoàng đế”, “tiểu công chúa”… Chúng ta hy vọng con trẻ thành tài, nhưng lại bao bọc chúng quá mức, khiến bọn trẻ trở thành những kẻ vô dụng, chẳng thể tự lập. Quá mức nuông chiều sẽ biến trẻ trở thành những kẻ vô tình. Can thiệp quá nhiều sẽ khiến trẻ bất lực, chỉ trích quá nhiều sẽ khiến trẻ không biết phải làm thế nào, nên chẳng thể tiến về phía trước…
Trẻ em cần được cha mẹ dẫn dắt chỉ bảo làm những việc giúp trẻ sớm tự lập
Muốn tạo nên một không gian vô lo vô nghĩ, để trẻ vui vẻ lớn lên nhưng chúng ta lại phát hiện ra mình đã hoàn toàn chiếm mất vị trí sáng tạo của con trẻ. Kỳ thực vị trí này cũng cần chia sẻ một phần cho trẻ gánh vác. Việc bao bọc hiện giờ có thể tạm thời bảo vệ chúng, nhưng sẽ có một ngày chúng trưởng thành. Sau khi trưởng thành chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Lúc ấy làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ chúng…
Có lẽ cha mẹ đều không nỡ để trẻ phải đối mặt với tiền bạc, với danh lợi, với xã hội quá sớm. Nhưng sẽ có một ngày chúng phải đối mặt, sẽ có một ngày chúng phải gánh vác. Vậy nên thay vì bao bọc chúng hãy dạy chúng cách tu tâm dưỡng tính và thái độ ứng xử, cách phân biệt phải trái đúng sai trước những cám dỗ của cuộc sống.
Đừng chê trách con mình kém hơn con nhà người ta
Có một vài ông bố bà mẹ thường so sánh con mình với con nhà người khác: “Con nhìn xem con nhà người ta xuất sắc như thế nào kìa”, mà không biết rằng làm vậy sẽ khiến trẻ bị tổn thương. Nếu nhìn con không thuận mắt thì kỳ thực vấn đề chủ yếu lại nằm ở chính cha mẹ. Con cái vẫn là những đứa trẻ như vậy, chỉ là ánh mắt chúng ta đối đãi với trẻ khác đi mà thôi. Giữa cha mẹ và con cái cần nhiều hơn sự chia sẻ, và cách ứng xử đúng đắn trước cám dỗ của công danh lợi lộc.
Đừng dán mác “ngốc nghếch” cho trẻ: “Sao con ngốc thế!” Không ít ông bố bà mẹ thường trách móc con mình như vậy. Đôi khi cha mẹ còn nói như vậy với người khác ngay trước mặt chúng. Bạn nói con mình thành như thế nào thì sau này chúng sẽ trở thành người đúng như vậy. Một đứa trẻ thường bị coi là gì, thường bị nói là gì, thường bị đối xử như thế nào thì trong tương lai không xa điều đó sẽ trở thành hiện thực.
Trên đời không có những đứa trẻ không hiểu chuyện, chỉ có những bậc cha mẹ không biết cách giáo dục con cái mà thôi. Vì sao chúng ta lại không học theo bà mẹ Do Thái kia, học cách buông tay để trẻ tự mình mở ra bầu trời của riêng chúng?
Theo Secretchina
Hiểu Mai biên dịch
Hiểu Mai biên dịch