Cô gái Nga sinh năm 1987 tên là Natasha Demkina, đến từ thành phố Saransk, Nga được biết đến với khả năng nhìn như tia X - nhìn xuyên qua người.
Cô gái này còn có thể nhìn thấy cả bệnh tật.
Trong cuộc kiểm tra ở Nhật, Natasha có thể nhận ra một bệnh nhân có chân giả, một bệnh nhân khác có nội tạng không cân xứng. Natasha dễ dàng nhận biết người mang thai giai đoạn đầu, thậm chí còn chẩn đoán được bệnh lý của bào thai. Cô chẩn đoán được tình trạng cong, gai xương sống ở nam bệnh nhân. Khi so sánh chẩn đoán của Natasha với phim X- quang, các nhà khoa học Nhật thấy rằng chẩn đoán của cô chính xác.
Xem thêm về sự kì lạ của cô gái này dưới clip:
Trong cuộc kiểm tra ở Nhật, Natasha có thể nhận ra một bệnh nhân có chân giả, một bệnh nhân khác có nội tạng không cân xứng. Natasha dễ dàng nhận biết người mang thai giai đoạn đầu, thậm chí còn chẩn đoán được bệnh lý của bào thai. Cô chẩn đoán được tình trạng cong, gai xương sống ở nam bệnh nhân. Khi so sánh chẩn đoán của Natasha với phim X- quang, các nhà khoa học Nhật thấy rằng chẩn đoán của cô chính xác.
Xem thêm về sự kì lạ của cô gái này dưới clip:
Khả năng nhìn thấu của cô gái Nga hé lộ bí ẩn của các đại danh y ngày xưa
Để ‘nhìn được bệnh’ ở bên trong cơ thể, các bác sĩ cần sự hỗ trợ của công nghệ cao như siêu âm, chụp X-quang, chụp CT. Thế nhưng, giới y học có một phen chấn động khi bé gái 10 tuổi có thể trực tiếp nhìn xuyên thấu thân thể mà không cần những máy móc trên. Trong lịch sử y học, bạn cũng thấy ghi chép về khả năng đặc dị này nhưng nhiều người ngày nay coi là hư cấu và phóng đại… Vậy rốt cuộc đó là gì?
Cô gái Nga có đôi mắt “X-quang”
Cô Natasha Demkina sinh năm 1987, sống ở thành phố Saransk của Nga đã làm chấn động giới chuyên môn bằng khả năng nhìn xuyên thấu khi mới ở tuổi lên 10. Sau ca mổ cấp cứu ruột thừa kéo dài 8 tiếng, bỗng một ngày Natasha phát hiện mình có thể nhìn xuyên thấu cơ thể của mẹ.
“Tôi chỉ cần suy nghĩ về nó thì liền có thể nhìn thấy cấu trúc đầy đủ của cơ thể người, cách các cơ quan nội tạng được định vị và cách chúng hoạt động ra sao. Các cơ quan bị nhiễm bệnh sẽ phát ra các tia bức xạ”, cô nói.
Biệt tài của Natasha lập tức được người dân quanh vùng truyền tai nhau. Họ lần lượt kéo đến nhờ cô thăm khám. Tin tức về khả năng siêu thường của cô bé lan rộng đến nước Anh. Tờ báo The Sun của nước này đã mời Natasha tới Anh Quốc vào tháng 1/2004. Bà Briony Warden, ký giả của tờ The Sun là người được chọn để Natasha chẩn bệnh. Mặc dù không hề biết bà Warden mới bị tai nạn xe hơi, Natasha đã đọc rõ các chấn thương trong cơ thể bà. Điều này tạo nên một chấn động trong lĩnh vực y học ở Anh.
Chuyện là cách đó hai tuần, chân bà Waren đã được gia cố lại với nhiều đinh vít. Natasha dù không nhìn thấy các vết sẹo trên da để lại sau đợt gia cố nhưng cô vẫn có thể nói được chính xác vị trí từng con vít, thậm chí, cô còn cho biết những vết sẹo do đinh vít để lại giờ đã phủ lớp mô mới.
Năm 2005, giáo sư Yoshio Machi của Đại học Tokyo, nổi tiếng là chuyên gia nghiên cứu các khả năng kỳ lạ của con người, đã mời Natasha sang Nhật thử nghiệm và đã công nhận khả năng của cô gái có “đôi mắt X-quang”. Trong cuộc thử nghiệm lần này, Natasha phải trải qua nhiều đợt kiểm tra hơn nhưng tất cả đều thành công ngoài mong đợi.
Các thử nghiệm đã nói lên rằng khả năng nhìn xuyên thấu của Natasha là xác thực. Ý thức được khả năng hữu dụng của mình đối với nền y khoa, cô quyết định theo học Đại học Y Moscow. Cùng lúc, Natasha cũng được mời làm việc tại Trung tâm Chẩn đoán đặc biệt ở Thủ đô Moscow.
Natasha không cần dùng các công cụ hiện đại như X-quang, máy chụp CT, MRI, cô sử dụng năng lực của chính mình để nhìn xuyên thấu thân thể người, nhìn được những thứ mắt thường xác thực nhìn không thấy. Trong giới tu luyện khả năng này được gọi là công năng đặc dị, một bản năng vốn có trên thân thể người nhưng nay đã bị mai một. Lật lại các sách sử xưa, đôi khi chúng ta sẽ vô tình bắt gặp những ghi chép hé lộ khả năng tương tự của các bậc danh y thời cổ đại.
Khả năng nhìn xuyên thấu của các danh y cổ đại
Sử chép rằng vào thời Tam Quốc, Tào Tháo về lúc cuối đời mắc căn bệnh đau đầu khó chữa. Khi đó y thuật cao minh của Hoa Đà đã vang danh khắp thiên hạ. Tào Tháo liền cất công mời danh y này tới chữa bệnh cho mình.
Sau khi coi bệnh xong, Hoa Đà nói với Tào Tháo rằng căn nguyên của bệnh “đầu phong” (đau đầu) chính là do “phong diên”(khối u) lớn dần trong não, chỉ còn cách dùng “ma phí tán” (thuốc mê do Hoa Đà điều chế), sau đó dùng rìu bổ đầu, lấy “phong diên” ra ngoài mới có thể trị dứt tật bệnh.
Tào Tháo vốn tính đa nghi, nghe tới việc bổ đầu thì nổi trận lôi đình, cho rằng Hoa Đà có ý định hại chết mình để trả thù cho Quan Vũ. Trong cơn thịnh nộ, ông lập tức nhốt Hoa Đà vào ngục. Sau khi Hoa Đà chết trong ngục, bệnh đau đầu của Tào Tháo tái phát. Những năm cuối đời, Tào Tháo cảm thấy ân hận vì đã giết chết hy vọng duy nhất có thể giúp mình khỏi bệnh.
Nói đến bổ đầu, kỳ thực chính là phẫu thuật sọ não ngày nay. Theo ghi chép của các nguồn sử liệu, cách đây 1.800 năm, vị thần y họ Hoa này đã có thể thực hiện được các cuộc phẫu thuật ngoại khoa, mổ lồng ngực, sau đó dùng kim chỉ khâu lại như cũ, không khác nhiều so với các thao tác của phẫu thuật hiện đại. Ông cũng đã phát minh ra Ma Phí Tán là một loại thuốc mê để người bệnh không thấy đau khi mổ.
Một điểm khó tin nữa là Hoa Đà biết được Tào Tháo có khối u trong đầu. Bác sỹ hiện nay đều biết chẩn đoán khối u trong não thì cần phải dùng máy chụp CT, MRI để hiện lên hình ảnh, thông qua đó chẩn đoán bệnh. Mấy ngàn năm trước Hoa Đà không hề có công cụ hỗ trợ bên ngoài tiên tiến như ngày nay, vậy tại sao ông biết trong đầu Tào Tháo có khối u?
Theo một ghi chép khác trong Sử Ký Tư Mã Thiên, danh y Biển Thước từng gặp một thầy thuốc có khả năng siêu thường tên là Trường Tang Quân. Người này thấy Biển Thước đức độ hơn người nên đã truyền lại toàn bộ tinh hoa của mình. Ông đưa cho Biển Thước một cuốn sách và một bọc thuốc. Ông nói Biển Thước hãy cầm lấy gói thuốc này, uống cùng với nước mưa hứng từ trên trời xuống. Ba mươi ngày sau khi uống, sẽ biết được rất nhiều sự việc. Biển Thước uống thuốc theo lời chỉ dẫn. Quả nhiên một tháng sau, Biển Thước có thể nhìn xuyên qua tường và thân thể người.
Kinh lạc ‘vô hình’ nhưng mà thực sự tồn tại
Người làm Đông y đều biết y học cổ truyền có lý luận về các đường kinh lạc hết sức chi tiết và hệ thống, trên thực nghiệm cũng chứng thực được khả năng trị bệnh khi tác động vào các kênh năng lượng này. Trước đây hầu hết bác sỹ Tây y không đồng tình với học thuyết kinh lạc của Đông y, vì khi họ giải phẫu cơ thể người thì hoàn toàn không nhìn thấy các đường kinh lạc này, mà chỉ thấy những đường mạch máu, thần kinh.
Để hiểu rõ hơn về y học cổ truyền phương Đông, Giáo sư Popp, Tiến sĩ Schlebusch và Tiến sĩ Maric-Oehler đã tiến hành thí nghiệm với một máy quay hồng ngoại. Họ sử dụng ngải cứu để làm nóng một vùng nhất định trên cơ thể để xem có thể quan sát được hướng chạy của một đường kinh lạc hay không. Thông qua những bức ảnh chụp hồng ngoại, họ có thể nhìn thấy sự tăng nhiệt độ trùng khớp với đường kinh lạc. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với mô tả của khoa học cổ đại 5.000 năm tuổi về kinh lạc.
Một nhà khoa học khác từ Học viện Khoa học Trung Quốc đã sáng chế ra một thiết bị có độ nhạy cao và phát hiện ra rằng các kinh lạc tồn tại dưới dạng các đường phát quang. Chúng tỏa sáng gấp 2,5 lần so với các hạt photon ánh sáng.
Phát hiện này khiến giới khoa học không khỏi ngạc nhiên. Những đường kinh lạc này hoàn toàn “vô hình” trong con mắt người thường, phải dùng đến công cụ máy móc hiện đại mới hiện ra, nhưng từ hàng ngàn năm trước Đông y đã trình bày hết sức tỉ mỉ và hệ thống. Một số học giả cho rằng phát hiện này là nhờ tổ tiên chúng ta mò mẫm một cách ngẫu nhiên qua mấy nghìn năm. Trên thực tế đó cũng là nhờ khả năng nhìn đặc biệt của các bậc danh y xưa, giúp họ nhìn thấy thứ người bình thường không thấy.
Tu luyện là gốc rễ của Đông y xưa
Nói đến đây, có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao những bậc danh y xưa có khả năng đặc biệt như vậy. Ngày nay thế giới đã không khỏi quen thuộc với nhiều hiện tượng siêu thường như ngồi thiền không ăn không uống nhiều năm, đao thương bất nhập, luyện khí công khỏi bệnh nan y v.v đều thể hiện khả năng đặc biệt của chính cơ thể người mà không có sự hỗ trợ của bên ngoài như máy tính, công nghệ. Người xưa thực sự tin rằng thông qua tu luyện sẽ có được những khả năng như vậy.
Khoa học phương Đông cổ đại đi theo một phương hướng khác, gần như trái ngược với con đường của khoa học hiện đại. Nếu như khoa học ngày nay hướng ra bên ngoài để nghiên cứu, phát minh các công nghệ, công cụ kỹ thuật phục vụ con người, thì trái lại người xưa tin rằng thân thể người có rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá, họ nghiên cứu trực tiếp vào sinh mệnh và thân thể, thông qua tu luyện khai phá những khả năng tiềm ẩn của thân người.
Gốc rễ của văn hóa cổ truyền thực là văn hóa tu luyện. Người cổ đại khi đi học đều chú trọng đả tọa, ngồi học phải có tư thế, cầm bút viết giảng vận khí hô hấp. Các ngành nghề đều giảng tâm thanh tịnh, điều chỉnh hơi thở khi làm việc… Toàn bộ xã hội đều đặt trong một trạng thái như vậy.
Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, Hoa Đà, Biển Thước v.v. những bậc danh y thời cổ đại, họ không màng danh lợi, lập chí cứu người, không tham quan tước hay vinh hoa phú quý. Họ không từ khó khăn, nhọc nhằn, bôn ba thiên sơn vạn thủy, nơi nơi lưu lại dấu chân, mặc dù không có áo gấm ngọc thực, nhưng lại an ổn nơi thanh nhàn, lấy việc cứu người làm điều vui, tiếng thơm vang xa muôn đời. Họ đều là những người tu Đạo, hoặc không tu Đạo mà đã ở trong Đạo vậy.
Giới tu luyện cho rằng tâm tính, đạo đức có mối liên hệ khăng khít với những khả năng đặc biệt của thân thể. Vậy nên chúng ta bắt gặp nhiều ghi chép về khả năng chẩn bệnh, chữa bệnh kỳ diệu trong thư tịch cổ. Đông y ngày nay đa phần đã mất đi gốc rễ là tu luyện, nên hiệu quả chữa bệnh khó sánh được với các ghi chép để lại. Vì thế người hiện đại đọc đến chỉ coi đó là chuyện hư cấu.
Trên thực tế giữa các chuyên ngành sâu của khoa học hiện đại, chuyên gia của ngành này cũng rất khó đánh giá một kiến thức của ngành kia là đúng hay sai. Bởi vậy đối với hai con đường lý luận hoàn toàn tách biệt, nếu chỉ mải mê bước đi và bó hẹp tầm nhìn trên con đường hiện nay, thì thật khó để chúng ta liễu giải và thưởng thức vẻ đẹp trên con đường mà khoa học Phương Đông cổ đại đã đi…
Đại Hải