Các chuyên gia y tế đưa ra bài kiểm tra là thực hiện một số động tác đơn giản nhưng nói lên tình trạng tốt-xấu của cơ thể rõ nét, thậm chí có thể dự đoán về tuổi thọ của bạn.
Các chuyên gia y tế gợi ý một số phương pháp kiểm tra sức khỏe tại nhà hiệu quả mà không cần các thiết bị phức tạp như máy quét MRI hay xét nghiệm.
1. Giữ thăng bằng
Thời gian giữ cơ thể thăng bằng phản ánh thực trạng sức khỏe của bạn. Để thực hiện, bạn đứng trên một chân, chân còn lại uống cong ra phía sau. Nếu bạn có thể đứng thăng bằng trên 60 giây, đó là dấu hiệu sức khỏe của bạn tốt. Những người chỉ đứng được dưới 20 giây có nguy cơ gặp các vấn đề về não trong tương lai gần, theo Daily Health Post.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự mất cân thằng bằng liên hệ chặt chẽ tới các tổn thương nhỏ trong não và các mạch máu chính. Mặc dù sức khỏe của bạn vẫn bình thường, nhưng các tổn thương này có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ, mất trí nhớ. Khi bạn không thể kéo dài trạng thái cân bằng trên 1 chân trong 20 giây, hãy tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể để được bác sĩ tư vấn về dinh dưỡng và cách chăm sóc để cải thiện sức khỏe.
2. Ngồi xuống, đứng lên
Để thực hiện bài kiểm tra, mỗi người cần đứng lên ngồi xuống mà không sử dụng bất kỳ trợ giúp nào 10 lần liên tiếp. Phương thức này bắt nguồn từ bài tập đứng ngồi hay gọi tắt là kiểm tra SRT, đo mức độ linh hoạt và sức mạnh cơ xương của bệnh nhân.
Nhiệm vụ này có vẻ dễ dàng nhưng nhiều người khó có thể thực hiện nếu không sử dụng tay để chống, đỡ. Một nghiên cứu của Đại học Gam Fiho, Brazil, đối với người ở độ tuổi 51 - 80 cho thấy, những người không thể ngồi xuống đứng lên mà không dùng tay có khả năng tử vong cao gấp 5 lần trong vòng 6 năm so với người thực hiện điều này dễ dàng. Nhiều nghiên cứu khoa học khác cũng chứng minh rằng, thường xuyên tập aerobic và luyện tập cơ bắp có thể cải thiện tích tuổi thọ của chúng ta.
3. Thử chạm vào các đầu ngón chân
Đối với nhiều người, chạm tay vào đầu ngón chân khi gập đôi người là một thử thách không dễ. Một nghiên cứu trên tạp chí Tim mạch và tuần hoàn sinh lý học cho thấy, một cơ thể ít linh hoạt sẽ khiến các cơ, động mạch xơ cứng khiến bạn khó khăn khi vươn tay để chạm tới mũi bàn chân. Tác giả nghiên cứu cảnh báo, những đối tượng này có nguy cơ đau tim, đột quỵ rất cao.
Thu Hoài
Nhu cầu bảo vệ sức khỏe khi để không bị ốm vào đầu mùa đông rất cần thiết, nhất là người già, trẻ em có sức đề kháng kém.
Bảo vệ sức khỏe để không bị ốm đầu đông là mối quan tâm của rất nhiểu gia đình, bởi lỡ hệ miễn dịch suy giảm là bệnh tật tấn công. Sau đây là một số điều nên làm để không bị ốm trong thời tiết giá lạnh:
1. Bí quyết đầu tiên là rèn thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, rửa sạch kẽ móng tay - nơi dễ đọng vi khuẩn nhất để tránh đưa vi khuẩn có hại vào cơ thể (nhất là khi ăn). Rửa tay sạch còn phòng ngừa bệnh cúm, bệnh đường tiêu hóa, giảm nguy cơ xâm nhập của virus, vi khuẩn và các mầm bệnh vào cơ thể.
2. Để không bị ốm đầu đông, nên đeo khẩu trang khi ra đường để giảm hít khói bụi độc hại và ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm phát tán trong không khí. Nhưng cần giặt sạch khẩu trang 2-3 lần/tuần.
3. Hãy choàng khăn, hoặc đội mũ để giữ ấm đầu – nơi dễ bị ảnh hưởng khi lạnh. Bàn chân xa tim nhất, máu khó xuống nên dễ bị lạnh, cần đi tất cotton dày loại dễ thấm hút mồ hôi để giữ ấm chân.
4. Với người cao tuổi, người có bệnh thấp khớp, cao huyết áp, tim mạch... để không bị ốm cần duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với không khí lạnh, ngủ sớm, dậy muộn, không nên tập thể dục quá sớm, khi thời tiết còn lạnh.
5. Đối với trẻ nhỏ, quan trọng nhất là giữ ấm cho trẻ để bảo vệ trẻ không bị nhiễm lạnh. Để phòng tránh mắc bệnh, ngoài giữ ấm cơ thể, cần vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày. Khi trẻ mắc bệnh cần đưa đi khám sớm, tránh để bệnh chuyển nặng.
6. Người già, trẻ nhỏ, người yếu cần chú ý tắm gội khi nhiệt độ xuống thấp. Nên dùng nước nóng và đèn sưởi ấm để làm ấm không khí phòng tắm và việc tắm gội thoải mái, an toàn hơn.
7. Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, ho… không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh, bởi dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, sốc phản vệ... rất nguy hiểm đến tính mạng.
8. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung thực phẩm giàu vitamin A trong rau quả, vitamin C (cam, quýt, rau xanh), sắt, kẽm ( hàu, ngao, thịt)... Người có bệnh tim mạch, huyết áp cần đảm bảo ăn nhạt, ít muối, giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo giàu cholesterol. Người có cơ địa dễ dị ứng cần chú ý tránh xa các thực phẩm là các tác nhân gây dị ứng.
9. Nên ăn thức ăn luôn ấm nóng để giúp cơ thể ấm áp, tránh nhiễm bệnh. Bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày vì tỏi có khả năng diệt khuẩn, ngừa cảm cúm, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Buổi sáng trước khi ra khỏi nhà nên uống 1 cốc sữa nóng cho ấm bụng. Buổi tối trước khi đi ngủ cũng nên uống 1 cốc sữa nóng sẽ giúp ngủ ngon.
10. Nên bổ sung nước cho cơ thể ít nhất từ 1,5-2 lít nước/ngày để tránh da bị khô, nứt nẻ.
Theo Uyển Hương/Báo Gia Đình & Xã Hội
Các chuyên gia y tế gợi ý một số phương pháp kiểm tra sức khỏe tại nhà hiệu quả mà không cần các thiết bị phức tạp như máy quét MRI hay xét nghiệm.
Bài kiểm tra đứng lên ngồi xuống giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe. Ảnh: Yourhealth.
1. Giữ thăng bằng
Thời gian giữ cơ thể thăng bằng phản ánh thực trạng sức khỏe của bạn. Để thực hiện, bạn đứng trên một chân, chân còn lại uống cong ra phía sau. Nếu bạn có thể đứng thăng bằng trên 60 giây, đó là dấu hiệu sức khỏe của bạn tốt. Những người chỉ đứng được dưới 20 giây có nguy cơ gặp các vấn đề về não trong tương lai gần, theo Daily Health Post.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự mất cân thằng bằng liên hệ chặt chẽ tới các tổn thương nhỏ trong não và các mạch máu chính. Mặc dù sức khỏe của bạn vẫn bình thường, nhưng các tổn thương này có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ, mất trí nhớ. Khi bạn không thể kéo dài trạng thái cân bằng trên 1 chân trong 20 giây, hãy tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể để được bác sĩ tư vấn về dinh dưỡng và cách chăm sóc để cải thiện sức khỏe.
2. Ngồi xuống, đứng lên
Để thực hiện bài kiểm tra, mỗi người cần đứng lên ngồi xuống mà không sử dụng bất kỳ trợ giúp nào 10 lần liên tiếp. Phương thức này bắt nguồn từ bài tập đứng ngồi hay gọi tắt là kiểm tra SRT, đo mức độ linh hoạt và sức mạnh cơ xương của bệnh nhân.
Nhiệm vụ này có vẻ dễ dàng nhưng nhiều người khó có thể thực hiện nếu không sử dụng tay để chống, đỡ. Một nghiên cứu của Đại học Gam Fiho, Brazil, đối với người ở độ tuổi 51 - 80 cho thấy, những người không thể ngồi xuống đứng lên mà không dùng tay có khả năng tử vong cao gấp 5 lần trong vòng 6 năm so với người thực hiện điều này dễ dàng. Nhiều nghiên cứu khoa học khác cũng chứng minh rằng, thường xuyên tập aerobic và luyện tập cơ bắp có thể cải thiện tích tuổi thọ của chúng ta.
3. Thử chạm vào các đầu ngón chân
Đối với nhiều người, chạm tay vào đầu ngón chân khi gập đôi người là một thử thách không dễ. Một nghiên cứu trên tạp chí Tim mạch và tuần hoàn sinh lý học cho thấy, một cơ thể ít linh hoạt sẽ khiến các cơ, động mạch xơ cứng khiến bạn khó khăn khi vươn tay để chạm tới mũi bàn chân. Tác giả nghiên cứu cảnh báo, những đối tượng này có nguy cơ đau tim, đột quỵ rất cao.
Thu Hoài
Nhu cầu bảo vệ sức khỏe khi để không bị ốm vào đầu mùa đông rất cần thiết, nhất là người già, trẻ em có sức đề kháng kém.
Bảo vệ sức khỏe để không bị ốm đầu đông là mối quan tâm của rất nhiểu gia đình, bởi lỡ hệ miễn dịch suy giảm là bệnh tật tấn công. Sau đây là một số điều nên làm để không bị ốm trong thời tiết giá lạnh:
1. Bí quyết đầu tiên là rèn thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, rửa sạch kẽ móng tay - nơi dễ đọng vi khuẩn nhất để tránh đưa vi khuẩn có hại vào cơ thể (nhất là khi ăn). Rửa tay sạch còn phòng ngừa bệnh cúm, bệnh đường tiêu hóa, giảm nguy cơ xâm nhập của virus, vi khuẩn và các mầm bệnh vào cơ thể.
Cần rèn thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh...
2. Để không bị ốm đầu đông, nên đeo khẩu trang khi ra đường để giảm hít khói bụi độc hại và ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm phát tán trong không khí. Nhưng cần giặt sạch khẩu trang 2-3 lần/tuần.
3. Hãy choàng khăn, hoặc đội mũ để giữ ấm đầu – nơi dễ bị ảnh hưởng khi lạnh. Bàn chân xa tim nhất, máu khó xuống nên dễ bị lạnh, cần đi tất cotton dày loại dễ thấm hút mồ hôi để giữ ấm chân.
4. Với người cao tuổi, người có bệnh thấp khớp, cao huyết áp, tim mạch... để không bị ốm cần duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với không khí lạnh, ngủ sớm, dậy muộn, không nên tập thể dục quá sớm, khi thời tiết còn lạnh.
5. Đối với trẻ nhỏ, quan trọng nhất là giữ ấm cho trẻ để bảo vệ trẻ không bị nhiễm lạnh. Để phòng tránh mắc bệnh, ngoài giữ ấm cơ thể, cần vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày. Khi trẻ mắc bệnh cần đưa đi khám sớm, tránh để bệnh chuyển nặng.
Nên ăn nhiều rau củ quả, vitamin C để bảo vệ sực khỏe khi vào đông. Ảnh minh họa
6. Người già, trẻ nhỏ, người yếu cần chú ý tắm gội khi nhiệt độ xuống thấp. Nên dùng nước nóng và đèn sưởi ấm để làm ấm không khí phòng tắm và việc tắm gội thoải mái, an toàn hơn.
7. Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, ho… không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh, bởi dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, sốc phản vệ... rất nguy hiểm đến tính mạng.
8. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung thực phẩm giàu vitamin A trong rau quả, vitamin C (cam, quýt, rau xanh), sắt, kẽm ( hàu, ngao, thịt)... Người có bệnh tim mạch, huyết áp cần đảm bảo ăn nhạt, ít muối, giảm thực phẩm chứa nhiều chất béo giàu cholesterol. Người có cơ địa dễ dị ứng cần chú ý tránh xa các thực phẩm là các tác nhân gây dị ứng.
9. Nên ăn thức ăn luôn ấm nóng để giúp cơ thể ấm áp, tránh nhiễm bệnh. Bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày vì tỏi có khả năng diệt khuẩn, ngừa cảm cúm, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Buổi sáng trước khi ra khỏi nhà nên uống 1 cốc sữa nóng cho ấm bụng. Buổi tối trước khi đi ngủ cũng nên uống 1 cốc sữa nóng sẽ giúp ngủ ngon.
10. Nên bổ sung nước cho cơ thể ít nhất từ 1,5-2 lít nước/ngày để tránh da bị khô, nứt nẻ.
Theo Uyển Hương/Báo Gia Đình & Xã Hội