5 lưu ý khi sử dụng Mobile Banking
(e-CHÍP Online) - Mặc dù các ứng dụng Mobile Banking đều sử dụng cơ chế bảo mật cao. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận tài khoản của bạn vẫn có thể bị truy cập trái phép, khi kẻ xấu có được những thông tin cá nhân cần thiết.
Dưới đây là năm lưu ý khi dùng Mobile Banking:
1. Đổi mật khẩu sớm nhất sau khi nhận được thông tin kích hoạt dịch vụ Mobile Banking. Không nên đặt mật khẩu dễ đoán liên quan đến cá nhân như ngày sinh, tên, số điện thoại,… Mật khẩu càng phức tạp càng tốt (ít nhất tám ký tự), nên gồm cả chữ thường, chữ hoa, số và ký tự đặc biệt. Tuyệt đối không tiết lộ mật khẩu cho người khác và nên thay mật khẩu định kỳ, không viết mật khẩu ra giấy hoặc những nơi dễ thấy. Đừng đặt mật khẩu truy cập Mobile Banking giống với mật khẩu đăng nhập tài khoản email, Facebook,… của bạn.
2. Trong trường hợp mất điện thoại, bạn cần báo ngay cho ngân hàng để tạm dừng dịch vụ, đồng thời liên hệ với nhà mạng khóa SIM điện thoại. Khi đã khôi phục được số điện thoại an toàn, bạn hãy yêu cầu ngân hàng đổi thông tin kích hoạt rồi cài đặt ứng dụng Mobile Banking và kích hoạt lại tài khoản.
3. Nếu dùng Mobile Banking trên Android, bạn cần đề phòng mã độc đánh cắp thông tin cá nhân. Tránh cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc cũng như truy cập những địa chỉ không đáng tin cậy được gửi qua email, tin nhắn,… Bởi tin tặc có thể sẽ lừa bạn truy cập vào liên kết chứa mã độc và hiển thị trang giả mạo thông báo ngân hàng yêu cầu cung cấp số điện thoại. Sau đó tiếp tục yêu cầu cài đặt ứng dụng mà thực chất là mã độc lấy cắp những thông tin xác thực của bạn (loại hình lừa đảo khá phổ biến hiện nay).
4. Với dân “tay mơ”, trang bị cho điện thoại Android có sử dụng Mobile Banking ứng dụng bảo mật mạnh (như CM Security của Cheetah Mobile) là rất cần thiết. Nó sẽ giúp bạn tránh được những nguy cơ, rủi ro không lường trước được trong tương lai, ngăn chặn việc đánh cắp thông tin cá nhân.
TVL
1. Đổi mật khẩu sớm nhất sau khi nhận được thông tin kích hoạt dịch vụ Mobile Banking. Không nên đặt mật khẩu dễ đoán liên quan đến cá nhân như ngày sinh, tên, số điện thoại,… Mật khẩu càng phức tạp càng tốt (ít nhất tám ký tự), nên gồm cả chữ thường, chữ hoa, số và ký tự đặc biệt. Tuyệt đối không tiết lộ mật khẩu cho người khác và nên thay mật khẩu định kỳ, không viết mật khẩu ra giấy hoặc những nơi dễ thấy. Đừng đặt mật khẩu truy cập Mobile Banking giống với mật khẩu đăng nhập tài khoản email, Facebook,… của bạn.
2. Trong trường hợp mất điện thoại, bạn cần báo ngay cho ngân hàng để tạm dừng dịch vụ, đồng thời liên hệ với nhà mạng khóa SIM điện thoại. Khi đã khôi phục được số điện thoại an toàn, bạn hãy yêu cầu ngân hàng đổi thông tin kích hoạt rồi cài đặt ứng dụng Mobile Banking và kích hoạt lại tài khoản.
3. Nếu dùng Mobile Banking trên Android, bạn cần đề phòng mã độc đánh cắp thông tin cá nhân. Tránh cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc cũng như truy cập những địa chỉ không đáng tin cậy được gửi qua email, tin nhắn,… Bởi tin tặc có thể sẽ lừa bạn truy cập vào liên kết chứa mã độc và hiển thị trang giả mạo thông báo ngân hàng yêu cầu cung cấp số điện thoại. Sau đó tiếp tục yêu cầu cài đặt ứng dụng mà thực chất là mã độc lấy cắp những thông tin xác thực của bạn (loại hình lừa đảo khá phổ biến hiện nay).
4. Với dân “tay mơ”, trang bị cho điện thoại Android có sử dụng Mobile Banking ứng dụng bảo mật mạnh (như CM Security của Cheetah Mobile) là rất cần thiết. Nó sẽ giúp bạn tránh được những nguy cơ, rủi ro không lường trước được trong tương lai, ngăn chặn việc đánh cắp thông tin cá nhân.
5. Cài đặt mật khẩu khóa điện thoại, nâng cấp ứng dụng Mobile Banking khi có phiên bản mới. Hạn chế thực hiện giao dịch ngân hàng khi dùng mạng không dây công cộng. Những mạng này thường ẩn chứa nhiều rủi ro mà hacker có thể sử dụng công cụ đặc biệt để nghe lén các gói tin truyền tải, từ đó tìm ra thông tin cá nhân của bạn.
TVL