Trong số những loại thực phẩm giàu chất xơ thì đậu đen được xem thực phẩm chứa nhiều chất xơ nhất. Mỗi 100g đậu đen cung cấp 1.594 kcalo, 36 g protid, 15,9g...
Đậu đen có chứa các chất như glucid 53%, protein 24%, lipid 1,7%, các vitamin A, B1, B2, PP, C; giàu acid amin: lysin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleusin, arginin, histidin; Các nguyên tố vô cơ: Ca, P, Fe…có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức lực,...
Đỗ đen tính bình, vị ngọt, giá trị dinh dưỡng tương đối cao, chứa protein, ít chất béo, khoáng chất phong phú, ngoài ra còn chứa thành phần canxi, kẽm, sắt, beta caroten, vitamin B1, B2, B12 cần thiết cho cơ thể.
Đối với người tinh thần trạng thái hay mất cân bằng, thể trạng yếu, đỗ đen có tác dụng bổ dưỡng.
Đậu đen xanh lòng
Đậu đen có tác dụng hiệu quả ngay với việc làm dưỡng da, làm đen râu, tóc; ăn thường xuyên giúp chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ
Đậu đen có tác dụng hiệu quả ngay với việc làm dưỡng da, làm đen râu, tóc; ăn thường xuyên giúp chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ
Đỗ đen giúp bổ thận, bổ máu và có tác dụng làm sáng mắt.
Đậu đen rất có ích cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, bằng chứng sau khi ăn xong không hề xuất hiện tình trạng tăng đường huyết vì chất xơ và một số chất khác có trong đậu đen ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.
Đặc biệt chè đỗ đen có tác dụng điều trị đối với thận yếu, lưng eo nhức mỏi, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét.
Chè đỗ đen còn có tác dụng làm sắc màu da sáng và mịn màng hơn. Tuy nhiên, còn tùy thể trạng mà ăn nhiều hay ít trong mỗi lần.
Nhiều sách cổ viết rằng, ăn đậu đen chữa được chứng thủy thũng; tê thấp, bổ thận, giải độc cơ thể, phụ nữ dùng lâu ngày thì làm đẹp dung nhan.
Có hai loại đậu đen là loại vỏ đen ruột trắng và loại vỏ đen ruột xanh gọi là đậu đen xanh lòng được sử dụng làm thuốc nhiều hơn.
Đông y cho rằng, sắc đen thuộc hành thủy, liên quan đến tạng Thận, có tác dụng dẫn thuốc về Thận.
Một số loại thuốc, nhất là hà thủ ô, vị thuốc bổ Thận, làm đen râu tóc, thường được sao tẩm nhiều lần với đậu đen.
Hơn nữa, về mặt 'thiên nhân tương ứng' đậu đen có hình dạng giống như quả thận trong thân người. Do đó, theo Y học cổ truyền, đậu đen có tác dụng bổ Thận.