Khám Phá Khả Năng Lắng Nghe
Viết bởi Gary Smalley- Ngày 5 tháng Chín, 2003, lúc 12:58
*Hãy tạo nên một tư thế. Quay mặt bạn về phía người phối ngẫu của bạn. Nếu bạn đang ngồi, hãy xoay ghế của bạn hướng về lẫn nhau và giảm bớt căng thẳng. Sự mở hai cánh tay của bạn và chéo ngang hai chân của bạn sẽ gửi đến một thông tin tiềm thức trong trạng thái “đề phòng” hay “Trí óc đóng kín”. Việc mở hai chân ra báo một dấu hiệu rằng bạn đang giãm sự đề phòng và muốn mời người phối ngẫu của bạn vào nơi của bạn.
*Những cái gật khuyến khích và những lời công nhận. Bạn phải cho người phối ngẫu của bạn biết rằng bạn tập trung vào điều mà anh ta hay cô ta đang nói. Tất cả chỉ cần một cái gật đầu phụ động hay một lời – chỉ một từ thôi! – của sự xác định, đơn giãn như là “Đúng,” “Phải”, hay “tôi hiểu.”
*Ánh mắt tiếp xúc. Qua một trong những buổi bàn thảo, một người vợ nói chồng của cô ta, “Khi anh nhìn vào em trong khi em đang nói, nó giống như là anh đang đụng vào em bằng ánh mắt của anh.” Thật là một cách đàm thoại ẩn dụ tuyệt vời! Tạo nên ánh mắt tiếp xúc là, dĩ nhiên, một trong những hướng đi tới con đường quan hệ gia đình tột đĩnh. Trong quyển sách của bà, Bạn Chỉ Không Hiểu, Deborah Tannen viết ra sự nghiên cứu trong đó những trẻ em được cho một tựa đề để thảo luận. Những đứa bé trai đã không nhìn vào lẫn nhau khi chúng nói chuyện; chúng chỉ ngồi cạnh nhau và nhìn vào khoãng không. Ngược lại, những đứa bé gái đã xoay những cái ghế của chúng về phía lẫn nhau và nhìn mỗi người với sự chú ý đầy đủ khi chúng đàm thoại. Thái độ này đã tiếp tục qua thời thiếu nhi và thanh niên trẻ. Ý nghĩa của nó là gì? Những người đàn ông phải học để tập trung vào sự bảo tồn ánh mắt tiếp xúc.
*Cái va chạm. Đây là khả năng lắng nghe không bằng lời tuyệt diệu nhất, cách để làm cạn cơn giận ngay lập tức từ một hoàn cảnh. Chỉ thử nó. Tôi nghĩ rằng bạn sẽ khám phá rằng khi bạn chạm vào người phối ngẫu của bạn trong khi bạn lắng nghe – đôi tay cầm lấy lẫn nhau, hai đầu gối đụng nhau, một cái vỗ về phía sau lưng – bạn sẽ thấy rằng nó sẽ khó khăn để mà tập trung vào cơn giận. Nhưng hãy nhớ rằng điều này không có nghĩa gì mà có thể được coi như một cái va chạm tình dục, mà có thể đốt cháy cơn giận và buông lỏng cơn đau khi bạn đang đối diện với một vấn đề chưa giải quyết.
*Dựng nên một quang cảnh. Giới hạn những sự chi phối là tột bực để nhận ra sự lắng nghe. Hãy tắt Ti-vi, mở dây điện thoại, làm những sự sắp xếp cho những đứa trẻ. Cho người phối ngẫu của bạn biết rằng sự lắng nghe thì quan trọng hơn bất cứ những chuyện khác đối với bạn trong lúc này.
2: Hãy Tóm Tắt Người Kia
Tính chất của sự lắng nghe thoáng-qua cho phép bạn tránh sự lẫn quẫn trong sự hiểu lầm. Cách tốt nhất để tóm tắt là không “lập lại” từng từ ngữ giống như một cái máy thu băng, nhưng tách ra chi tiết về điều mà bạn đang nghe người phối ngẫu của bạn nói thành những mãnh nhỏ, rồi diễn dãi với người phối ngẫu của bạn những phần nhỏ này khi chúng được làm trọn với mỗi câu nói.
Hãy bắt đầu bằng cách nói “Điều mà anh/em nghe em/anh đang nói…” hay “Anh/em cảm thấy rằng…” hay “Anh/em muốn…” Rồi tóm tắt điều mà bạn nghĩ anh ta hay cô ta đang cố gắng nói cho bạn nghe mà không làm màu mè sự đáp lại của bạn bằng chính những sự giải thích của bạn.
Bạn tôn trọng người phối ngẫu của bạn bằng cách cho phép anh ta hay cô ta là uy quyền cuối cùng cho điều mà anh ta hay cô ta đang nói. Đây là nơi mà tôi đã thấy vợ tôi Norma thật sự dùng phương pháp này. Một nhà thương gia đang nói chuyện dồn dập với tôi trên một cú điện thoại hội hợp, làm điều tôi đã cân nhắc là những viện lý không tìm được, mà ngay lập tức làm tôi tăng thêm sự rối loạn tất cả-quá-tiêu biểu của cơn thịnh nộ. Tôi chỉ vừa sẵn sàng bắt đầu tấn công bằng lời nói, khi Norma bắt đầu dùng những khả năng lắng nghe xuyên-qua của cô.
Norma bắt đầu diễn tả bằng ngữ giải thích mọi điều mà người đang ông đang nói. Cô ta bình tĩnh và thẳng thắng. “Có phải bạn đang nói điều này…?” cô ta nói. Ông ta trả lời và nói thêm, và cô ta chỉ tiếp tục tóm tắt và lập lại điều mà ông ta vừa nói cho đến khi ông ta ngừng nói và dịu xuống. Dù tôi đã dịu xuống! Nhưng thật huyền diệu. Rồi cô gợi ý một cách giải quyết, hoàn toàn được dựa vào cô đã lắng nghe thế nào đối với những điều lo lắng của ông ta. Ông ta thích cách giải quyết bởi vì cô thật sự tập trung vào lời của ông và đã hiểu những nhu cầu của ông trong hoàn cảnh này. Không có một tuần nào trôi qua mà chúng tôi không dùng phương pháp này ở chổ làm với một người nào đó.
Bây giờ, điều gì bạn sẽ làm nếu người nói chuyện của bạn nói quá dài để tóm tắt? Chỉ đưa tay bạn lên để dừng người đó và nói vài điều giống như vầy, “Xin vui lòng để tôi có thể hiểu bạn.” Rồi giải thích lại điều mà bạn vừa nghe trong thời điểm này. Tôi hiểu rằng quá trình này lúc đầu có thể giống như một chút trẻ con, nhưng nó có thể giống như trẻ con nhiều hơn là mắng mỏ và la lối không? Bạn có thể nghĩ rằng sự nói lại điều mà người phối ngẫu của bạn đang nói sẽ nói cho người phối ngẫu của bạn rằng bạn không nghe điều mà anh ta hay cô ta đã nói, nhưng đây chỉ là điều kiện. Cái nhìn qui ước là để cho người nói tiếp tục nói đến khi nói xong – hay để đánh nhau mỗi lần. Nhưng cho phép người phối ngẫu của bạn nói dông dài chỉ dẫn đến sự nhầm lẫn và mâu thuẫn.
Vì thế, hãy tóm tắt điều mà bạn nghe người bạn phối ngẫu đang nói mỗi hai câu mà không thêm vào những giải thích của chính bạn. Rồi, cho phép người phối ngẫu của bạn đồng ý hay không đồng ý với điều mà bạn đã nói cho anh ta hay cô ta điều bạn đã nghe. Người phối ngẫu của bạn có thể sửa đổi lời của bạn! Hay người phối ngẫu của bạn có thể nói rằng, “Đúng vậy. Đớ chính là điều mà tôi muốn nói.” Đây là điều mà bạn đang tìm kiếm – câu trả lời “Đúng vậy!” Đôi khi, sự tóm tắt của bạn sẽ có kết quả trong sự hiểu biết của người phối ngẫu của bạn về điều mà anh ta và cô ta đang cố gắng nói rõ ràng hơn. Sự lắng nghe của bạn trở thành một món quà mà người phối ngẫu của bạn có thể thật sự hiểu nhiều hơn về anh ta – hay chính cô ta, hay khám phá một vấn đề sâu hơn mà lời nói đang cố gắng truyền đạt.
Nếu điều này xảy ra, nếu người phối ngẫu của bạn diễn tả sự xấu hổ hay tức giận về điều mà anh ta hay cô ta đã nói và bạn đã nghe nó thế nào, rồi người phối ngẫu của bạn có thể bắt đầu hỏi anh ta hay chính cô ta rằng, “Làm thế nào mà tôi đã cho phép điều này xảy ra?” Khi những câu hỏi này xảy ra, đừng nên trả lời hay giảng giải chúng! Hãy tiếp tục lắng nghe và nói lại và sửa lại rõ ràng hơn về điều mà bạn đã nghe. Điều này cho người nói một cơ hội để trả lời những câu hỏi của anh ta hay cô ta, và bày tỏ cho bạn điạ thế bên trong lòng của anh ta hay cô ta.
Hãy luôn nhớ rằng: sự tập trung tư tưởng của bạn là động viên nhiều hơn bất cứ điều gì bạn có thể nói.
Chuyển ngữ: Ngô Ngọc Di