09:49 | 22/04/2016
Tamnhin.net: Kể từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền vào cuối năm 2011 và Tập Cận Bình lên nắm quyền cuối năm 2012 tới nay, lãnh đạo hai nước chưa hề có cuộc thăm lẫn nhau và quan hệ Trung – Triều luôn căng thẳng. Theo báo chí Hàn Quốc ngoài nguyên nhân như chính sách thay đổi thì một nguyên nhân quan trọng là Trung Quốc can thiệp vào Người kế vị.
Cho tới nay, Triều Tiên hầu như nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc. Những cuộc thử nghiệm hạt nhân của Triều Triều trước đây còn thông báo Trung Quốc nhưng từ cuộc thử nghiệm thứ ba trở đi, Trung Quốc không hề được thông báo gì. Hơn nữa, báo chí Triều Tiền luôn lên án Trung Quốc theo đuôi Mỹ để kiềm chế và ngăn cản Triều Tiên. Sau cuộc thử nghiệm tên lửa ngày 2/3/2016, Giám đốc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Viện khoa học xã hội Thượng Hải Lưu Minh nói: “Ngoài việc tích cực phối hợp với Liên Hợp Quốc trừng phạt Triều Tiên, Trung Quốc không còn cách nào tác động tới Triều Tiên, trừ phi lật đổ Chính quyền Kim Jong Un hoặc nội bộ Triều Tiên xảy ra đột biến”. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc bất lực. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng nói Trung Quốc hầu như không còn ảnh hưởng gì.
Tờ “Nikon Keizai” của Nhật Bản ngày 28/3/2016 cho biết hiện nay Triều Tiên căm thù Trung Quốc còn hơn cả Mỹ và Hàn Quốc. Một tài liệu nội bộ của Triều Tiên viết: Phải đập tan ảo tưởng đối với Trung Quốc là kẻ phản bội lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nhất là việc Trung Quốc về hùa với Mỹ chống lại Triều Tiên. Phát biểu trong nội bộ, Kim Jong Un nhấn mạnh chúng ta phải ghi nhớ sâu sắc lời nói của Chủ tịch Kim Jong il trước khi qua đời là: quyết không được ảo tưởng đối với Trung Quốc như thời Mao Trạch Đông.
Ngày 3/4/2016, Hội đồng quốc phòng Triều Tiên có bài phát biểu về tình hình quốc tế và trong nước. Theo báo chí Hàn Quốc và Nhật Bản, bài phát biểu quan trọng này có ba phiên bản. Phiên bản thứ nhất nguyên bản với khoảng 5.500 chữ Triều Tiên. Phiên bản thứ hai được tóm tắt gọn lại khoảng 1.000 chữ Triều Tiên chủ yếu phát đối ngoại. Phiên bản thứ ba bằng tiếng Trung Quốc thì nội dung hoàn toàn khác, trong đó nhấn mạnh “ Bất kỳ kẻ nào cũng không thể ngăn nổi bước tiến của Triều Tiên cho dù một số nước đã quỳ gối cúi đầu trước Mỹ, về hùa với Mỹ để trừng phạt Triều Tiên”. Các nhà bình luận cho rằng câu này ám chỉ Trung Quốc vì Trung Quốc luôn cam kết với Mỹ tiến hành thực hiện triệt để lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Ngoài ra, bài phát biểu còn cho rằng “Tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay chưa đủ điều kiện để đối thoại mà chỉ có súng đấu súng, hạt nhân đấu hạt nhân”.
Vì sao tới nay, phía Triều Tiên lại căm ghét, thậm chí đối đầu và thù địch đối với Trung Quốc như vậy? Báo chí Nhật Bản và Hàn Quốc cho rằng về phía Trung Quốc thời gian qua phái diều hâu ở Trung Quốc luôn kêu gọi và thúc giục lãnh đạo cần từ bỏ “Chiếc ba-lô Triều Tiên”, “phải trừng phạt tới cùng kẻ nào cản trở và tác hại tới lợi ích của Trung Quốc”. Điều này làm dư luận dan chúng Triều Tiên phản cảm.
Trung Quốc đã biến quan hệ hai nước từ “tình đồng chí xây dựng bằng máu” tới mâu thuẫn gay gắt tới mức độ như hiện nay ngoài nguyên nhân về hùa với Mỹ tiến hành trừng phạt Triều Tiên thì một nguyên nhân sâu xa nữa là Trung Quốc nhúng tay vào việc “Người kế vị” ở Triều Tiên.
Vừa qua tờ “Tuần báo Ánh Dương” cho xuất bản cuốn sách của Kim Jong Nan, người con cả của cố Chủ tịch Kim Jong il nhan đề “Cha Kim Jong il và tôi”. Đây là cuốn sách do các phóng viên Nhật Bản và Hàn Quốc, trong đó Phóng viên Yoji Gomi của tờ “Tokyo Shimbun” là người chủ biên. Yoji Gomi đã gắn bó với Kim Jong Nan từ tháng 9/2004 tới nay, nên ông có một tư liệu phong phú về quan hệ Trung – Triều cũng như mâu thuẫn nội bộ trong gia đình họ Kim. Bởi vậy, cuốn sách này đã được Kim Jong Nan chuẩn y mới xuất bản, rất nhiều tư liệu về Triều Tiên mà tới nay lần đầu tiên công chúng các nước mới biết.
Ngày 19/1/2016 sau khi xuất bản 30.000 cuốn ở Nhật Bản và Hàn Quốc thì lập tức bán hết ngay, tiếp đó 10 ngày sau lại tái bản thêm 150.000 cuốn cũng bán hết ngay. Bởi lẽ cuốn sách này hết sức hấp dẫn bạn đọc, nhất là về quan hệ Trung – Triều và sự can dự của Trung Quốc đối với nội bộ Triều Tiên.
Cố Chủ tịch Kim Jong il có ba người vợ. Người vợ đầu tiên là bà Kim Young Sook, con gái của vị tướng lĩnh cao cấp trong Quân đội Triều Tiên. Sau khi kết hôn, hai người có một người con gái tên là Kim Sul Song sinh năm 1974. Nhưng người phụ nữ đầu tiên đến với Kim Jong il vào năm 1970 là bà Song Hye Rim, một ngôi sao màn bạc của Bắc Triều Tiên. Bà đã có chồng và có con trước khi lấy ông Kim Jong il. Cuộc hôn nhân này không chính thức và bị các quan chức phản đối, nhưng bà đã sinh hạ cho ông một con trai là Kim Jong Nam vào ngày 10/5/1971. Do có con trai, nên bà không bị coi thường như trước. Tuy nhiên, hai người chia tay vào năm 1994. Có tin bà sang sống ở Nga và mất năm 2002 tại Matxcova.
Tiếp đó là Bà Ko Young Hee, người phụ nữ thứ ba chung sống với ông Kim Jong il. Hai người sinh được hai con trai là Kim Jong Chul (sinh 25/9/1981) và Kim Jong Un (sinh 8/1/1983). Bà bị ung thư và qua đời năm 2004.
Sau khi bà Ko Young Hee qua đời, ông Kim Jong il còn chung sống với bà Kim Ok và bà được coi là “Đệ nhất phu nhân”, nên thường tháp tùng ông đi thị sát hoặc đi thăm nước ngoài. Nhưng hai người chỉ sinh hạ được một con gái tên là Kim Kyong Hui.
Ba người con trai này thì người con trai cả là Kim Jong Nan sống tương đối cởi mở, phóng khoáng, thích giao du đây đó, thậm chí làm cả hộ chiếu giả du lịch sang Nhật, nên tháng 5/2001 xảy ra “Sự kiện Kim Jong Nan” bị bắt ở Sân bay quốc tế Narita (Nhật Bản) cùng hai phụ nữ về tội mang hộ chiếu giả. Hơn nữa, Kim Jong Nan chủ yếu sống ở Trung Quốc và chịu ảnh hưởng lớn của Trung Quốc. Còn hai người con trai là con trai thứ Kim Jong Chul và con trai út là Kim Jong Un tuy có du học nước ngoài, nhưng sống chủ yếu ở Triều Tiên.
Theo truyền thống Phương Đông, con cả thường là người kế vị và đây cũng là ý muốn của Trung Quốc. Do lối sống cởi mở và thường xuyên ở Trung Quốc, nên Kim Jong Nan bị thất sủng và ngấm ngầm bị cha phế truất, vì ông Kim Jong il lo ngại Kim Jong Nan lên nắm quyền sẽ bị Trung Quốc thao túng. Tuy nhiên, việc thay đổi người kế vị vẫn được giữ kín do ông Kim Jong il lo ngại làm mất lòng Trung Quốc. Báo chí Mỹ cho biết trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 9/2010 của Cựu Tổng thống Carter, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết: “Chủ tịch Kim Jong – il nói với phía Trung Quốc rằng tin tức về việc ông có ý định đưa Kim Jong Un làm Người kế thừa chỉ là tin đồn đại vô căn cứ của báo chí Phương Tây!”. Nhưng thực tế là Kim Jong Un đã được chỉ định ngay từ tháng 1/2009. Ngày 27/9/2010, khi Kim Jong Un 27 tuổi đã được phong hàm Đại tướng và ngày 28/9/2010 được bầu vào Quân ủy trung ương. Tuy nhiên, khi thăm Trung Quốc vào tháng 8/2010 thì cố Chủ tịch Kim Jong – il vẫn nói Kim Jong Nam là người kế vị.
Cuốn sách cho biết trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 8/2010, Kim Jong Nan khi đó ở Bắc Kinh đã tới thăm cha và cầu khẩn không nên để Kim Jong Un kế vị, vì Kim Jong Un không có tầm của Nhà lãnh đạo tối cao. Nhưng Kim Jong il từ chối và cho rằng đây là lá bài sắp đặt của Trung Quốc. Ngày 10/10/2011 khi Triều Tiên tổ chức duyệt binh nhân kỉ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng, lần đầu tiên Kim Jong Un đã xuất hiện trên lễ đài, điều này cho thấy sự lựa chọn người kế vị đã hoàn tất, nhưng Kim Jong il không hề thông báo cho phía Trung Quốc. Lúc ông qua đời ngày 17/12/2011 thì Kim Jong Un đã nghiễm nhiên lên nắm quyền thay cha, trái với ý đồ của Trung Quốc.
Từ đó tới nay, Kim Jong Nan vẫn nuôi giấc mộng nắm quyền và được Trung Quốc ủng hộ. Vì vậy, lãnh đạo Trung Quốc đã hai lần từ chối chuyến thăm Trung Quốc của Kim Jong Un, lần thứ nhất vào tháng 9/2014 và lần thứ hai vào tháng 8/2015. Bởi vậy, dư luận Triều Tiên cho rằng Trung Quốc đã can thiệp vào công việc nội bộ của mình, nhất là việc sắp đặt người kế vị. Đây là nguyên nhân sâu xa làm quan hệ hai nước ngày càng xấu đi và Kim Jong Un căm ghết Trung Quốc hơn cả Mỹ và Hàn Quốc./.
Nhà báo Kiều Tỉnh/tamnhin
Tamnhin.net: Kể từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền vào cuối năm 2011 và Tập Cận Bình lên nắm quyền cuối năm 2012 tới nay, lãnh đạo hai nước chưa hề có cuộc thăm lẫn nhau và quan hệ Trung – Triều luôn căng thẳng. Theo báo chí Hàn Quốc ngoài nguyên nhân như chính sách thay đổi thì một nguyên nhân quan trọng là Trung Quốc can thiệp vào Người kế vị.
Kim Jong Un
Cho tới nay, Triều Tiên hầu như nằm ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc. Những cuộc thử nghiệm hạt nhân của Triều Triều trước đây còn thông báo Trung Quốc nhưng từ cuộc thử nghiệm thứ ba trở đi, Trung Quốc không hề được thông báo gì. Hơn nữa, báo chí Triều Tiền luôn lên án Trung Quốc theo đuôi Mỹ để kiềm chế và ngăn cản Triều Tiên. Sau cuộc thử nghiệm tên lửa ngày 2/3/2016, Giám đốc Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Viện khoa học xã hội Thượng Hải Lưu Minh nói: “Ngoài việc tích cực phối hợp với Liên Hợp Quốc trừng phạt Triều Tiên, Trung Quốc không còn cách nào tác động tới Triều Tiên, trừ phi lật đổ Chính quyền Kim Jong Un hoặc nội bộ Triều Tiên xảy ra đột biến”. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc bất lực. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng nói Trung Quốc hầu như không còn ảnh hưởng gì.
Tờ “Nikon Keizai” của Nhật Bản ngày 28/3/2016 cho biết hiện nay Triều Tiên căm thù Trung Quốc còn hơn cả Mỹ và Hàn Quốc. Một tài liệu nội bộ của Triều Tiên viết: Phải đập tan ảo tưởng đối với Trung Quốc là kẻ phản bội lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nhất là việc Trung Quốc về hùa với Mỹ chống lại Triều Tiên. Phát biểu trong nội bộ, Kim Jong Un nhấn mạnh chúng ta phải ghi nhớ sâu sắc lời nói của Chủ tịch Kim Jong il trước khi qua đời là: quyết không được ảo tưởng đối với Trung Quốc như thời Mao Trạch Đông.
Ngày 3/4/2016, Hội đồng quốc phòng Triều Tiên có bài phát biểu về tình hình quốc tế và trong nước. Theo báo chí Hàn Quốc và Nhật Bản, bài phát biểu quan trọng này có ba phiên bản. Phiên bản thứ nhất nguyên bản với khoảng 5.500 chữ Triều Tiên. Phiên bản thứ hai được tóm tắt gọn lại khoảng 1.000 chữ Triều Tiên chủ yếu phát đối ngoại. Phiên bản thứ ba bằng tiếng Trung Quốc thì nội dung hoàn toàn khác, trong đó nhấn mạnh “ Bất kỳ kẻ nào cũng không thể ngăn nổi bước tiến của Triều Tiên cho dù một số nước đã quỳ gối cúi đầu trước Mỹ, về hùa với Mỹ để trừng phạt Triều Tiên”. Các nhà bình luận cho rằng câu này ám chỉ Trung Quốc vì Trung Quốc luôn cam kết với Mỹ tiến hành thực hiện triệt để lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Ngoài ra, bài phát biểu còn cho rằng “Tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay chưa đủ điều kiện để đối thoại mà chỉ có súng đấu súng, hạt nhân đấu hạt nhân”.
Vì sao tới nay, phía Triều Tiên lại căm ghét, thậm chí đối đầu và thù địch đối với Trung Quốc như vậy? Báo chí Nhật Bản và Hàn Quốc cho rằng về phía Trung Quốc thời gian qua phái diều hâu ở Trung Quốc luôn kêu gọi và thúc giục lãnh đạo cần từ bỏ “Chiếc ba-lô Triều Tiên”, “phải trừng phạt tới cùng kẻ nào cản trở và tác hại tới lợi ích của Trung Quốc”. Điều này làm dư luận dan chúng Triều Tiên phản cảm.
Trung Quốc đã biến quan hệ hai nước từ “tình đồng chí xây dựng bằng máu” tới mâu thuẫn gay gắt tới mức độ như hiện nay ngoài nguyên nhân về hùa với Mỹ tiến hành trừng phạt Triều Tiên thì một nguyên nhân sâu xa nữa là Trung Quốc nhúng tay vào việc “Người kế vị” ở Triều Tiên.
Vừa qua tờ “Tuần báo Ánh Dương” cho xuất bản cuốn sách của Kim Jong Nan, người con cả của cố Chủ tịch Kim Jong il nhan đề “Cha Kim Jong il và tôi”. Đây là cuốn sách do các phóng viên Nhật Bản và Hàn Quốc, trong đó Phóng viên Yoji Gomi của tờ “Tokyo Shimbun” là người chủ biên. Yoji Gomi đã gắn bó với Kim Jong Nan từ tháng 9/2004 tới nay, nên ông có một tư liệu phong phú về quan hệ Trung – Triều cũng như mâu thuẫn nội bộ trong gia đình họ Kim. Bởi vậy, cuốn sách này đã được Kim Jong Nan chuẩn y mới xuất bản, rất nhiều tư liệu về Triều Tiên mà tới nay lần đầu tiên công chúng các nước mới biết.
Ngày 19/1/2016 sau khi xuất bản 30.000 cuốn ở Nhật Bản và Hàn Quốc thì lập tức bán hết ngay, tiếp đó 10 ngày sau lại tái bản thêm 150.000 cuốn cũng bán hết ngay. Bởi lẽ cuốn sách này hết sức hấp dẫn bạn đọc, nhất là về quan hệ Trung – Triều và sự can dự của Trung Quốc đối với nội bộ Triều Tiên.
Cố Chủ tịch Kim Jong il có ba người vợ. Người vợ đầu tiên là bà Kim Young Sook, con gái của vị tướng lĩnh cao cấp trong Quân đội Triều Tiên. Sau khi kết hôn, hai người có một người con gái tên là Kim Sul Song sinh năm 1974. Nhưng người phụ nữ đầu tiên đến với Kim Jong il vào năm 1970 là bà Song Hye Rim, một ngôi sao màn bạc của Bắc Triều Tiên. Bà đã có chồng và có con trước khi lấy ông Kim Jong il. Cuộc hôn nhân này không chính thức và bị các quan chức phản đối, nhưng bà đã sinh hạ cho ông một con trai là Kim Jong Nam vào ngày 10/5/1971. Do có con trai, nên bà không bị coi thường như trước. Tuy nhiên, hai người chia tay vào năm 1994. Có tin bà sang sống ở Nga và mất năm 2002 tại Matxcova.
Tiếp đó là Bà Ko Young Hee, người phụ nữ thứ ba chung sống với ông Kim Jong il. Hai người sinh được hai con trai là Kim Jong Chul (sinh 25/9/1981) và Kim Jong Un (sinh 8/1/1983). Bà bị ung thư và qua đời năm 2004.
Sau khi bà Ko Young Hee qua đời, ông Kim Jong il còn chung sống với bà Kim Ok và bà được coi là “Đệ nhất phu nhân”, nên thường tháp tùng ông đi thị sát hoặc đi thăm nước ngoài. Nhưng hai người chỉ sinh hạ được một con gái tên là Kim Kyong Hui.
Ba người con trai này thì người con trai cả là Kim Jong Nan sống tương đối cởi mở, phóng khoáng, thích giao du đây đó, thậm chí làm cả hộ chiếu giả du lịch sang Nhật, nên tháng 5/2001 xảy ra “Sự kiện Kim Jong Nan” bị bắt ở Sân bay quốc tế Narita (Nhật Bản) cùng hai phụ nữ về tội mang hộ chiếu giả. Hơn nữa, Kim Jong Nan chủ yếu sống ở Trung Quốc và chịu ảnh hưởng lớn của Trung Quốc. Còn hai người con trai là con trai thứ Kim Jong Chul và con trai út là Kim Jong Un tuy có du học nước ngoài, nhưng sống chủ yếu ở Triều Tiên.
Theo truyền thống Phương Đông, con cả thường là người kế vị và đây cũng là ý muốn của Trung Quốc. Do lối sống cởi mở và thường xuyên ở Trung Quốc, nên Kim Jong Nan bị thất sủng và ngấm ngầm bị cha phế truất, vì ông Kim Jong il lo ngại Kim Jong Nan lên nắm quyền sẽ bị Trung Quốc thao túng. Tuy nhiên, việc thay đổi người kế vị vẫn được giữ kín do ông Kim Jong il lo ngại làm mất lòng Trung Quốc. Báo chí Mỹ cho biết trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 9/2010 của Cựu Tổng thống Carter, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết: “Chủ tịch Kim Jong – il nói với phía Trung Quốc rằng tin tức về việc ông có ý định đưa Kim Jong Un làm Người kế thừa chỉ là tin đồn đại vô căn cứ của báo chí Phương Tây!”. Nhưng thực tế là Kim Jong Un đã được chỉ định ngay từ tháng 1/2009. Ngày 27/9/2010, khi Kim Jong Un 27 tuổi đã được phong hàm Đại tướng và ngày 28/9/2010 được bầu vào Quân ủy trung ương. Tuy nhiên, khi thăm Trung Quốc vào tháng 8/2010 thì cố Chủ tịch Kim Jong – il vẫn nói Kim Jong Nam là người kế vị.
Cuốn sách cho biết trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 8/2010, Kim Jong Nan khi đó ở Bắc Kinh đã tới thăm cha và cầu khẩn không nên để Kim Jong Un kế vị, vì Kim Jong Un không có tầm của Nhà lãnh đạo tối cao. Nhưng Kim Jong il từ chối và cho rằng đây là lá bài sắp đặt của Trung Quốc. Ngày 10/10/2011 khi Triều Tiên tổ chức duyệt binh nhân kỉ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng, lần đầu tiên Kim Jong Un đã xuất hiện trên lễ đài, điều này cho thấy sự lựa chọn người kế vị đã hoàn tất, nhưng Kim Jong il không hề thông báo cho phía Trung Quốc. Lúc ông qua đời ngày 17/12/2011 thì Kim Jong Un đã nghiễm nhiên lên nắm quyền thay cha, trái với ý đồ của Trung Quốc.
Từ đó tới nay, Kim Jong Nan vẫn nuôi giấc mộng nắm quyền và được Trung Quốc ủng hộ. Vì vậy, lãnh đạo Trung Quốc đã hai lần từ chối chuyến thăm Trung Quốc của Kim Jong Un, lần thứ nhất vào tháng 9/2014 và lần thứ hai vào tháng 8/2015. Bởi vậy, dư luận Triều Tiên cho rằng Trung Quốc đã can thiệp vào công việc nội bộ của mình, nhất là việc sắp đặt người kế vị. Đây là nguyên nhân sâu xa làm quan hệ hai nước ngày càng xấu đi và Kim Jong Un căm ghết Trung Quốc hơn cả Mỹ và Hàn Quốc./.
Nhà báo Kiều Tỉnh/tamnhin