'Phiên chợ xanh tử tế' được tổ chức vào thứ 7 và Chủ nhật tại 135A Pasteur P6 Q3, dần trở thành một địa chỉ mua sắm tin cậy của nhiều người mặc dù giá bán các mặt hàng cao hơn thị trường từ 5-15%.
Chị Nguyễn Thúy (ngụ Q.1, TP.HCM) dắt cô con gái mới 6 tuổi đến 'Phiên chợ xanh tử tế' để mua thực phẩm cho gia đình. Chị Thúy cho biết, khi phiên chợ mở lần đầu tiên (ngày 23 và 24-4) chị cũng đã đến tham quan và mua sắm tại đây. Lần này, chị đã mua được gần 10kg rau quả gồm cải cầu ngồng, bí ngòi, sú tím, rau dền… cùng với một số thực phẩm khô khác.
'Nhìn bề ngoài, các sản phẩm được đóng gói chưa thật sự bắt mắt, các loại rau quả không mướt mát, hấp dẫn như hàng bày bán ngoài chợ nhưng khi biết được đây là các sản phẩm sạch, an toàn nên mình yên tâm mua. Giá có đắt hơn một chút nhưng không sao cả', chị Thúy chia sẻ.
Nhiều người tiêu dùng tìm đến Phiên chợ xanh tử tế để mua sắm.
Trong khi đó, chị Lê Nguyệt (Q.11) cũng tìm đến với phiên chợ độc đáo này để mua thực phẩm cho gia đinh. Ngoài các loại rau được cam kết đảm bảo chất lượng, chị Nguyệt còn tìm mua được các loại trái cây như nho, táo, hồng, dâu…. từ Phan Rang (Ninh Thuận), Đà Lạt (Lâm Đồng). 'Khi mua trái cây ở chợ sợ nhất là mua phải trái cây tẩm hóa chất, không đảm bảo chất lượng. Còn mua ở đây thì mình yên tâm hơn vì do chính những người trồng mang tới bán, chắc chắn là hàng Việt Nam', chị Nguyệt cho hay.
Đến với 'Phiên chợ xanh tử tế' không chí có phụ nữ mà còn có cả nam giới, người lớn tuổi và có cả các em nhỏ đi cùng cha mẹ. Nhiều khách hàng mua một lượng rau lớn để đủ ăn dần trong cả tuần. Những người bán hàng tại phiên chợ này sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Nhất là những câu hỏi “truy” về nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm.
Chị Nguyễn Đào, chủ gian hàng bán rau sạch tại phiên chợ này cho biết, những sản phẩm bày bán tại đây đều được đảm bảo chất lượng, không sử dụng hóa chất. 'Thực tế cho thấy nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân rất cao. Bữa đầu tiên đem hàng lên bán đã hết ngay, những phiên chợ sau phải tăng cường lượng rau để bán', chị Đào cho biết.
Sản phẩm của HTX An Phú (Lâm Đồng) bán tại Phiên chợ xanh tử tế đều được cam kết sạch, không sử dụng hóa chất.
Anh Trần Minh Tân, chủ nhiệm Tổ hợp tác thanh niên làm dưa kiệu tỉnh Đồng Tháp cho biết: 'Phiên chợ xanh tử tế' không chỉ là cơ hội để người tiêu dùng được tiếp cận với các sản phẩm sạch mà còn là cơ hội để sản phẩm kiệu của đơn vị tìm được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng thành phố.
Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), đơn vị tổ chức 'Phiên chợ xanh tử tế' cho biết, phiên chợ diễn ra đều đặn 2 lần/1 tháng, vào hai ngày thứ 7, Chủ nhật của tuần thứ nhất và thứ ba, kéo dài từ 8h00 - 18h00 mỗi ngày. Phiên chợ với sự tham gia của gần 20 đơn vị đến từ hơn 10 địa phương từ miền Bắc như hợp tác xã H'Mong ở Bản Cát Cát (Sapa) đến miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông và Tây Nam Bộ như Câu lạc bộ đặc sản Bến Tre; hồng sấy gió Đà Lạt; rau hữu cơ Bến Tre…
Bà Vũ Kim Anh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng tạo Khởi nghiệp (SKC) từ Trung tâm BSA cho biết, tham gia 'Phiên chợ xanh tử tế' người sản xuất có cơ hội trải nghiệm, nâng cao kỹ năng tiếp thị, bán hàng. Đồng thời tiếp cận và hiểu biết thêm nhu cầu của người tiêu dùng để có phương án trồng trọt, chế biến sản phẩm phù hợp, chất lượng. Quan trọng hơn, người tiêu dùng được tiếp cận với các mặt hàng nông sản sạch trên cả nước.
Trong mỗi 'Phiên chợ xanh tử tế', Ban tổ chức sẽ mời các chuyên gia đến để huấn luyện cho người bán lẻ, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp về trưng bày hàng hóa, tài liệu thông tin quảng cáo hàng, kinh nghiệm giao tiếp khách hàng, bán hàng. Bên cạnh đó, mỗi phiên chợ Ban tổ chức sẽ phát phiếu cho người tiêu dùng bình chọn gian hàng trưng bày đẹp, tiếp thị và bán hàng tốt, thân thiện…. Gian hàng nào được bình chọn nhiều nhất sẽ được giảm 50% phí tham gia phiên kế tiếp.
Chợ "rau, củ quả" sạch ở Sài Gòn
(Tại 149 Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3)
Với tiêu chí “Vì mình, vì mọi người, chúng tôi kết nối”, những bạn trẻ ở Sài Gòn đã nghĩ ra ý tưởng tạo một phiên chợ buôn bán các loại thực phẩm sạch để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trước cơn bão thực phẩm bẩn hoành hành.
"Thực phẩm sạch" từ đâu mà có?
Diễn ra đều đặn vào đúng 10h30 thứ sáu hàng tuần trên đường Hai Bà Trưng (quận 3, TP. HCM), phiên chợ "Lương nông" được quảng cáo là nơi buôn bán thực phẩm sạch đang thu hút rất nhiều người tiêu dùng ghé lại.
Với tiêu chí "vì mình, vì mọi người, chúng tôi kết nối", phiên chợ này tạo niềm tin cho người tiêu dùng giữa cơn bão thực phẩm bẩn đang bủa vây từng gia đình. Rất nhiều người từ già đến trẻ, từ đàn ông đến phụ nữ đều cảm thấy yên tâm khi lựa chọn thực phẩm sạch tại đây.
Chợ phiên kết nối vì cộng đồng diễn ra vào lúc 10h30 sáng thứ 6 hàng tuần.
Người tiêu dùng thoải mái lựa chọn những thực phẩm sạch cho bữa cơm của gia đình.
các bạn trẻ tham gia "Hợp tác xã Lương nông" đã nhận thức phải tìm nguồn thực phẩm sạch cho bản thân và gia đình. Phiên chợ ra đời với mục đích đưa thực phẩm sạch đến mâm cơm của từng gia đình.
Thời gian đầu vẫn còn nhiều người e ngại về độ tin cậy của lượng thực phẩm được cho là sạch tại đây, anh Trường cũng thừa nhận thực phẩm ở đây chưa có giấy chứng nhận an toàn của cơ quan kiểm định mà thực phẩm chủ yếu do các bạn trẻ lấy từ vườn nhà hoặc do chính những bạn trẻ thực hiện canh tác nông sản theo hình thức hữu cơ và đưa sản phẩm tự nhiên đến với mọi người.
có vấn đề về sức khỏe đối với người tiêu dùng thì người bán trong phiên chợ đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Ban tổ chức phiên chợ sẵn sàng cung cấp địa chỉ của người bán để khách khiếu nại
"Phiên chợ đến nay đã diễn ra được 6 phiên rồi và thu hút rất đông khách. Mặc dù đúng 10h30 mới mở cửa nhưng từ khoảng 8h - 9h sáng đã có rất nhiều người tiêu dùng đến gọi cửa. Đây là một tín hiệu vui cho chúng tôi vì đã tạo dựng được niềm tin cho mọi người"
Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng xuất hiện đấng mày râu.
Không gian phiên chợ chỉ vỏn vẹn có 8 - 10 gian hàng, chủ yếu là mặt hàng hữu cơ khá khiêm tốn về số lượng như vài chục ký gạo lức, mấy bó rau được gói trong lá chuối, ít trái cây vườn quen thuộc đặt trong rổ tre phủ đầy rơm, vài bịch cá sông được ướp lạnh... Tất cả đều được niêm yết giá cụ thể.
Điều đặc biệt hơn nữa là những loại thực phẩm tại phiên chợ đều có vẻ ngoài thô mộc, không bắt mắt do được chăm sóc theo cách tự nhiên, không bị can thiệp hóa chất trong quá trình sinh trưởng, ngay cả khi gặp sự cố về sâu bệnh và thời tiết. Ngoài ra, chợ bán các mặt hàng nông sản luôn thuận theo tự nhiên "mùa nào thức ấy" chứ không phải nhập tràn lan về bán.
Phiên chợ của những nông dân trẻ vì cộng đồng
Một điều dễ dàng nhận ra khi những tiểu thương ở phiên chợ "Lương nông" đều là các bạn trẻ thuộc thế hệ 8X và 9X với sự nhiệt tình trong buôn bán và tư vấn thực phẩm cho những người nội trợ.
Được biết, cô Nghiêm Thị Thảo (60 tuổi) là người kết nối các bạn trẻ để thành lập chợ phiên đặc biệt này, nhưng toàn bộ các công việc tổ chức phiên chợ đều do các bạn tự xoay xở, điều hành.
Những câu khẩu hiệu mà phiên chợ "Lương nông" muốn hướng tới.
Bên cạnh đó tại phiên chợ còn trưng bày những khu vườn sạch của nông dân.
Cô Thảo chia sẻ: "Phiên chợ "Lương nông" chỉ toàn nông dân 8X, 9X, các bạn ấy có sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, tâm huyết với thực phẩm sạch, quan tâm đến bản thân và sức khỏe cộng đồng nên việc kết nối các bạn với nhau là điều cần thiết".
Những bạn trẻ đã nhận thức phải tìm nguồn thực phẩm sạch cho bản thân và gia đình. Qua đây các bạn nông dân trẻ cũng muốn kêu gọi những bạn có nông sản tự trồng mang đến phiên chợ để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm làm nông.
Bạn Trần Thị Tuyết Trinh (SN 1989, cựu sinh viên ngành Công nghệ Sinh Học) phụ trách tại gian hàng trái cây trong phiên chợ, chia sẻ: "Mình thu mua trái cây với chất lượng 100% ở những khu vườn bỏ hoang của bà con nông dân. Mình nghĩ đây là cách để giúp những người nông dân có thêm thu nhập từ những khu vườn tưởng chừng như vô giá trị".
Người phụ nữ lựa chọn mít vườn được phân ký sẵn tại kệ trong phiên chợ.
Mặt hàng trái cây chuối, bưởi, và gạo.
Mặt hàng nông sản rau, củ quả được cam kết không hóa chất.
Bên cạnh đó, sau một thời gian bán kiểu chợ này, Trinh còn cho hay, người tiêu dùng đã quen mua các loại thực phẩm hóa học, giá rẻ, lại có vẻ ngoài bắt mắt nên tại phiên chợ, mua bán thì ít mà trò chuyện, giải thích cho người tiêu dùng hiểu bản chất sản phẩm hữu cơ thì nhiều hơn.
Trong khi đó, bạn Võ Văn Tiến (phụ trách gian hàng gạo của phiên chợ) cho biết, gạo mình đang bán là do Tiến tự sản xuất cho gia đình đình ăn, còn lại mang ra phiên chợ này bán để lấy vốn đầu tư vụ lúa sau. Những người trẻ tại phiên chợ cũng chia sẻ rằng, để thêm tin tưởng họ cũng đã khuyến khích người tiêu dùng xuống tận nơi sản xuất để tự mình kiểm chứng quy trình.
Thủy sản được nuôi tại miền Tây cũng được mang lên phiên chợ bán.
Ngoài ra, theo những nông dân 8X, 9X, trái cây, gạo sạch, rau sạch… nếu có nhu cầu, người mua sẽ được tận mắt chứng kiến và cảm nhận được hương vị và chất lượng khi những sản phẩm đó được chế biến tại chỗ.
Người bán sẽ trực tiếp hướng dẫn về quy trình sản xuất, tư vấn cho người mua các phương pháp phân biệt nông sản hữu cơ với nông sản hóa học. Từ đó, tạo sự đồng cảm giữa người tiêu dùng và người sản xuất là điều phiên chợ "Lương nông" - phiên chợ thực phẩm sạch muốn hướng đến.
Cô Phượng (người tiêu dùng) đánh giá rất cao về thực phẩm tại phiên chợ này nên tuần nào cũng ghé mua về dự trữ ăn dần.
Phiên chợ thực phẩm sạch đã dần cứu vãn được niềm tin nơi người tiêu dùng giữa cơn bão thực phẩm bẩn đang bủa vây.
Cô Phượng (khách hàng ở quận 1, TP. HCM) cho biết tuần nào phiên chợ "Lương nông" họp là cô lại ghé đến lựa chọn thực phẩm về bỏ vào tủ lạnh ăn dần.
Cô Phương chia sẻ: "Thực phẩm ở đây tuy không đẹp mắt, nhưng sạch, chất lượng không hóa chất nên rất an tâm".
Người bán hàng là những bạn trẻ cũng nhiệt tình nữa nên tôi luôn ghé đến mỗi tuần khi phiên chợ họp. Giá cả ở đây tuy có cao nhưng so với giá ở các chợ thì không chênh lệch nhiều.