Theo quan sát của chúng tôi, vết chân đá lớn nhất in rõ 5 ngón chân, sâu khoảng 3 cm, dài khoảng gần 50 cm, rộng chừng 15 cm, nằm trên một phiến đá lớn.
Không biết từ bao giờ, trong dân gian đã lưu truyền những câu chuyện đầy màu sắc tâm linh, huyền bí như chuyện về cậu Bảy, chuyện về những dấu chân hằn sâu dưới mặt đá.
Truyền thuyết về cậu Bảy
Từ TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi đến TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương. Từ đây, đi theo đường ĐT744 thêm hơn 50 cây số nữa là đến quần thể núi Tha La. Theo những bậc cao niên ở địa phương, trước kia quần thể núi Tha La có đến 36 ngọn, cao từ 100 đến 400 m. Nhưng sau đó, nhiều ngọn núi đã bị san bằng để lấy đất, đá xây dựng công trình hồ Dầu Tiếng.
Hiện nay, dãy Tha La chỉ còn hơn 21 ngọn núi: Tha La, núi Chúa, núi Cửa Ông, núi Ông, núi Cậu... nằm sát nhau và quây thành hình chữ U, với diện tích khoảng 1.600ha. Dù cụm núi Cậu nằm trên địa phận tỉnh Bình Dương nhưng người ta vẫn quen gọi cậu Bảy là "cậu Bảy Tây Ninh".
Có lẽ do ngày xưa quần thể núi Cậu thuộc địa phận Tây Ninh, nên dù sau này, khi chia tách địa giới hành chính, núi Cậu thuộc về tỉnh Bình Dương, nhưng người ta vẫn quen gọi theo tên cũ.
Từ hàng trăm năm nay, trong cõi tâm linh của giới huyền thuật, cậu Bảy Tây Ninh là một vị bồ tát của người Việt. Trong khẩu quyết thần chú của nhiều trường phái huyền thuật, các pháp sư vẫn cầu tên cậu Bảy trong số hàng trăm vị thần tướng. Giới huyền linh, pháp sư vùng Đông Nam Á xem cậu Bảy mới là người uy lực nhất, vẫn thường tìm đến tận nơi phát tích của cậu Bảy để thiền định luyện phép, nhờ cậu Bảy chứng quả thăng cấp cho mình.
Hầu như không còn ai biết gốc tích thật của cậu Bảy. Từ thuở khai hoang, người ta đã thấy trên đỉnh Ông Cậu có một cái hang đá được gọi là miếu thờ cậu Bảy. Bên trong ngôi miếu có bức tượng cậu Bảy đứng thủ bộ võ. Bên ngoài cửa miếu có tượng một con cọp nhe nanh như đứng gác.
“Truyền thuyết xưa, có thể có, có thể không, nhưng điều quan trọng là những truyền thuyết ấy đều nói lên những trang sử hào hùng của đất nước, kể về những vị anh hùng dân tộc, từ thời phong kiến, đến cả 2 cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc ta”, ông Nguyễn Ngọc Nam, nguyên Giám đốc Bảo tàng Tây Ninh.
Sau năm 1975, ngôi chùa được ông Đinh Văn Trên, cựu chiến binh từng có nhiều năm hoạt động ở vùng này, bỏ công sức ra xây lại miếu thờ cậu Bảy đồng thời xây thêm một ngôi chùa dưới chân núi Cậu, đặt tên là chùa Thái Sơn do chính ông làm trụ trì. Ngay chính điện chùa này là bức tượng cậu Bảy với hình tượng một võ tướng, râu tóc dài, thần thái uy nghi.
Chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Hùng, năm nay đã ngoài 80 tuổi, sống dưới chân núi Cậu, và được ông kể cho nghe câu chuyện huyền bí về cậu Bảy thế này: Cậu Bảy tên thật là Lê Sĩ Triệt, vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống bằng nghề đi rừng, hái củi ở vùng rừng thiêng nước độc Tha La thời ấy.
Vì thế, cậu có sức vóc hơn người, tinh thông võ nghệ, có tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng ra tay khi thấy chuyện bất bằng. Sau này, trở thành một trong những vị tướng giỏi nhất của tả quân Lê Văn Duyệt. Sau khi lập nhiều công trạng, ông đã trở thành võ quan cận thần của vua Gia Long.
Khi Gia Long thất thế trước quân Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt khuyên vua Gia Long về núi Tha La lánh nạn bởi địa thế nơi này hiểm trở, dễ thủ khó công. Nhưng trước sự truy sát gắt gao của nhà Tây Sơn, vua Gia Long cùng tùy tùng tiếp tục bôn đào về phía Nam. Trước khi rời đi, ông dặn Lê Sĩ Triệt ở lại và sẽ trùng phùng nếu nên nghiệp lớn.
Khi vua Gia Long vừa rời đi, quân Tây Sơn tràn lên núi. Lê Sĩ Triệt lánh sang ngọn núi cao nhất có tên là Yên Ngựa ẩn thân, tu luyện võ thuật, đồng thời bắt tay vào khai khẩn đất hoang, giúp dân trừ gian diệt ác.
Để che giấu thân phận, Lê Sĩ Triệt chỉ xưng là cậu Bảy. Có rất nhiều dấu chân khổng lồ in sâu dưới đá, nằm rải rác ở khu vực núi Bà Đen, Tây Ninh và quần thể núi Cậu. Những dấu chân in sâu dưới đá trên núi chính là từ những lần tu luyện pháp thuật, khi nội công đạt đến trình độ “thượng thặng” đã tạo ra. Điều này chính là nỗi khiếp sợ của đảng cướp, quan gian chuyên ức hiếp người nghèo khi ấy. Sau khi ông mất, người dân phong ông thành thần, lập miếu thờ trên đỉnh núi Cậu này để tưởng nhớ.
Những dấu chân thần bí
Bên cạnh câu chuyện mang đầy màu sắc tâm linh trên, còn có những truyền thuyết khác kể rằng cậu Bảy là một nhân vật hư cấu, không có thật. Theo truyền thuyết này, những năm đầu thế kỷ 20, vùng rừng núi Tha La là chốn rừng thiêng nước độc, ít ai dám bén mảng tới, và là căn cứ quan trọng của quân cách mạng vùng Dương Minh Châu.
Cậu Truyền thuyết cậu Bảy và những dấu chân trên đá do các chiến sỹ cách mạng thời kháng chiến chống Pháp dựng lên để tạo khu vực cấm, giữ bí mật trạm giao liên trên núi Ông Cậu. "Cậu Bảy" là mật danh của một cán bộ giao liên ẩn dưới áo "ẩn sĩ luyện phép tiên".
Đến giai đoạn chống Mỹ, năm 1961, thực hiện chủ trương của Quân khu ủy, Phân liên khu Miền Đông, Huyện ủy Dương Minh Châu, chỉ định cấp ủy, chi bộ thị trấn Dầu Tiếng gồm 5 đồng chí, đồng chí Trần Văn Lắc phụ trách khu vực ấp 4 Bàu Sình lên đóng quân trên núi Cậu. Chính nhờ những truyền thuyết huyền bí này mà lực lượng cán bộ cách mạng chủ chốt ở phía Nam của ta đã đóng chốt tương đối an toàn.
Ông Nguyễn Ngọc Nam, nguyên Giám đốc Bảo tàng Tây Ninh, kể: “Tác dụng của việc này là vào những năm chiến tranh ác liệt, Trần Lệ Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu, đã từng nhiều lần cho quân và máy móc đến để san ủi những ngọn núi Tha La nhằm làm giảm khí thế của quân ta nhưng đều thất bại. Truyền rằng, mỗi lần nhác thấy những vết chân đá khổng lồ ở chân núi, bọn địch lại khiếp sợ và truyền tai nhau về sức mạnh vô biên của cậu Bảy mà phải rút lui”.
Ông Nam cho biết, khu vực núi Cậu có 7 dấu chân. Đó là các dấu chân in hằn, lõm sâu vào trong phiến đá rất rõ nhưng lại có kích thước khá khác nhau. Cụ thể, có một vết chân đá thuộc loại khổng lồ, lớn hơn kích thước chân người thường nhiều lần, nằm ở sau lưng chùa Thái Sơn. 6 vết chân khác nằm rải rác nhiều nơi trong núi Cậu. Theo quan sát của chúng tôi, vết chân đá lớn nhất in rõ 5 ngón chân, sâu khoảng 3 cm, dài khoảng gần 50 cm, rộng chừng 15 cm, nằm trên một phiến đá lớn.
Một số dấu chân nhỏ hơn được cho là của bà Lý Thị Thiên Hương, người từng được cậu Bảy cứu thoát khỏi tay một đảng cướp khét tiếng thời bấy giờ. Bà Thiên Hương sau đó trở thành vợ Lê Sĩ Triệt. Theo truyền thuyết, bà Thiên Hương là người phụ nữ đẹp tuyệt trần, chính vì đẹp nên bà đã bị tên quan trấn, cũng là cha nuôi nhiều lần muốn hãm hại, và bà cự tuyệt nên đã bị quân lính của tên quan này giết, đốt xác trên núi. Truyền thuyết về núi Bà Đen và chùa bà Tây Ninh có từ đó.
Dù cậu Bảy là ai, xuất thân như thế nào thì hiện nay, cậu vẫn được coi là một vị thánh nhân trong tâm thức của người dân trong vùng. Vào ngày mùng 7 tháng 5 âm lịch, tức ngày giỗ cậu Bảy, hàng trăm bị đạo sỹ của các giáo phái và hàng ngàn người dân từ mọi miền lại về để cúng lễ cậu Bảy, như một nét tâm linh huyền bí của những người theo đạo này vậy.
Không biết từ bao giờ, trong dân gian đã lưu truyền những câu chuyện đầy màu sắc tâm linh, huyền bí như chuyện về cậu Bảy, chuyện về những dấu chân hằn sâu dưới mặt đá.
Truyền thuyết về cậu Bảy
Từ TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi đến TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương. Từ đây, đi theo đường ĐT744 thêm hơn 50 cây số nữa là đến quần thể núi Tha La. Theo những bậc cao niên ở địa phương, trước kia quần thể núi Tha La có đến 36 ngọn, cao từ 100 đến 400 m. Nhưng sau đó, nhiều ngọn núi đã bị san bằng để lấy đất, đá xây dựng công trình hồ Dầu Tiếng.
Hiện nay, dãy Tha La chỉ còn hơn 21 ngọn núi: Tha La, núi Chúa, núi Cửa Ông, núi Ông, núi Cậu... nằm sát nhau và quây thành hình chữ U, với diện tích khoảng 1.600ha. Dù cụm núi Cậu nằm trên địa phận tỉnh Bình Dương nhưng người ta vẫn quen gọi cậu Bảy là "cậu Bảy Tây Ninh".
Núi Cậu bên hồ Dầu Tiếng, nhìn từ xa
Có lẽ do ngày xưa quần thể núi Cậu thuộc địa phận Tây Ninh, nên dù sau này, khi chia tách địa giới hành chính, núi Cậu thuộc về tỉnh Bình Dương, nhưng người ta vẫn quen gọi theo tên cũ.
Từ hàng trăm năm nay, trong cõi tâm linh của giới huyền thuật, cậu Bảy Tây Ninh là một vị bồ tát của người Việt. Trong khẩu quyết thần chú của nhiều trường phái huyền thuật, các pháp sư vẫn cầu tên cậu Bảy trong số hàng trăm vị thần tướng. Giới huyền linh, pháp sư vùng Đông Nam Á xem cậu Bảy mới là người uy lực nhất, vẫn thường tìm đến tận nơi phát tích của cậu Bảy để thiền định luyện phép, nhờ cậu Bảy chứng quả thăng cấp cho mình.
Hầu như không còn ai biết gốc tích thật của cậu Bảy. Từ thuở khai hoang, người ta đã thấy trên đỉnh Ông Cậu có một cái hang đá được gọi là miếu thờ cậu Bảy. Bên trong ngôi miếu có bức tượng cậu Bảy đứng thủ bộ võ. Bên ngoài cửa miếu có tượng một con cọp nhe nanh như đứng gác.
Tượng cậu Bảy trên núi Cậu
Sau năm 1975, ngôi chùa được ông Đinh Văn Trên, cựu chiến binh từng có nhiều năm hoạt động ở vùng này, bỏ công sức ra xây lại miếu thờ cậu Bảy đồng thời xây thêm một ngôi chùa dưới chân núi Cậu, đặt tên là chùa Thái Sơn do chính ông làm trụ trì. Ngay chính điện chùa này là bức tượng cậu Bảy với hình tượng một võ tướng, râu tóc dài, thần thái uy nghi.
Chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Hùng, năm nay đã ngoài 80 tuổi, sống dưới chân núi Cậu, và được ông kể cho nghe câu chuyện huyền bí về cậu Bảy thế này: Cậu Bảy tên thật là Lê Sĩ Triệt, vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống bằng nghề đi rừng, hái củi ở vùng rừng thiêng nước độc Tha La thời ấy.
Vì thế, cậu có sức vóc hơn người, tinh thông võ nghệ, có tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng ra tay khi thấy chuyện bất bằng. Sau này, trở thành một trong những vị tướng giỏi nhất của tả quân Lê Văn Duyệt. Sau khi lập nhiều công trạng, ông đã trở thành võ quan cận thần của vua Gia Long.
Khi Gia Long thất thế trước quân Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt khuyên vua Gia Long về núi Tha La lánh nạn bởi địa thế nơi này hiểm trở, dễ thủ khó công. Nhưng trước sự truy sát gắt gao của nhà Tây Sơn, vua Gia Long cùng tùy tùng tiếp tục bôn đào về phía Nam. Trước khi rời đi, ông dặn Lê Sĩ Triệt ở lại và sẽ trùng phùng nếu nên nghiệp lớn.
Khi vua Gia Long vừa rời đi, quân Tây Sơn tràn lên núi. Lê Sĩ Triệt lánh sang ngọn núi cao nhất có tên là Yên Ngựa ẩn thân, tu luyện võ thuật, đồng thời bắt tay vào khai khẩn đất hoang, giúp dân trừ gian diệt ác.
Để che giấu thân phận, Lê Sĩ Triệt chỉ xưng là cậu Bảy. Có rất nhiều dấu chân khổng lồ in sâu dưới đá, nằm rải rác ở khu vực núi Bà Đen, Tây Ninh và quần thể núi Cậu. Những dấu chân in sâu dưới đá trên núi chính là từ những lần tu luyện pháp thuật, khi nội công đạt đến trình độ “thượng thặng” đã tạo ra. Điều này chính là nỗi khiếp sợ của đảng cướp, quan gian chuyên ức hiếp người nghèo khi ấy. Sau khi ông mất, người dân phong ông thành thần, lập miếu thờ trên đỉnh núi Cậu này để tưởng nhớ.
Những dấu chân thần bí
Bên cạnh câu chuyện mang đầy màu sắc tâm linh trên, còn có những truyền thuyết khác kể rằng cậu Bảy là một nhân vật hư cấu, không có thật. Theo truyền thuyết này, những năm đầu thế kỷ 20, vùng rừng núi Tha La là chốn rừng thiêng nước độc, ít ai dám bén mảng tới, và là căn cứ quan trọng của quân cách mạng vùng Dương Minh Châu.
Cậu Truyền thuyết cậu Bảy và những dấu chân trên đá do các chiến sỹ cách mạng thời kháng chiến chống Pháp dựng lên để tạo khu vực cấm, giữ bí mật trạm giao liên trên núi Ông Cậu. "Cậu Bảy" là mật danh của một cán bộ giao liên ẩn dưới áo "ẩn sĩ luyện phép tiên".
Dấu chân đá trên núi Cậu
Đến giai đoạn chống Mỹ, năm 1961, thực hiện chủ trương của Quân khu ủy, Phân liên khu Miền Đông, Huyện ủy Dương Minh Châu, chỉ định cấp ủy, chi bộ thị trấn Dầu Tiếng gồm 5 đồng chí, đồng chí Trần Văn Lắc phụ trách khu vực ấp 4 Bàu Sình lên đóng quân trên núi Cậu. Chính nhờ những truyền thuyết huyền bí này mà lực lượng cán bộ cách mạng chủ chốt ở phía Nam của ta đã đóng chốt tương đối an toàn.
Ông Nguyễn Ngọc Nam, nguyên Giám đốc Bảo tàng Tây Ninh, kể: “Tác dụng của việc này là vào những năm chiến tranh ác liệt, Trần Lệ Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu, đã từng nhiều lần cho quân và máy móc đến để san ủi những ngọn núi Tha La nhằm làm giảm khí thế của quân ta nhưng đều thất bại. Truyền rằng, mỗi lần nhác thấy những vết chân đá khổng lồ ở chân núi, bọn địch lại khiếp sợ và truyền tai nhau về sức mạnh vô biên của cậu Bảy mà phải rút lui”.
Bên trong miếu thờ cậu Bảy cũ nằm sâu trong hang núi
Một số dấu chân nhỏ hơn được cho là của bà Lý Thị Thiên Hương, người từng được cậu Bảy cứu thoát khỏi tay một đảng cướp khét tiếng thời bấy giờ. Bà Thiên Hương sau đó trở thành vợ Lê Sĩ Triệt. Theo truyền thuyết, bà Thiên Hương là người phụ nữ đẹp tuyệt trần, chính vì đẹp nên bà đã bị tên quan trấn, cũng là cha nuôi nhiều lần muốn hãm hại, và bà cự tuyệt nên đã bị quân lính của tên quan này giết, đốt xác trên núi. Truyền thuyết về núi Bà Đen và chùa bà Tây Ninh có từ đó.
Dù cậu Bảy là ai, xuất thân như thế nào thì hiện nay, cậu vẫn được coi là một vị thánh nhân trong tâm thức của người dân trong vùng. Vào ngày mùng 7 tháng 5 âm lịch, tức ngày giỗ cậu Bảy, hàng trăm bị đạo sỹ của các giáo phái và hàng ngàn người dân từ mọi miền lại về để cúng lễ cậu Bảy, như một nét tâm linh huyền bí của những người theo đạo này vậy.