Hiển thị các bài đăng có nhãn Y Học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Y Học. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Hoài Trần

- Cây vối: Kháng sinh tự nhiên, nên sử dụng như thế nào cho tốt nhất?

Hẳn bạn đã nhận thấy nước vối có mặt khắp nơi những năm qua, trong gia đình, công sở, quán trà đá ven đường… 
Thực ra vối không chỉ là nguyên liệu cho nước giải khát mà còn được xem như một vị thuốc quý chữa bệnh cho người, đồng thời bổ sung nhiều khoáng chất có lợi cho sức khoẻ.
Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae). Đây là loài dễ trồng, sinh trưởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, và có thể tồn tại trên cả các vùng khí hậu khắc nghiệt. Hiện nay nhờ những công dụng tốt cho sức khỏe của lá, nụ và vỏ vối nên người dân trồng vối trên khắp cả nước, dùng hãm uống như nước trà. Nước vối có mùi thơm dễ chịu, vị ngọt thanh mát.
Nước vối có mùi thơm dễ chịu, mùi ngọt thanh mát. (Ảnh: namduocgiatruyen.com)
Trong lá, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu. Một số chất kháng sinh được tìm thấy trong vối có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella… Lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi là thuốc sát khuẩn dùng chữa nhiều bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt. Dưới đây là 9 công dụng điều trị hữu hiệu của lá vối:
1. Hỗ trợ bệnh nhân bị gout
Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh – Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn (nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ), giảm béo, lợi tiểu, tiêu độc. Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết không tốt, dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây ra tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp.
2. Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
Kết quả nghiên cứu lâm sàng giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam và Đại học Phụ nữ Nhật Bản đã chứng minh các hợp chất flavonoid trong chè nụ vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nếu uống thường xuyên loại trà này sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa tế bào, bảo vệ tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể và giúp tăng chuyển hóa cơ bản. Điều đặc biệt là uống nụ vối không có tác dụng phụ đáng kể nên có thể uống thường xuyên.
Trà vối có công dụng kiểm soát đường máu. (Ảnh: Nguoiduatin.vn)
3. Điều trị bệnh mỡ máu
Sử dụng lá hay nụ vối từ 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày và uống trong thời gian dài mới có hiệu quả mong muốn.
4. Hỗ trợ điều trị bỏng
Vỏ cây vối có tính sát trùng nên khi bỏng nhẹ, lấy vỏ cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra còn chữa ghẻ và vết thương lở loét.
5. Hỗ trợ chữa ngứa lở và chốc đầu:
Lấy lá vối tươi lượng vừa đủ nấu kỹ, lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.
Lá vối có thể nấu nước để dùng ngoài. (Ảnh minh hoạ: Dược Phẩm PQA)
6. Hỗ trợ chữa viêm gan – vàng da
Dùng rễ vối 200 g sắc với 500 ml còn 250 ml uống 2 lần mỗi ngày.
7. Hỗ trợ chữa chướng bụng – không tiêu
Vỏ thân cây vối 6 – 12 g, sắc kỹ với 500ml còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày hoặc dùng nụ vối 10 – 15 g, sắc với 500ml còn 300ml uống 3 lần trong ngày.
8. Chữa viêm đại tràng mãn tính – tiêu chảy đau bụng âm ỉ 
Sử dụng 200 g lá vối tươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
Dùng lá vối tươi để chữa viêm đại tràng mãn. (Ảnh: Dinhduongdoisong.com)
9. Chữa đau bụng tiêu chảy, phân sống
Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8 g, núm quả chuối tiêu 10 g. Cùng thái nhỏ phơi qua cho khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
Lưu ý:
Lá hay nụ vối sử dụng dưới dạng khô hoặc tươi, sau khi rửa sạch cho vào sắc hoặc hãm như hãm chè tươi. Có thể sử dụng uống nóng hay lạnh, nước từ lá khô có màu vàng nhạt, nước từ lá tươi có màu xanh như chè tươi.
Mặc dù lá vối có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể nhưng một số lương y khuyên những người quá gầy, suy nhược cơ thể không nên dùng.
Thái Sơn
Read More

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Hoài Trần

- Những loại thực phẩm “ăn gì bổ nấy”

Một số thực phẩm rất giống với các bộ phận trong cơ thể người. Đồng thời chúng cũng giàu dinh dưỡng có lợi cho chính bộ phận ấy.


Quả óc chó có hình dạng nhăn nheo khá giống với não người. (Ảnh: Getty Images)

Quả óc chó – não bộ: Quả óc chó có hình dạng nhăn nheo khá giống với não bộ và nó cũng rất tốt cho não. Óc chó chứa hàm lượng cao các axit béo omega-3 và các chất chống oxy hóa, cảnh báo nguy cơ chứng mất trí nhớ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chiết xuất từ quả óc chó giúp phá vỡ các protein liên quan đến bệnh Alzheimer.


Cà rốt – mắt: Theo Dailymail, khi thái lát một củ cà rốt, bạn sẽ thấy nó rất giống với đôi mắt của mình, kể cả những đường vân giống như đồng tử và mống mắt. Cà rốt có màu cam rất giàu vitamin và các chất chống oxy hóa, đặc biệt là beta-carotene, chống lại sự thoái hóa điểm vàng và ngăn ngừa đục thủy tinh thể ở người già. Cà rốt cũng có khả năng tăng cường lưu lượng máu, giúp mắt khỏe mạnh.


Cần tây – xương khớp: Bạn có thể nhìn thấy thân cây cần tây dài giống như bộ xương. Chúng cũng đặc biệt tốt cho xương vì giàu silic, chất quan trọng giúp xương chắc khỏe. Một thực tế đáng ngạc nhiên là xương chứa 23% natri và cần tây cũng vậy.


Cam, bưởi – ngực: Không chỉ giống nhau vì hình dạng, cam, bưởi và các loại trái cây họ cam quýt thực sự rất tốt cho tuyến vú của phụ nữ. Chúng giúp các hạch bạch huyết, một chất lỏng không màu, di chuyển trong và ngoài tuyến vú. Ngoài ra, bưởi cũng chứa chất limonoids, được chứng minh giúp ngăn chặn sự phát triển u trong tế bào mẹ.


Khoai lang – tuyến tụy: Khoai lang có hình dạng tương đồng với tuyến tụy trong cơ thể. Chúng giàu beta-carotene, chất chống oxy hóa bảo vệ các mô cơ thể, đặc biệt là tuyến tụy, khỏi nguy cơ ung thư hay lão hóa sớm. Khoai lang cũng rất tốt cho những người bị tiểu đường vì giúp ổn định lượng đường trong máu hiệu quả.


Cà chua – tim mạch: Cắt quả cà chua làm đôi, bạn sẽ thấy nó có cấu trúc giống như hệ tim mạch. Cà chua chứa lycopene, hóa chất thực vật làm giảm nguy cơ bệnh tim và một số bệnh ung thư. Đặc biệt, kết hợp cà chua với dầu oliu hoặc bơ sẽ thúc đẩy sự hấp thụ lycopene của cơ thể gấp 10 lần. Một thí nghiệm cũng cho thấy lycopene trong cà chua giúp chống lại ảnh hưởng của các cholesterol không lành mạnh.


Rượu vang đỏ – máu: Các chất chống oxy hóa và hợp chất polyphenol trong rượu vang đỏ giúp ngăn chặn tổn thương tế bào. Ngoài ra, chúng cũng chứa hợp chất làm loãng máu, làm giảm các cục máu đông, triệu chứng liên quan đến đột quỵ và bệnh tim mạch.


Chuối – nụ cười: Chuối chứa tryptophan, một loại protein, khi tiêu hóa được chuyển đổi thành serotonin, hóa chất hạnh phúc cho não bộ. Vì vậy, ăn chuối sẽ giúp điều chỉnh tâm trạng tốt hơn, ngăn ngừa chứng trầm cảm hiệu quả.


Trái bơ – tử cung: Bơ có hình dạng như bóng đèn, giống với tử cung. Chúng chứa axit folic, giảm nguy cơ loạn sản cổ tử cung, một tình trạng của tiền ung thư. Trong thực tế, nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn một quả bơ/tuần giúp cân bằng kích thích tố, kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, có một sự trùng hợp kỳ lạ, trái bơ cũng cần 9 tháng để ra hoa, tạo quả và chín giống như phụ nữ mang thai trong 9 tháng.


Nho – phổi: Phổi được cấu tạo từ các nhánh khí quản nhỏ được gọi là phế nang, trông khá giống như chùm nho. Những cấu trúc này cho phép oxy từ phổi đi vào máu. Nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều nho tươi giảm nguy cơ ung thư phổi và khí thũng. Trong hạt nho cũng có chứa hóa chất proanthocyanidin, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn do dị ứng.


Gừng – dạ dày: Gừng có hình dạng giống như dạ dày và rất tốt cho tiêu hóa. Gừng được sử dụng từ lâu đời như là phương thuốc làm dịu dạ dày và chữa buồn nôn, say xe hiệu quả. Gingerol trong gừng chịu trách nhiệm về hương thơm và mùi vị đặc biệt của gừng.


Nấm – đôi tai: Nấm thái lát có hình dạng khá giống đôi tai và chúng cũng rất tốt cho chức năng của tai. Nấm chứa nguồn vitamin D dồi dào, giúp cải thiện thính giác. Vì vậy, đừng quên bổ sung nấm vào chế độ ăn hàng ngày.

Theo TodayTv



Read More

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Hoài Trần

- Hoa hòe cây thuốc quý

Hoa hòe cây thuốc quý


Hoa hòe có các tác dụng: Tác dụng cầm máu, tác dụng hạ huyết áp, tác dụng chống tai biến mạch máu não, tác dụng chữa trĩ, đại tiện ra máu, băng huyết, tiểu tiện ra máu.


Theo Tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GSTS Đỗ Tất Lợi:

Hoa hòe là hoa của cây hòe, còn được gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa;
Tên khoa học Sophora japonica L. 
Thuộc họ cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Thường dùng Hoa hòe hay hòe hoa (Flos Sophorae japonicae) là hoa sấy khô của cây hòe. Đôi khi dùng quả hòe là gọi là hòe giác (Fructus Sophorae japonicae).

Mô tả:
Cây hoa hòe là một cây to cao 5-6m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ 7 đến 17 lá chét. Hoa mọc thành bông, cánh bướm màu vàng trắng.

Phân bố thu hái và chế biến:
Cây hòe mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, trước đây người ta dùng để uống nước cho ”mát” và dùng để nhuộm màu vàng. Hàng năm khả năng ta có thể thu mua rất nhiều, thừa dùng trong nước. Nhưng gần đây nhu cầu xuất khẩu lớn cho nên ta đang phát triển trồng. Trồng bằng hạt hoặc dâm cành. Sau 3-4 năm bắt đầu thu hoạch, cây sống lâu,càng những năm sau càng thu hoạch cao. Hoa phải hái lúc còn nụ mới chứa nhiều hoạt chất,phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Trong hoa hòe có từ 6-30% rutin (rutozit). Rutin là một glucosit, thủy phân sẽ cho quexitin hay quexetola, glucose và ramnoza.Trong quả cũng có rutin. Rutin là một chất có tinh thể hình trâm nhỏ màu vàng hay trắng vàng, tan trong 10.000 phần nước, 650 phần rượu, tan nhiều trong rượu methylic và dung dịch kiềm.

Tác dụng dược lý

Rutin là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của thành mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt,vỡ, hiện tượng này trước đây người ta chỉ cho rằng do thiếu vitamin C mà có, gần đây phát hiện sự liên quan đối với vitamin P

Tác dụng cầm máu:

Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu, sao thành than tác dụng càng tăng.

Tác dụng với mao mạch:
Hoa hòe có tác dụng giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch.

Công dụng và liều dùng:

Tính chất hoa hòe theo tài liệu cổ: Hoa vị đắng,tính bình,quả vị đắng tính hàn. Hoa vào hai kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can, có tác dụng lương huyết thanh nhiệt, chỉ huyết(hoa). Quả tính chất gần như hoa nhưng có thể gây ra thai. Dùng chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, máu cam, phụ nữ băng huyết.

Hiện nay nhân dân dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, dùng trong những bệnh ho ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu. Ngày uống 5- 20 gam dưới dạng thuốc sắc.

Rutin thường dùng cho người bệnh bị cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, để đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh tăng huyết áp.

Theo tài liệu của Hoàng Chiêu Đức (Trung Nam y học Tạp chí, 1952)
Nước sắc hoa hòe đã lọc bỏ rutin đi rồi vẫn làm giảm huyết áp
Có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột

Hoa hoè sao đen: Trị chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt. Ngày dùng 8 – 12g dạng thuốc hãm hoặc sắc.

Hoa hòe sao vàng chữa cao huyết áp, đau mắt. Ngày dùng 12 – 16g dạng thuốc hãm hoặc sắc.
Quả hoè có công dụng gần như hoa nhưng có thể gây ra thai.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-10g, dạng thuốc hãm hoặc sắc, hoặc dùng 0,5-3g dạng bột hoặc viên. Quả sao tồn tính chữa đại tiện ra máu.

Theo Tài liệu Nam Dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh (Tuệ Tĩnh) Mục 217 trang 29
Hòe hoa: Hoa Hòe vị đắng tính hòa bình, không độc sát trùng, trị ghẻ, trị đau mắt, đại tiện ra máu (trừ phong hạ huyết) đau yết hầu
Hòe tử: Quả hòe, vị đắng tính hàn, không độc, trị mắt màng mộng, đầu phong, chóng mặt, chữa bệnh trĩ mạch lươn, lở hạ bộ, dạ dày ráo.

Theo kinh nghiệm của bản thân:
Hoa hòa sao đen có tác dụng cầm máu tốt.
Hoa hòe sao vàng có tác dụng hạ huyết áp và bảo vệ mạch máu tốt

Hình ảnh hoa hòe khô:


Hình ảnh hoa hòe còn trên cây:


Hình ảnh hoa hòe đang chế biến: 


Viedeo tác dụng của hoa hòe

Các bạn có thể mua hoa hòe tại:
Các bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số điện thoại: 0932.340.345 gặp Mr Toại (Sinh năm 1976)
Giá cho 1 kg hoa hòe khô: 150.000/kg chưa bao gồm phí ship

http://hahuytoai.com

Read More
Hoài Trần

- Hoa hòe cây thuốc quý

Hoa hòe cây thuốc quý
Hoa hòe có các tác dụng: Tác dụng cầm máu, tác dụng hạ huyết áp, tác dụng chống tai biến mạch máu não, tác dụng chữa trĩ, đại tiện ra máu, băng huyết, tiểu tiện ra máu.


Theo Tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GSTS Đỗ Tất Lợi:

Hoa hòe là hoa của cây hòe, còn được gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa;
Tên khoa học Sophora japonica L. 
Thuộc họ cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Thường dùng Hoa hòe hay hòe hoa (Flos Sophorae japonicae) là hoa sấy khô của cây hòe. Đôi khi dùng quả hòe là gọi là hòe giác (Fructus Sophorae japonicae).

Mô tả:
Cây hoa hòe là một cây to cao 5-6m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ 7 đến 17 lá chét. Hoa mọc thành bông, cánh bướm màu vàng trắng.

Phân bố thu hái và chế biến:
Cây hòe mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, trước đây người ta dùng để uống nước cho ”mát” và dùng để nhuộm màu vàng. Hàng năm khả năng ta có thể thu mua rất nhiều, thừa dùng trong nước. Nhưng gần đây nhu cầu xuất khẩu lớn cho nên ta đang phát triển trồng. Trồng bằng hạt hoặc dâm cành. Sau 3-4 năm bắt đầu thu hoạch, cây sống lâu,càng những năm sau càng thu hoạch cao. Hoa phải hái lúc còn nụ mới chứa nhiều hoạt chất,phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Trong hoa hòe có từ 6-30% rutin (rutozit). Rutin là một glucosit, thủy phân sẽ cho quexitin hay quexetola, glucose và ramnoza.Trong quả cũng có rutin. Rutin là một chất có tinh thể hình trâm nhỏ màu vàng hay trắng vàng, tan trong 10.000 phần nước, 650 phần rượu, tan nhiều trong rượu methylic và dung dịch kiềm.

Tác dụng dược lý

Rutin là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của thành mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt,vỡ, hiện tượng này trước đây người ta chỉ cho rằng do thiếu vitamin C mà có, gần đây phát hiện sự liên quan đối với vitamin P

Tác dụng cầm máu:

Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu, sao thành than tác dụng càng tăng.

Tác dụng với mao mạch:
Hoa hòe có tác dụng giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch.

Công dụng và liều dùng:

Tính chất hoa hòe theo tài liệu cổ: Hoa vị đắng,tính bình,quả vị đắng tính hàn. Hoa vào hai kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can, có tác dụng lương huyết thanh nhiệt, chỉ huyết(hoa). Quả tính chất gần như hoa nhưng có thể gây ra thai. Dùng chữa xích bạch lỵ, trĩ ra máu, thổ huyết, máu cam, phụ nữ băng huyết.

Hiện nay nhân dân dùng hoa hòe làm thuốc cầm máu, dùng trong những bệnh ho ra máu, đổ máu cam, tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu. Ngày uống 5- 20 gam dưới dạng thuốc sắc.

Rutin thường dùng cho người bệnh bị cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, để đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận, xuất huyết ở phổi mà không rõ nguyên nhân, còn có tác dụng đối với bệnh tăng huyết áp.

Theo tài liệu của Hoàng Chiêu Đức (Trung Nam y học Tạp chí, 1952)
Nước sắc hoa hòe đã lọc bỏ rutin đi rồi vẫn làm giảm huyết áp
Có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột

Hoa hoè sao đen: Trị chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt. Ngày dùng 8 – 12g dạng thuốc hãm hoặc sắc.

Hoa hòe sao vàng chữa cao huyết áp, đau mắt. Ngày dùng 12 – 16g dạng thuốc hãm hoặc sắc.
Quả hoè có công dụng gần như hoa nhưng có thể gây ra thai.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-10g, dạng thuốc hãm hoặc sắc, hoặc dùng 0,5-3g dạng bột hoặc viên. Quả sao tồn tính chữa đại tiện ra máu.

Theo Tài liệu Nam Dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh (Tuệ Tĩnh) Mục 217 trang 29
Hòe hoa: Hoa Hòe vị đắng tính hòa bình, không độc sát trùng, trị ghẻ, trị đau mắt, đại tiện ra máu (trừ phong hạ huyết) đau yết hầu
Hòe tử: Quả hòe, vị đắng tính hàn, không độc, trị mắt màng mộng, đầu phong, chóng mặt, chữa bệnh trĩ mạch lươn, lở hạ bộ, dạ dày ráo.

Theo kinh nghiệm của bản thân:
Hoa hòa sao đen có tác dụng cầm máu tốt.
Hoa hòe sao vàng có tác dụng hạ huyết áp và bảo vệ mạch máu tốt

Hình ảnh hoa hòe khô:


Hình ảnh hoa hòe còn trên cây:


Hình ảnh hoa hòe đang chế biến: 


Viedeo tác dụng của hoa hòe



Các bạn có thể mua hoa hòe tại:
Các bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số điện thoại: 0932.340.345 gặp Mr Toại (Sinh năm 1976)
Giá cho 1 kg hoa hòe khô: 150.000/kg chưa bao gồm phí ship

http://hahuytoai.com
Read More

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Hoài Trần

- Huyệt Dưỡng Sinh

9 huyệt vị dưỡng sinh
(Mọi Người Nên Xoa Bóp Hàng Ngày)

Ngoài tác dụng bảo vệ tim mạch, huyệt Nội quan còn được sử dụng trong trường hợp cứu người bị lên cơn đau tim bất ngờ.

Trung y cho rằng, trên các kinh mạch cơ thể con người có 361 huyệt vị . Nếu tính cả các huyệt vị không thuộc kinh mạch thì có tới hơn 1 nghìn huyệt vị. Để nắm rõ những kiến thức này, đối với người bình thường là một việc rất khó khăn.

Dựa trên các tổng hợp lâm sàng, bác sĩ Triệu Diễm, Chủ nhiệm Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Y học tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã tóm tắt tác dụng của 9 huyệt vị dưỡng sinh quan trọng dễ nhớ nhất.

Hàng ngày, chỉ cần nhẹ nhàng xoa bóp vài lần một trong 9 huyệt vị này, bạn sẽ cảm nhận được tác dụng rất tốt cho sức khỏe, có công hiệu thần kỳ trong việc dưỡng sinh, trừ bệnh.

1. Huyệt Phong trì: Huyệt Phong trì: Sáng mắt, giúp tỉnh táo

Trung y có câu “đầu mục phong trì chủ”, tức là hãy tìm đến huyệt phong trì nếu gặp các triệu chứng đau đầu, mỏi mắt mà nguyên nhân là do trúng gió (phong bệnh).

Xoa bóp, ấn huyệt Phong trì và các cơ xung quanh có tác dụng hỗ trợ chữa trị các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, ngoại cảm phong hàn, đau đầu do trúng gió, cùng với chứng nhức mỏi cổ do tư thế làm việc phải cúi xuống trong khoảng thời gian dài.

Đối với giới nhân viên văn phòng, các bạn có thể tranh thủ thời gian trong giờ làm việc để ấn nhẹ huyệt Phong trì, có tác dụng giúp cho tinh thần tỉnh táo, xóa tan mệt mỏi.

2. Huyệt Trung quản: Tốt cho dạ dày
Thường xuyên ấn Huyệt Trung quản hỗ trợ giảm đau dạ dày.

Bệnh nhân bị đau dạ dày cấp tính có thể ấn huyệt Trung quản trong 10 giây, rồi buông tay ra. Sau đó lặp lại như vậy trong vòng 3 phút sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng này.

Bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính có thể ấn nhẹ huyệt Trung quản, dùng bàn tay xoa nhẹ, nhằm giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, giảm dần triệu chứng đau.

3. Huyệt Hợp cốc: Thanh nhiệt, giảm đau
Ấn huyệt Hợp cốc giúp thanh nhiệt, giảm đau.

Huyệt Hợp cốc còn có tên gọi khác là huyệt Hổ khẩu (miệng hổ). Khi có triệu chứng đau đầu, hãy bấm huyệt Hợp cốc, để thấy các cơn đau giảm hẳn. Còn nếu thường xuyên bấm huyệt Hợp cốc sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc và an thần.

Đối với một số chứng bệnh như sốt cao, đau đầu, nhiệt miệng, đau răng do chứng cảm gió hoặc cảm nóng gây ra, nếu uống thuốc cũng không thể thấy ngay hiệu quả.

Thay vào đó, bạn có thể ấn huyệt Hợp cốc để chữa trị. Khi xoa bóp đúng lực, bạn sẽ cảm thấy đau nhói, tê và sưng lên.

Nếu kèm theo sốt, bạn có thể dùng một chiếc thìa sứ cạo trên phần da phía sau cổ hoặc dùng ngón tay véo nhẹ phần da xung quanh đó, cho đến khi da nổi đỏ hoặc tím. Động tác này có tác dụng giải độc, hạ sốt nhanh chóng.

4. Huyệt Kiên tỉnh: Giảm thiểu chứng đau cổ
Ấn huyệt Kiên tỉnh thường xuyên giúp giảm thiểu chứng đau cổ.

Dùng ngón tay giữa ấn chặt huyệt Kiên tỉnh của phía bên tay còn lại, đồng thời chuyển động cánh tay cùng phía có huyệt Kiên tỉnh, dùng lực ấn chặt cho đến khi cảm thấy “đau nhẹ nhưng thoải mái” sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

5. Huyệt Ủy trung: Chữa đau lưng và thắt lưng
Ấn huyệt Ủy trung giúp giảm đau vùng lưng và thắt lưng.

Trung y có câu “Yêu bối Ủy trung cầu”, nghĩa là khi đau lưng hãy tìm đến huyệt Ủy trung.
Ngồi sai tư thế, ngồi trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến các chứng đau lưng, quanh thắt lưng và đau vai của dân văn phòng hoặc chứng đau lưng ở người cao tuổi. Thường xuyên ấn huyệt Ủy trung có thể giúp lưu thông khí huyết vùng lưng và thắt lưng.

Khi ấn huyệt Ủy trung, dùng lực đúng sẽ có cảm giác hơi đau nhói. Bạn nên ấn liên tục khoảng 20 cái mới phát huy được tác dụng.

6. Huyệt Quan nguyên: Bồi thận, bổ khí, hồi dương
Ấn huyệt Quan nguyên giúp bồi thận, bổ khí, hồi dương.

Ấn nhẹ huyệt Quan nguyên có tác dụng bồi thận, bổ khí, giảm thiểu quá trình lão hóa.
Đối với nam giới, việc ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp chữa trị một số triệu chứng của bệnh suy thận, đau thắt lưng, rụng tóc...

Còn với phụ nữ, thường xuyên ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp điều trị và giảm thiểu rất nhiều bệnh về phụ khoa.

Trước khi ấn huyệt Quan nguyên, phải xoa hai lòng bàn tay nóng lên, sau đó áp lòng bàn tay vào đúng vị trí của huyệt Quan nguyên (như hình), rồi thực hiện động tác xoa ấn nhẹ nhàng, mức độ từ nhẹ tăng dần cho đến khi cảm thấy nóng lên.

7. Huyệt Tam âm giao: Dưỡng âm, làm đẹp
Thường xuyên ấn huyệt Tam âm giao, giúp phụ nữ dưỡng âm, làm đẹp

Huyệt Tam âm giao được xem là huyệt vị của phụ nữ. Chị em thường xuyên ấn huyệt này sẽ có tác dụng đả thông kinh mạch bị tắc nghẽn, bảo dưỡng tử cung và buồng trứng.

Ngoài ra nó còn có tác dụng điều kinh, trị tàn nhang, xóa nếp nhăn, trị mụn, dị ứng da, viêm da, eczema...

Bắt đầu 3 ngày trước mỗi kỳ kinh, mỗi ngày chị em nên ấn huyệt Tam âm giao, kiên trì trong 3 tháng sẽ giúp chữa trị một số vấn đề như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh...

Khi ấn huyệt này, dùng ngón tay cái ấn thẳng trên huyệt vị, rồi ấn chặt xuống sau đó mới xoa, mỗi lần kéo dài 1 phút. Nghỉ một lát rồi lại tiếp tục.

Thường xuyên ấn huyệt Tam âm giao có tác dụng điều hòa khí huyết vận hành trên cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên áp dụng phương pháp này.

8. Huyệt Nội quan: Bảo vệ tim mạch
Ấn huyệt Nội quan giúp bảo vệ tim mạch và cấp cứu khi nguy kịch.

Ấn huyệt Nội quan có tác dụng điều hòa khí huyết. Khi ấn, chúng ta dùng ngón tay cái ấn xuống vị trí của huyệt, mỗi lần ấn khoảng 3 phút hoặc cho đến khi cảm thấy đau nhói cục bộ thì dừng lại.
Ngoài tác dụng bảo vệ tim mạch, huyệt Nội quan còn được sử dụng trong trường hợp cứu người khẩn cấp.

Khi bệnh nhân có triệu chứng đau tim bất ngờ, ngay lập tức để bệnh nhân nằm xuống thư giãn ngay ngắn, ấn huyệt Nội quan để làm dịu cơn đau cho bệnh nhân trong thời gian chờ cấp cứu.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ trị liệu và cấp cứu. Còn bệnh nhân cần phải được điều trị ở các cơ sở y tế ngay sau đó.

Ngoài ra, ấn huyệt Nội quan còn có tác dụng chữa trị một số triệu chứng như đau đầu, khô miệng, đau họng, bệnh thoái hóa cột sống cổ, viêm quanh khớp vai, đau thắt lưng...

9. Huyệt Dương lăng tuyền: Thư cân hoạt lạc
Ấn huyệt Dương lăng tuyền giúp giảm đau vai, sưng ngực, đau thần kinh liên sườn...

Để tìm vị trí của huyệt này, bạn phải ngồi im, dùng tay sờ bắp chân, vị trí của huyệt Dương lăng tuyền ở chỗ lõm phía trước, dưới đầu nhỏ của xương mác, nơi thân nối với đầu trên xương mác, khe giữa cơ mác bên dài và cơ duỗi chung các ngón chân.

Thông thường khi ấn huyệt Dương lăng tuyền, nếu cùng lúc cử động vai có thể giảm thiểu chứng đau vùng xung quanh vai.

Ngoài ra, huyệt này còn có tác dụng chữa trị các bệnh như đau sưng ngực, đau hai bên mạn sườn, đau thần kinh liên sườn...
* Theo Sohu Health
Read More

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Hoài Trần

- VỚI TỰ NHIÊN MỌI VẬT ĐỀU TƯƠNG ĐỐI

Read More