Nhị thập bát tú là 28 ngôi sao có thực, do Khoa thiên văn cổ đại quan sát bầu trời phát hiện và định danh. 28 ngôi sao đó ở kề đường Hoàng đạo xích đạo. Đó là những ngôi sao chính, mỗi sao kéo theo một chùm sao khác theo quỹ đạo của nó.
Khoa thiên văn cổ đại cho đó là những định tinh, đứng nguyên một chỗ, nên có thể dùng làm mốc để tính vị trí chuyển dịch của mặt trời, mặt trăng và năm sao Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ thuộc hệ mặt trời. 28 ngôi sao đó chia thành bốn phương trên bầu trời:
- Phương Đông chùm sao Thanh Long có 7 sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ.
- Phương Bắc chùm sao Huyền Vũ có 7 sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.
- Phương Tây chùm sao Bạch Hổ gồm có 7 sao: Khuê, Lâu, Vi, Mão, Tất, Chuỷ, Sâm.
- Phương Nam chùm sao Chu Tước có 7 sao: Tỉnh Quỷ Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chấn.
Các nhà thiên văn còn dựa vào vị trí các sao để tính ngày tiết khí bốn mùa.
Thí dụ lúc hoàng hôn, sao Sâm hướng chính nam tức là tháng Giêng, sao Tâm hướng chính nam tức là tháng 5, sao Khuê hướng đó là tiết Thu phân, sao Mão hướng đó là tiết Đông Chí.
Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng, thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân
- Huyền Vũ: Là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa, có màu đen (huyền, 玄) là màu của hành Thủy ở phương Bắc, do đó tương ứng với mùa đông.
- Bạch Hổ: (白虎) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
- Chu Tước: (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học phương Đông.
Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.
- Đông phương Thanh long (青龍): Giác (角) • Cang (亢) • Đê (氐) • Phòng (房) • Tâm (心) • Vĩ (尾) • Cơ (箕)
- Nam phương Chu tước (朱雀): Tỉnh (井) • Quỷ (鬼) • Liễu (柳) • Tinh (星) • Trương (張) • Dực (翼) • Chẩn (軫)
- Tây phương Bạch hổ (白虎): Khuê (奎) • Lâu (婁) • Vị (胃) • Mão (昴) • Tất (畢) • Chủy/Tuy (觜) • Sâm (參)
- Bắc phương Huyền vũ (玄武): Đẩu (斗) • Ngưu (牛) • Nữ (女) • Hư (虛) • Nguy (危) • Thất (室) • Bích (壁)
Nhị thập bát tú đi vào Thuật chiêm tinh được quy vào Ngũ hành, can chi lại biến thành 28 vị thần sát, mỗi thần sát quản một ngày đêm có sao tốt sao xấu.
KS.KTS Lê Trọng Cường
Dưới đây tôi xin phân tích về cuốn sách “Âm Dương đối lịch 2011 – 2020” do Nhà Xuất bản Thanh Hóa ấn hành, là cuốn sách lịch mà nhân dân ta thường xuyên dùng chọn ngày cưới hỏi, làm nhà, mở cửa hàng... Sách in tới 3.000 bản, dầy 415 trang khổ 16 x 24, có giá 70.000đ ở thời điểm 2011.
Sai so với thuyết địa lý cổ
Sách này nói có 12 ngôi sao Trực (Của Thập nhị kiến khách, một trường phái trạch cát cổ đại Trung Quốc, đã giảm hoạt động dưới thời Hán Vũ Đế) là: Sao Kiến, sao Trừ, sao Mãn, sao Bình, sao Định, sao Chấp, sao Phá, sao Nguy, sao Thành, sao Thu, sao Khai, sao Bế. Ngày tốt xấu theo ý nghĩa của tên các sao ấy, như sao Mãn là đầy tràn, sao Chấp là dính mắc vào, sao Nguy là nguy hiểm...
Điều này chưa đúng. Thuyết địa lý cổ chia xích đạo làm 24 cung, tính từ tâm ra mỗi cung 150. Trong 24 cung đó cứ hai cung đi liền nhau thì có một cung mang tên con giáp ứng với tháng từ đầu năm đến cuối năm là: Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu. Theo quy luật, tháng Giêng đuôi cán gáo của chòm sao Bắc Đẩu chỉ vào cung Dần, thì các ngày Dần của tháng Giêng ứng với trực Kiến; tháng 2 đuôi cán gáo của chòm sao Bắc Đẩu chỉ vào cung Mão, thì các ngày Mão của tháng 2 ứng với trực Trừ; tháng 3 đuôi cán gáo của chòm sao Bắc Đẩu chỉ vào cung Thìn, thì các ngày Thìn của tháng 3 ứng với trực Mãn...
Cứ thế mà vận hành theo quy luật cho kết quả là: Ngày Tỵ của tháng 4 ứng với trực Bình, ngày Ngọ của tháng 5 ứng với trực Định, ngày Mùi của tháng 6 ứng với trực Chấp, ngày Thân của tháng 7 ứng với trực Phá, ngày Dậu của tháng 8 ứng với trực Nguy, ngày Tuất của tháng 9 ứng với trực Thành, ngày Hợi của tháng 10 ứng với trực Thu, ngày Tý của tháng 11 ứng với trực Khai, ngày Sửu của tháng 12 ứng với trực Bế.
Nhầm ngày tháng này sang tháng khác
Cái gay cấn nhất của sách này là đẩy ngày của tháng này sang tháng khác, khiến cho việc sử dụng rất rối ren. Ví dụ: Đẩy 8 ngày của tháng 4 sang tháng 5 năm Giáp Ngọ (2014). Đẩy 10 ngày của tháng 5 sang tháng 6 Giáp Ngọ. Đẩy 14 ngày của tháng 7 sang tháng 8 Giáp Ngọ. Đẩy 14 ngày của tháng 8 sang tháng 9 Giáp Ngọ. Do đẩy ngày tháng nọ sang tháng kia mà làm cho người chọn ngày bị nhầm, định dùng ngày tháng 8 thì đó lại là ngày của tháng 7.
Ở dưới lời giới thiệu của sách ghi: Lưu ý khi sử dụng: “Cột sao Trực, cứ đến ngày chuyển tiết khí mới tức là bước sang tháng âm lịch mới, chúng tôi bôi đen và đề tên tháng”.
Theo cách này ghi trong sách ở ô bôi đen thì ngày mùng 9 tháng 5 mới bắt đầu tháng 5; ngày 11 tháng 6 mới bắt đầu tháng 6; ngày 15 tháng tháng 8 mới bắt đầu tháng 8; ngày 15 tháng 9 mới bắt đầu tháng 9. Như thế tức là tháng 5 đến mồng 9 trăng mới mọc, tháng 6 ngày 11 trăng mới mọc, tháng 9 ngày 15 trăng mới mọc?!
Sao lại có thể kỳ quặc như vậy được. Chúng ta nên biết rằng cổ nhân làm lịch âm tức là lịch tính theo chu kì mặt trăng (nguyệt lịch) có 3 nguyên tắc cơ bản là:
a) Một Hoa giáp chu kỳ là 60 năm, khởi đầu là năm Giáp Tý luân chuyển can chi đến năm Quý Hợi, rồi lặp lại mọi chi tiết năm tháng ngày giờ.
b) Một năm tính theo chu kỳ trăng mọc 12 tháng can chi, hàng can luân chuyển, hàng chi cố định. Tháng giêng là Dần, tháng 2 là Mão, tháng 3 là Thìn, tháng 4 là Tỵ, tháng 5 là Ngọ, tháng 6 là Mùi, tháng 7 là Thân, tháng 8 là Dậu, tháng 9 là Tuất, tháng 10 là Hợi, tháng 11 là Tý, tháng 12 là Sửu.
c) Một tháng vận hành theo chu kỳ 12 ngày từ Tý đến Hợi, ngày nào là hoàng đạo, ngày nào là hắc đạo, có bao nhiêu sao tốt về việc gì, bao nhiêu sao xấu về việc gì. Các chi ấy đi với can nào thì thêm sao sao tốt sao xấu ứng với can đó. Cứ trăng bắt đầu mọc là mùng Một của tháng, gọi là Sóc, ngày 15 gọi là Vọng (rằm), ngày hết tháng gọi là Nguyệt tận.
Theo Ngọc hạp Thông thư của triều Nguyễn và mọi cuốn lịch cổ thì: Từ ngày mùng 1 Tết Nguyên đán đến ngày 29 hoặc 30 (tùy theo thiếu đủ) là tháng Giêng. Từ ngày mùng 1 đến ngày 29 hoặc 30 tháng tiếp theo là tháng 2. Từ ngày mùng 1 đến ngày 29 hoặc 30 của tháng tiếp theo là tháng 3. Cứ như vậy mà tính cho đến tháng Chạp (tháng 12).
Còn tiết khí thì lập xuân có khi đến sớm đậu ở cuối tháng chạp, có đến muộn đậu ở thượng tuần hoặc giữa tháng Giêng. Các tiết khí khác cũng vậy có khi đến sớm có khi đến muộn, hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới trật tự ngày tháng. Duy có người làm nông nghiệp thì căn cứ vào tiết khí mà gieo trồng. Còn mọi việc trong xã hội như làm nhà, cưới xin, giỗ chạp, tiệc làng và bất cứ việc gì đều theo Nguyệt lịch, chứ không ai theo tiết khí lịch như hai tác giả bầy vẽ ra.
Sử dụng phức tạp vì bị thay đổi trật tự
Cuốn âm dương đối lịch 2011 – 2020 này của hai tác giả là Nghiêm Minh Quách và Trần Khang Ninh cũng rút từ Lịch Vạn niên ra, nhưng đã bị thay đổi trật tự ngày tháng nên đã đẩy việc sử dụng đến chỗ rất phức tạp.
Ví dụ: Ngày Kỷ Tỵ mùng 2 tháng 8 Giáp Ngọ, sách ghi: Trực thu, Hành Mộc – Sao tốt có Địa tài, Ngũ phú, U vi tinh, Yến yên, Lục hợp, Kim đường – Sao xấu có Tiểu hồng sa, Kiếp sát, Địa phá, Thần cách, Hà khôi, Lôi công, Thổ cấm, Ly sào, Xích khẩu.
Nhưng theo Ngọc hạp Thông thư, thì ngày Kỷ Tỵ mùng 2 tháng 8 Giáp Ngọ ghi: Trực Thành. Sao tốt có Thiên hỷ, Nguyệt tài, Phổ hộ, Tam hợp – Sao xấu có Ngũ quỷ, Cô thần, Thổ cấm, Chu tước.
Như vậy theo sách Âm dương đối lịch thì ngày Kỷ Tỵ 2 tháng 8 Giáp Ngọ là ngày Kim đường hoàng đạo và nhiều sao tốt. Còn theo Ngọc hạp Thông thư thì ngày này là ngày Chu tước hắc đạo không thể dùng vào việc quan trọng được (nếu là chọn ngày, còn công việc làm ăn bình thường thì chả sao cả).
Ngày Kỷ Hợi mùng 2 tháng 9 Giáp Ngọ, sách ghi: Trực mãn Sao tốt có: Thiên đức hợp, Thiên phú, Yến yên, Dịch mã, Nguyệt giải. Sao xấu có Thổ ôn, Hoang vu, Quả tú, Tiểu không vong, Sát chủ, Huyền vũ. Theo Ngọc hạp Thông thư thì ngày Kỷ Hợi mùng 2 tháng 9 Giáp Ngọ, ghi: Trực thành. Sao tốt có Thiên thành, Ngũ phú, Hoàng ân, Kính tâm, Nhân chuyên, Ngọc đường – Sao xấu có Hoang vu, Kiếp sát, Ngũ hư, Trùng tang, Trùng phục.
Ngày này nếu theo sách Âm dương đối lịch là ngày hắc đạo và nhiều sao xấu, không làm nhà được. Nhưng theo Ngọc hạp Thông thư thì ngày này làm nhà tốt vì vừa là Hoàng đạo vừa có sao Nhân chuyên trừ khử được sao xấu.
Những sự không đồng nhất như thế khiến người sử dụng rất phiền phức.
Ngày nay chúng ta đâu có tổ chức nào làm nhiệm vụ chiêm tinh quan sát bầu trời suốt ngày đêm ghi chép các loại sao xấu sao tốt, và còn tính toán có bao nhiêu ngôi ước lệ nữa theo ngày đó. Làm gì có cơ quan nào khảo cứu cả một hệ thống lịch pháp của các triều đại phong kiến Trung Quốc để rút tỉa lấy những sao tốt sao xấu ứng với phân dã của nước ta, dùng cho việc chọn ngày. Chắc chắn những kiến thức làm âm lịch vẫn phải học từ kinh điển, chúng ta chưa ai đủ trình độ để thay thế tiền bối. Nếu cứ tự tung tự tác sẽ gây ra phức tạp phiền hà cho xã hội.
Theo tôi, Ngọc hạp Thông thư của Triều Nguyễn là lịch chuẩn, vì rằng lịch này do Bộ lễ làm ra để vua ban cho dân chúng sử dụng, đã sàng lọc kỹ càng, xếp thành quy luật Vạn Niên, đời sau cứ thế mà dùng. Những người làm lịch đương thời chỉ cần trích ngang từ Lịch Vạn niên một cách trung thành là tốt lắm rồi.
Vũ Kim Biên
Nhị thập bát tú đi vào Thuật chiêm tinh được quy vào Ngũ hành, can chi lại biến thành 28 vị thần sát, mỗi thần sát quản một ngày đêm có sao tốt sao xấu.
Luận về tính chất tốt xấu của 28 ngôi sao, giữa các tài liệu còn có nhiều điểm mâu thuẫn, các tài liệu đó đều từ Trung Quốc truyền sang ta: Chúng tôi có trong tay ba cuốn: "Thần Bí Trạch Cát", "Lịch thư của Thái Bá Lệ" và "Hứa Chân Quân Tuyển trạch thông thư" (in tại Việt Nam triều Khải Định).
Khảo cứu 3 cuốn chỉ có 11 trong 28 ngôi sao được các tài liệu thống nhất, còn 17 sao khác hẳn nhau, mỗi sao đều có 1 bài thơ thất ngôn bát cú (Hứa Chân Quân) và Thất Ngôn Tứ Tuyệt (Trạch cát thông thư) chèo chống nhau.
28 Sao luôn thuận theo thứ tự sau đây:
Nhị thập bát tú tính theo ngày dương lịch
Năm dương lịch có 365 ngày tức 13 chu kỳ của Nhị thập bát tú (18x13=364) cộng thêm 1 ngày. Nếu năm nhuận có ngày 29/2 thì cộng thêm 2 ngày.
- Ngày 1/1/1995 là ngày chủ nhật thuộc sao Hư (số 11) ta dễ dàng tính ra ngày 1/1/1996 là ngày thứ 2 thuộc sao Nguy (số 12). Nhưng đến 1/1/1997 phải tuột xuống 2 sao tức là ngày thứ 4 sao Bích (số 14) vì năm 1996 có thêm ngày 29/2). Chỉ cần biết một mốc chính xác, ta có thể tìm ra bất cứ ngày nào trong quá khứ và tương lai theo cách tính trên.
Thí dụ ngày 8/3/1997 là ngày sao gì? Khi đã tính được ngày 1/1/1997 là ngày sao Bích ngày thứ 4, 29/1 (28 ngày sau), 26/2/1997 (56 ngày sau) cũng là sao Bích số 14. Vậy 10 ngày sau 8/3/1997 thứ 7 là sao số 24, sao Liễu.
(trích Tân Việt, Thiều phong. Bàn về lịch vạn niên, Văn hoá dân tộc,Hà Nội,1997)
NHỊ THẬP BÁT TÚ LUẬN GIẢI
Nhị thập bát Tú (28 sao) luân lưu chủ ngày để đoán cát hung do các nhà chiêm tinh đời Đường đưa ra. Lịch Hội thiên thời Nam Tống đã áp dụng vào Trạch cát theo cách sau:
Nguyên tắc phối 28 tú với các loài Thú.
1 - Giác mộc Giao - Đặng Vũ: Tốt.
(Bình Tú) Tướng tinh con Giao Long, chủ trị ngày thứ 5.
- Nên làm: Tạo tác mọi việc đều đặng vinh xương, tấn lợi. Hôn nhân cưới gã sanh con quý. Công danh khoa cử cao thăng, đỗ đạt.
- Kỵ làm: Chôn cất hoạn nạn 3 năm. Sửa chữa hay xây đắp mộ phần ắt có người chết. Sanh con nhằm ngày có Sao Giác khó nuôi, nên lấy tên Sao mà đặt tên cho nó mới an toàn. Dùng tên sao của năm hay của tháng cũng được.
- Ngoại lệ: Sao Giác trúng ngày Dần là Đăng Viên được ngôi cao cả, mọi sự tốt đẹp.
Sao Giác trúng ngày Ngọ là Phục Đoạn Sát: rất Kỵ chôn cất, xuất hành, thừa kế, chia lãnh gia tài, khởi công lò nhuộm lò gốm. NHƯNG Nên dứt vú trẻ em, xây tường, lấp hang lỗ, làm cầu tiêu, kết dứt điều hung hại.
Sao Giác trúng ngày Sóc là Diệt Một Nhật: Đại Kỵ đi thuyền, và cũng chẳng nên làm rượu, lập lò gốm lò nhuộm, vào làm hành chánh, thừa kế.
......................
Giác tinh tọa tác chủ vinh xương,
Ngoại tiến điền tài cập nữ lang,
Giá thú hôn nhân sinh quý tử,
Vănh nhân cập đệ kiến Quân vương.
Duy hữu táng mai bất khả dụng,
Tam niên chi hậu, chủ ôn đậu,
Khởi công tu trúc phần mộ địa,
Đường tiền lập kiến chủ nhân vong.
..........................
2 - Can kim Long - Ngô Hán: Xấu.
(Hung Tú) Tướng tinh con Rồng , chủ trị ngày thứ 6
- Nên làm: Cắt may áo màn (sẽ có lộc ăn).
- Kiêng cử: Chôn cất bị Trùng tang. Cưới gã e phòng không giá lạnh. Tranh đấu kiện tụng lâm bại. Khởi dựng nhà cửa chết con đầu. 10 hoặc 100 ngày sau thì gặp họa, rồi lần lần tiêu hết ruộng đất, nếu làm quan bị cách chức. Sao Cang thuộc Thất Sát Tinh, sanh con nhằm ngày này ắt khó nuôi, nên lấy tên của Sao mà đặt cho nó thì yên lành
- Ngoại lệ: Sao Cang ở nhằm ngày Rằm là Diệt Một Nhật: Cử làm rượu, lập lò gốm lò nhuộm, vào làm hành chánh, thừa kế sự nghiệp, thứ nhất đi thuyền chẳng khỏi nguy hại (vì Diệt Một có nghĩa là chìm mất).
Sao Cang tại Hợi, Mẹo, Mùi trăm việc đều tốt. Thứ nhất tại Mùi.
..........................
Can tinh tạo tác Trưởng phòng đường,
Thập nhật chi trung chủ hữu ương,
Điền địa tiêu ma, quan thất chức,
Đầu quân định thị hổ lang thương.
Giá thú, hôn nh0ân dụng thử nhật,
Nhi tôn, Tân phụ chủ không phòng,
Mai táng nhược hoàn phùng thử nhật,
Đương thời tai họa, chủ trùng tang.
...........................
3 - Đê thổ Lạc - Giả Phục: Xấu.
(Hung Tú) Tướng tinh con Lạc Đà, chủ trị ngày thứ 7.
- Nên làm: Sao Đê Đại Hung , không cò việc chi hạp với nó
- Kiêng cử: Khởi công xây dựng, chôn cất, cưới gã, xuất hành kỵ nhất là đường thủy, sanh con chẳng phải điềm lành nên làm Âm Đức cho nó. Đó chỉ là các việc Đại Kỵ, các việc khác vẫn kiêng cử.
- Ngoại lệ: Tại Thân, Tý, Thìn trăm việc đều tốt, nhưng Thìn là tốt hơn hết vì Sao Đê Đăng Viên tại Thìn.
...........................
Đê tinh tạo tác chủ tai hung,
Phí tận điền viên, thương khố không,
Mai táng bất khả dụng thử nhật,
Huyền thằng, điếu khả, họa trùng trùng,
Nhược thị hôn nhân ly biệt tán,
Dạ chiêu lãng tử nhập phòng trung.
Hành thuyền tắc định tạo hướng một,
Cánh sinh lung ách, tử tôn cùng.
...........................
4 - Phòng nhật Thố - Cảnh Yêm: Tốt.
(Kiết Tú) Tướng tinh con Thỏ , chủ trị ngày Chủ nhật.
- Nên làm: Khởi công tạo tác mọi việc đều tốt , thứ nhất là xây dựng nhà , chôn cất , cưới gã , xuất hành , đi thuyền , mưu sự , chặt cỏ phá đất , cắt áo.
- Kiêng cử: Sao Phòng là Đại Kiết Tinh, không kỵ việc chi cả.
- Ngoại lệ: Tại Đinh Sửu và Tân Sửu đều tốt, tại Dậu càng tốt hơn, vì Sao Phòng Đăng Viên tại Dậu.
Trong 6 ngày Kỷ Tị, Đinh Tị, Kỷ Dậu, Quý Dậu, Đinh Sửu, Tân Sửu thì Sao Phòng vẫn tốt với các việc khác, ngoại trừ chôn cất là rất kỵ. Sao Phòng nhằm ngày Tị là Phục Đoạn Sát: chẳng nên chôn cất, xuất hành, các vụ thừa kế, chia lãnh gia tài, khởi công làm lò nhuộm lò gốm. NHƯNG Nên dứt vú trẻ em, xây tường, lấp hang lỗ, làm cầu tiêu, kết dứt điều hung hại.
.............................
Phòng tinh tạo tác điền viên tiến,
Huyết tài ngưu mã biến sơn cương,
Cánh chiêu ngoại xứ điền trang trạch,
Vinh hoa cao quý, phúc thọ khang.
Mai táng nhược nhiên phùng thử nhật,
Cao quan tiến chức bái Quân vương.
Giá thú: Thường nga quy Nguyệt điện,
Tam niên bào tử chế triều đường.
............................
5 - Tâm nguyệt Hồ - Khấu Tuân: Xấu.
(hung tú) Tướng tinh con chồn, chủ trị ngày thứ 2.
- Nên làm: Tạo tác việc chi cũng không hạp với Hung tú này.
- Kiêng cử: Khởi công tạo tác việc chi cũng không khỏi hại, thứ nhất là xây cất, cưới gã, chôn cất, đóng giường, lót giường, tranh tụng.
- Ngoại lệ: Ngày Dần Sao Tâm Đăng Viên, có thể dùng các việc nhỏ.
............................
Tâm tinh tạo tác đại vi hung,
Cánh tao hình tụng, ngục tù trung,
Ngỗ nghịch quan phi, điền trạch thoái,
Mai táng tốt bộc tử tương tòng.
Hôn nhân nhược thị phùng thử nhật,
Tử tử nhi vong tự mãn hung.
Tam niên chi nội liên tạo họa,
Sự sự giáo quân một thủy chung.
.............................
6 - Vĩ hỏa Hổ - Sầm Bành: Tốt.
(Kiết Tú) tướng tinh con cọp, chủ trị ngày thứ 3.
- Nên làm: Mọi việc đều tốt , tốt nhất là các vụ khởi tạo , chôn cất , cưới gã , xây cất , trổ cửa , đào ao giếng , khai mương rạch , các vụ thủy lợi , khai trương , chặt cỏ phá đất.
- Kiêng cử: Đóng giường , lót giường, đi thuyền.
- Ngoại lệ: Tại Hợi, Mẹo, Mùi Kỵ chôn cất. Tại Mùi là vị trí Hãm Địa của Sao Vỹ. Tại Kỷ Mẹo rất Hung, còn các ngày Mẹo khác có thể tạm dùng được.
...................................................................
Vĩ tinh tạo tác đắc thiên ân,
Phú quý, vinh hoa, phúc thọ ninh,
Chiêu tài tiến bảo, tiến điền địa,
Hòa hợp hôn nhân, quý tử tôn.
Mai táng nhược năng y thử nhật,
Nam thanh, nữ chính, tử tôn hưng.
Khai môn, phóng thủy, chiêu điền địa,
Đại đại công hầu, viễn bá danh.
............................
7 - Cơ thủy Báo - Phùng Dị: Tốt.
(Kiết Tú) Tướng tinh con Beo , chủ trị ngày thứ 4
- Nên làm: Khởi tạo trăm việc đều tốt, tốt nhất là chôn cất, tu bổ mồ mã, trổ cửa, khai trương, xuất hành, các vụ thủy lợi ( như tháo nước, đào kinh, khai thông mương rảnh...).
- Kiêng cử: Đóng giường, lót giường, đi thuyền.
- Ngoại lệ: Tại Thân, Tý, Thìn trăm việc kỵ, duy tại Tý có thể tạm dùng. Ngày Thìn Sao Cơ Đăng Viên lẽ ra rất tốt nhưng lại phạm Phục Đoạn. Phạm Phục Đoạn thì kỵ chôn cất, xuất hành, các vụ thừa kế, chia lãnh gia tài, khởi công làm lò nhuộm lò gốm ; NHƯNG nên dứt vú trẻ em, xây tường, lấp hang lỗ, làm cầu tiêu, kết dứt điều hung hại.
............................
Cơ tinh tạo tác chủ cao cường,
Tuế tuế niên niên đại cát xương,
Mai táng, tu phần đại cát lợi,
Điền tàm, ngưu mã biến sơn cương.
Khai môn, phóng thủy chiêu tài cốc,
Khiếp mãn kim ngân, cốc mãn thương.
Phúc ấm cao quan gia lộc vị,
Lục thân phong lộc, phúc an khang.
.............................
8 - Đẩu mộc Giải - Tống Hữu: Tốt.
(Kiết Tú) Tướng tinh con cua , chủ trị ngày thứ 5.
- Nên làm: Khởi tạo trăm việc đều tốt, tốt nhất là xây đắp hay sửa chữa phần mộ, trổ cửa, tháo nước, các vụ thủy lợi, chặt cỏ phá đất, may cắt áo mão, kinh doanh, giao dịch, mưu cầu công danh.
- Kiêng cử: Rất kỵ đi thuyền. Con mới sanh đặt tên nó là Đẩu, Giải, Trại hoặc lấy tên Sao của năm hay tháng hiện tại mà đặt tên cho nó dễ nuôi.
- Ngoại lệ: Tại Tị mất sức. Tại Dậu tốt. Ngày Sửu Đăng Viên rất tốt nhưng lại phạm Phục Đoạn. Phạm Phục Đoạn thì kỵ chôn cất, xuất hành, thừa kế, chia lãnh gia tài, khởi công làm lò nhuộm lò gốm ; NHƯNG nên dứt vú trẻ em, xây tường, lấp hang lỗ, làm cầu tiêu, kết dứt điều hung hại.
............................
Đẩu tinh tạo tác chủ chiêu tài,
Văn vũ quan viên vị đỉnh thai,
Điền trạch tiền tài thiên vạn tiến,
Phần doanh tu trúc, phú quý lai.
Khai môn, phóng thủy, chiêu ngưu mã,
Vượng tài nam nữ chủ hòa hài,
Ngộ thử cát tinh lai chiến hộ,
Thời chi phúc khánh, vĩnh vô tai.
...........................
9 - Ngưu kim Ngưu - Sái Tuân: Xấu.
(Hung Tú) Tướng tinh con trâu , chủ trị ngày thứ 6.
- Nên làm: Đi thuyền, cắt may áo mão.
- Kiêng cử: Khởi công tạo tác việc chi cũng hung hại. Nhất là xây cất nhà, dựng trại, cưới gã, trổ cửa, làm thủy lợi, nuôi tằm, gieo cấy, khai khẩn, khai trương, xuất hành đường bộ.
- Ngoại lệ: Ngày Ngọ Đăng Viên rất tốt. Ngày Tuất yên lành. Ngày Dần là Tuyệt Nhật, chớ động tác việc chi, riêng ngày Nhâm Dần dùng được. Trúng ngày 14 ÂL là Diệt Một Sát, cử: làm rượu, lập lò nhuộm lò gốm, vào làm hành chánh, thừa kế sự nghiệp, kỵ nhất là đi thuyền chẳng khỏi rủi ro.
Sao Ngưu là 1 trong Thất sát Tinh, sanh con khó nuôi, nên lấy tên Sao của năm, tháng hay ngày mà đặt tên cho trẻ và làm việc Âm Đức ngay trong tháng sanh nó mới mong nuôi khôn lớn được.
...........................
Ngưu tinh tạo tác chủ tai nguy,
Cửu hoành tam tai bất khả thôi,
Gia trạch bất an, nhân khẩu thoái,
Điền tàm bất lợi, chủ nhân suy.
Giá thú, hôn nhân giai tự tổn,
Kim ngân tài cốc tiệm vô chi.
Nhược thị khai môn, tính phóng thủy,
Ngưu trư dương mã diệc thương bi.
..........................
10 - Nữ thổ Bức - Cảnh Đan: Xấu.
(Hung Tú) Tướng tinh con dơi , chủ trị ngày thứ 7.
- Nên làm: Kết màn, may áo.
- Kiêng cử: Khởi công tạo tác trăm việc đều có hại, hung hại nhất là trổ cửa, khơi đường tháo nước, chôn cất, đầu đơn kiện cáo.
- Ngoại lệ: Tại Hợi Mẹo Mùi đều gọi là đường cùng. Ngày Quý Hợi cùng cực đúng mức vì là ngày chót của 60 Hoa giáp. Ngày Hợi tuy Sao Nữ Đăng Viên song cũng chẳng nên dùng. Ngày Mẹo là Phục Đoạn Sát, rất kỵ chôn cất, xuất hành, thừa kế sự nghiệp, chia lãnh gia tài, khởi công làm lò nhuộm lò gốm ; NHƯNG nên dứt vú trẻ em, xây tường, lấp hang lỗ, làm cầu tiêu, kết dứt điều hung hại.
..........................
Nữ tinh tạo tác tổn bà nương,
Huynh đệ tương hiềm tựa hổ lang,
Mai táng sinh tai phùng quỷ quái,
Điên tà tật bệnh cánh ôn hoàng.
Vi sự đáo quan, tài thất tán,
Tả lị lưu liên bất khả đương.
Khai môn, phóng thủy phùng thử nhật,
Toàn gia tán bại, chủ ly hương.
.........................
11 - Hư nhật Thử - Cái Duyên: Xấu.
(Hung Tú) Tướng tinh con chuột , chủ trị ngày chủ nhật.
- Nên làm: Hư có nghĩa là hư hoại, không có việc chi hợp với Sao Hư.
- Kiêng cử: Khởi công tạo tác trăm việc đều không may, thứ nhất là xây cất nhà cửa, cưới gã, khai trương, trổ cửa, tháo nước, đào kinh rạch.
- Ngoại lệ: Gặp Thân, Tý, Thìn đều tốt, tại Thìn Đắc Địa tốt hơn hết. Hạp với 6 ngày Giáp Tý, Canh Tý, Mậu Thân, Canh Thân, Bính Thìn, Mậu Thìn có thể động sự. Trừ ngày Mậu Thìn ra, còn 5 ngày kia kỵ chôn cất.
Gặp ngày Tý thì Sao Hư Đăng Viên rất tốt, nhưng lại phạm Phục Đoạn Sát: Kỵ chôn cất, xuất hành, thừa kế, chia lãnh gia tài sự nghiệp, khởi công làm lò nhuộm lò gốm, NHƯNg nên dứt vú trẻ em, xây tường, lấp hang lỗ, làm cầu tiêu, kết dứt điều hung hại.
Gặp Huyền Nhật là những ngày 7, 8 , 22, 23 ÂL thì Sao Hư phạm Diệt Một: Cử làm rượu, lập lò gốm lò nhuộm, vào làm hành chánh, thừa kế, thứ nhất là đi thuyền ắt chẳng khỏi rủi ro.
..........................
Hư tinh tạo tác chủ tai ương,
Nam nữ cô miên bất nhất song,
Nội loạn phong thanh vô lễ tiết,
Nhi tôn, tức phụ bạn nhân sàng,
Khai môn, phóng thủy chiêu tai họa,
Hổ giảo, xà thương cập tốt vong.
Tam tam ngũ ngũ liên niên bệnh,
Gia phá, nhân vong, bất khả đương.
..........................
12 - Nguy nguyệt Yến - Kiên Đàm: Xấu.
(Bình Tú) Tứng tinh con chim én, chủ trị ngày thứ 2.
- Nên làm: Chôn cất rất tốt, lót giường bình yên.
- Kiêng Cử: Dựng nhà, trổ cửa, gác đòn đông, tháo nước, đào mương rạch, đi thuyền.
- Ngoại lệ: Tại Tị, Dậu, Sửu trăm việc đều tốt, tại Dậu tốt nhất. Ngày Sửu Sao Nguy Đăng Viên: tạo tác sự việc được quý hiển.
..........................
Nguy tinh bât khả tạo cao đường,
Tự điếu, tao hình kiến huyết quang
Tam tuế hài nhi tao thủy ách,
Hậu sinh xuất ngoại bất hoàn lương.
Mai táng nhược hoàn phùng thử nhật,
Chu niên bách nhật ngọa cao sàng,
Khai môn, phóng thủy tạo hình trượng,
Tam niên ngũ tái diệc bi thương.
..........................
13 - Thất hỏa Trư - Cảnh Thuần: Tốt.
(Kiết Tú) Tướng tinh con heo , chủ trị ngày thứ 3
- Nên làm: Khởi công trăm việc đều tốt. Tốt nhất là xây cất nhà cửa, cưới gã, chôn cất, trổ cửa, tháo nước, các việc thủy lợi, đi thuyền, chặt cỏ phá đất.
- Kiêng cử: Sao thất Đại Kiết không có việc chi phải cử.
- Ngoại lệ: Tại Dần, Ngọ, Tuất nói chung đều tốt, ngày Ngọ Đăng viên rất hiển đạt.
Ba ngày Bính Dần, Nhâm Dần, Giáp Ngọ rất nên xây dựng và chôn cất, song những ngày Dần khác không tốt. Vì sao Thất gặp ngày Dần là phạm Phục Đoạn Sát (kiêng cữ như trên).
..........................
Thất tinh tạo tác tiến điền ngưu,
Nhi tôn đại đại cận quân hầu,
Phú quý vinh hoa thiên thượng chỉ,
Thọ như Bành tổ nhập thiên thu.
Khai môn, phóng thủy chiêu tài bạch,
Hòa hợp hôn nhân sinh quý nhi.
Mai táng nhược năng y thử nhật,
Môn đình hưng vượng, Phúc vô ưu!
.........................
14 - Bích thủy Du - Tang Cung: Tốt.
(Kiết Tú) Tướng tinh con rái cá , chủ trị ngày thứ 4.
- Nên làm: Khởi công tạo tác việc chi cũng tốt. Tốt nhất là xây cất nhà, cưới gã, chôn cất, trổ cửa, dựng cửa, tháo nước, các vụ thuỷ lợi, chặt cỏ phá đất, cắt áo thêu áo, khai trương, xuất hành, làm việc thiện ắt Thiện quả tới mau hơn.
- Kiêng cử: Sao Bích toàn kiết, không có việc chi phải kiêng cử.
- Ngoại lệ: Tại Hợi Mẹo Mùi trăm việc kỵ , thứ nhất trong Mùa Đông. Riêng ngày Hợi Sao Bích Đăng Viên nhưng phạm Phục Đọan Sát (Kiêng cữ như trên).
.........................
Bích tinh tạo ác tiến trang điền
Ti tâm đại thục phúc thao thiên,
Nô tỳ tự lai, nhân khẩu tiến,
Khai môn, phóng thủy xuất anh hiền,
Mai táng chiêu tài, quan phẩm tiến,
Gia trung chủ sự lạc thao nhiên
Hôn nhân cát lợi sinh quý tử,
Tảo bá thanh danh khán tổ tiên.
...............................
15 - Khuê mộc Lang - Mã Vũ: Xấu.
(Bình Tú) Tướng tinh con chó sói, chủ trị ngày thứ 5.
- Nên làm: Tạo dựng nhà phòng , nhập học , ra đi cầu công danh , cắt áo.
- Kiêng cử: Chôn cất , khai trương , trổ cửa dựng cửa , khai thông đường nước , đào ao móc giếng , thưa kiện , đóng giường lót giường.
- Ngoại lệ: Sao Khuê là 1 trong Thất Sát Tinh, nếu đẻ con nhằm ngày này thì nên lấy tên Sao Khuê hay lấy tên Sao của năm tháng mà đặt cho trẻ dễ nuôi.
Sao Khuê Hãm Địa tại Thân: Văn Khoa thất bại.
Tại Ngọ là chỗ Tuyệt gặp Sanh, mưu sự đắc lợi, thứ nhất gặp Canh Ngọ.
Tại Thìn tốt vừa vừa.
Ngày Thân Sao Khuê Đăng Viên: Tiến thân danh.
...............................
Khuê tinh tạo tác đắc trinh tường,
Gia hạ vinh hòa đại cát xương,
Nhược thị táng mai âm tốt tử,
Đương niên định chủ lưỡng tam tang.
Khán khán vận kim, hình thương đáo,
Trùng trùng quan sự, chủ ôn hoàng.
Khai môn phóng thủy chiêu tai họa,
Tam niên lưỡng thứ tổn nhi lang.
............................
16 - Lâu kim Cẩu - Lưu Long: Tốt.
(Kiết Tú) Tướng tinh con chó , chủ trị ngày thứ 6.
_ Nên làm: Khởi công mọi việc đều tốt . Tốt nhất là dựng cột, cất lầu, làm dàn gác, cưới gã, trổ cửa dựng cửa, tháo nước hay các vụ thủy lợi, cắt áo.
_ Kiêng cử: Đóng giường , lót giường, đi đường thủy.
_ Ngoại lệ: Tại Ngày Dậu Đăng Viên : Tạo tác đại lợi.
Tại Tị gọi là Nhập Trù rất tốt.
Tại Sửu tốt vừa vừa.
Gặp ngày cuối tháng thì Sao Lâu phạm Diệt Một: rất kỵ đi thuyền, cữ làm rượu, lập lò gốm lò nhuộm, vào làm hành chánh, thừa kế sự nghiệp.
...........................
Lâu tinh thụ trụ, khởi môn đình,
Tài vượng, gia hòa, sự sự hưng,
Ngoại cảnh, tiền tài bách nhật tiến,
Nhất gia huynh đệ bá thanh danh.
Hôn nhân tiến ích, sinh quý tử,
Ngọc bạch kim lang tương mãn doanh,
Phóng thủy, khai môn giai cát lợi,
Nam vinh, nữ quý, thọ khang ninh.
..........................
17 - Vị thổ Trĩ - Ô Thành: Tốt.
(Kiết Tú) Tướng tinh con chim trĩ , củ trị ngày thứ 7
- Nên làm: Khởi công tạo tác việc chi cũng lợi. Tốt nhất là xây cất, cưới gã, chôn cất, chặt cỏ phá đất, gieo trồng, lấy giống.
- Kiêng cử: Đi thuyền.
- Ngoại lệ: Sao Vị mất chí khí tại Dần, thứ nhất tại Mậu Dần, rất là Hung, chẳng nên cưới gã, xây cất nhà cửa.
Tại Tuất Sao Vị Đăng Viên nên mưu cầu công danh, nhưng cũng phạm Phục Đoạn ( kiêng cữ như các mục trên ).
...........................
Vị tinh tạo tác sự như hà,
Phú quý, vinh hoa, hỷ khí đa,
Mai táng tiến lâm quan lộc vị,
Tam tai, cửu họa bất phùng tha.
Hôn nhân ngộ thử gia phú quý,
Phu phụ tề mi, vĩnh bảo hòa,
Tòng thử môn đình sinh cát khánh,
Nhi tôn đại đại bảo kim pha.
.............................
18 - Mão nhật Kê - Vương Lương: Xấu.
(Hung Tú) Tướng tinh con gà , chủ trị ngày chủ nhật.
- Nên làm: Xây dựng , tạo tác.
- Kiêng cử: Chôn Cất ( ĐẠI KỴ ), cưới gã, trổ cửa dựng cửa, khai ngòi phóng thủy, khai trương, xuất hành, đóng giường lót giường. Các việc khác cũng không hay.
- Ngoại lệ: Tại Mùi mất chí khí.
Tại Ất Mẹo và Đinh Mẹo tốt, Ngày Mẹo Đăng Viên cưới gã tốt, nhưng ngày Quý Mẹo tạo tác mất tiền của.
Hạp với 8 ngày: Ất Mẹo, Đinh Mẹo, Tân Mẹo, Ất Mùi, Đinh Mùi, Tân Mùi, Ất Hợi, Tân Hợi.
.............................
Mão tinh tạo tác tiến điền ngưu,
Mai táng quan tai bất đắc hưu,
Trùng tang nhị nhật, tam nhân tử,
Mại tận điền viên, bất năng lưu.
Khai môn, phóng thủy chiêu tai họa,
Tam tuế hài nhi bạch liễu đầu,
Hôn nhân bất khả phùng nhật thử,
Tử biệt sinh ly thật khả sầu.
.............................
19 - Tất nguyệt Ô - Trần Tuấn: Tốt.
(Kiết Tú) Tướng tinh con quạ, chủ trị ngày thứ 2.
- Nên làm: Khởi công tạo tác việc chi cũng tốt. Tốt nhất là chôn cất, cưới gã, trổ cửa dựng cửa, đào kinh, tháo nước, khai mương, móc giếng, chặt cỏ phá đất. Những việc khác cũng tốt như làm ruộng, nuôi tằm, khai trương, xuất hành, nhập học.
- Kiêng cử: Đi thuyền.
- Ngoại lệ: Tại Thân, Tý, Thìn đều tốt.
Tại Thân hiệu là Nguyệt Quải Khôn Sơn, trăng treo đầu núi Tây Nam, rất là tốt. Lại thên Sao tất Đăng Viên ở ngày Thân, cưới gã và chôn cất là 2 điều ĐẠI KIẾT.
.............................
Tất tinh tạo tác chủ quang tiền,
Mãi dắc điền viên hữu lật tiền
Mai táng thử nhâtj thiêm quan chức,
Điền tàm đại thực lai phong niên
Khai môn phóng thủy đa cát lật,
Hợp gia nhân khẩu đắc an nhiên,
Hôn nhân nhược năng phùng thử nhật,
Sinh đắc hài nhi phúc thọ toàn.
.............................
20 - Chuỷ hỏa Hầu - Phó Tuấn: Xấu
(Hung Tú) Tướng tinh con khỉ, chủ trị ngày thứ 3.
- Nên làm: Không có sự việc chi hợp với Sao Chủy.
- Kiêng cử: Khởi công tạo tác việc chi cũng không tốt. KỴ NHẤT là chôn cất và các vụ thuộc về chết chôn như sửa đắp mồ mả, làm sanh phần (làm mồ mã để sẵn), đóng thọ đường (đóng hòm để sẵn).
- Ngoại lệ: Tại tị bị đoạt khí, Hung càng thêm hung. Tại dậu rất tốt, vì Sao Chủy Đăng Viên ở Dậu, khởi động thăng tiến. Nhưng cũng phạm Phục Đoạn Sát. Tại Sửu là Đắc Địa, ắt nên. Rất hợp với ngày Đinh sửu và Tân Sửu, tạo tác Đại Lợi, chôn cất Phú Quý song toàn.
.............................
Truỷ tinh tạo tác hữu đồ hình,
Tam niên tất đinh chủ linh đinh,
Mai táng tốt tử đa do thử,
Thủ định Dần niên tiện sát nhân.
Tam tang bất chỉ giai do thử,
Nhất nhân dược độc nhị nhân thân.
Gia môn điền địa giai thoán bại,
Thương khố kim tiền hóa tác cần.
.............................
21 - Sâm thủy Viên - Đỗ Mậu: Tốt
(Bình Tú) Tướng tinh con vượn , chủ trị ngày thứ 4.
- Nên làm: Khởi công tạo tác nhiều việc tốt như : xây cất nhà, dựng cửa trổ cửa, nhập học, đi thuyền, làm thủy lợi, tháo nước đào mương.
- Kiêng cử: Cưới gã, chôn cất, đóng giường lót giường, kết bạn.
- Ngoại lệ: Ngày Tuất Sao sâm Đăng Viên, nên phó nhậm, cầu công danh hiển hách.
.............................
Sâm tinh tạo tác vượng nhân gia,
Văn tinh triều diệu, đại quang hoa,
Chỉ nhân tạo tác điền tài vượng,
Mai táng chiêu tật, táng hoàng sa.
Khai môn, phóng thủy gia quan chức,
Phòng phòng tôn tử kiến điền gia,
Hôn nhân hứa định tao hình khắc,
Nam nữ chiêu khai mộ lạc hoa.
................................
22 - Tỉnh mộc Hãn - Diêu Kỳ: Tốt.
(Bình Tú) Tướng tinh con dê trừu, chủ trị ngày thứ 5.
- Nên làm: Tạo tác nhiều việc tốt như xây cất, trổ cửa dựng cửa, mở thông đường nước, đào mương móc giếng, nhậm chức, nhập học, đi thuyền.
- Kiêng cử: Chôn cất, tu bổ phần mộ, làm sanh phần, đóng thọ đường.
- Ngoại lệ: Tại Hợi, Mẹo, Mùi trăm việc tốt. Tại Mùi là Nhập Miếu, khởi động vinh quang.
...............................
Tỉnh tinh tạo tác vượng tàm điền,
Kim bảng đề danh đệ nhất tiên,
Mai táng, tu phòng kinh tốt tử,
Hốt phong tật nhập hoàng điên tuyền
Khai môn, phóng thủy chiêu tài bạch,
Ngưu mã trư dương vượng mạc cát,
Quả phụ điền đường lai nhập trạch,
Nhi tôn hưng vượng hữu dư tiền.
..............................
23 - Quỷ kim Dương - Vương Phách: Xấu.
(Hung Tú) Tướng tinh con dê , chủ trị ngày thứ 6
- Nên làm: Chôn cất, chặt cỏ phá đất, cắt áo.
- Kiêng cử:Khởi tạo việc chi cũng hại. Hại nhất là xây cất nhà, cưới gã, trổ cửa dựng cửa, tháo nước, đào ao giếng, động đất, xây tường, dựng cột.
- Ngoại lệ: Ngày Tý Đăng Viên thừa kế tước phong tốt, phó nhiệm may mắn. Ngày Thân là Phục Đoạn Sát kỵ chôn cất, xuất hành, thừa kế, chia lãnh gia tài, khởi công lập lò gốm lò nhuộm; NHƯNG nên dứt vú trẻ em, xây tường, lấp hang lỗ, làm cầu tiêu, kết dứt điều hung hại.
Nhằm ngày 16 ÂL là ngày Diệt Một kỵ làm rượu, lập lò gốm lò nhuộm, vào làm hành chánh, kỵ nhất đi thuyền.
..............................
Quỷ tinh khởi tạo tất nhân vong,
Đường tiền bất kiến chủ nhân lang,
Mai táng thử nhật, quan lộc chí,
Nhi tôn đại đại cận quân vương.
Khai môn phóng thủy tu thương tử,
Hôn nhân phu thê bất cửu trường.
Tu thổ trúc tường thương sản nữ,
Thủ phù song nữ lệ uông uông.
..............................
24 - Liễu thổ Chương - Nhậm Quang: Xấu.
(Hung tú) Tướng tinh con gấu ngựa , chủ trị ngày thứ 7.
- Nên làm: Không có việc chi hạp với Sao Liễu.
- Kiêng cử: Khởi công tạo tác việc chi cũng hung hại. Hung hại nhất là chôn cất, xây đắp, trổ cửa dựng cửa, tháo nước, đào ao lũy, làm thủy lợi.
- Ngoại lệ: Tại Ngọ trăm việc tốt. Tại Tị Đăng Viên: thừa kế và lên quan lãnh chức là 2 điều tốt nhất. Tại Dần, Tuất rất kỵ xây cất và chôn cất : Rất suy vi.
..............................
Liễu tinh tạo tác chủ tao quan,
Trú dạ thâu nhàn bất tạm an,
Mai táng ôn hoàng đa bệnh tử,
Điền viên thoái tận, thủ cô hàn,
Khai môn phóng thủy chiêu lung hạt,
Yêu đà bối khúc tự cung loan
Cánh hữu bổng hình nghi cẩn thận,
Phụ nhân tùy khách tẩu bất hoàn.
..................................
25 - Tinh nhật Mã - Lý Trung: Xấu.
(Bình Tú) Tướng tinh con ngựa , chủ trị ngày chủ nhật
- Nên làm: Xây dựng phòng mới.
- Kiêng cử: Chôn cất, cưới gã, mở thông đường nước.
- Ngoại lệ: Sao Tinh là 1 trong Thất Sát Tinh, nếu sanh con nhằm ngày này nên lấy tên Sao đặt tên cho trẻ để dễ nuôi, có thể lấy tên sao của năm, hay sao của tháng cũng được. Tại Dần Ngọ Tuất đều tốt, tại Ngọ là Nhập Miếu, tạo tác được tôn trọng. Tại Thân là Đăng Giá ( lên xe ): xây cất tốt mà chôn cất nguy.
Hạp với 7 ngày: Giáp Dần, Nhâm Dần, Giáp Ngọ, Bính Ngọ, Mậu Ngọ, Bính Tuất, Canh Tuất.
..................................
Tinh tú nhật hảo tạo tân phòng,
Tiến chức gia quan cận Đế vương,
Bất khả mai táng tính phóng thủy,
Hung tinh lâm vị nữ nhân vong.
Sinh ly, tử biệt vô tâm luyến,
Tự yếu quy hưu biệt giá lang.
Khổng tử cửu khúc châu nan độ,
Phóng thủy, khai câu, thiên mệnh thương.
.................................
26 - Trương nguyệt Lộc - Vạn Tu: Tốt.
(Kiết Tú) Tướng tinh con nai , chủ trị ngày thứ 2.
- Nên làm: Khởi công tạo tác trăm việc tốt, tốt nhất là xây cất nhà, che mái dựng hiên, trổ cửa dựng cửa, cưới gã, chôn cất, làm ruộng, nuôi tằm, đặt táng kê gác, chặt cỏ phá đất, cắt áo, làm thuỷ lợi.
- Kiêng cử: Sửa hoặc làm thuyền chèo, đẩy thuyền mới xuống nước.
- Ngoại lệ: Tại Hợi, Mẹo, Mùi đều tốt. Tại Mùi Đăng viên rất tốt nhưng phạm Phục Đoạn.
.................................
Trương tinh nhật hảo tạo long hiên,
Niên niên tiện kiến tiến trang điền,
Mai táng bất cửu thăng quan chức,
Đại đại vi quan cận Đế tiền,
Khai môn phóng thủy chiêu tài bạch,
Hôn nhân hòa hợp, phúc miên miên.
Điền tàm đại lợi, thương khố mãn,
Bách ban lợi ý, tự an nhiên.
.................................
27 - Dực hỏa Xà - Bi Đồng: Xấu.
(Hung Tú) Tướng tinh con rắn , chủ trị ngày thứ 3.
- Nên làm: Cắt áo sẽ đước tiền tài.
- Kiêng cử: Chôn cất, cưới gã, xây cất nhà, đặt táng kê gác, gác đòn dông, trổ cửa gắn cửa, các vụ thủy lợi.
- Ngoại lệ: Tại Thân, Tý, Thìn mọi việc tốt. Tại Thìn Vượng Địa tốt hơn hết. Tại Tý Đăng Viên nên thừa kế sự nghiệp, lên quan lãnh chức.
.................................
Dực tinh bất lợi giá cao đường,
Tam niên nhị tái kiến ôn hoàng,
Mai táng nhược hoàn phùng thử nhật,
Tử tôn bất định tẩu tha hương.
Hôn nhân thử nhật nghi bất lợi,
Quygia định thị bất tương đương.
Khai môn phóng thủy gia tu phá,
Thiếu nữ tham hoa luyến ngoại lang.
.................................
28 - Chẩn thủy Dẫn - Lưu Trực: Tốt.
(Kiết Tú) tướng tinh con giun, chủ trị ngày thứ 4.
- Nên làm: Khởi công tạo tác mọi việc tốt lành, tốt nhất là xây cất lầu gác, chôn cất, cưới gã. Các việc khác cũng tốt như dựng phòng, cất trại, xuất hành, chặt cỏ phá đất.
- Kiêng cử: Đi thuyền.
- Ngoại lệ: Tại Tị Dậu Sửu đều tốt. Tại Sửu Vượng Địa, tạo tác thịnh vượng. Tại Tị Đăng Viên là ngôi tôn đại, mưu động ắt thành danh.
...................................
Chẩn tinh lâm thủy tạo long cung,
Đại đại vi quan thụ sắc phong,
Phú quý vinh hoa tăng phúc thọ,
Khố mãn thương doanh tự xương long.
Mai táng văn tinh lai chiếu trợ,
Trạch xá an ninh, bất kiến hung.
Cánh hữu vi quan, tiên đế sủng,
Hôn nhân long tử xuất long cung.
Ý NGHĨA TRẠCH CÁT CỦA THẬP NHỊ TRỰC
KS.KTS Lê Trọng Cường
Cuộc sống con người tồn tại và phát triển trong môi trường không gian và thời gian. Từ ngàn xưa con người đã phát minh ra phép tính thời gian và đã làm được lịch. Ở nước ta hiện nay đang sử dụng lịch âm dương, dương lịch để dùng trong hoạt động hành chính nhà nước, văn bản giao tiếp kinh tế, chính trị, xã hội. Âm lịch sử dụng trong đời sống và các hoạt động nông nghiệp, truyền thống, dân gian. Trong một tờ lịch âm dương thường có các yếu tố sau: Ngày tháng năm dương lịch, ngày tháng năm âm lịch, có Hành, có Sao, có Trực. Trong chừng mực bài viết này tôi xin giới thiệu về Thập nhị trực để bạn đọc tham khảo.
Theo tư tưởng biến dịch thì “Thập nhị trực” (12 trực) diễn đạt quá trình vận động luân hồi qua 12 cung đoạn sinh - trưởng - thành - hoại của vạn vật trong vũ trụ. Con người trong quá trình hành sự phải tôn trọng tính khách quan đó. Vì vậy nhân gian cho rằng việc chọn “ngày tốt”, tránh “ngày xấu” phải căn cứ vào sự biến dịch của các cung đoạn của thập nhị trực là Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Ngụy, Thành, Thu, Khai, Bế.
Như trên đã nói, mỗi trực có một tính chất riêng, do đó ý nghĩa của 12 trực khác nhau. Dưới đây là sơ lược tính chất của mỗi trực.
Trực Kiên: Khô khan, người thuộc trực này gian nan, thân lập thân, nhưng suốt đời không nhà cửa.
Trực Trừ: Thật thà, người thuộc trực này không được nhờ bà con, không có bạn tốt, số phận lao đao, đàn ông còn được vinh hoa, đàn bà khó nuôi con.
Trực Mãn: Khôn ngoan, trí tuệ. - Con cái dễ nuôi, bạn bè tốt. Phúc đức nhiều.
Trực Bình: Thông minh, kín đáo. - Khéo léo giao thiệp. Người ngoài quý mến.
Trực Định: Nết na, được hưởng lộc của mẹ cha. Nhân từ, đức hạnh. - Thanh liêm - Ôn hòa - Nhân duyên tự mình kén lấy.
Trực Chấp: Nóng tính - Đàn ông rộng rãi - Đàn bà hẹp lượng.
Trực Phá: Lao đao, lo âu phải tha phương cầu thực.
Trực Nguy: Nhiều lo nghĩ - Phải Bắc Nam bôn tẩu. Đàn bà tốt, đàn ông kém.
Trực Thành: Yên vui - Giàu sang - Đàn ông lịch sự - Đàn bà buồn vui thất thường.
Trực Thâu: Long đong vất vả.
Trực Khai: Long đong tứ bề - Đàn ông vui vẻ. Đàn bà hay gây lộn với chồng.
Trực Bế: Tốt. Thi cử đỗ đạt.
Trực Trừ: Thật thà, người thuộc trực này không được nhờ bà con, không có bạn tốt, số phận lao đao, đàn ông còn được vinh hoa, đàn bà khó nuôi con.
Trực Mãn: Khôn ngoan, trí tuệ. - Con cái dễ nuôi, bạn bè tốt. Phúc đức nhiều.
Trực Bình: Thông minh, kín đáo. - Khéo léo giao thiệp. Người ngoài quý mến.
Trực Định: Nết na, được hưởng lộc của mẹ cha. Nhân từ, đức hạnh. - Thanh liêm - Ôn hòa - Nhân duyên tự mình kén lấy.
Trực Chấp: Nóng tính - Đàn ông rộng rãi - Đàn bà hẹp lượng.
Trực Phá: Lao đao, lo âu phải tha phương cầu thực.
Trực Nguy: Nhiều lo nghĩ - Phải Bắc Nam bôn tẩu. Đàn bà tốt, đàn ông kém.
Trực Thành: Yên vui - Giàu sang - Đàn ông lịch sự - Đàn bà buồn vui thất thường.
Trực Thâu: Long đong vất vả.
Trực Khai: Long đong tứ bề - Đàn ông vui vẻ. Đàn bà hay gây lộn với chồng.
Trực Bế: Tốt. Thi cử đỗ đạt.
1. Ngày có trực KIẾN: “Kiến” là kiến lập, khai tạo ra cái mới.
Vì vậy, vào ngày có trực này nói chung mọi việc khởi đầu đều tốt. Tuy nhiên theo cuốn “Trạch cát thần bí” thì người Trung Hoa thường không chọn ngày này để xây cất, động thổ. 2. Ngày có trực TRỪ: Cái mới đã được kiến lập thời cái cũ được loại trừ, nên sau Kiến là Trừ. Tức là giai đoạn cái mới – cái cũ ganh đua nhau, tranh tối tranh sáng. Vì vậy ít có việc thuận lợi vào ngày có trực này.
3. Ngày có trực MÃN: Theo mặt chữ thì “Mãn” có nghĩa là đầy tràn. Nghĩa là cái mới đã phát triển ở giai đoạn sung mãn, đủ đầy như trăng ngày rằm hàng tháng vậy. Thế nên những việc như cầu phúc, cúng bái, lễ tế, cầu xin nhân gian hay tiến hành vào ngày có trực Mãn. Tuy nhiên, theo tư tưởng dịch lý phương Đông thì cái gì đầy tất sẽ dừng lại và có nguy cơ tiêu giảm. Vì vậy, một số việc tốt cần phát triển thì cũng nên chú ý có thể tránh ngày này như nhận chức vụ mới chẳng hạn. Theo quan niệm của người Trung Hoa thì việc cưới xin cũng không nên chọn ngày có trực Mãn.
4. Ngày có trực BÌNH: Vì sự vật đã phát triển đến độ sung mãn thì tất phải dừng lại để hoàn thiện nên tiếp sau Mãn là Bình. Bình cũng giống như “bình định”, làm cho yên ổn, bổ sung chỗ còn khuyết tật cho thật hoàn mỹ. Vì vậy ngày có trực này là đều tốt cho mọi việc.
5. Ngày có trực ĐỊNH: Định cũng giống như Bình. Nó là sự bình đã đạt tới đầy đủ, đâu vào đó. Vậy nên mọi sự đều tốt. Tuy nhiên, những việc phá thế ổn định thì không nên ví như hội họp tranh luận, cử tướng xuất binh hay chữa bệnh.
5. Ngày có trực ĐỊNH: Định cũng giống như Bình. Nó là sự bình đã đạt tới đầy đủ, đâu vào đó. Vậy nên mọi sự đều tốt. Tuy nhiên, những việc phá thế ổn định thì không nên ví như hội họp tranh luận, cử tướng xuất binh hay chữa bệnh.
6. Ngày có trực CHẤP: Theo nghĩa của chữ này là mắc vào, dính vào. Theo ý nghĩa của thập nhị trực thì chấp có nghĩa là giữ lại cái đã hoàn thành nhờ Bình – Định. Vậy nên tiến hành những việc có lợi cho việc lưu giữ lâu dài cái tốt cho mai sau như trồng trọt, cất giữ tiền bạc, hạt giống… Đồng thời nên kiên những việc như xuất tiền của, dời nhà ở, xuất hành, mở cửa hàng, công xưởng…
7. Ngày có trực PHÁ: “Phá” có nghĩa là bỏ cái bất lợi, cái cũ nát. Vậy nên ngày có trực này có thể dỡ bỏ vật cũ để chuẩn bị tiến hành cái mới như dỡ bỏ nhà cũ chẳng hạn để chuẩn bị kiến tạo nhà mới.
8. Ngày có trực NGUY: “Nguy” tức là nguy hiểm. Cái mới chưa tạo dựng mà cái cũ đã bị xóa bỏ nên không biết theo cái nào, dựa vào đâu. Vậy nên muôn việc vào ngày có trực này đều là bất lợi.
9. Ngày có trực THÀNH: Cái mới đã bắt đầu được tạo ra. Vậy nên muôn việc khởi đầu có thể chọn ngày này như bắt đầu kinh doanh, nhập học, kết hôn, nhận chức, dọn nhà mới. Tuy vậy, việc tố tụng là việc cần được giải bỏ thì không nên chọn ngày có trực Thành.
10. Ngày có trực THU: “Thu” có nghĩa là gặt hái kết quả. Vậy nên ngày có sao này nên làm các công việc có sự thu hái kết quả như thu hoạch hoa mầu, ngũ cốc, dựng kho tàng, cất chứa của cải… Trái lại nên kị những công việc khởi đầu. Nhập trạch cũng vào ngày này.
11. Ngày có trực KHAI: “Khai” nghĩa là mở cửa. Vậy nên tổ chức những công việc mới như kết hôn, bắt đầu kinh doanh… Tuy nhiên cần kiêng các công việc không sạch sẽ như đào đất, chôn cất… rất kị những công việc mang tính hủy diệt như săn bắt, chặt cây…
12. Ngày có trực BẾ: “Bế” là ngưng trệ, vùi lấp, vậy nên chỉ thích hợp những công việc mang tính chất của “Bế” như đắp đập, ngăn nước, xây vá những chỗ sụt lở đê, đập, tường vách…
Việc chọn ngày tốt xấu theo các phương pháp cổ truyền dựa vào lịch âm dương mang tính tham khảo, nó còn nhiều yếu tố chi phối trong quá trình nghiên cứu về dịch học của văn hóa Phương Đông. Bài viết dừng lại ở yếu tố gợi mở những điều mà văn hóa truyền thống còn lưu lại đến ngày nay, mà chúng ta vẫn phải nghiêm túc nghiên cứu ở góc độ khoa học./.
Cách tính sao và hạn trong năm 2016
Quan niệm Đông phương cho rằng có 9 vì sao chiếu mệnh luân phiên ảnh hưởng đến con người. Bạn có thể tự xem năm nay mình ứng với "sao" và hạn gì theo cách tính đơn giản.
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA, đưa ra quan điểm về vấn đề này.
Cách tính sao và hạn trong năm 2016 “chiếu mệnh”, bạn có thể tính theo hệ thống Cửu Diệu để không rơi vào mê tín. Các bạn có thể tự “an sao” xem năm nay mình ứng với sao gì.
Thực tế, các "sao" chỉ là hàm số tượng trưng, điều quan trọng là cách ứng xử với đặc tính của từng "ngôi sao" theo khoa học chứ không nên sa đà vào việc "cúng sao giải hạn" một cách mê tín như một số nơi đang làm.
Để biết được “hạn” của mình ra sao, bạn cần hiểu đặc tính của các sao:
* La Hầu (là hung tinh, còn gọi là khẩu thiệt tinh)
Chủ về nhũng chuyện gây phiền não, buồn rầu, “vạ miệng, “họa tòng khẩu xuất ” . Nam dễ bị xích khẩu, tranh chấp, ( kiện tụng) dính dáng đến pháp luật; lao lý; Nữ tâm bất an. Dễ gây khẩu thiệt thị phi, hay mang đến nỗi phiền muộn, tai nạn, có thể có tang sự, dính dáng đến kiện tụng, dễ mắc bệnh về mắt , dễ bị bệnh máu huyết , suy thận, sinh sản khó...
Về mặt thiên văn học, La Hầu và Kế Đô là ảo tinh (hư tinh) tượng trưng cho sự biến thiên về tương tác gây nên hiện tượng thiên văn là nhật thực và nguyệt thực Người xưa còn cho rằng La Hầu và Kế Đô là A Tu La, có sức mạnh khủng khiếp, có quyền năng, có thể nuốt cả mặt trời và mặt trăng , có xu hướng biến mọi vật trở thành hỗn loạn, huyền bí, tâm tính sân hận, tàn nhẫn. La Hầu và Kế Đô lá điển hình cho sự Tham vọng, dung tục, mưu mẹo, mánh lới, đó là đặc trưng của đặc tính BIẾN DỊ trong quy luật sinh học, cho nên dễ gây biến động điên đảo, dịch bệnh, cải cách, dễ đổi thay, chuyển hóa rất mạnh ,
Tuy nhiên, nếu biết tận dụng cơ hội, sử dụng hợp lý, La Hầu có thể trở thành phương tiện để tạo đột biến về sức mạnh của đối tượng , chuyển nguy thành an, chuyển kẻ thù thành bạn bè và ngược lại.
* Sao Vân hớn (Hỏa tinh , hung tinh):
Còn gọi là tai tinh, chủ về việc gây bệnh tật., người và vật dễ bị bệnh
- Phụ nữ gặp phải sao này có nhiều tai ương, có nạn khí huyết; không tốt cho việc sinh nở , hay mắc các chứng bệnh ghẻ lở , bội nhiễm
- Nam giới gặp bệnh khẩu nghiệp, kiện tụng thị phi, bất lợi trong việc tranh tụng, trong nhà bất an,
Ứng xử: cũng như La Hầu
* Sao Kế đô (Hung tinh và cũng là hư tinh, biểu hiện cho năng lượng thần bí):
Chủ về việc gây tai họa, âm phần mồ mả không yên, bị ma chướng . Chủ về những hành vi kỳ bí, ám muội, thị phi, đau khổ, hao tài tốn của, họa vô đơn chí; trong gia đình có việc mờ ám, đi làm ăn xa thì lại có tài lộc
Không tốt cho cả nam và nữ. Nam dễ bị phụ nữ lừa tình, lừa tiền, vu vạ. Nữ bị hạn nặng hơn, mắc khẩu nghiệp, thường buồn khổ chuyện tư tình, dễ chán nản, gặp phiền muộn, lãnh cảm, xa thì thương, gần thì lạnh nhạt, do vậy nếu có thai thì là cơ hội hàn gắn tình cảm trong gia đình. Trong nhà có chuyện lục đục, nên tạm làm ăn xa nhau để tránh gay cấn.
* Sao Thổ tú (sao Thổ, trung bình):
Chủ về việc liên quan đến quan trường (ách tinh) . Đi lại không gặp may, dễ bị tiểu nhân phá. Gặp sao này chiếu mạng thì hay có nỗi buồn vô cớ, man mác, không có chủ định vững vàng, hay hoài nghi trong sự vụ , không hăng hái, song không gặp tai họa gì lớn .
Xuất hành đi xa không lợi, có kẻ ném đá giấu tay sinh ra thưa kiện, gia đạo không yên, hay gặp ác mộng, chăn nuôi thua lỗ.
* Sao Thủy diệu ( sao Thủy, Phúc lộc tinh, cát tinh):
Chủ về tài vận và phúc lộc, đi làm ăn xa có lợi về tiền bạc, nhưng hãy cẩn thận về nạn sông nước , nhưng cũng bị khẩu thiệt thị phi (mặc dù điều tiếng tai họa không lớn).
Nam giới gặp phúc lộc, rất may mắn, đi xa có lợi, thêm đinh; phụ nữ thì kém may mắn hơn, nhưng với Nữ giới mang mệnh Mộc sẽ rất vui mừng như cây khô được tưới nước,
Giữ gìn lời nói (nhất là nữ giới) nếu không sẽ có tranh cãi, lời tiếng thị phi đàm tiếu.,.
* Sao Thái dương (mặt trời , vượng tinh ):
Chủ về an khang, thịnh vượng, có lợi cho nam giới; tuy nhiên không hợp với nữ vì dương tính quá mạnh. Gặp sao Thái dương sẽ làm ăn phát đạt, thăng quan tiến chức, gặp may mắn trong công việc, dễ nổi danh, tiền đồ sáng sủa, hưng vượng phát đạt.. Đi xa có lợi, người quyền quý gặp sao này càng lợi thêm. Nam giới gặp nhiều tin vui, tài lộc còn nữ giới lại thường gặp tai ách
Sao Thái Dương là tinh quân Tốt nhất trong các Sao . Nam giới gặp Thái Dương chiếu mệnh như Rồng lên mây, tài lộc sung mãn
* Sao Thái âm ( Mặt trăng, phúc tinh):
Chủ về thành đạt, danh lợi, hỷ sự, hạnh nguyện được như ý, tốt cho cả nam lẫn nữ, nhưng nữ thì tốt hơn. Cầu danh lợi đều dễ thành. Đi xa thì đưoạc gặp quý nhân phù trợ. Phụ nữ gặp sao này sẽ được vui vẻ, hạnh phúc, có bổng lộc, nhưng sinh nở bất lợi. Nam giới đi lại hanh thông, gặp sao này được bạn nữ giúp đỡ, nhất là về tiền bạc.
* Sao Mộc đức (sao Mộc):
Sao Mộc Đức chiếu mạng sẽ gặp nhiều may mắn trong công việc, chủ về hôn sự, giao lưu khoát đạt, có thêm bằng hữu, được thăng quan tiến chức, gặp quý nhân giúp đỡ, hôn nhân thuận hòa .
Phụ nữ có hạn về máu huyết. Nam giới đề phòng tai nạn về mắt. Gia đạo có chút xích khẩu, nhưng nhân khẩu bình an không đáng ngại.
* Sao Thái Bạch (sao Kim, hung tinh):
Chủ về mọi chuyện không như ý, thất thoát, hao tài tốn của, đại kỵ nhất là nữ. (Thái Bạch sạch cửa nhà). Cần đề phòng kẻ tiểu nhân xúc xiểm, phá rối. Kết hôn cẩn thận bệnh phần bụng, hệ tiêu hóa.
Hạn Thái Bạch lớn hơn cả hạn La hầu. Song người quyền quý gặp sao này có lợi, thêm đinh thêm khẩu. Cần giữ gìn trong công việc kinh doanh, có tiểu nhân quấy phá, hao tán tiền của, đề phòng quan sự.
Tuy nhiên cũng có lợi cho những người mang mệnh Thuỷ mệnh Kim, vì có quý nhân giúp, nên gặp sao này đi làm ăn xa có tiền tài của cải, trong gia đạo thêm người. Đối với người có mệnh Hỏa hay mệnh Mộc và nữ mạng sẽ gặp bất lợi, đề phòng tiểu nhân mưu hại
Các Sao Hạn:
1. Hạn Huỳnh tuyền: Có chứng đau đầu, chóng mặt, người cao tuổi đề phòng tai biễn về não. Nếu bị nặng thì dễ nguy hiểm tính mạng.
2- Hạn Tam kheo: Đề phòng đau chân tay, chứng phong thấp, Trong gia trung có chuyện phiền não. Dễ bị vạ lây ở chỗ đông người, quýt làm cam chịu.
3 . Hạn Ngũ mộ: Hao tài, tốn của, tâm thần bất an. Không nên cho người ngoài ngủ qua đêm trong nhà vì có thể làm phúc thành tội.
4. Hạn Thiên tinh: Đề phòng ăn uống rất dễ bị ngộ độc. Mang thai không trèo cao, cấm kiễng chân với đồ trên cao, kẻo ngã trụy thai.
5. - Hạn Toán tận: Hao kiệt tiền tài. Đi đường dễ bị mất tiền, cho nên không mang theo nhiều tiền của, không nên chung góp vốn làm ăn với người khác vì dễ thất bại.
6. Hạn Thiên la: Đề phòng cảnh phu thê ly cách, cần biết nhẫn nhịn trong nhà. Tránh buôn bán, tàng trữ những đồ phi pháp.
7. - Hạn Địa võng: Kỵ đi với người khác lúc trời tối (đồng hành lâm khổ nạn) . Không nên cho người ngoài trú ngụ trong nhà kẻo dễ tai vạ. Làm việc bất chính thì dễ bị sa lưới pháp luật.
8. Hạn Diêm vương: Đau ốm lâu, nhưng làm ăn thuận lợi, được tài lộc dồi dào, vui vẻ.
TS Vũ Thế Khanh
DÙNG LỊCH VẠN NIÊN SAO CHO ĐÚNG
- Lâu nay, những quyển lịch trên thị trường lịch âm dương, dùng vào việc chọn ngày của nhân dân theo quan niệm tâm linh không có gì chuẩn mực cả.Các cuốn lịch Vạn sự in bán hằng năm hết sức tùy tiện. Những cuốn âm dương đối lịch có tác giả, có nhà xuất bản, nhưng làm theo ý của tác giả chứ không dựa trên nguyên tắc kinh điển, nhiều sai lệch.
Dưới đây tôi xin phân tích về cuốn sách “Âm Dương đối lịch 2011 – 2020” do Nhà Xuất bản Thanh Hóa ấn hành, là cuốn sách lịch mà nhân dân ta thường xuyên dùng chọn ngày cưới hỏi, làm nhà, mở cửa hàng... Sách in tới 3.000 bản, dầy 415 trang khổ 16 x 24, có giá 70.000đ ở thời điểm 2011.
Sai so với thuyết địa lý cổ
Sách này nói có 12 ngôi sao Trực (Của Thập nhị kiến khách, một trường phái trạch cát cổ đại Trung Quốc, đã giảm hoạt động dưới thời Hán Vũ Đế) là: Sao Kiến, sao Trừ, sao Mãn, sao Bình, sao Định, sao Chấp, sao Phá, sao Nguy, sao Thành, sao Thu, sao Khai, sao Bế. Ngày tốt xấu theo ý nghĩa của tên các sao ấy, như sao Mãn là đầy tràn, sao Chấp là dính mắc vào, sao Nguy là nguy hiểm...
Điều này chưa đúng. Thuyết địa lý cổ chia xích đạo làm 24 cung, tính từ tâm ra mỗi cung 150. Trong 24 cung đó cứ hai cung đi liền nhau thì có một cung mang tên con giáp ứng với tháng từ đầu năm đến cuối năm là: Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu. Theo quy luật, tháng Giêng đuôi cán gáo của chòm sao Bắc Đẩu chỉ vào cung Dần, thì các ngày Dần của tháng Giêng ứng với trực Kiến; tháng 2 đuôi cán gáo của chòm sao Bắc Đẩu chỉ vào cung Mão, thì các ngày Mão của tháng 2 ứng với trực Trừ; tháng 3 đuôi cán gáo của chòm sao Bắc Đẩu chỉ vào cung Thìn, thì các ngày Thìn của tháng 3 ứng với trực Mãn...
Cứ thế mà vận hành theo quy luật cho kết quả là: Ngày Tỵ của tháng 4 ứng với trực Bình, ngày Ngọ của tháng 5 ứng với trực Định, ngày Mùi của tháng 6 ứng với trực Chấp, ngày Thân của tháng 7 ứng với trực Phá, ngày Dậu của tháng 8 ứng với trực Nguy, ngày Tuất của tháng 9 ứng với trực Thành, ngày Hợi của tháng 10 ứng với trực Thu, ngày Tý của tháng 11 ứng với trực Khai, ngày Sửu của tháng 12 ứng với trực Bế.
Nhầm ngày tháng này sang tháng khác
Cái gay cấn nhất của sách này là đẩy ngày của tháng này sang tháng khác, khiến cho việc sử dụng rất rối ren. Ví dụ: Đẩy 8 ngày của tháng 4 sang tháng 5 năm Giáp Ngọ (2014). Đẩy 10 ngày của tháng 5 sang tháng 6 Giáp Ngọ. Đẩy 14 ngày của tháng 7 sang tháng 8 Giáp Ngọ. Đẩy 14 ngày của tháng 8 sang tháng 9 Giáp Ngọ. Do đẩy ngày tháng nọ sang tháng kia mà làm cho người chọn ngày bị nhầm, định dùng ngày tháng 8 thì đó lại là ngày của tháng 7.
Ở dưới lời giới thiệu của sách ghi: Lưu ý khi sử dụng: “Cột sao Trực, cứ đến ngày chuyển tiết khí mới tức là bước sang tháng âm lịch mới, chúng tôi bôi đen và đề tên tháng”.
Theo cách này ghi trong sách ở ô bôi đen thì ngày mùng 9 tháng 5 mới bắt đầu tháng 5; ngày 11 tháng 6 mới bắt đầu tháng 6; ngày 15 tháng tháng 8 mới bắt đầu tháng 8; ngày 15 tháng 9 mới bắt đầu tháng 9. Như thế tức là tháng 5 đến mồng 9 trăng mới mọc, tháng 6 ngày 11 trăng mới mọc, tháng 9 ngày 15 trăng mới mọc?!
Sao lại có thể kỳ quặc như vậy được. Chúng ta nên biết rằng cổ nhân làm lịch âm tức là lịch tính theo chu kì mặt trăng (nguyệt lịch) có 3 nguyên tắc cơ bản là:
a) Một Hoa giáp chu kỳ là 60 năm, khởi đầu là năm Giáp Tý luân chuyển can chi đến năm Quý Hợi, rồi lặp lại mọi chi tiết năm tháng ngày giờ.
b) Một năm tính theo chu kỳ trăng mọc 12 tháng can chi, hàng can luân chuyển, hàng chi cố định. Tháng giêng là Dần, tháng 2 là Mão, tháng 3 là Thìn, tháng 4 là Tỵ, tháng 5 là Ngọ, tháng 6 là Mùi, tháng 7 là Thân, tháng 8 là Dậu, tháng 9 là Tuất, tháng 10 là Hợi, tháng 11 là Tý, tháng 12 là Sửu.
c) Một tháng vận hành theo chu kỳ 12 ngày từ Tý đến Hợi, ngày nào là hoàng đạo, ngày nào là hắc đạo, có bao nhiêu sao tốt về việc gì, bao nhiêu sao xấu về việc gì. Các chi ấy đi với can nào thì thêm sao sao tốt sao xấu ứng với can đó. Cứ trăng bắt đầu mọc là mùng Một của tháng, gọi là Sóc, ngày 15 gọi là Vọng (rằm), ngày hết tháng gọi là Nguyệt tận.
Theo Ngọc hạp Thông thư của triều Nguyễn và mọi cuốn lịch cổ thì: Từ ngày mùng 1 Tết Nguyên đán đến ngày 29 hoặc 30 (tùy theo thiếu đủ) là tháng Giêng. Từ ngày mùng 1 đến ngày 29 hoặc 30 tháng tiếp theo là tháng 2. Từ ngày mùng 1 đến ngày 29 hoặc 30 của tháng tiếp theo là tháng 3. Cứ như vậy mà tính cho đến tháng Chạp (tháng 12).
Còn tiết khí thì lập xuân có khi đến sớm đậu ở cuối tháng chạp, có đến muộn đậu ở thượng tuần hoặc giữa tháng Giêng. Các tiết khí khác cũng vậy có khi đến sớm có khi đến muộn, hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới trật tự ngày tháng. Duy có người làm nông nghiệp thì căn cứ vào tiết khí mà gieo trồng. Còn mọi việc trong xã hội như làm nhà, cưới xin, giỗ chạp, tiệc làng và bất cứ việc gì đều theo Nguyệt lịch, chứ không ai theo tiết khí lịch như hai tác giả bầy vẽ ra.
Sử dụng phức tạp vì bị thay đổi trật tự
Cuốn âm dương đối lịch 2011 – 2020 này của hai tác giả là Nghiêm Minh Quách và Trần Khang Ninh cũng rút từ Lịch Vạn niên ra, nhưng đã bị thay đổi trật tự ngày tháng nên đã đẩy việc sử dụng đến chỗ rất phức tạp.
Ví dụ: Ngày Kỷ Tỵ mùng 2 tháng 8 Giáp Ngọ, sách ghi: Trực thu, Hành Mộc – Sao tốt có Địa tài, Ngũ phú, U vi tinh, Yến yên, Lục hợp, Kim đường – Sao xấu có Tiểu hồng sa, Kiếp sát, Địa phá, Thần cách, Hà khôi, Lôi công, Thổ cấm, Ly sào, Xích khẩu.
Nhưng theo Ngọc hạp Thông thư, thì ngày Kỷ Tỵ mùng 2 tháng 8 Giáp Ngọ ghi: Trực Thành. Sao tốt có Thiên hỷ, Nguyệt tài, Phổ hộ, Tam hợp – Sao xấu có Ngũ quỷ, Cô thần, Thổ cấm, Chu tước.
Như vậy theo sách Âm dương đối lịch thì ngày Kỷ Tỵ 2 tháng 8 Giáp Ngọ là ngày Kim đường hoàng đạo và nhiều sao tốt. Còn theo Ngọc hạp Thông thư thì ngày này là ngày Chu tước hắc đạo không thể dùng vào việc quan trọng được (nếu là chọn ngày, còn công việc làm ăn bình thường thì chả sao cả).
Ngày Kỷ Hợi mùng 2 tháng 9 Giáp Ngọ, sách ghi: Trực mãn Sao tốt có: Thiên đức hợp, Thiên phú, Yến yên, Dịch mã, Nguyệt giải. Sao xấu có Thổ ôn, Hoang vu, Quả tú, Tiểu không vong, Sát chủ, Huyền vũ. Theo Ngọc hạp Thông thư thì ngày Kỷ Hợi mùng 2 tháng 9 Giáp Ngọ, ghi: Trực thành. Sao tốt có Thiên thành, Ngũ phú, Hoàng ân, Kính tâm, Nhân chuyên, Ngọc đường – Sao xấu có Hoang vu, Kiếp sát, Ngũ hư, Trùng tang, Trùng phục.
Ngày này nếu theo sách Âm dương đối lịch là ngày hắc đạo và nhiều sao xấu, không làm nhà được. Nhưng theo Ngọc hạp Thông thư thì ngày này làm nhà tốt vì vừa là Hoàng đạo vừa có sao Nhân chuyên trừ khử được sao xấu.
Những sự không đồng nhất như thế khiến người sử dụng rất phiền phức.
Ngày nay chúng ta đâu có tổ chức nào làm nhiệm vụ chiêm tinh quan sát bầu trời suốt ngày đêm ghi chép các loại sao xấu sao tốt, và còn tính toán có bao nhiêu ngôi ước lệ nữa theo ngày đó. Làm gì có cơ quan nào khảo cứu cả một hệ thống lịch pháp của các triều đại phong kiến Trung Quốc để rút tỉa lấy những sao tốt sao xấu ứng với phân dã của nước ta, dùng cho việc chọn ngày. Chắc chắn những kiến thức làm âm lịch vẫn phải học từ kinh điển, chúng ta chưa ai đủ trình độ để thay thế tiền bối. Nếu cứ tự tung tự tác sẽ gây ra phức tạp phiền hà cho xã hội.
Theo tôi, Ngọc hạp Thông thư của Triều Nguyễn là lịch chuẩn, vì rằng lịch này do Bộ lễ làm ra để vua ban cho dân chúng sử dụng, đã sàng lọc kỹ càng, xếp thành quy luật Vạn Niên, đời sau cứ thế mà dùng. Những người làm lịch đương thời chỉ cần trích ngang từ Lịch Vạn niên một cách trung thành là tốt lắm rồi.
Vũ Kim Biên