Thanh tra Chính phủ đã tiến hành trên 40.000 cuộc thanh tra, trên 830.000 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành và phát hiện trên 212.000 tỷ đồng sai phạm.
Trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối 13/12, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, năm 2015, ngành thanh tra đã tiến hành trên 40.000 cuộc thanh tra, trên 830.000 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành và phát hiện trên 212.000 tỷ đồng sai phạm, chuyển cơ quan điều tra 313 vụ với 356 đối tượng.
- Trong 9 tháng đầu năm, thanh tra TP HCM và TP Hà Nội báo cáo không có tham nhũng trên địa bàn. Tổng Thanh tra đánh giá như thế nào về kết quả báo cáo này?
- Trong thời gian qua, ngành thanh tra cả nước đã hết sức cố gắng để cùng các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ. Riêng đối với Thanh tra TP Hà Nội và TP HCM đã triển khai rất nhiều cuộc thanh tra. Thanh tra TP Hà Nội trong 9 tháng đầu năm đã chuyển cơ quan điều tra 7 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Thanh tra TP HCM chuyển 4 vụ việc.
Tuy nhiên, đối với việc xác định tội danh tham nhũng thì theo quy định pháp luật, chỉ khi nào tòa án phán quyết thì mới gọi là tội danh tham nhũng. Đối với ngành thanh tra, chức năng là khi thanh tra, phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, tiến hành chuyển cơ quan truy tố và xét xử.
- Có một thực tế là tham nhũng ngày một tinh vi hơn và được che chắn dưới những vỏ bọc kỹ càng hơn, núp dưới hình thức như lợi ích nhóm hoặc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài. Như vậy, công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng chắc chắn phải có thay đổi cho phù hợp?
- Trong những vụ việc phát hiện tham nhũng, có biểu hiện của lợi ích nhóm rất tinh vi, thậm chí cấu kết chặt chẽ thành một nhóm người, làm vô hiệu hóa thiết chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị. Còn có những vụ việc tạo ra lợi ích nhóm từ việc xây dựng cơ chế chính sách để làm lợi cho cá nhân, cho nhóm của mình.
Thời gian sắp tới, trong các giải pháp phòng ngừa tham nhũng đồng bộ, phải có những giải pháp thiết thực ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý các hành vi tham nhũng nói chung trong đó có tham nhũng lợi ích nhóm.
- Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam đã tăng từ 25 lên 31 trên thang điểm 100 (trong đó 0 chỉ mức độ tham nhũng cao và 100 là rất trong sạch). Mức tăng này đã phản ánh đúng thực tế phòng và chống tham nhũng ở Việt Nam hay chưa, thưa Tổng Thanh tra?
- Có thể nói đây là sự tiến bộ mà Tổ chức Minh bạch quốc tế đã đánh giá. Yếu tố thứ nhất là hoàn thiện thể chế thì Việt Nam hoàn thiện thể chế rất sớm, từ Luật Phòng, chống tham nhũng 2005, sau đó sửa đổi vào các năm 2007, 2012. Chúng ta đang tổng kết 10 năm việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng để sửa đổi, bổ sung toàn diện.
Việt Nam cũng đề ra Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, ban hành nhiều luật khác có liên quan để điều chỉnh hành vi và xử lý tham nhũng. Có thể nói rằng việc hoàn thiện thể chế ở Việt Nam đã có bước tiến rất dài.
Thứ hai, Việt Nam được đánh giá là dân chủ và công khai minh bạch. Ví dụ như việc xây dựng Hiến pháp 2013 đã được lấy ý kiến toàn dân. Ngoài ra, các luật, nghị định, thông tư của các cơ quan Nhà nước đều được lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Chính phủ, các cơ quan Nhà nước đến chính quyền địa phương đều thường xuyên công khai minh bạch các hoạt động của mình cũng như trong các hoạt động kinh tế-xã hội, các kỳ họp Quốc hội cũng như tại các diễn đàn.
Thứ ba, Tổ chức Minh bạch quốc tế đánh giá trách nhiệm giải trình của Việt Nam tốt so với một số nước. Rõ ràng là tại Việt Nam, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước các cấp đã chú trọng, thường xuyên giải trình những vấn đề mà người dân, báo chí và dư luận quan tâm.
Ngoài ra, trách nhiệm giải trình cũng được thực hiện thường xuyên khi Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng đã trả lời chất vấn trong các kỳ họp Quốc hội.
- Trong thời gian qua, ngành thanh tra đã đạt được những kết quả gì, có những vụ việc tiêu cực lớn nào đã được phanh phui?
- Trong năm qua, ngành thanh tra đã tiến hành trên 40.000 cuộc thanh tra, trên 830.000 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành và phát hiện trên 212.000 tỷ đồng sai phạm, chuyển cơ quan điều tra 313 vụ với 356 đối tượng.
Về kết quả xử lý sau thanh tra, trong 5 năm, bình quân thanh tra xong, việc xử lý thu hồi tài sản nhà nước bình quân đạt 50%, riêng năm 2014 thì thu hồi 69% và năm 2015 là 70%.
- Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đang đến gần, tuy nhiên, một số vụ việc khiếu nại, tố cáo vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Với trách nhiệm được phân công trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phục vụ Đại hội, Tổng Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra đã có giải pháp nào để đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, xử lý các vụ việc tham nhũng gây bất bình trong dư luận thời gian gần đây?
- Thực hiện chủ trương của Thủ tướng, chủ trương của tiểu ban phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đến thời điểm này, ngành thanh tra đã tham mưu cho các cấp chính quyền, phối hợp với các ngành, các cấp giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh mới. Mặc dù khiếu nại tố cáo gay gắt, phức tạp vẫn còn, nhưng đã kiểm soát được tình hình.
Trong thời gian sắp tới, ngành thanh tra sẽ tập trung một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, Thanh tra Chính phủ cùng các bộ, ngành thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức hội nghị giao ban giải quyết khiếu nại tố cáo ở ba khu vực gồm Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung-Tây Nguyên, và phía Bắc để bàn chủ trương, biện pháp phối hợp giải quyết các vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp, đông người.
Thứ hai, chúng tôi tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương, địa phương, và cả hệ thống chính trị để giải quyết, tạo đồng thuận cho người dân. Quan điểm là giải quyết dứt điểm vụ việc để người dân không còn khiếu nại đông người, phức tạp; tạo sự đồng thuận, làm cho người dân thực hiện được quyền, nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo của mình.
Đồng thời ngành thanh tra phối hợp với các cơ quan chức năng để bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; phục vụ tốt Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng như bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp.
'Không phân biệt người có hành vi tham nhũng là ai'
Bộ Chính trị nêu rõ, với những vụ tham nhũng được phát hiện, làm rõ đến đâu xử lý đến đó, có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố điều tra và đã kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử.
Theo Tuấn Minh/ Chinhphu.vn
Trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối 13/12, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, năm 2015, ngành thanh tra đã tiến hành trên 40.000 cuộc thanh tra, trên 830.000 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành và phát hiện trên 212.000 tỷ đồng sai phạm, chuyển cơ quan điều tra 313 vụ với 356 đối tượng.
- Trong 9 tháng đầu năm, thanh tra TP HCM và TP Hà Nội báo cáo không có tham nhũng trên địa bàn. Tổng Thanh tra đánh giá như thế nào về kết quả báo cáo này?
- Trong thời gian qua, ngành thanh tra cả nước đã hết sức cố gắng để cùng các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ. Riêng đối với Thanh tra TP Hà Nội và TP HCM đã triển khai rất nhiều cuộc thanh tra. Thanh tra TP Hà Nội trong 9 tháng đầu năm đã chuyển cơ quan điều tra 7 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Thanh tra TP HCM chuyển 4 vụ việc.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh.
Tuy nhiên, đối với việc xác định tội danh tham nhũng thì theo quy định pháp luật, chỉ khi nào tòa án phán quyết thì mới gọi là tội danh tham nhũng. Đối với ngành thanh tra, chức năng là khi thanh tra, phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, tiến hành chuyển cơ quan truy tố và xét xử.
- Có một thực tế là tham nhũng ngày một tinh vi hơn và được che chắn dưới những vỏ bọc kỹ càng hơn, núp dưới hình thức như lợi ích nhóm hoặc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài. Như vậy, công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng chắc chắn phải có thay đổi cho phù hợp?
- Trong những vụ việc phát hiện tham nhũng, có biểu hiện của lợi ích nhóm rất tinh vi, thậm chí cấu kết chặt chẽ thành một nhóm người, làm vô hiệu hóa thiết chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị. Còn có những vụ việc tạo ra lợi ích nhóm từ việc xây dựng cơ chế chính sách để làm lợi cho cá nhân, cho nhóm của mình.
Thời gian sắp tới, trong các giải pháp phòng ngừa tham nhũng đồng bộ, phải có những giải pháp thiết thực ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý các hành vi tham nhũng nói chung trong đó có tham nhũng lợi ích nhóm.
- Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam đã tăng từ 25 lên 31 trên thang điểm 100 (trong đó 0 chỉ mức độ tham nhũng cao và 100 là rất trong sạch). Mức tăng này đã phản ánh đúng thực tế phòng và chống tham nhũng ở Việt Nam hay chưa, thưa Tổng Thanh tra?
- Có thể nói đây là sự tiến bộ mà Tổ chức Minh bạch quốc tế đã đánh giá. Yếu tố thứ nhất là hoàn thiện thể chế thì Việt Nam hoàn thiện thể chế rất sớm, từ Luật Phòng, chống tham nhũng 2005, sau đó sửa đổi vào các năm 2007, 2012. Chúng ta đang tổng kết 10 năm việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng để sửa đổi, bổ sung toàn diện.
Việt Nam cũng đề ra Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, ban hành nhiều luật khác có liên quan để điều chỉnh hành vi và xử lý tham nhũng. Có thể nói rằng việc hoàn thiện thể chế ở Việt Nam đã có bước tiến rất dài.
Thứ hai, Việt Nam được đánh giá là dân chủ và công khai minh bạch. Ví dụ như việc xây dựng Hiến pháp 2013 đã được lấy ý kiến toàn dân. Ngoài ra, các luật, nghị định, thông tư của các cơ quan Nhà nước đều được lấy ý kiến đóng góp của nhân dân.
Chính phủ, các cơ quan Nhà nước đến chính quyền địa phương đều thường xuyên công khai minh bạch các hoạt động của mình cũng như trong các hoạt động kinh tế-xã hội, các kỳ họp Quốc hội cũng như tại các diễn đàn.
Thứ ba, Tổ chức Minh bạch quốc tế đánh giá trách nhiệm giải trình của Việt Nam tốt so với một số nước. Rõ ràng là tại Việt Nam, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước các cấp đã chú trọng, thường xuyên giải trình những vấn đề mà người dân, báo chí và dư luận quan tâm.
Ngoài ra, trách nhiệm giải trình cũng được thực hiện thường xuyên khi Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng đã trả lời chất vấn trong các kỳ họp Quốc hội.
- Trong thời gian qua, ngành thanh tra đã đạt được những kết quả gì, có những vụ việc tiêu cực lớn nào đã được phanh phui?
- Trong năm qua, ngành thanh tra đã tiến hành trên 40.000 cuộc thanh tra, trên 830.000 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành và phát hiện trên 212.000 tỷ đồng sai phạm, chuyển cơ quan điều tra 313 vụ với 356 đối tượng.
Về kết quả xử lý sau thanh tra, trong 5 năm, bình quân thanh tra xong, việc xử lý thu hồi tài sản nhà nước bình quân đạt 50%, riêng năm 2014 thì thu hồi 69% và năm 2015 là 70%.
- Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đang đến gần, tuy nhiên, một số vụ việc khiếu nại, tố cáo vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Với trách nhiệm được phân công trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phục vụ Đại hội, Tổng Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra đã có giải pháp nào để đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, xử lý các vụ việc tham nhũng gây bất bình trong dư luận thời gian gần đây?
- Thực hiện chủ trương của Thủ tướng, chủ trương của tiểu ban phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đến thời điểm này, ngành thanh tra đã tham mưu cho các cấp chính quyền, phối hợp với các ngành, các cấp giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh mới. Mặc dù khiếu nại tố cáo gay gắt, phức tạp vẫn còn, nhưng đã kiểm soát được tình hình.
Trong thời gian sắp tới, ngành thanh tra sẽ tập trung một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, Thanh tra Chính phủ cùng các bộ, ngành thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức hội nghị giao ban giải quyết khiếu nại tố cáo ở ba khu vực gồm Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung-Tây Nguyên, và phía Bắc để bàn chủ trương, biện pháp phối hợp giải quyết các vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp, đông người.
Thứ hai, chúng tôi tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương, địa phương, và cả hệ thống chính trị để giải quyết, tạo đồng thuận cho người dân. Quan điểm là giải quyết dứt điểm vụ việc để người dân không còn khiếu nại đông người, phức tạp; tạo sự đồng thuận, làm cho người dân thực hiện được quyền, nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo của mình.
Đồng thời ngành thanh tra phối hợp với các cơ quan chức năng để bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; phục vụ tốt Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng như bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp.
'Không phân biệt người có hành vi tham nhũng là ai'
Bộ Chính trị nêu rõ, với những vụ tham nhũng được phát hiện, làm rõ đến đâu xử lý đến đó, có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố điều tra và đã kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử.
Theo Tuấn Minh/ Chinhphu.vn