Tờ National Interest của Mỹ vừa có bài viết đánh giá về kế hoạch hiện đại hóa quân sự của Việt...
Theo đó, sự dịch chuyển này là một phần trong chiến lược của Hà Nội để làm giảm đi sự phụ thuộc về các phần cứng quân sự của Nga, cũng như tăng cường sức mạnh quân sự.
Theo nhà báo Siva Govindasamy của hãng tin Reuter, Việt Nam đang đàm phán với các nhà sản xuất máy bay như Saab JAS-39E/F Gripen NG, Eurofighter Typhoon, Lockheed Martin F-16 Fighting Falcon và Boeing F/A-18E/F Super Hornet. Ngoài ra, loại chiến đấu cơ hạng nhẹ F/A-50 mà Hàn Quốc hợp tác phát triển cùng với Lockheed (Mỹ) cũng được để mắt đến.
Việt Nam không ngừng tăng cường tiềm lực quân sự bằng các phần cứng của châu Âu.
Kế hoạch hiện đại hóa quân sự của Việt Nam có thể đi đến một thỏa thuận mua tới 100 chiến đấu cơ mới để thay thế cho 144 chiếc MiG-21 và 38 chiếc Su-22 đã lỗi thời. Máy bay chiến đấu mới sẽ bổ sung cho các phi đội chiến đấu cơ đa năng Sukhoi Su-27/30 Flanker do Nga cung cấp. Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng 12 chiếc Su-27 và 32 chiếc Su-30MK2, trong đó còn 4 chiếc Su-30MK2 khác sẽ được Nga bàn giao trong năm 2016.
Trong khi Washington và Hà Nội đã có những điều kiện tốt hơn trong những năm gần đây, với việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến thăm Hà Nội hồi tháng 6/2015, tuy nhiên, việc mua các loại máy bay chiến đấu Mỹ sẽ vẫn còn xa đối với Việt Nam. Vì vậy, máy bay chiến đấu của châu Âu sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn rất nhiều. Thực tế cho thấy, Việt Nam đã thảo luận để mua loại chiến đấu cơ Typhoon của châu Âu.
Tuy nhiên, Việt Nam không chỉ cần thêm các máy bay chiến đấu, căng thẳng trong tranh chấp trên Biển Đông dẫn tới nhu cầu lớn về việc trang bị máy bay giám sát và tuần tra hàng hải. Việt Nam cũng đã đàm phán với Thụy Điển để mua biến thể máy bay cảnh báo sớm và tuần tra hải quân Saab 340/2000.
Việt Nam cũng thảo luận mua một phiên bản tuần tra hải quân của máy bay Airbus C-295, biến thể Sea Hercules của máy bay vận tải C-130 và máy bay săn ngầm P-8 Poseidon.
Theo BĐV