Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Hoài Trần

- Nên loại bỏ hoàn toàn xe máy sau 10-15 năm nữa!?

TP - “Tại sao Trung Quốc bán xe máy sang ta, mà lại cấm xe máy ở các thành phố của họ? Tại sao Myanmar còn kém phát triển hơn Việt Nam, lại cấm và cấm được xe máy ở thành phố Yangon? Chúng ta phải quyết tâm như họ thì mới có thể thay đổi diện mạo giao thông đô thị”, TS Lương Hoài Nam, chuyên gia giao thông nói về đề xuất hạn chế phương tiện cá nhân ở Hà Nội và TPHCM.
Thành phố hiện có hàng triệu xe máy cá nhân lưu thông. Ảnh: Hồng Vĩnh
Thành phố hiện có hàng triệu xe máy cá nhân lưu thông. Ảnh: Hồng Vĩnh
“Bộ mặt” đang rất tồi tệ
Ông nhìn nhận thế nào về vấn đề hạn chế phương tiện cá nhân ở các thành phố lớn? 
Có thể tình cờ, nhưng tôi thấy hai tân Chủ tịch Hà Nội và TPHCM đều bắt đầu nhiệm kỳ bằng thông điệp chống ùn tắc giao thông, chỉnh trang đô thị, trong đó có việc hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Giao thông ở cả hai thành phố lớn nhất nước ta đã trở nên rất tồi tệ, ảnh hưởng hết sức tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người dân, hoạt động của các tổ chức và doanh nghiệp, sự phát triển kinh tế, xã hội. Hai thành phố là “bộ mặt” của đất nước, nhưng không đẹp. Tôi ủng hộ việc hạn chế phương tiện cá nhân và sớm có lộ trình tiến tới loại bỏ hoàn toàn xe máy sau 10-15 năm tại Hà Nội, TPHCM.

Để hạn chế được phương tiện cá nhân, theo ông chúng ta nên thực hiện những giải pháp gì và lộ trình thực hiện thời điểm nào là phù hợp?
Nên loại bỏ hoàn toàn xe máy sau 10-15 năm nữa - ảnh 1
TS Lương Hoài Nam, chuyên gia giao thông.
Tôi luôn trăn trở với sự thật là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu (Trung Quốc) đã cấm hoàn toàn xe máy từ lâu rồi. Sau đó, khoảng 150 thành phố khác ở Trung Quốc cũng đã cấm xe máy hoặc có lộ trình cấm xe máy. Rồi Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar, cũng đã cấm hoàn toàn xe máy từ năm 2003. Tôi tự hỏi: Tại sao Trung Quốc bán xe máy sang ta, mà lại cấm xe máy ở các thành phố của họ? Tại sao Myanmar còn kém phát triển hơn Việt Nam, lại cấm (và cấm được) xe máy ở Yangon?

Tôi đi Trung Quốc nhiều lần và rất ấn tượng với giao thông công cộng của họ. Tôi cũng sang Myanmar nhiều lần, thấy giao thông đô thị ở Yangon trật tự, văn minh hơn nhiều so với Hà Nội, TPHCM, rất hiếm thấy CSGT ở Yangon khi không mất điện. Không biết có bao nhiêu cảnh sát giao thông ở Hà Nội, TPHCM? - Chắc rất đông, nhưng giao thông vẫn bị tắc nghẽn, rối loạn.

Tôi tin rằng Hà Nội, TPHCM cần có một lộ trình cấm xe máy và hạn chếô tô cá nhân với độ dài 10-15 năm, đồng bộ với các biện pháp phát triển giao thông công cộng (đặc biệt là xe buýt). Tôi nghĩ Hà Nội và TPHCM cần quyết tâm xây dựng đề án theo tinh thần Nghị quyết 88 của Chính phủ. Thậm chí Đà Nẵng cũng có thể làm trên tinh thần đi trước đón đầu, thay vì để đến khi tắc nghẽn giao thông mới bắt đầu tính.

Xe cá nhân đang cản đường phát triển vận tải công cộng
 Nhiều ý kiến lo ngại rằng, nếu hạn chế xe cá nhân thì người dân sẽ đi lại bằng gì đây?
Nếu tôi là nhà đầu tư, tôi không dại gì đầu tư vào xe buýt nếu không có lộ trình hạn chế và tiến tới cấm xe máy.

TS Lương Hoài Nam,
chuyên gia giao thông
Nếu hạn chế xe cá nhân thì người dân sẽ đi lại bằng giao thông công cộng, đặc biệt là xe buýt. Nếu phủ kín Hà Nội, TPHCM với 20.000 xe buýt mỗi nơi, chỉ mất cỡ 2 tỷ USD. Nhưng để xe buýt hoạt động hiệu quả thì phải hạn chế, tiến tới cấm xe máy. Bình quân mỗi km đường Hà Nội hiện đang “gánh” 800 xe máy biển số Hà Nội; ở thành phố Hồ Chí Minh thì khoảng 1.550 chiếc xe đăng ký/1 km đường. Xe máy kín đường thì xe buýt chạy nhanh, an toàn sao được? Số ô tô các loại trên 1 km đường ở Hà Nội, TPHCM rất thấp, chỉ 50-70 chiếc/1 km, so với hơn 200 chiếc/1 km ở Singapore, hơn 300 chiếc/1 km ở Hong Kong. Có thêm 20.000, thậm chí 30.000 xe buýt, số xe trung bình trên 1 km chỉ tăng thêm 5-10 chiếc, không đáng kể, đường sẽ thông thoáng. Nói Hà Nội và TPHCM không đủ đường cho xe buýt chạy là không thuyết phục.
Rất nhiều nước trên thế giới đã thực hiện thành công việc hạn chế phương tiện cá nhân. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể thực hiện thành công việc đó?
Nên loại bỏ hoàn toàn xe máy sau 10-15 năm nữa - ảnh 2
Hà Nội, TPHCM cần có một lộ trình cấm xe máy và hạn chế ô tô cá nhân với độ dài 10-15 năm. Ảnh: Hồng Vĩnh
Rất nhiều người nói: “Đầu tư đủ giao thông công cộng đi, tôi sẽ tự bỏ xe máy!”. Có người đúng là sẽ bỏ xe máy, nhưng cũng có những người không bỏ. Nếu như lệnh cấm xe máy ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Yangon bị hủy bỏ, tôi tin là ở những nơi này xe máy lại xuất hiện đầy đường ngay. Xe máy có cái tiện của xe máy và được không ít người hâm mộ. Nó là phương tiện giao thông “đến tận cửa nhà”, tiện để đi ăn ở hàng quán vỉa hè, đi chợ. Nó cũng tiện cho việc lượn lờ mua sắm, làm việc riêng trong giờ làm việc.

Nếu tôi là nhà đầu tư, tôi không dại gì đầu tư vào xe buýt nếu không có lộ trình hạn chế và tiến tới cấm xe máy; tôi xin nhường việc công ích cho nhà nước. Tôi đọc các tài liệu về cấm xe máy ở Trung Quốc, Myanmar, thấy họ cũng vấp phải sự phản ứng của không ít người dân, nhưng họ vẫn làm, với một tầm nhìn đáng nể về tương lai đô thị hiện đại và nền giao thông đô thị văn minh, an toàn. Họ buộc phải dùng từ “cấm”, mặc dù nó khó nghe, vì không cấm không được. Phải quyết tâm như họ thì mới có thể làm được.

Cảm ơn ông!

http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/bo-xe-ca-nhan-dan-di-lai-bang-gi-959394.tpo

Hoài Trần

About Hoài Trần -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :