Tham khảo
NGŨ HÀNH
Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc,Hỏa, Thổ, Kim và Thủy (tiếng Trung: 木, 火, 土, 金, 水; bính âm: Mù, huǒ, tǔ, jīn, shuǐ). Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.[1][2][3] Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 - Sinh) còn gọi là Tương sinh và (克 - Khắc) hayTương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng. - Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
- Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm chế hóa, thừa thắng và hạ nhục,bổ - tả thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.
Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore... từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự v.v.
Các quy luật
Tương sinh,
tương khắc, tương thừa, tương vũ kết hợp thành hệ chế hoá, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.
- Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.
- Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại).
Hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.
Quan hệ với các lĩnh vực khác
Ngũ hành | Mộc | Hỏa | Thổ | Kim | Thủy |
---|
Số Hà Đồ | 3 | 2 | 5 | 4 | 1 |
Cửu Cung | 3,4 | 9 | 5,8,2 | 7,6 | 1 |
Thời gian trong ngày | Rạng sáng | Giữa trưa | Chiều | Tối | Nửa đêm |
Năng lượng | Nảy sinh | Mở rộng | Cân bằng | Thu nhỏ | Bảo tồn |
Bốn phương | Đông | Nam | Trung tâm | Tây | Bắc |
Bốn mùa | Xuân | Hạ | Chuyển mùa (mỗi 3 tháng) | Thu | Đông |
Thời tiết | Gió (ấm) | Nóng | Ẩm | Mát (sương) | Lạnh |
Màu sắc | Xanh Lục | Đỏ | Vàng | Trắng/Da Cam | Đen/Xanh lam |
Thế đất | Dài | Nhọn | Vuông | Tròn | Ngoằn ngoèo |
Trạng thái | Sinh | Trưởng | Hóa | Thâu | Tàng |
Vật biểu | Thanh Long | Chu Tước | Kỳ Lân | Bạch Hổ | Huyền Vũ |
Mùi vị | Chua | Đắng | Ngọt | Cay | Mặn |
Cơ thể | Gân | Mạch | Thịt | Da lông | Xương tuỷ não |
Bàn tay | Ngón cái | ngón trỏ | Ngón giữa | Ngón áp út | Ngón út |
Ngũ tạng | Can (gan) | Tâm (tim) | Tỳ (hệ tiêu hoá) | Phế (phổi) | Thận (hệ bài tiết) |
Lục phủ | Đởm (mật) | Tiểu trường (ruột non) | Vị (dạ dày) | Đại trường (ruột già) | Bàng quang |
Ngũ căn | Xúc giác, Thân | Thị giác, Mắt | Thính giác, Tai | Khứu giác, Mũi | Vị giác, Lưỡi |
Ngũ tân | Bùn phân | Mồ hôi | Nước dãi | Nước mắt | Nước tiểu |
Ngũ đức | Nhân | Lễ | Tín | Nghĩa | Trí |
Xúc cảm | Giận | Mừng | Lo | Buồn | Sợ |
Giọng | Ca | Cười | Khóc | Nói (la, hét, hô) | Rên |
Thú nuôi | Chó | Dê/Cừu | Trâu/Bò | Gà | Heo |
Hoa quả | Mận | Mơ | Táo tàu | Đào | Hạt dẻ |
Ngũ cốc | Lúa mì | Đậu | Gạo | Ngô | Hạt kê |
Thập can | Giáp, Ất | Bính, Đinh | Mậu, Kỷ | Canh, Tân | Nhâm, Quý |
Thập nhị chi | Dần, Mão | Tỵ, Ngọ | Thìn, Tuất, Sửu, Mùi | Thân, Dậu | Tý, Hợi |
Âm nhạc | Mi | Son | Đô | Rê | La |
Thiên văn | Mộc Tinh (Tuế tinh) | Hỏa Tinh (Huỳnh tinh) | Thổ Tinh (Trấn tinh) | Kim Tinh (Thái Bạch) | Thủy Tinh (Thần tinh) |
Bát quái ¹ | Tốn, Chấn | Ly | Khôn, Cấn | Càn, Đoài | Khảm |
Ngũ uẩn (ngũ ấm) | Sắc uẩn | Thức uẩn | Hành uẩn | Tưởng uẩn | Thọ uẩn |
Tây Du Ký | Bạch Long Mã | Tôn Ngộ Không | Đường Tam Tạng | Sa Ngộ Tĩnh | Trư Bát Giới |
Ngũ Nhãn | Thiên nhãn | Phật nhãn | Pháp nhãn | Tuệ nhãn | Nhục, thường nhãn |
- Đây là 8 quái cơ bản, từ đó biến ra 64 quẻ của Kinh Dịch.
About Hoài Trần -
Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.