bọn chúng "đích thị" là kẻ phá nước hại dân
“Thấy nhiều người share, thông tin đáng quan tâm nên cũng share. Nhưng một vài thông tin sau đó được kiểm chứng không đúng sự thật".
Đó là chia sẻ của T.M, một người từng chia sẻ thông tin vụ "Hương mắt lồi" - vụ việc sau đó được xác nhận là không đúng sự thật.
Thông tin chia sẻ về vụ Hương mắt lồi trên mạng.
Share trước, kiểm chứng sau
"Như vụ "Hương mắt lồi", bạn bè nhắn tin nói rằng thấy ai đó gần giống Hương mắt lồi ở gần nhà mình. Sợ quá nên mới share để cảnh báo mọi người", M, nói.
M. kể lúc đó cứ bấm chia sẻ thông tin tới mọi người trước rồi từ từ tìm kiếm, tìm hiểu thêm về sự việc.
Khác với T.M, N.T.M.T (quận 9, TP HCM) thì cho rằng đọc thông tin trên mạng thì mình cứ share, chưa cần biết đúng sai gì cả.
"Ví dụ như các vụ bắt cóc con nít, không có gì để chứng thực nhưng mình thấy quan trọng nên mới share. Và mình cũng tin tưởng, không bao giờ kiểm tra cả. Vụ Hương mắt lồi mình có share nhiều, nhưng tới bây giờ mình vẫn chưa biết nó có chính xác hay không?", T. nói.
Theo T., việc bạn chia sẻ những thông tin đó là cảnh báo mọi người cẩn thận hơn lúc đi đường.
"Share để bạn bè mình biết mà thôi. Mình chưa bao giờ gặp trường hợp biết là nó không đúng mà phải xóa bài cả” - NTMT nói.
Biết thông tin sai: Xóa, đính chính hay để nguyên?
Nhưng khi biết thông tin mình góp phần lan truyền là không đúng, M. cảm thấy hối hận vì những thông tin không đúng sự thật đó đã lan truyền rồi. Thông tin giả làm mọi người lo lắng, chính mình cũng lo sợ hơn khi ra đường. Sau vụ việc đó, mình không bao giờ chia sẻ những thông tin mà mình không biết sự thật", M. rút kinh nghiệm.
Cách giải quyết của M. sau khi kiểm chứng thông tin là xóa bài đã đăng và nói cho bạn bè xung quanh biết thông tin đó là không đúng.
Còn bạn Nguyễn Trang Bảo Trân (SV ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM) cho biết bạn bè mình chia sẻ thông tin trên mạng xã hội rất vô tư, xuất phát từ ý tốt là muốn mọi người cùng biết để tránh, để đề phòng.
Tuy nhiên, chính bản thân Trân đã từng gặp phải trường hợp mọi người cùng chia sẻ thông tin về một hoàn cảnh khó khăn rồi vận động quyên góp nhưng số tiền quyên góp được lại chẳng đến tay người hoạn nạn.
"Như trường hợp mình gặp trực tiếp một bé bị bệnh ung thư ở BV Ung Bướu TP HCM, cha mẹ cũng cần sự giúp đỡ, nhưng người đưa thông tin lên mạng thêm thắt thông tin để mọi người xót xa và giúp đỡ. Rồi họ cho số tài khoản của chính họ, không phải tài khoản của gia đình bé đó. Tiền tất nhiên không vào tài khoản gia đình người bệnh. Bé đó mất cũng lâu rồi, thông tin đó vẫn còn trên mạng, số tài khoản thông tin người nhận vẫn còn…", Trân kể.
Like 500 đồng, Share 3.000 đồng
Bạn Hoàng Đức Minh (điều phối viên các dự án xã hội, thường làm các hoạt động trên mạng xã hội ở Hà Nội) cho biết mỗi click Like của các bạn có thể quy đổi khoảng 500 đồng, nhưng lượt Share thì tới 3.000 đồng tùy vào chương trình, hay mục đích của nhà tài trợ,...
Động tác click “Like” và “share” còn như là một sự quy đổi mang giá trị kinh tế, trong đó chắc chắn “share” mang giá trị lan tỏa và có “sức mạnh” hơn rất nhiều so với “like”.
http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20160116/toi-da-tung-bam-share-thieu-suy-nghi/1038691.html
Share trước, kiểm chứng sau
"Như vụ "Hương mắt lồi", bạn bè nhắn tin nói rằng thấy ai đó gần giống Hương mắt lồi ở gần nhà mình. Sợ quá nên mới share để cảnh báo mọi người", M, nói.
M. kể lúc đó cứ bấm chia sẻ thông tin tới mọi người trước rồi từ từ tìm kiếm, tìm hiểu thêm về sự việc.
Khác với T.M, N.T.M.T (quận 9, TP HCM) thì cho rằng đọc thông tin trên mạng thì mình cứ share, chưa cần biết đúng sai gì cả.
"Ví dụ như các vụ bắt cóc con nít, không có gì để chứng thực nhưng mình thấy quan trọng nên mới share. Và mình cũng tin tưởng, không bao giờ kiểm tra cả. Vụ Hương mắt lồi mình có share nhiều, nhưng tới bây giờ mình vẫn chưa biết nó có chính xác hay không?", T. nói.
Theo T., việc bạn chia sẻ những thông tin đó là cảnh báo mọi người cẩn thận hơn lúc đi đường.
"Share để bạn bè mình biết mà thôi. Mình chưa bao giờ gặp trường hợp biết là nó không đúng mà phải xóa bài cả” - NTMT nói.
Biết thông tin sai: Xóa, đính chính hay để nguyên?
Nhưng khi biết thông tin mình góp phần lan truyền là không đúng, M. cảm thấy hối hận vì những thông tin không đúng sự thật đó đã lan truyền rồi. Thông tin giả làm mọi người lo lắng, chính mình cũng lo sợ hơn khi ra đường. Sau vụ việc đó, mình không bao giờ chia sẻ những thông tin mà mình không biết sự thật", M. rút kinh nghiệm.
Cách giải quyết của M. sau khi kiểm chứng thông tin là xóa bài đã đăng và nói cho bạn bè xung quanh biết thông tin đó là không đúng.
Còn bạn Nguyễn Trang Bảo Trân (SV ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM) cho biết bạn bè mình chia sẻ thông tin trên mạng xã hội rất vô tư, xuất phát từ ý tốt là muốn mọi người cùng biết để tránh, để đề phòng.
Tuy nhiên, chính bản thân Trân đã từng gặp phải trường hợp mọi người cùng chia sẻ thông tin về một hoàn cảnh khó khăn rồi vận động quyên góp nhưng số tiền quyên góp được lại chẳng đến tay người hoạn nạn.
"Như trường hợp mình gặp trực tiếp một bé bị bệnh ung thư ở BV Ung Bướu TP HCM, cha mẹ cũng cần sự giúp đỡ, nhưng người đưa thông tin lên mạng thêm thắt thông tin để mọi người xót xa và giúp đỡ. Rồi họ cho số tài khoản của chính họ, không phải tài khoản của gia đình bé đó. Tiền tất nhiên không vào tài khoản gia đình người bệnh. Bé đó mất cũng lâu rồi, thông tin đó vẫn còn trên mạng, số tài khoản thông tin người nhận vẫn còn…", Trân kể.
Like 500 đồng, Share 3.000 đồng
Bạn Hoàng Đức Minh (điều phối viên các dự án xã hội, thường làm các hoạt động trên mạng xã hội ở Hà Nội) cho biết mỗi click Like của các bạn có thể quy đổi khoảng 500 đồng, nhưng lượt Share thì tới 3.000 đồng tùy vào chương trình, hay mục đích của nhà tài trợ,...
Động tác click “Like” và “share” còn như là một sự quy đổi mang giá trị kinh tế, trong đó chắc chắn “share” mang giá trị lan tỏa và có “sức mạnh” hơn rất nhiều so với “like”.
http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20160116/toi-da-tung-bam-share-thieu-suy-nghi/1038691.html