Yêu thương con trẻ là bản năng của chúng ta, nhưng cha mẹ phải kiên trì nguyên tắc của bản thân.
Lập ra quy tắc cho trẻ nhỏ, để chúng trưởng thành thành một người có phẩm đức cao thượng, đây cũng là trách nhiệm của chúng ta.
Gần đây có một đoạn video vô cùng nổi tiếng. Một người cha dẫn theo hai đứa con gái đi siêu thị, con gái nhỏ cố tình đánh rơi đồ trong tay của chị mình. Người cha kiên trì muốn nó phải xin lỗi chị mình, con gái nhỏ cố chấp không làm theo, người cha càng tỏ thái độ kiên quyết nhất định phải xin lỗi. Không còn cách nào khác, đứa trẻ ấy nằm lì trên đất bắt đầu khóc nháo, còn chối trách nhiệm nói bản thân không phải cố ý.
Tuy nhiên người cha không hề lung lay: “Không cần biết con có cố ý hay không, nhưng con bắt buộc phải xin lỗi chị”. Người chị đứng một bên muốn phá vỡ tình cảnh này bèn nói: “Thôi bỏ đi ạ, không cần xin lỗi đâu”. Con gái nhỏ vội vàng tìm cho bản thân bậc thang đi xuống: “Chị ấy đều nói không cần xin lỗi rồi”. Mặc dù vậy người cha vẫn một mực không đổi: “Không cần biết chị con có muốn nhận lời xin lỗi này hay không, con cũng phải xin lỗi chị”.
Hành vi của cha con ba người hấp dẫn sự chú ý của mọi người xung quanh, có người không nhịn được nữa khuyến khích người cha nên đánh đứa trẻ, như vậy nó chắc chắn sẽ ngoan ngoãn nghe lời.
Đương nhiên người cha không làm như vậy, chỉ lần nữa biểu hiện rõ thái độ của mình “bắt buộc phải xin lỗi”. Cuối cùng dưới sự kiên trì của cha, cô bé đã nói lời xin lỗi với chị mình. Ở góc độ của người cha, phạm phải sai lầm thì phải xin lỗi người khác, không cần biết đứa trẻ có ăn vạ hay không, hay có người nói đỡ lời giúp đều phải kiên trì nguyên tắc của bản thân, nhất định phải khiến đứa trẻ nói ra lời xin lỗi. Abraham Lincoln từng nói rằng: “Điều quan trọng nhất là có thể kiên trì vào thời điểm quan trọng”, nuôi dạy trẻ cũng như vậy.
Khi làm sai dạy trẻ biết nói xin lỗi đó là lựa chọn của người cha. (Ảnh: Youtube)
Khi nói với trẻ em rằng hành động của chúng là không được thì chúng ta nhất định phải kiên trì
Xem qua chương trình “Mẹ là siêu nhân”, phương thức giáo dục của Mã Nhã Thư khiến rất nhiều người bất mãn. Mọi người không hiểu rằng, tại sao người mẹ này luôn đặt “không được”, “không thể” ở bên môi, lúc nào cũng nghiêm khắc ra lệnh với con trẻ. Đứa trẻ lại không hề để ý lời nói của cô ấy, mà giả điếc làm ngơ. Trong chương trình có một chi tiết như thế này: Cô ấy dẫn con đi chợ, hai đứa trẻ dùng tay mò cá, cho dù cô ấy có nói bao nhiêu lần “không được”, “không thể” thì hai chị em vẫn không nghe khiến cho cô ấy tuyệt vọng. Sau khi chị mò xong, em lại tiến đến tiếp tục mò. Xem đến phía sau, mọi người dần dần hiểu rõ, trẻ em một khóc hai náo, chỉ cần chúng ta lùi bước thì chúng sẽ không thèm nghe lời nữa.
Có một lần, con gái Mia chưa hết bệnh cảm đã muốn ăn kem, Mã Nhã Thư không đồng ý, Mia trực tiếp nằm trên mặt đất, vừa khóc vừa náo. Cuối cùng Mã Nhã Thư chỉ có thể vô phương đồng ý, đi chợ mua kem cho con gái. Nhưng khi đến chợ, bọn trẻ vừa ăn bánh kem xong lại muốn ăn bánh mì, lúc đầu Mã Nhã Thư từ chối, chúng lại bắt đầu khóc náo. Thấy mẹ không để ý, chúng lại đổi phương thức năn nỉ: “Mẹ ơi, xin mẹ mà”. Quả nhiên Mã Nhã Thư mềm lòng ngay lập tức, mua bánh mì cho chúng. Kịch bản này thường xuyên xảy ra ở nhà họ, bọn nhỏ biết mẹ mềm lòng, chỉ cần chúng khóc náo thì mẹ sẽ đầu hàng. Ngay cả Mã Nhã Thư cũng tự thừa nhận: “Có lẽ tôi là một người mẹ dễ thỏa hiệp”, “mỗi lần chúng khóc thì sự kiên trì của tôi lập tức xuống âm”.
Không có nguyên tắc nhường bước, lâu ngày thì những cụm từ như “không được”, “không thể” ở trước mặt bọn trẻ không còn một chút lực sát thương nào.
Có thể nói, Mã Nhã Thư thành công trong việc không nói đến nguyên tắc, sau khi bọn trẻ khóc náo sẽ nhường bước. Cô ấy khiến cho con của mình trở thành những đứa trẻ vô cùng ngang bướng, ngỗ nghịch. Chuyên gia giáo dục nói qua: “Khi nói với trẻ em rằng hành động của chúng không được thì chúng ta nhất định phải kiên trì.
Nhẫn nại dạy cho con biết nói “xin lỗi” tuy trẻ ngang bướng nhưng sự nhẫn nại của cha mẹ sẽ quyết định hành vi tiếp theo của trẻ. (Ảnh: Youtube)
Cha mẹ không kiên trì yêu cầu của bản thân, con trẻ sẽ cảm thấy lời nói “không” không phải là thật
Gần đây, hàng xóm tâm sự với tôi về việc phiền não của cô ấy: Cô ấy dẫn con đi siêu thị, nó muốn mua đồ chơi, nếu không mua, nó sẽ vừa khóc vừa náo thậm chí là ăn vạ không chịu đi. Ở siêu thị nhiều người nhìn thật sự rất ngượng ngùng, cô ấy chỉ có thể vô phương, thỏa hiệp trước đứa trẻ. Cô ấy nói: “Ở nhà đã có rất nhiều đồ chơi, tôi không chủ trương nuôi dạy con trẻ có thói quen muốn cái gì được cái đó. Nhưng khi chúng khóc náo, tôi lại không biết phải làm thế nào?”.
Phiền não của cô có lẽ cũng là phiền não của nhiều phụ huynh, cũng là u nhọt của rất nhiều gia đình: nêu ra rất nhiều quy tắc với con trẻ, nhưng một khi chúng khóc náo thì cha mẹ liền loạn lên, đánh mất nguyên tắc của mình.
Một lần tôi nhìn thấy đạo lý giáo dục con trẻ của giáo sư tâm lý học Lý Mai Cẩn chia sẻ trên facebook
Có một ngày, con gái của giáo sư Lý cũng muốn mua đồ một cách vô lý, sau khi bị bà từ chối, con gái vừa khóc vừa náo. Bà bình tĩnh trước sự khóc náo của con gái, cho dù như thế nào cũng không lay động được bà, kiên trì dẫn con gái về nhà. Sau khi về nhà, bà cùng con gái ở trong phòng, con gái vẫn cứ khóc náo không ngừng. Bà chỉ đưa cho con gái một chiếc khăn nóng để nó lau đi nước mắt nước mũi. Bà yên tĩnh nhìn con gái khóc, đợi đến khi nó khóc hết sức lực, nhìn thấy mẹ vẫn không có chút gì động lòng bèn từ bỏ. Từ đó về sau, đứa trẻ không còn đòi hỏi bất kỳ yêu cầu vô lý nào nữa.
Tôi rất tán thưởng phương thức giáo dục của vị giáo sư này, kiên trì nguyên tắc của bản thân, khiến trẻ hiểu được yêu cầu vô lý của mình. Không có bất kỳ thay đổi nào trước việc con trẻ khóc náo. Đồng thời cũng khiến cho chúng cảm nhận được sự an ủi: “Mẹ không đồng ý con làm nhưng vậy nhưng mẹ vẫn yêu con, vẫn quan tâm con, sẽ không bỏ rơi con”.
Không thỏa hiệp từ nước mắt ăn vạ là lựa chọn cứng rắn rèn trẻ biết điểm dừng. (Ảnh: Pet Loss Psychotherapy)
Ký giả nổi tiếng Lư Khâu Lộ Vi của Hồng Kông từng nói rằng: “Yêu thương không điều kiện và kiên trì nguyên tắc phải đồng thời tồn tại, nếu không yêu thương sẽ trở nên có hại
Điều này không hề mâu thuẫn, thật ra chúng phải cùng tồn tại, nếu không yêu thương sẽ trở nên có hại. Trong “Mẹ vĩnh viễn yêu con” cũng có một đoạn đối thoại như thế này:
A Lực: “Nếu như con làm gối đầu bay lông đầy trời, mẹ có còn yêu con không?”
Mẹ: “Mẹ vĩnh viễn yêu con, có điều chúng ta cần thu lại đám lông kia”.
A Lực: “Nếu con trét màu vẽ trên người em gái, mẹ có còn yêu con không?”
Mẹ: “Mẹ vĩnh viễn yêu con, có điều con phải chịu trách nhiệm tắm cho em gái”.
Người mẹ này rất nhẹ nhàng bảo đảm rằng bản thân yêu thương con trẻ, nhưng cũng khiến cho con trẻ học được cách thừa nhận và chịu trách nhiệm trước sai lầm của mình.
Hai ngày trước, một câu chuyện được đăng trên trang web cộng đồng đã gây ra nhiều cuộc thảo luận. Một học sinh lớp bốn cao 1m4 từ phía sau đẩy mạnh một thai phụ, thiếu chút nữa đã khiến cho người phụ nữ này sảy thai. Càng khiến cho người ta tức giận chính là khi hỏi nguyên nhân, đứa trẻ này làm như không chuyện gì, nói: “Con xem trên ti vi thấy phụ nữ có thai nếu bị té ngã sẽ sảy thai, con muốn đẩy cô ấy xem cô ấy có sảy thai hay không?”.
Thật sự khó mà tin nổi, một đứa trẻ lớp bốn lại có thể làm ra hành vi điên cuồng như vậy, nói ra lời nói lạnh nhạt đến thế. Khi nghe đến phản ứng của bà nội đứa trẻ, bạn có biết một câu: “Nó chỉ là một đứa trẻ” có thể hủy hoại bao nhiêu đứa trẻ tốt hay không?
Bạn lập tức sẽ biết làm sao để dạy được một đứa trẻ hư. Một câu: “Nó chỉ là một đứa trẻ” có thể hủy hoại bao nhiêu đứa trẻ tốt. Từ nhỏ cha mẹ đã không nói cho con trẻ biết thế nào là đúng sai, chuyện gì có thể làm, chuyện gì không thể làm, mà những điều này lại vô cùng quan trọng. Yêu thương con trẻ là bản năng của chúng ta, nhưng cha mẹ phải kiên trì nguyên tắc của bản thân. Lập ra quy tắc cho trẻ nhỏ, để chúng trưởng thành thành một người có phẩm đức cao thượng, đây cũng là trách nhiệm của chúng ta.
Từ nhỏ cha mẹ đã không nói cho con trẻ biết thế nào là đúng sai, chuyện gì có thể làm, chuyện gì không thể làm, mà những điều này lại vô cùng quan trọng. (Ảnh: Menhon.com)
Trương Bá Chi từng chia sẻ về nguyên tắc giáo dục con trẻ của mình: Mỗi lần chỉ có thể chọn món đồ chơi yêu thích nhất và để chúng biết lời mẹ nói vĩnh viễn không thể thay đổi
Trong chương trình “Thiên thiên hướng thượng”, Trương Bá Chi từng chia sẻ nguyên tắc giáo dục con trẻ của mình. Đối với hai đứa con trai thích đồ chơi của mình, nguyên tắc của Trương Bá Chi là: Mỗi lần chỉ có thể chọn món đồ chơi yêu thích nhất và để chúng biết lời mẹ nói vĩnh viễn không thể thay đổi.
Hai đứa trẻ này cũng rất nghe lời, mỗi lần đều chọn món đồ chơi bản thân thích nhất, bởi vì có được không dễ, nên chúng càng trân quý món đồ chơi này. Tình yêu của cha mẹ đối với con cái vô cùng sâu sắc, nhưng trong tình yêu vô điều kiện này, cha mẹ cần kiên trì nguyên tắc của bản thân, để trẻ tuân thủ nguyên tắc cơ bản, con của bạn sau này sẽ trở thành một người có quy tắc.
Cuối cùng muốn chia sẻ với mọi người, các trường học ở Mỹ nhắc nhở phụ huynh: “Đừng yêu thương trẻ quá độ”.
“Con biết rất rõ con không nên đạt được mỗi một thứ mà con muốn, các yêu cầu vô lý của con chỉ là đang thử người. Đừng sợ duy trì thái độ công chính với con, như vậy mới khiến con có cảm giác an toàn. Đừng khiến con dưỡng thành thói quen xấu. Khi còn thơ ấu, con cần dựa vào người để phán đoán đúng sai. Đừng để con cảm thấy phạm phải sai lầm chính là phạm tội, nó sẽ làm hy vọng của con đối với cuộc sống này suy yếu.”
Theo cmoney.tw - Khải Phong biên dịch