Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Hoài Trần

Quyển sách thần biến nước bẩn thành nước sạch

Cuốn sách thần kì

 có thể biến nước bẩn thành nước sạch


"The Drinkable Book" (Cuốn sách uống được) là một phát minh mới có thể cứu được hàng triệu sinh mạng trên thế giới. Các trang sách của nó được làm từ loại giấy đặc biệt có thể lọc nước chảy qua, diệt đến 99% vi khuẩn.

Cuốn sách thần kì này là thành quả của quá trình nghiên cứu vất vả của Theresa Dankovich - một nhà nghiên cứu bậc sau Tiến sĩ. Trong nhiều năm, bà đã phát triển và thử nghiệm công nghệ này, làm việc tại trường đại học McGill ở Canada và trường Virginia. Các trang của cuốn sách này chứa các hạt nano bạc hoặc đồng, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Các vi sinh vật sẽ hấp thụ các ion bạc hoặc đồng khi chúng thấm qua trang sách.


Cuốn sách thần kì có thể biến nước bẩn thành nước sạch.

Tiến sĩ Dankovich giải thích: "Các ion đi ra khỏi bề mặt của các hạt nano, và chúng sẽ được hấp thụ bởi các vi khuẩn. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là xé trang sách ra, đặt trong một bộ lọc đơn giản và đổ nước bẩn từ sông, giếng hay suối, và bạn sẽ có được nước sạch".

Ý tưởng của bà không phải là hoàn toàn mới, bạc và các kim loại khác đã được sử dụng để lọc nước trong nhiều thế kỉ, tuy nhiên chưa từng ai nghĩ ra ý tưởng đưa nó vào giấy cả. Bà đã nghĩ ra ý tưởng này trong thời gian làm việc tại đại học McGill, lúc bà phát hiện ra rằng tờ giấy lọc khi nhúng vào các hạt nano có thể loại bỏ lượng lớn vi sinh vật. Ngay sau đó, bà mở rộng công nghệ này ra đồng, một nguyên liệu rẻ hơn rất nhiều so với bạc.

Theo các thử nghiệm được tiến hành, mỗi trang sách có khả năng làm sạch 100 lít nước. Có nghĩa là một cuốn sách có thể lọc và cung cấp nguồn nước cho một người trong bốn năm. Nhờ vậy mà cuốn sách Drinkable Book này sẽ vô cùng hữu ích trong bối cảnh hiện nay khi mà 663 triệu người trên thế giới không được tiếp cận với nguồn nước sạch. Các thí nghiệm cũng đã được tiến hành tại 25 nguồn nước ô nhiễm ở Nam Phi, Ghana và Bangladesh, chứng minh rằng loại giấy này đã tiêu diệt thành công đến 99% mầm mống gây bệnh trong nước.


Cách sử dụng cuốn sách này cũng vô cùng đơn giản: Bản chỉ cần xé trang sách ra.


Để vào một bộ lọc đơn giản.


Ngoài ra, trên cuốn sách còn in những thông điệp vô cùng ý nghĩa, tuyên truyền mọi người hãy bảo vệ nguồn nước.

Tiến sĩ Dankovich cho biết: "Hơn 90% mẫu nước về cơ bản đều không còn vi khuẩn sau khi được lọc qua loại giấy này. Thật thú vị nếu được chứng kiến loại giấy này không chỉ có hiệu quả trong phòng thí nghiệm mà còn thành công cả ở những nguồn nước thật". 

Bà cũng chia sẻ về một nơi có nguồn nước quá ô nhiễm mà nhiều người đã nghi ngờ về độ hiệu quả của nguồn nước. "Có một nơi mà nước thải đổ trực tiếp vào nguồn nước, có mật độ vi khuẩn cao. Nhưng chúng tôi đã rất ấn tượng với khả năng của loại giấy này, khi mà nó có thể diệt gần như toàn bộ vi khuẩn trong mẫu nước lấy ở đây."

Bà cho biết khi Drinkable Book đã có được thành công nhất định, bà sẽ cùng đồng nghiệp tiếp tục nỗ lực để sản xuất thêm nhiều cuốn sách nữa. Hiện nay họ mới chỉ làm sách thủ công bằng tay, nhưng họ hy vọng rằng có thể sản xuất hàng loạt trong nay mai. Bà nói:"Chúng tôi cần đưa nó đến tay mọi người để thấy hiệu quả của nó còn có thể đến đâu".

Tiến sĩ Daniele Lantagne, một kĩ sư môi trường chia sẻ với BBC News rằng trong khi các thử nghiệm đang cho thấy nhiều hứa hẹn, bà vẫn chưa chắc chắn được liệu cuốn sách này có thể loại bỏ những bệnh tật gây ra bởi các vi sinh vật chứ không phải vi khuẩn được không. Bà nói: "Tôi muốn nhìn thấy kết quả với động vật nguyên sinh và vi rút. Phát minh này rất hứa hẹn nhưng mà chưa chắc đã cứu được thế giới trong ngày mai. Họ còn phải hoàn thành một bước quan trọng nữa".

Bà nói thêm rằng Tiến sĩ Dankovich và đội của bà còn cần một thiết kế mang tính thương mại hơn nếu muốn đưa sản phẩm này tiến xa hơn.

(Nguồn: Oddycentral)





Hoài Trần

About Hoài Trần -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :