PGS Lê Bạch Mai – Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết người Việt Nam có thói quen khát đường, thích ăn rất nhiều đường từ việc sử dụng sữa cũng có nhiều đường.
Cảnh báo đường từ sữa
Chị Nguyễn Thị Minh Vân trú tại Lò Đúc, Hà Nội tâm sự con gái của chị không uống sữa xách tay từ Châu Âu về mà cháu thích uống sữa nội. Chị Vân thấy rất lạ cháu chỉ uống sữa nội nhưng cân nặng vẫn tăng nhanh.Chị Vân cho biết 5 tuổi cháu đã nặng 25 kg và đi khám dinh dưỡng bác sĩ cho biết cháu bị béo phì. Chị Vân thanh minh cháu lười ăn và chỉ uống sữa nội nhưng vẫn tăng cân nhiều.
Chị giật mình khi bác sĩ cho biết sữa nội nhiều đường nếu trẻ thích ăn sữa nội cũng có thể dễ tăng cân.
Chị Vân lo ngại nên nhờ chồng công tác ở nước ngoài xách sữa bột về nhưng con chị không uống. Chị Vân uống thử cũng thấy sữa nhạt hơn sữa bình thường chị vẫn mua.
Mang băn khoăn của chị Vân trao đổi với PGS Lê Bạch Mai, bà Mai cho biết người Việt Nam rất thích ăn đường, thói quen háo đường từ thời xa xưa.
Trong đó, theo nghiên cứu đường của trẻ em ăn vào có tới 40 % đường đến từ sữa. Các loại sữa ở nước ta ngọt hơn hẳn các nước khác.
Trong khi đó, đường từ sữa chủ yếu là chất tạo ngọt, hay còn gọi là đường hóa học.
Chất tạo ngọt trong sữa bột thực chất là đường hóa học.
Bà Mai lo ngại nếu cứ sử dụng đường như hiện nay chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng “chai sạn” đường của người Việt. Người Việt sẽ không còn cảm nhận được vị ngọt từ đường truyền thống.Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu cho rằng nếu sử dụng chất tạo ngọt lâu dài nhưng đầu lưỡi nhận được vị ngọt, làm mất đi phản xạ của bộ não kiểm soát độ đường huyết và không có phản xạ dừng chế độ ăn.
Nếu một người đang sử dụng chất tạo ngọt có độ ngọt cao khi dừng lại bộ não không còn cảm nhận được chất tạo ngọt truyền thống, não bộ bỏ qua vai trò kiểm soát “no” của mình sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân.
Bệnh tật rình rập
Ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số.
Trong xã hội hiện đại, tình trạng thừa cân, béo phì ở người trưởng thành đang có xu hướng ngày càng phổ biến và trở thành một trong những thách thức lớn đối với chương trình chăm sóc sức khỏe ở mọi quốc gia.
Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm. Tiêu biểu như các bệnh tim mạch, bao gồm: tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim.
Nguy hểm hơn là người Việt phải đối diện với nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư như ung thư túi mật, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư thận…
Nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tử vong càng cao khi chỉ số BMI càng lớn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có hai cách tiếp cận chính trong phòng chống thừa cân béo phì là phòng ngừa tăng cân và thúc đẩy giảm cân.
Phòng chống thừa cân, béo phì thực hiện theo các nguyên tắc:
- Tập trung làm giảm các yếu tố môi trường đang tạo thuận lợi cho thừa cân, béo phì
- Làm giảm các yếu tố nguy cơ tác động đến các cá nhân hay nhóm có nguy cơ đồng thời quản lý từng trường hợp cho các đối tượng đã bị thừa cân, béo phì.
Việc phòng ngừa để người có cân nặng bình thường không bị thừa cân, béo phì là vấn đề quan tâm chính của y học dự phòng.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên phối hợp phòng chống thừa cân béo phì trong chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm của quốc gia.
Điều các chuyên gia dinh dưỡng lo ngại nhất đó là bệnh đái tháo đường. PGS Lê Bạch Mai cho biết tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường gia tămg 211% trong mười năm.
Hiện nay, đái tháo đường gia tăng 5,4 %, tỷ lệ tiền đái tháo đường là 12,8 % với tốc độ gia tăng như hiện nay dự báo năm 2025 có 9% người trưởng thành việt nam mắc ĐTĐ và 20 % tiền ĐTĐ.
Điều đặc biệt, người Việt Nam không có thói quen phòng bệnh mà chủ yếu đi xét nghiệm đái tháo đường khi có bệnh và phát hiện tình cơ khi đi khám bệnh.
Thực trạng tiêu thụ đường ở Việt Nam đó là dẫn đến bệnh thừa cân béo phì.
Tỷ lệ thừa cân từ năm 2000 đến 2005 tăng gấp đôi, sau 10 năm tăng 3 lần lên 11 % năm 2010, trẻ em dưới 5 tuổi từ 2000 – 2010 tăng 9,2 % thừa cân béo phì điều này song song với tỷ lệ tăng đường, thực phẩm có chỉ số JI cao trong bữa cơm Việt Nam.