(GDVN) - Các động thái phá vỡ hiện trạng trên Biển Đông, Hoa Đông là lỗi thời, không thể chấp nhận và không thể tha thứ.
Bà Thái Anh Văn - khắc tinh của yêu sách bành trướng Biển Đông"Hải quân trá hình" Trung Quốc ở Biển ĐôngBiển Đông: Trung Quốc đang vơ vét tối đa trước khi Tòa PCA ra phán quyết
Nikkei Asian Review ngày 17/1 đăng bài phỏng vấn Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Trong đó ông Abe khẳng định rằng, tư duy của Trung Quốc đòi hình thành quan hệ G-2 và "chia đôi Thái Bình Dương" với Hoa Kỳ, cũng như các động thái phá vỡ hiện trạng trên Biển Đông, Hoa Đông là lỗi thời, không thể chấp nhận và không thể tha thứ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ảnh: The Guardian.
Trước hết khái niệm G-2 hay "mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" hòng kiểm soát toàn bộ khu vực là một cái gì đó tương tự những gì đã xảy ra trong quá khứ, chẳng hạn như việc Anh - Pháp đòi chia nhau châu Phi và Trung Đông. Đó là một tư duy lỗi thời, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định.
Ông nhấn mạnh, Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến các nỗ lực của Trung Quốc đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông cũng như đơn phương khai thác tài nguyên ở Hoa Đông. Ông nhận xét, đây là hành vi đơn phương chống lại trật tự quốc tế và không thể tha thứ. Cộng đồng quốc tế cần nâng cao tiếng nói của mình để chống lại điều này.
Đối với hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, ASEAN cũng như nhiều nước châu Á khác đang rất quan tâm, lo ngại. Trong hội nghị thượng đỉnh Đông Á có sự hiện diện của ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc, lãnh đạo các nước đã bày tỏ quan điểm rõ ràng về việc chống cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực ở Biển Đông.
Điều này cũng đã được ghi vào tuyên bố chung của nước Chủ tịch hội nghị. Đây là một minh họa cho những mối quan tâm mà nhiều nước bày tỏ, trong đó có Nhật Bản. Thủ tướng Shinzo Abe cho biết, tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á, ông Lý Khắc Cường vẫn cam kết những công trình mà Trung Quốc xây dựng (trái phép) trên Biển Đông sẽ không được chuyển thành các tiền đồn quân sự.
"Dĩ nhiên chúng ta có thể lưu ý các ý kiến của Thủ tướng Trung Quốc, nhưng cần thiết phải thấy rằng nhừng gì ông nói (không làm) đã biến thành các hành động thực tế. Vì vậy trước khi thảo luận bất kỳ khả năng nào biến các công trình xây dựng ở Biển Đông thành tiền đồn quân sự, chúng ta phải chống lại những nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng", Thủ tướng Nhật Bản khẳng định.
Hồng Thủy
Trước hết khái niệm G-2 hay "mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới" hòng kiểm soát toàn bộ khu vực là một cái gì đó tương tự những gì đã xảy ra trong quá khứ, chẳng hạn như việc Anh - Pháp đòi chia nhau châu Phi và Trung Đông. Đó là một tư duy lỗi thời, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định.
Ông nhấn mạnh, Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến các nỗ lực của Trung Quốc đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông cũng như đơn phương khai thác tài nguyên ở Hoa Đông. Ông nhận xét, đây là hành vi đơn phương chống lại trật tự quốc tế và không thể tha thứ. Cộng đồng quốc tế cần nâng cao tiếng nói của mình để chống lại điều này.
Đối với hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, ASEAN cũng như nhiều nước châu Á khác đang rất quan tâm, lo ngại. Trong hội nghị thượng đỉnh Đông Á có sự hiện diện của ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc, lãnh đạo các nước đã bày tỏ quan điểm rõ ràng về việc chống cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực ở Biển Đông.
Điều này cũng đã được ghi vào tuyên bố chung của nước Chủ tịch hội nghị. Đây là một minh họa cho những mối quan tâm mà nhiều nước bày tỏ, trong đó có Nhật Bản. Thủ tướng Shinzo Abe cho biết, tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á, ông Lý Khắc Cường vẫn cam kết những công trình mà Trung Quốc xây dựng (trái phép) trên Biển Đông sẽ không được chuyển thành các tiền đồn quân sự.
"Dĩ nhiên chúng ta có thể lưu ý các ý kiến của Thủ tướng Trung Quốc, nhưng cần thiết phải thấy rằng nhừng gì ông nói (không làm) đã biến thành các hành động thực tế. Vì vậy trước khi thảo luận bất kỳ khả năng nào biến các công trình xây dựng ở Biển Đông thành tiền đồn quân sự, chúng ta phải chống lại những nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng", Thủ tướng Nhật Bản khẳng định.
Hồng Thủy