“Khí” nói đến trong phong thủy học, ở điều kiện bình thường, sự biểu hiện của nó đối với con người là vô hình, tuy nhiên sự tác động của nó đối với con người lại không vô hình.
Sự tác động đó trước tiên thực hiện thông qua các tác động đến tâm lý. Những kết quả nghiên cứu đã có cho đến ngày nay chứng tỏ rằng, “khí” trong phong thủy cũng giống như “trường” trong vật lý học hiện đại.
Khái niệm về khí trong phong thủy bắt nguồn từ khái niệm về khí trong triết học cổ đại Trung Quốc. Đây là một phạm trù quan trọng trong triết học cổ Phương Đông, đã có ảnh hưởng rất lớn đối với văn hóa của các nước phương Đông. Những nghiên cứu của vật lý học hiện đại ngày càng chứng thực tính nhất trí của khí trong triết học cổ phương Đông với trường trong vật lý học lượng tử hiện đại.
Lý luận phong thủy đưa vào khái niệm “khí” trong triết học cổ, cho rằng bất cứ môi trường phong thủy nào cũng đều tồn tại một loại khí âm dương hòa hợp, loại khí này có thể sản sinh ra những ảnh hưởng đối với sinh lý và tâm lý con người, khí âm dương hòa hợp này trên thực tế là một lại hình thức “Trường”, tồn tại trong một môi trường nhất định.
Ảnh: tác phẩm "Táng thư" - Quách Phác
Trong tác phẩm “Táng thư” của Quách Phác viết vào đời Tấn, cho rằng khí là cấu thành bên trong của hình, hình là biểu hiện bên ngoài của khí. Sinh khí thay đổi tùy theo địa hình, địa thế; định hình cao thấp, phản ánh khí lớn hay nhỏ. Có đất là có khí. Khí và hình là hai bộ phận có liên quan mật thiết không thể nào tách rời trong khoa phong thủy; hình là bên ngoài của khí, khí là sự vi tế bên trong hình, khí ẩn khó biết, hình thì dễ thấy. Khí là Thể mà Hình là cái Dụng của nó. Đất có cát khí (khí tốt) thì Hình phải tùy theo đó mà bố cục.
Cát khí trong phong thủy còn được hiểu là “Sinh khí” với ý nghĩa là “có sức sống”. Khí âm dương thổi ra là gió, dâng lên là mây, giáng xuống là mưa, lưu hành trong đất là Khí. Khí hòa hợp âm dương ngũ hành là Sinh khí, Khí nghịch âm dương, phản ngũ hành là Sát khí. Sinh khí là nguồn gốc và cơ sở của vật chất dẫn chết sự hóa sinh vạn vật. Sát khí là nguồn gốc và cơ sở dẫn tới sự biến thái và hủy diệt. Vì vậy, Khí hay khí trường là vấn đề bản chất cần được nghiên cứu sâu. Loại tư tưởng khí luận này trong khoa phong thủy học, bản thân nó đã đạt đến mức lý luận cao nhất, chỉ có điều là hậu thế khi tìm hiểu về hàm nghĩa của nó thường không đạt đến giới hạn này. Đa số người ta thường chuyển sự chú ý và dừng lại ở phong thủy hình thể, bất quá nếu có nói đến lý khí thì lại quy hết vào phương hướng (như trường phát Bát trạch) mà không hề biết hay quan tâm đến khí hay vùng khí trường của đất khiến cho sự hiểu biết về phong thủy của nhiều người đã trở nên sai lệch. Cũng vì thế sự giải thích về thuyết lý khí ngày càng đi xa nguồn gốc của nó, từ đó trở thành đối tượng bị lãng quên. Ngày nay, chúng ta nghiên cứu về phong thủy không thể không bắt đầu từ nguồn gốc và bản chất của thuyết lý khí này.
Ảnh: Thiên - Địa - Nhân
“Khí” trong Phong Thủy học bao gồm 3 khí là Thiên khí, Địa khí và Nhân khí gọi là Tam khí. Nó thể hiện cho quan niệm của Triết học Phương đông về sự thống nhất giữa Thiên – Địa – Nhân.
Từ xưa đến nay, các nhà khoa học, các nhà tư tưởng, và những bậc thầy phong thủy đều chú tâm vào việc tìm ra được Quy luật của sự hợp hài hòa giữa 3 yếu tố: Trời – Đất – Người, và kết hợp 3 yếu tố đó thành một thể thống nhất hòng là cho con người sống hài hòa với tự nhiên. Đối với khoa phong thủy lại càng được chú trọng.
Khi kết hợp 3 yếu tố đó thành một thể thống nhất sẽ tạo ra được một môi trường phong thủy hoàn chỉnh có ảnh hưởng tích cực đối với những người cư trú, bao gồm cả về giá trị sức khỏe, giá trị tinh thần, giá trị về công danh và giá trị về tài lộc.
- Thiên: Thiên là sự ảnh hưởng của các ngôi sao trong hệ mặt trời tác động đến Trái đất, mà mạnh nhất là Tứ dư Thất chính. Nói một cách cụ thể hơn theo Huyền không học thì đó là yếu tố ảnh hưởng của “Cửu tinh”.
Quỹ đạo di chuyển và sự phối hợp của 9 ngôi sao đó theo những quỹ đạo nhất định dựa trên định tuyến của mỗi ngôi nhà chính là yếu tố Thiên. Thiên tinh không chỉ ảnh hưởng 1 cách chung chung mà nó còn tác động cụ thể trực tiếp đến các đại vận, tiểu vận, năm, tháng, ngày, giờ đối với những người sống trong môi trường ảnh hưởng của nó.
Cửu tinh bao gồm: Nhất Bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử.
Trong 9 ngôi sao trên có Nhất Bạch, Lục Bạch, Bát Bạch là 3 ngôi sao tốt chủ về quyền chức và tài lộc; Các ngôi sao như Nhị Hắc, Tam Bích, Ngũ Hoàng là 3 ngôi sao hung hiểm nhất chuyên gây bệnh tật và kiện tụng. Các ngôi sao còn lại tham bán cát hung. Do đó nhiệm vụ của kho Phong thủy là phải xác định và tính toán sao cho mỗi ngôi nhà có thể đón nhận được khí trường của các ngôi sao tốt và tránh được sự hung hiểm của khí trường các ngôi sao xấu.
- Địa: là chỉ Địa khí tức là những dòng năng lượng xấu hay tốt trong lòng đất bốc lên (Nguyên khí), hay đã đi nổi trên bề mặt thông qua Đại môn vào nhà (Thực khí).
Thông thường các nhà Phong thủy hay nói đến nhà “Vượng khí hay Sát khí”, nhà hữu lộc hay vô lộc là nói đến yếu tố này. Nếu xét trong mối quan hệ của Thiên địa thì yếu tố Địa chiếm đến 60%, yếu tố Thiên chỉ 40%. Ở đây không thấy phần trăm của yếu tố Nhân là vì yếu tố Nhân không đứng độc lập, nó chính là sự liên kết với Thiên hay Địa. Trong 60% của yếu tố Thiên có yếu tố Nhân. Trong 40% của yếu tố Địa cũng có yếu tố Nhân.
- Nhân: Là khí của con người (Nhân khí) thông qua Không thời gian xuất hiện của từng cá nhân. Cách dùng nhân khí vô cùng ảo diệu đi từ đơn giản đến phức tạp. Vì dụ đơn giản như căn cứ vào cung Mệnh (cung phi) của con người mà chia thành “Đông tứ mệnh” và “Tây tứ mệnh”.
- Đông tứ mệnh bao gồm các mệnh: Ly, Khảm, Chấn, Tốn; các mệnh này kết hợp với các hướng Nam, Bắc, Đông và Đông Nam sẽ tạo ra các khí tốt cho con người.
- Tây tứ mệnh bao gồm: Đoài, Càn, Cấn, Khôn; các mệnh này kết hợp với các hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam sẽ tạo ra sự ứng hợp tốt cho con người. Ngược lại là không phù hợp.
http://www.hopphongthuy.com/tai-nguyen/kien-thuc-phong-thuy/khi-trong-phong-thuy_t12-c004004-a57-m1.html