Quốc phòng
http://vietq.vn/tiem-kich-typhoon-rong-bay-tang-hinh-viet-nam-muon-mua-d63665.html
- Tạp chí Mỹ đưa tin, Việt Nam đang thương lượng với các nhà sản xuất châu Âu để mua tiêm kích...http://vietq.vn/tiem-kich-typhoon-rong-bay-tang-hinh-viet-nam-muon-mua-d63665.html
Tạp chí này cho rằng, việc đàm phán mua tiêm kích Eurofighter Typhoon có thể coi là bước đi của Việt Nam trong chiến lược nhằm giảm sự phụ thuộc vào vũ khí Nga cũng như tăng cường khả năng phòng thủ trước những mâu thuẫn gia tăng trong khu vực và trên thế giới.
Trước đó, Reuters cho hay, Việt Nam đang đàm phán với các nhà sản xuất của Saab JAS-39E/F Gripen NG, máy bay chiến đấu đa nhiệm Eurofighter Typhoon, Lockheed Martin F-16 Fighting Falcon và tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Boeing.
tiêm kích đa năng Typhoon
Thông tin của Reuters về việc xúc tiến đàm phán của Việt Nam với các nhà sản xuất châu Âu cũng được đề cập cách đây nhiều tháng.
Tờ Người đưa tin dẫn bài viết ngày 16/1 trên báo Học giả ngoại giao có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản cho rằng Việt Nam đã có kinh nghiệm vận hành các loại máy bay Quân sự phương Tây với một số chủng loại máy bay chiến đấu thu được sau Chiến tranh Việt Nam.
Không quân Việt Nam cũng đang sử dụng các chiến đấu cơ hiện đại của Nga. Tuy nhiên, tờ Học giả ngoại giao bình luận rằng, bất cứ vụ mua sắm máy bay phương Tây nào cũng sẽ đòi hỏi một cuộc cách mạng trong việc duy trì cơ sở hậu cần, vũ khí, trang thiết bị cũng như quá trình bảo dưỡng hết sức tốn kém.
Học giả ngoại giao cho rằng việc mua vũ khí phương Tây cũng có thể đòi hỏi một số chuyển giao công nghệ, việc thuê mướn đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên nhằm nâng cấp và giúp vận hành, sử dụng hiệu quả các loại vũ khí và phần mềm tương thích mới.
Trang Học giả ngoại giao nhận định, Hiệp định Đối tác kinh tế Thái Bình Dương cũng đóng vai trò thúc đẩy các nước phương Tây bán máy bay quân sự cho Việt Nam, bao gồm cả khả năng chuyển giao công nghệ.
Báo này cho rằng rất có thể các chiến đấu cơ Việt Nam mua của phương Tây sẽ tham gia tuần tra Biển Đông một khi Việt Nam thực sự ký hợp đồng mua phương tiện của châu Âu.
Trong khi đó, theo The Diplomat, chắc chắn Việt Nam đã có kinh nghiệm vận hành các loại máy bay quân sự phương Tây với rất nhiều các chiến đấu cơ thu được sau khi giải phóng miền Nam. Việt Nam cũng đang sử dụng các chiến đấu cơ hiện đại của Nga. Tuy nhiên, bất cứ vụ mua sắm máy bay phương Tây nào cũng sẽ đòi hỏi một cuộc cách mạng trong việc duy trì cơ sở hậu cần, vũ khí, trang thiết bị cũng như quá trình bảo dưỡng.
Việc mua vũ khí phương Tây cũng có thể đòi hỏi một số chuyển giao công nghệ, cũng như sự hiện diện của đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên nhằm nâng cấp và giúp vận hành, sử dụng hiệu quả các loại vũ khí và các hệ thống phần mềm mới.
Tiêm kích đa năng Typhoon là một trong những chiến đấu cơ thế hệ 4 hiện đại nhất thế giới hiện nay. Typhoon trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Eurojet EJ200 cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 2.390km/h ở trần bay cao.
Về hỏa lực, tiêm kích đa năng Typhoon trang bị pháo 27mm với 150 viên đạn và 13 điểm treo trên cánh và dưới thân cho phép mang tổng cộng 7,5 tấn vũ khí. Trong tác chiến không đối không, Typhoon có thể mang tên lửa đối không tầm ngắn IRIS-T, AIM-9, AIM-132 và tên lửa tầm trung - xa AIM-120 và MBDA Meteor.
Sự tổng hợp của các tính năng như sự nhanh nhẹn, khả năng thao diễn, tàng hình và hệ thống điện tử hiện đại khiến tiêm kích đa năng Typhoon trở thành một trong những loại máy bay chiến đấu có năng lực cao nhất đang hoạt động hiện tại. Các chuyên gia cho rằng Typhoon có khả năng cơ động chỉ đứng sau tiêm kích tàng hình F-22A của Mỹ. Nhưng “điểm yếu” lớn nhất của nó là có giá khá đắt đỏ, gần 150 triệu USD.
100% học viên phi công hải quân khóa 1 tốt nghiệp loại khá. Đây là những học viên được đào tạo bay trên máy bay phản lực L-39 và máy bay trực thăng Mi-8 tại các trung đoàn trực thuộc nhà trường. Tổng số giờ bay tích lũy trung bình của học viên trên máy bay phản lực đạt 235 giờ; học viên bay trực thăng từ 88– 108 giờ.
Trong khi đó, 58% phi công quân sự khóa 40 đạt tốt nghiệp loại khá, còn lại là trung bình khá và trung bình.
100% các học viên khi tốt nghiệp ra trường đều nắm vững kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành và biết vận dụng lý thuyết vào thực hành các khoa mục bay, khoa mục ứng dụng chiến đấu cũng như thực tế công tác.
Riêng các học viên phi công hải quân trước khi vào trường đã được huấn luyện kiến thức cơ bản tại Học viện Hải quân và thực hành bay trên máy bay DHC-6 tại Canada.
An Nhiên (Tổng hợp)
Thông tin của Reuters về việc xúc tiến đàm phán của Việt Nam với các nhà sản xuất châu Âu cũng được đề cập cách đây nhiều tháng.
Tờ Người đưa tin dẫn bài viết ngày 16/1 trên báo Học giả ngoại giao có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản cho rằng Việt Nam đã có kinh nghiệm vận hành các loại máy bay Quân sự phương Tây với một số chủng loại máy bay chiến đấu thu được sau Chiến tranh Việt Nam.
Không quân Việt Nam cũng đang sử dụng các chiến đấu cơ hiện đại của Nga. Tuy nhiên, tờ Học giả ngoại giao bình luận rằng, bất cứ vụ mua sắm máy bay phương Tây nào cũng sẽ đòi hỏi một cuộc cách mạng trong việc duy trì cơ sở hậu cần, vũ khí, trang thiết bị cũng như quá trình bảo dưỡng hết sức tốn kém.
Học giả ngoại giao cho rằng việc mua vũ khí phương Tây cũng có thể đòi hỏi một số chuyển giao công nghệ, việc thuê mướn đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên nhằm nâng cấp và giúp vận hành, sử dụng hiệu quả các loại vũ khí và phần mềm tương thích mới.
Trang Học giả ngoại giao nhận định, Hiệp định Đối tác kinh tế Thái Bình Dương cũng đóng vai trò thúc đẩy các nước phương Tây bán máy bay quân sự cho Việt Nam, bao gồm cả khả năng chuyển giao công nghệ.
Báo này cho rằng rất có thể các chiến đấu cơ Việt Nam mua của phương Tây sẽ tham gia tuần tra Biển Đông một khi Việt Nam thực sự ký hợp đồng mua phương tiện của châu Âu.
Trong khi đó, theo The Diplomat, chắc chắn Việt Nam đã có kinh nghiệm vận hành các loại máy bay quân sự phương Tây với rất nhiều các chiến đấu cơ thu được sau khi giải phóng miền Nam. Việt Nam cũng đang sử dụng các chiến đấu cơ hiện đại của Nga. Tuy nhiên, bất cứ vụ mua sắm máy bay phương Tây nào cũng sẽ đòi hỏi một cuộc cách mạng trong việc duy trì cơ sở hậu cần, vũ khí, trang thiết bị cũng như quá trình bảo dưỡng.
Việc mua vũ khí phương Tây cũng có thể đòi hỏi một số chuyển giao công nghệ, cũng như sự hiện diện của đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên nhằm nâng cấp và giúp vận hành, sử dụng hiệu quả các loại vũ khí và các hệ thống phần mềm mới.
Tiêm kích đa năng Typhoon là một trong những chiến đấu cơ thế hệ 4 hiện đại nhất thế giới hiện nay. Typhoon trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Eurojet EJ200 cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 2.390km/h ở trần bay cao.
Về hỏa lực, tiêm kích đa năng Typhoon trang bị pháo 27mm với 150 viên đạn và 13 điểm treo trên cánh và dưới thân cho phép mang tổng cộng 7,5 tấn vũ khí. Trong tác chiến không đối không, Typhoon có thể mang tên lửa đối không tầm ngắn IRIS-T, AIM-9, AIM-132 và tên lửa tầm trung - xa AIM-120 và MBDA Meteor.
Sự tổng hợp của các tính năng như sự nhanh nhẹn, khả năng thao diễn, tàng hình và hệ thống điện tử hiện đại khiến tiêm kích đa năng Typhoon trở thành một trong những loại máy bay chiến đấu có năng lực cao nhất đang hoạt động hiện tại. Các chuyên gia cho rằng Typhoon có khả năng cơ động chỉ đứng sau tiêm kích tàng hình F-22A của Mỹ. Nhưng “điểm yếu” lớn nhất của nó là có giá khá đắt đỏ, gần 150 triệu USD.
Cấp bằng tốt nghiệp cho lớp phi công hải quân đầu tiên
Ngày 12/1, Trường Sĩ quan Không quân (Quân chủng Phòng không–Không quân, đóng tại Khánh Hòa) tổ chức lễ tốt nghiệp cho các phi công quân sự khóa 40 và phi công hải quân khóa 1 (2011-2015).100% học viên phi công hải quân khóa 1 tốt nghiệp loại khá. Đây là những học viên được đào tạo bay trên máy bay phản lực L-39 và máy bay trực thăng Mi-8 tại các trung đoàn trực thuộc nhà trường. Tổng số giờ bay tích lũy trung bình của học viên trên máy bay phản lực đạt 235 giờ; học viên bay trực thăng từ 88– 108 giờ.
Trong khi đó, 58% phi công quân sự khóa 40 đạt tốt nghiệp loại khá, còn lại là trung bình khá và trung bình.
100% các học viên khi tốt nghiệp ra trường đều nắm vững kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành và biết vận dụng lý thuyết vào thực hành các khoa mục bay, khoa mục ứng dụng chiến đấu cũng như thực tế công tác.
Riêng các học viên phi công hải quân trước khi vào trường đã được huấn luyện kiến thức cơ bản tại Học viện Hải quân và thực hành bay trên máy bay DHC-6 tại Canada.
An Nhiên (Tổng hợp)