Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Hoài Trần

- [Đau khớp; Viêm xoang] Công dụng chữa bệnh từ hạt gấc còn tốt hơn cả mật gấu

Trong Đông y, hạt gấc, còn được gọi là mộc miết tử, từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc quý.

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Công Suất bên mục Tư Vấn về Công dụng của hạt gấccó đề cập: hạt gấc có tác dụng chống viêm và giảm đau rất tốt. Tốt hơn cả mật gấu và rẻ hơn mật gấu rất nhiều. Do đó, thay vì bỏ nhiều tiền để sát sinh một chú gấu lấy mật thì bạn nên tận dụng chạt gấc từ thiên nhiên để chữa bệnh cho mình theo những bài thuốc dưới đây.



1. Làm rượu gấc xoa bóp

Cách làm: Hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ dùng dần.

Cách dùng: Dùng bông thấm rượu bôi vào vết bầm tím, đau nhức, trật khớp rồi xoa bóp rất công hiệu.

2. Hạt gấc chữa bệnh viêm xoang

Cách làm: Lấy chừng 20 - 25 hạt gấc đem nướng sém đen phần vỏ, phần hạt gấc chín mềm. Sau đó đem giã nhỏ bằng cối, lấy cả phần vỏ đã cháy sém không bỏ đi.
Ngâm với rượu ngon, sau một ngày là có thể đem ra dùng để trị bệnh viêm xoang.



Cách dùng: Dùng tăm bông chấm vào dung dịch hạt gấc ngâm rượu, bôi lên sống mũi. Chờ 2 phút cho thuốc ngấm thì xì hết mủ đặc trong xoang mũi. Thuốc có tác dụng rất nhanh, chỉ cần 2 phút là có thể cảm nhận thấy cơn đau xoang mũi thuyên giảm đến 95%.

3. Không được uống các thuốc pha chế từ hạt gấc

Bác sĩ Nguyễn Công Suất cũng không quên lưu ý choh các mẹ về độc tính của hạt gấc. Dù có nhiều công dụng là vậy nhưng trong hạt gấc còn chứa 4 axít độc, gây ngộ độc nguy hiểm khi dùng theo đường uống.

Do đó hạt gấc chỉ nên làm thuốc dùng bôi ngoài da, liều lượng chỉ nên 2-4g/ngày, khi dùng phải nướng chín hạt.

(Theo Bs. Nguyễn Công Suất - mục Tư Vấn Webtretho; onehealthtimes.com)

Hoài Trần

About Hoài Trần -

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :