Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Hoài Trần

Từ vụ Chủ tịch PVN bị cho thôi chức: Quy trình bổ nhiệm có lỗ hổng?


Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Người bị khiếu nại nhưng chưa có kết luận của cơ quan chức năng họ vẫn có quyền được xem xét bổ nhiệm
Ngày 19/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định về việc cho thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đối với ông Nguyễn Xuân Sơn.
Liên quan tới vấn đề liệu quy trình bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Sơn có bất cập hay không, phóng viên NTNN đã trao đổi với nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc.
tu vu chu tich pvn bi cho thoi chuc: quy trinh bo nhiem co lo hong? hinh 0

Ông Nguyễn Xuân Sơn (phải). Ảnh: T.L
Phóng viên đề cập lại trường hợp Dương Chí Dũng - đang từ Chủ tịch HĐTV Vinalines đã được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải (Bộ GTVT) để rồi chưa đầy nửa năm sau đã bị khởi tố do các hành vi phạm pháp liên quan tới thời gian còn làm Chủ tịch của Vinalines.
Câu hỏi đặt ra là liệu trong quy trình bổ nhiệm cán bộ cấp cao của chúng ta liệu vẫn có những lỗ hổng hay sự bất hợp lý? Ông Thang Văn Phúc cho rằng: Về mặt nguyên tắc, nếu như một người bị phát hiện có sai phạm mà vẫn được đề bạt là không nên. 
Nhưng thời điểm ông Nguyễn Xuân Sơn được bổ nhiệm làm Chủ tịch PVN (tháng 7/2014), tình hình Ocean Bank - nơi ông Sơn từng làm tổng giám đốc  - chưa đến nỗi nào, thì người ta mới đề bạt. Sau này mới lộ rõ như thế!
“Làm gì cũng phải có quy trình, bổ nhiệm một người như thế không phải là chuyện đơn giản. Nhưng lúc đó chưa phát hiện ra lỗi, sau này phát hiện ra lỗi đến đâu, xử đến đấy cũng là chuyện bình thường” - ông Phúc nói.
Ông Phúc nói thêm, kể cả khi một người khi bị khiếu nại, nhưng chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng thì họ vẫn có quyền được xem xét, bổ nhiệm.
“Theo tôi, quá trình phát triển của xã hội là quá trình đào thải. Chúng ta không thể biết trước mọi điều. Có chăng là nếu phát hiện sớm thì tránh được những hệ lụy cho tổ chức, đơn vị. Có thể hôm nay họ tốt, nhưng ngày mai vì những lợi ích khác nhau họ lại thay đổi, chuyện đó không ai nói trước được. Thậm chí đôi khi không phải lỗi của họ gây ra mà do người khác gây ra, nhưng họ lại phải gánh chịu hậu quả. Thế nên cần nhìn nhận sự việc một cách công tâm, khách quan” - ông Phúc chia sẻ.
Nhìn nhận vấn đề sâu xa hơn, ông Phúc cho rằng dù sao đó cũng là bài học cho những người làm công tác tổ chức, cán bộ. “Làm sao phải tìm nguồn một cách thận trọng, phải quản lý cán bộ thật sâu sát. Sâu sát với cán bộ sẽ vừa giúp phát hiện kịp thời những sai lầm, vừa giúp họ trưởng thành trong quá trình phát triển” - ông Phúc nói. 
Ông Nguyễn Xuân Sơn sinh năm 1962, quê Hà Tĩnh, là thạc sĩ chuyên ngành kinh doanh. Ông tốt nghiệp các trường: ĐH Nam Carolina (Mỹ), chuyên ngành Quản trị kinh doanh, cấp đào tạo trên đại học; ĐH Kinh tế Quốc dân, chuyên ngành Vật giá và Trường Đào tạo cán bộ dầu khí, cấp đào tạo đại học.
Ông Nguyễn Xuân Sơn có 30 năm gắn bó với ngành dầu khí: Từ 1984 là cán bộ Vụ Tài chính Kế toán Tổng cục Dầu khí (sau đó là Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam); Từ năm 2003 đến tháng 10/2006 giữ chức Phó Tổng giám đốc Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) rồi Tổng Giám đốc PVFC đến tháng 5.2007, sau đó được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) tháng 12/2008.
Đầu năm 2011, ông Sơn thôi chức Tổng Giám đốc Ocean Bank, người thay thế là bà Nguyễn Minh Thu. Tháng 1/2015, bà Thu bị bắt vì hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Trước đó, tháng 10/2014, ông Hà Văn Thắm – cựu Chủ tịch của Ocean Bank cũng bị khởi tố và bắt giam do “vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”./.
Theo Hải Phong/Dân Việt

Hoài Trần

About Hoài Trần -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :