Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm Linh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm Linh. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

Hoài Trần

- Tuyệt tác điêu khắc: Thuần khiết từ bi, vô oán vô hận


Là kiệt tác khắc họa hình ảnh Đức mẹ Mary ôm thân thể Chúa Jesus trong vòng tay của mình, nhưng khác với các tác phẩm khác cùng chủ đề, Pietà của Michelangelo không có sự oán hận, không có nỗi đau quặn thắt, mà có chăng chỉ là sự thanh thản, bình yên, thánh khiết, vô oán vô hận, thể hiện ra trí huệ vô hạn vượt trên mọi xúc cảm của con người…

Michelangelo được coi là một trong những thiên tài nghệ thuật vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, một người mà tên tuổi đã gắn liền với khái niệm “kiệt tác”. Ông đã để lại những tác phẩm bất hủ trong lĩnh vực điêu khắc, hội họa, và kiến trúc. Với sự rộng lớn và đa dạng trong các thành tựu nghệ thuật, Michelangelo đã tạo nên một dấu ấn không thể xóa nhòa trong sáng tạo nghệ thuật ở phương Tây vào đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng.

Trong số những đứa con tinh thần của Michelangelo, thì mái vòm nhà nguyện Sistine tại Vatican có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất, nhưng nói về kiệt tác tâm đắc nhất của ông, thì phải kể tới Pietà – tác phẩm duy nhất mà Michelangelo để lại chữ ký của mình.


Michelangelo đã từng thực hiện một số tác phẩm điêu khắc tại Florence dành cho nhà Medici, nhưng vào những năm 90 của thế kỷ 15, ông rời Florence tới Venice, tới Bologna và rồi tới ở lại Rome trong khoảng từ 1496 tới 1501. Năm 1497, Hồng y Jean de Billheres đã ủy thác cho Michelangelo thực hiện một tác phẩm điêu khắc đặt tại Vương cung thánh đường Thánh Peter. Và kết quả là sự ra đời của Pietà – một kiệt tác đã đưa sự nghiệp của Michelangelo ngay lập tức lên đến đỉnh cao nhất.

Cho đến hiện tại, Pietà vẫn được đặt tại một vị trí trang trọng ở Vương cung thánh đường Thánh Peter (St. Peter’s Basilica) tại Vatican, Ý. Dù kích thước của kiệt tác này tương đối nhỏ so với toàn bộ không gian của thánh đường, nhưng vẻ đẹp, cảm xúc và thần thái của bức điêu khắc khiến người xem không khỏi đắm mình vào nó. Xuyên suốt bên trong Pietà là một cảm giác rất nhân văn, cao thượng, vô cùng tự nhiên và gần gũi. Nhưng trên hết, Pietà toát lên một vẻ đẹp thần thánh mà chúng ta sẽ không thể tìm thấy trong bất cứ tác phẩm nào khác cùng chủ đề.


Nói về chất liệu, Michelangelo thừa nhận rằng khối đá hoa cương trắng Carrara mà ông dùng để điêu khắc Pietà là khối đá hoàn mỹ nhất mà ông từng sử dụng. Cũng chính vì thế, Michelangelo chăm chút cho Pietà tỉ mỉ hơn bất cứ một tác phẩm điêu khắc nào khác của ông.

Kết cấu tổng thể của Pietà là hình kim tự tháp, đem đến sự cân bằng, hài hòa và đối xứng. Nó khiến ánh mắt người xem bị hút vào khuôn mặt chứa đựng sự bình yên của Đức mẹ. Những đường nét được sử dụng trong tác phẩm khiến nó đầy năng lượng và sức sống. Tóc của Chúa Jesus, những nếp gấp tinh tế trên chiếc váy của Đức mẹ Mary, cũng như làn da của cả hai đã tạo nên một vẻ đẹp tuyệt vời cho tác phẩm.


Trong tác phẩm này, người ta nhận thấy rằng tỷ lệ thân mình của Đức mẹ và Chúa Jesus không thực sự tương xứng một cách tự nhiên với nhau. Nói một cách chính xác, mặc dù phần đầu của Đức mẹ và Chúa Jesus là cùng kích thước, nhưng cơ thể thì không. Cơ thể của Đức mẹ lớn hơn cơ thể của Chúa Jesus, và vì thế Pietà thiếu đi sự tương xứng giữa các bộ phận thân thể. Vào thời kỳ Phục Hưng, các nghệ sĩ có xu hướng tuân theo tỷ lệ chính xác của thân thể người trong các bức họa hay điêu khắc, thậm chí là khiến tỷ lệ đó trở nên hoàn mỹ. Tuy nhiên, trong kiệt tác của mình, Michelangelo lại bỏ qua việc theo đuổi tỷ lệ để mang đến cho bức điêu khắc của mình một sự cân bằng và hài hòa, một cảm giác trọn vẹn. Chính vì thế, Pietà là sự kết hợp cân đối của các nguyên lý nghệ thuật với cảm quan của người xem.


Tuy nhiên, hàm ý của Pietà mới thật sự là điều khiến bức điêu khắc này trở thành một tuyệt tác đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng. Pietà khắc họa hình ảnh Đức mẹ Mary ôm thân thể của Chúa Jesus sau khi thân xác ngài được hạ xuống từ thập tự giá. Đây là một trong bảy sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức mẹ, còn được gọi là bảy nỗi đau của Đức mẹ Mary. Thời bấy giờ, chủ đề Đức mẹ ôm Chúa Jesus trong vòng tay của bà đã được các nhà điêu khắc tại Pháp, Đức thực hiện, nhưng chưa thực sự được biết đến tại Ý. Bên cạnh đó, hình ảnh mà các nghệ sĩ thể hiện thường mô tả Đức mẹ trong đau đớn và nỗi khổ vô bờ mà Chúa Jesus phải chịu. Tuy nhiên, Michelangelo lại xây dựng một hình ảnh hoàn toàn khác bên trong tác phẩm của mình.
Một tác phẩm khác cùng chủ đề vào thế kỷ 16.

Ở trung tâm của bức điêu khắc, Đức mẹ Mary hiện lên trông rất trẻ, gương mặt không có oán hận, không có nỗi đau quặn thắt, chỉ có sự thanh thản, bình yên và thuần khiết. Đức mẹ chấp nhận cái chết của Chúa Jesus một cách khoan dung.


Chúa Jesus nằm trong lòng bà, gương mặt thanh thản, không hề cho thấy nỗi khổ bị đóng đinh, mà chỉ có sự bình an như còn đang say ngủ.


Đức mẹ không trực tiếp chạm vào thân thể Chúa Jesus, mà lại dùng một tấm vải nâng lấy Chúa, thể hiện sự thiêng liêng của thân thể Đức Chúa. Tất cả đều toát lên sự từ bi và trí huệ vô hạn, vượt trên mọi xúc cảm của con người.


Pietà là cái tên phổ biến của chủ đề Đức mẹ Mary ôm Chúa Jesus tại Ý. Không ai biết nó xuất hiện đầu tiên từ khi nào, nhưng nó hoàn toàn khác với khái niệm đau thương của Chúa (lamentation of Christ) mà các tác phẩm khác mô tả. Rất có thể từ Pietà chỉ xuất hiện phổ biến ở Ý sau khi tác phẩm của Michelangelo được đưa ra công chúng. Trong tiếng anh, Pietà có nghĩa là “pity” (lòng trắc ẩn) hay “compassion” (lòng thương), nhưng nếu chuyển thể chính xác từ văn hóa phương Tây sang văn hóa phương Đông, thì có lẽ chúng ta phải dịch Pietà là “từ bi”. “Từ bi” là một khái niệm mà người phương Đông xưa dùng để chỉ biểu hiện của các vị Thần Phật, mà gần gũi nhất với người Việt chính là Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi. “Từ bi” tương đương với khái niệm “love” (tình yêu) trong tôn giáo phương Tây, vốn không phải là tình yêu nam nữ, mà là một khái niệm khác, chính là tình yêu và từ tâm đối với mọi điều. Đây là khái niệm bản thân tôn giáo phương Tây không có từ ngữ riêng để mô tả, mà phải dùng từ “love”, và vẫn luôn lúng túng khi giải thích nó.

Bởi vì lòng từ bi mà Chúa Jesus đã gánh chịu tội lỗi và khổ đau thay cho con người. Bởi vì lòng từ bi mà người ta không hề nhìn thấy sự khổ đau trên khuôn mặt ngài, khi thân xác ngài được hạ xuống từ thập tự giá. Cũng bởi vì lòng từ bi, mà Đức mẹ Mary không cảm thấy đau khổ khi mất đi một người con.


Chính vì hai chữ “từ bi” ấy mà Pietà đã trở thành một tác phẩm điêu khắc hiếm hoi có thể miêu tả được một cách hoàn mỹ nhất vẻ đẹp của Thần Phật, điều ngôn ngữ phương Tây khó có thể chạm tới. Đó chính là sự bất hủ trong Pietà của Michelangelo.

Ảnh sử dụng trong bài nằm trong Public Domain
Huy Minh



Chuyên mục Kiệt Tác Thế Giới là chuyên mục thời báo Đại Kỷ Nguyên trân trọng giới thiệu tới độc giả những đỉnh cao của nền văn hóa nhân loại, đã được minh chứng qua dòng chảy thời gian, với các tác phẩm hội họa, âm nhạc, văn học, kiến trúc…kiệt xuất. Có thể nói đó là những dấu ấn lịch sử đã đặt định nên chuẩn mực giá trị nghệ thuật và nhân sinh vô cùng quý báu cho toàn thể nhân loại.

Đặt ở một góc trang trọng trong nhà thờ thánh Peter Basillical (Vatican-Roma) Pieta (tên Việt thường gọi: Tượng Đức Mẹ sầu bi) là một kiệt tác điêu khắc của nhân loại. Kết tinh của tài năng phi thường, nỗi thổn thức và sự đồng cảm đạt tới mức thần thánh trong niềm tin vào Thần. Và Thần tích đã triển hiện…

Pieta (1498-1499) của Michelangelo (1475 – 1564), là kiệt tác điêu khắc bằng đá cẩm thạch trắng với kích thước 1,74 m x 1,95 m

Từ xa xưa, chủ đề “Pieta” luôn là chủ đề thu hút đông đảo các nghệ sỹ tài hoa trong lĩnh vực hội họa và điêu khắc, đã có không ít phiên bản với những kích thước và vật liệu khác nhau như: “Pieta” tượng gỗ của Vesperbild Schwaben, tranh “Pieta” của họa sỹ Luis de Morales, tượng gỗ “Pieta” của Gregorio Fernandez….


Hầu hết những phiên bản này đều tập trung thể hiện sự bi thương, thống thiết về cảnh Đức Mẹ đồng trinh ôm xác chúa Jesus, sau khi xác Người được hạ xuống từ cây thập giá.


Các tác giả đã thể hiện giống như trạng thái thông thường của một bà mẹ mất con: bi thương, thống thiết, đau khổ, hỏi Trời…. Nhưng Thần có thực sự như vậy không?


Đức Mẹ Maria có thực sự than Trời, hay Người đã nhìn thấu mọi sự, đây là sự cứu chuộc tội lỗi của chúa Jesus cho con người..?


Đức Mẹ đồng trinh liệu có nét mặt già nua khắc khổ như một con người như vậy không?

Chúng ta hãy ngắm nhìn kỹ bức điêu khắc của Michelangelo: 


Từ một khối đá to lớn vô hồn ông đã biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật sống động trong từng chi tiết.


Khuôn mặt Đức Mẹ trong sáng và tươi trẻ, không lộ vẻ bi thương sầu thảm. Chiếc váy của Đức Mẹ Đồng Trinh với những nếp gấp tinh tế như chiếc váy áo lụa mềm mại thực sự.


Cánh tay Chúa thả lỏng buông bỏ, khuôn mặt Ngài thanh thản, yên bình như đang say ngủ, cơ thể cân đối đẹp đẽ với từng múi thịt làn da…


Tất cả đều chân thực tới mức tưởng chừng như Đức Mẹ và Chúa đang xuất hiện thật trước mắt chúng ta. 


Vì sao Pieta của Michelangelo vĩ đại đến thế? Những Pieta khác vì sao không có cái linh hồn mãnh liệt như Pieta của Michelangelo?

Vì tác phẩm quá đẹp ư?” Quả thực Pieta của Michelangelo có một vẻ đẹp sống động trong từng chi tiết, và vô cùng hài hòa… Vâng! Tuy nhiên, nhận định này lại hơi có phần chung chung, mơ hồ. Hiểu biết nghệ thuật, không ai có thể nói, Pieta này đẹp hơn những Pieta khác, của các tác giả khác!

Lý do chính là bởi vì: Pieta của Michelangelo là tác phẩm duy nhất đã thể hiện một tinh thần khác: Biểu diện của Thần thay vì biểu diện của một con người


Hình ảnh Đức Mẹ Maria trong Pieta của Michelangelo khá trẻ-như chỉ mới đôi mươi-ôm xác Chúa Jesus trong lòng với tư thế ngồi vững chãi, và gương mặt, toát lên vẻ đẹp thanh thản thánh thiện…

Đó là bởi vì Thần trên thiên giới luôn trẻ và không bị già đi theo năm tháng như con người.

Còn hình ảnh Chúa Jesus, cũng không được thể hiện với các dấu vết của sự khổ nạn. Gương mặt người,cũng toát lên vẻ thanh thản thánh thiện…

Đương thời, các yếu tố khác biệt này thậm chí đã gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng tác phẩm đã không thể hiện đúng chủ đề và không đúng với thực tế!…Đức Mẹ phải đau khổ thống thiết?

Tuy nhiên, theo Michelangelo:

Thiên Chúa không đến và chịu khổ nạn cho sự đau khổ, tuyệt vọng. Mà Ngài đến và chịu khổ nạn vì sự cứu rỗi chúng sinh và mang hy vọng họ. Sự đến và chịu khổ nạn của Người có ý nghĩa siêu nhiên, và Ngài đón nhận cái chết theo cách của Thần, như chỉ bỏ đi 1 chiếc áo, chứ không phải theo cách đau khổ tuyệt vọng của con người. Tất cả đã vượt qua những cảm xúc thường tục và tất cả vì sự cứu rỗi chúng sinh, nên Ngài có thể hoàn toàn thanh thản như vậy. 


Chúa Jesus đã tới và chuộc tội cho con người. Chỉ có nghệ thuật với cái đẹp tuyệt đối và bằng suy nghĩ của Thần mới có thể thể hiện được công cuộc cứu chuộc thiêng liêng này của Người…

Trong sự chiêm nghiệm, Đức Mẹ Maria vẫn luôn là một trinh nữ với vẻ đẹp trong trắng, tinh khôi. Và người đã có được sự thanh tịnh thuần khiết vì Thần nhìn xa hơn nhiều những gì con người nhìn thấy… Sự tĩnh lặng bình thản của Người thể hiện sự chấp nhận với một đức tin mạnh mẽ vào Đấng Cứu Chuộc và công cuộc cứu rỗi con người của Ngài…

Như việc Chúa Jesus cuối cùng đã phục sinh. Cái chết với con người dường như là điều gì quá to tát. Nhưng với Thần, chỉ là từ bỏ nhục thân, lấy tấm thân đau đớn của chính Người mà cứu chuộc lại tội lỗi cho loài người. 

Dường như Michelangelo đã đúng. Và, dường như, tác phẩm của ông đã đến được với mọi người, đi vào lòng người, bởi chính vẻ đẹp siêu việt mà ông tạo ra bằng thiên tài của mình…!

Ngay như tên tác phẩm, Pieta, có nghĩa là đáng tiếc, cũng hàm chứa một ý nghĩa khác: Đáng tiếc cho con người đã phạm tội với Thần, rồi họ sẽ phải chịu tội thống khổ ngàn năm cho tội lỗi gây ra.


Chứ không phải nói đến sự đau khổ của Đức Mẹ đồng trinh.

Khi sáng tác Pieta, Michelangelo mới 24 tuổi. Tác phẩm bằng đá cẩm thạch này, do Hồng Y Jean de Billheres-một đại diện người Pháp tại Rome-đặt làm như một đài tưởng niệm trong tang lễ của Ngài. Nhưng, từ thế kỷ 18, tác phẩm đã được chuyển vào đặt tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Peter ở Rome, cho đến ngày nay.

Pieta của Michenlangelo đã đi vào lịch sử nghệ thuật nhân loại ở tư cách là một kiệt tác điêu khắc vĩ đại của thời Phục Hưng.

Hà Phương Linh 

Read More

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Hoài Trần

- Quan niệm mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang

Mèo thần tài Nhật Bản

Trong khi người Việt Nam vốn quan niệm mèo: đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang, tại Nhật Bản, mèo lại là biểu tượng của phúc lành và tài lộc. Nếu có dịp ghé thăm các cửa hiệu Nhật Bản, có thể bạn sẽ thấy tượng một chú mèo sứ bầu bĩnh đang giơ chân trước mời gọi khách, được biết đến với cái tên mĩ miều maneki neko – mèo thần tài. Nhưng maneki neko không đơn thuần là một linh vật may mắn hay món đồ chơi ngộ nghĩnh, mà ẩn sau nó còn là những truyền thuyết lâu đời cùng mối quan hệ khăng khít với xã hội Nhật hiện đại.

Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, điều này bắt nguồn từ những câu chuyện về con chó ở thời nhà Lý.

Xuất phát từ quan niệm dân gian
GS.TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc trung tâm bảo tồn văn hóa tín ngưỡng cho biết, đó là một quan niệm dân gian, một sáng tạo của nhân dân bắt nguồn từ những câu chuyện về con chó liên quan đến cả một triều đại của Lý Công Uẩn - vua Lý Thái Tổ. Từ chuyện năm Lý Công Uẩn sinh ra năm Giáp Tuất (974), ở quê ông có con chó đẻ con sắc trắng có đốm lông vàng thành hình chữ "Vương" trên lưng điềm báo năm tuất sinh người làm vua và Lý Công Uẩn sau này ngôi rồng... 

Đặc biệt, năm Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long đã có một con chó bụng chửa từ núi Ba Tiêu, châu Bắc Giang, bơi qua sông Cái, rồi lên ở trên núi Nùng (vườn Bách Thảo), đẻ được một chó con, đến năm Nhâm Tuất, hai chó đều hóa đá, nơi này sau dựng "Chính điện đài" và lập bên điện ngôi đền thờ chó mẹ và chó con. Đến triều đại sau, đền thờ Cẩu Nhi được dời ra ngoài hoàng thành, dựng trên gò trong hồ Trúc Bạch. 

Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh, nhân dân đã sáng tạo ra câu nói, dựa trên những đúc kết trong quá trình thuần hóa, nuôi dưỡng hai con vật này và sự tích Cẩu Nhi biểu đạt sự thịnh vượng cho một triều đại mới. Hơn nữa, từ rất xa xưa, trong huyền thoại đã có rất nhiều câu chuyện về sự gắn bó giữa con người và con chó như huyền thoại về chó thần sau cuộc đại hồng thủy, người lấy chó hay truyền thuyết ở Bản Hồ của người Dao là chó ngũ sắc lấy công chúa...

Trong văn hóa người Việt, chó là biểu tượng của lòng trung thành, sự giúp đỡ và canh giữ đất đai, nhà cửa... Chó đá được đặt tại cổng đình chùa, đền miếu, cổng làng, cổng nhà... để cảnh báo kẻ gian, ngăn trừ tà ma...


Khẳng định tập tính của các con vật
Thạc sĩ Vũ Đức Huynh, chuyên gia nghiên cứu, tác giả của 20 cuốn sách về văn hóa Á Đông và tâm linh cho rằng, dân gian dựa vào đặc tính của 2 con vật này mà sáng tạo ra tục ngữ. Chó và mèo nằm trong 12 con giáp, đều là vật nuôi hoang dã, con người bắt và thuần dưỡng để phục vụ đời sống của con người.
Trong quá trình nuôi người ta phát hiện chó rất trung thành với chủ, chủ nhà no, đói đều không bỏ đi, bảo vệ chủ đến nơi đến chốn, thậm chí khi chủ chết, chó còn nhịn đói canh mộ (khuyển mã chí tình)...

Hơn nữa, con chó có một trí nhớ rất tốt, dù đi đâu xa lâu ngày vẫn nhớ nhà (lạc nhà theo chó, lạc ngõ theo trâu)... nên người ta mới dạy dỗ chúng trở thành chó nghiệp vụ, dẫn đường... Đặc biệt, khi chó đến nhà là nhà có kẻ canh nhà, giữ của, biểu hiện của thần giữ của nên sẽ giàu có. 

Ngược lại với chó, mèo khi có ăn thì ở lại, không có ăn bỏ đi, sẵn sàng bỏ đi khi thích (mèo già hóa cáo). Chính việc bỏ đi của mèo, thể hiện sự mất của và người ta quan niệm mèo đến là mang điều xui, sự nghèo hèn...


Ảnh hưởng của trường khí

Thạc sĩ Vũ Đức Huynh cho biết, cả người và động vật khi còn sống đều có một vòng trường sinh học - tổ hợp các hạt điện sinh học âm bao quanh cơ thể. Sóng sinh học và dòng điện sinh học lan truyền trong bao la. Con người và vật đều có khả năng phát và thu sóng sinh học trong bao la và từ bao la. Sóng sinh học có thể tương tác với nhau hoặc giao thoa. Nhờ có vòng trường sinh học và sóng điện sinh học phát và thu mà con người và động vật có được cái gọi là linh cảm, giao cảm. 

Chó và mèo đều là loài động vật có mối linh cảm lớn, đặc biệt là chó có thể biết trước được điều xấu xảy ra với chủ mình. Có không ít trường hợp, khi chủ đi ra ngoài, chó linh cảm thấy điều xấu đã cắn gấu quần giữ chủ lại, hoặc cứu chủ thoát khỏi hiểm nguy. Hơn nữa, chó còn linh cảm thấy nguồn sóng lạ, sóng xấu để xua đuổi, cảnh báo như “khắc khoải như chó cắn ma”...

Đặc biệt, giữa người và chó cũng có sự xung đột giữa hai nguồn sóng sinh học nên mới có chuyện, có người đi qua chó không cắn nhưng có người chó cắn rất dữ cho dù chủ đã canh giữ... Ngược lại, khả năng linh cảm của mèo lại hay báo những tin xấu như: thấy người chết là mèo tìm đến, vực dậy người chết... Chính những điều này cũng khiến người ta quan niệm khác nhau về điềm lành và dữ ở chó và mèo.

Các chuyên gia cũng cho biết, khoa học "hiện tại" đã có những xác nhận về trường trái đất, nút bức xạ... Qua quan sát người ta nhận thấy, giống mèo rất khoái các khu vực có bức xạ hay trường khí xấu. Ngược lại, con chó lại khoái các khu vực vị trí có bức xạ, trường khí tốt. Bởi vậy, những nơi mèo nằm thường là nơi có trường khí xấu, chó hay nằm thì ngược lại.

Do đó, chó hay mèo đến nhà, nguyên nhân là do sự quyến rũ của trường khí, bức xạ nào đó mới phát sinh trong khu vực mình ở. Trường khí tốt, thì bỗng nhiên có con chó lang thang đi qua thấy hấp dẫn quá xông vào ở. Còn là trường khí xấu thì một con mèo lạc đi ngang thích quá cũng ghé vào trú chân. Đến một ngày tốt hoặc xấu trời nào đó, trường khí - bức xạ đó phát huy tác dụng hoặc tác hại.

Quan điểm của từng dân tộc
GS.TS Ngô Đức Thịnh nhấn mạnh, tất cả những yếu tố trên vẫn chỉ là sự đúc kết, trải nghiệm của ông bà, tổ tiên, dòng tộc, các thế hệ lịch sử để lại, có cơ sở thực tế nhưng khoa học vẫn chưa giải thích được. Quan niệm này gắn bó với từng dân tộc, từng vùng... 

Ở Việt Nam coi chó mang đến điều may mắn, thịnh vượng, mèo mang đến điều dữ, thỉnh thoảng bị coi là ma quỷ nhưng ở Ai Cập, Trung Hoa cổ đại, mèo được coi là con vật báo điều lành. Ở Ấn Độ, người ta tìm thấy tượng những con mèo khổ hạnh biểu thị cho phúc lạc của thế giới động vật. Đối với dân da đỏ Pawnees ở Bắc Mỹ, mèo rừng là biểu tượng của sự khôn khéo, tài tình, là kẻ quan sát thông minh, bình tĩnh và bao giờ cũng đạt được mong muốn, cho nên mèo được coi là con vật linh thiêng, chỉ được giết nó vì mục đích tôn giáo và theo nghi thức nhất định. 

Vì vậy, chúng ta không phủ nhận những kinh nghiệm đúc kết từ bao đời, nhưng vin vào đó để lý giải cho các hành vi chủ quan của con người hay mong chờ một kết cục mơ hồ mà xa rời thực tại thì thật là sai lầm hết mức. Cả chó và mèo đã, đang và vẫn sẽ làm tốt chức năng là bạn tốt của con người. Nhưng động vật vẫn chỉ là động vật. Với con người, chỉ có lao động chân chính mới tạo ra của cải.

“Trên thực tế, chó - mèo là một cặp biểu tượng đối ngẫu bên cạnh vai trò là những loài vật thân thiết nhất với con người như bò, ngựa, lợn, gà, trâu, dê. Trong 12 con giáp, mèo đứng thứ tư và chó đứng thứ 11. Cặp biểu tượng đối ngẫu này luôn đi cùng với nhau trong lời nói, trong truyện kể dân gian thậm chí là trong các câu cửa miệng, chẳng hạn "ghét nhau như chó với mèo".

Văn hóa dân gian của người Việt sử dụng cặp biểu tượng này để thể hiện đặc tính đối lập trong sự gắn kết của hai cá thể, hai cá tính, hoặc hai cá nhân luôn được đặt cạnh nhau nhưng luôn có xung đột nội tại. Tương tự như các cặp nước - lửa, âm - dương, sang - hèn, giàu - nghèo, thậm chí vợ - chồng cũng được xem như một cặp biểu tượng đối ngẫu. Tuy nhiên, đây là một cặp đôi hết sức đặc biệt nên cần được đặt riêng trong nghiên cứu văn hóa dân gian của người Việt”. 
TS Đinh Hồng Hải (chuyên gia nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Văn hóa)

Theo Kiến Thức

Quy luật âm dương trong tính cách 12 con giáp


Là nền móng của Chiêm tinh học Đông phương, Âm Dương được thể hiện đặc biệt rõ nét trong 12 con giáp. Có thể dựa trên đặc tính này để phán đoán tính cách, sự hòa hợp khi chọn bạn làm ăn hay trong chuyện tình cảm. Những con giáp Dương như Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thường rất mạnh mẽ và sốt sắng.

Âm Dương và sự hòa hợp hoặc xung khắc của các con giáp
Âm dương thể hiện sự thống nhất của hai mặt đối lập, nhưng bổ sung cho nhau. 12 con giáp sắp xếp xen kẽ theo nguyên tắc âm dương: số lẻ là Dương, số chẵn là Âm.

Đặc tính chung của những người sinh năm con giáp Dương là mạnh mẽ, thích giao du và quyết đoán. Người sinh năm con giáp Âm có xu hướng là nhà tư tưởng, triết gia.

Tam hợp
"Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" - những cái giống thường tìm đến nhau. Bạn sẽ nhận thấy các con giáp trong Tam hợp đều cùng dương hoặc cùng âm:

Đối Xung
Mặt khác, từng cặp các con giáp đối Xung (nằm đối diện nhau trên cung Hoàng đạo) cũng mang cùng dấu âm hoặc dương.



Nhị hợp
Tuy nhiên, những con giáp thuộc Nhị hợp (người âm thầm giúp đỡ bạn) lại mang dấu trái chiều. Các cặp Nhị hợp thỏa mãn tính tổng thể của Đạo giáo, con giáp Nhị hợp với tuổi của bạn sẽ bổ sung và khiến bạn trở nên trọn vẹn.

Âm Dương và tính cách các con giáp

Quy luật Âm Dương thể hiện rõ nét trong tính cách chung của hai nhóm con giáp:

Tính cách của từng con giáp

Tý - Dương Thủy:
- Năng động và sôi nổi
- Quan tâm tới hình thức bản thân
- Tính khí có thể thất thường
- Khao khát sự an toàn
- Tiến bộ nhanh nếu được khen ngợi
- Muốn được yêu mến/chấp nhận
- Đánh giá cao vị thế xã hội

Hợi - Âm Thủy
- Thương người, tình cảm
- Thường nổi tiếng giữa bạn bè
- Lãng mạn
- Một số có thể nhỏ nhặt, ganh đua
- Không thích cãi cọ, đối đầu
- Không hung hãn

Dần - Dương Mộc

- Bốc đồng
- Thích cảm xúc mạnh
- Nồng nàn trong tình yêu
- Mạnh mẽ, dũng cảm
- Có thể thiếu thận trọng
- Tự tin
- Giàu cảm xúc, có thể có thái độ cực đoan

Mão - Âm Mộc

- Khôn khéo, ngoại giao tốt
- Luôn lạc quan
- Nhạy cảm
- Thích làm người khác hài lòng
- Rất ghét sự phản bội
- Có xu hướng leo cao trong xã hội.
- Hiếm khi tỏ ra thái quá

Ngọ - Dương Hỏa
- Mạnh mẽ, đôi khi bất yên
- Thích di chuyển
- Độc lập
- Sáng tạo
- Tính kỷ luật cao
- Có thể hách dịch, tự cao
- Trung thực

Tỵ - Âm Hỏa

- Đường hoàng, lịch sự
- Bí ẩn, kín đáo
- Nhiều kẻ ngưỡng mộ
- Hòa hợp tốt với người khác giới
- Tài trí sâu rộng
- Bề ngoài có vẻ lơ đãng
- Không bao giờ đối đầu

Thân - Dương Kim
- Hóm hỉnh, mau miệng
- Giữ vững quan điểm
- Sinh động, ham vui
- Có thể phá vỡ thông lệ
- Hào phóng
- Thích mạo hiểm
- Thích là trung tâm của sự chú ý

Dậu - Âm Kim- Tháo vát và thực tế
- Hết sức tự tin
- Hết lòng vì bạn bè, gia đình
- Rất trung thành
- Thiếu kiên nhẫn
- Tính khí có thể thất thường
- Trung thực, thẳng thắn
- Tính kỷ luật cao

Tuất - Dương Thổ

- Khôi hài
- Yêu thể thao, mạnh mẽ
- Có thể tỏ ra quá thái
- Làm việc chăm chỉ
- Không ưa mạo hiểm
- Có thể bi quan
- Là bạn tốt
- Sợ bị từ chối

Mùi - Âm Thổ- Tính mơ mộng
- Có thể hay do dự
- Tế nhị và nhẫn nại
- Bản tính ngọt ngào nhưng giỏi lôi kéo
- Thích được tán tỉnh
- Tham vọng một cách kín đáo
- Khát khao cuộc sống gia đình bình yên

Thìn - Dương Thổ
- Quyến rũ và sôi động
- Giỏi kinh doanh
- Hiếm khi bị đánh giá thấp hơn khả năng
- Thích được chú ý
- Có thể ích kỷ
- Được cho là mang lại may mắn cho gia đình
- Sinh ra làm người chiến thắng

Sửu - Âm Thổ

- Điềm tĩnh, bảo thủ và mạnh mẽ
- Giỏi lãnh đạo
- Niềm tin vững chắc
- Không dễ dao động
- Tự kỷ luật
- Có chức sắc
- Có thể tàn nhẫn và hay hiềm thù

Theo Ngôi sao

Dự báo sức khỏe của 12 con giáp trong năm 2018


Người tuổi Tý, Thìn, Tuất nên cẩn trọng các vấn đề sức khỏe liên quan đến thận, tai, máu, vùng kín, bàng quang; tuổi Mùi tương đối khỏe mạnh.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia lý học phương Đông, 12 địa chi (tức 12 con giáp) gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi tương ứng với 12 vùng năng lượng trên quỹ đạo đường đi của trái đất quanh mặt trời. Mỗi vùng năng lượng mang bản chất và đặc tính khác nhau theo ngũ hành và các phương vị riêng biệt của bốn phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) và tám hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc).

Ngoài ra, mỗi địa chi còn chịu sự ảnh hưởng của các sao mang năng lượng tốt - xấu khác nhau trong vũ trụ. Khi thời gian qua đi, mỗi năm thay đổi cùng với chu kỳ quay của trái đất sẽ kéo theo các nguồn năng lượng biến đổi và tác động lên từng địa chi theo cách thức khác nhau, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dựa trên các nguyên lý này, bà Nguyễn Võ Uyên Mi, giảng viên Trung tâm đào tạo phong thủy Đông Phương Cát, TP HCM, dự đoán sức khỏe của 12 con giáp trong năm 2018, như sau:

Tuổi Tý


Tý là địa chi đầu tiên trong 12 chi, thuộc phương Bắc, mang năng lượng dương thủy trong ngũ hành. Theo quan điểm lý luận của thuyết âm dương - ngũ hành, năm 2018 Mậu Tuất thuộc dương Thổ. Dương thổ (Tuất) sẽ khắc dương thủy (Tý), thổ khắc thủy mà còn là dương khắc dương nên khá xấu. Người tuổi Tý năm 2018 nên cẩn trọng các vấn đề sức khỏe liên quan đến thận, tai, máu huyết. Nữ giới cảnh giác các chứng bệnh ở vùng kín, bàng quang.

Theo quan điểm của học thuyết về mệnh lý, năm Tuất là Tang Môn tinh và Tai Sát tinh của Tý, chủ về bệnh tật chẳng những cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến người thân trong gia đình. Người tuổi Tý cần cẩn thận tai nạn sông nước cực kỳ nguy hiểm. Tóm lại, 2018 là một năm khá đe dọa cho sức khỏe người tuổi Tý.

Người tuổi Tý sinh vào các năm 1936, 1948, 1960, 1972, 1984, 1996 và 2008.

Sửu


Sửu thuộc hành dương thổ, đóng tại phương Đông Bắc 1. Xét về âm dương ngũ hành, Sửu dương thổ và Tuất âm thổ là âm dương hòa hợp nên tạm xem là bình ổn.

Tuy nhiên, theo quan điểm mệnh lý, Sửu - Tuất thuộc về nhóm lục tuyệt, tức là sát phạt nhau, người tuổi Sửu nên cẩn thận về sức khỏe liên quan đến bao tử, hệ tiêu hóa và da. Ngoài ra có nhiều khả năng dính tới thị phi hoặc tai nạn bất ngờ. Đặc biệt tuổi Sửu đến tháng Thìn là phạm đủ Cấu Giao sát, dễ gặp tai nạn nặng nề. Cần chú ý cẩn trọng rất nhiều trong tháng Thìn (tháng ba âm lịch), không nên đi về phương Đông Nam và Tây Bắc.

Người tuổi Sửu sinh vào các năm 1937, 1949, 1961, 1973, 1985, 1997 và 2009.

Dần


Dần thuộc dương mộc tại phương Đông Bắc 3. Về ngũ hành, dương mộc của Dần khắc dương thổ của Tuất. Tuy mình khắc người là thế cuộc tốt nhưng cũng làm hao mòn sức lực, lại là dương khắc dương nên sẽ có nhiều chuyện mệt mỏi, tranh đấu. Kết quả cuối cùng cũng thành công nhưng người tuổi này cần chuẩn bị thể lực tốt và tinh thần mạnh mẽ để vượt qua.

Theo vòng tuần hoàn 12 cung trường sinh, Tuất là Mộ địa của Dần, dân gian gọi là năm cuối tam tai, nên người tuổi Dần vẫn có thể gặp nguy hiểm trong năm nay. Để phòng ngừa, bạn nên làm mọi việc cẩn thận và từ tốn, bình tĩnh. Chú trọng các triệu chứng đau nhức cơ bắp, các vấn đề mệt mỏi thần kinh gây khó ngủ. Nên tham gia những hoạt động mang tính hoạt bát, vui vẻ. Tránh nơi u ám, tang tóc.

Mậu Tuất cũng là năm có hung tinh Điếu Khách của Dần. Nhiều khả năng sẽ có tin buồn từ người thân hoặc tai nạn bất ngờ, tuy không quá nặng nề nhưng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

Người tuổi Dần sinh vào các năm 1938, 1950, 1962, 1974, 1986, 1998 và 2010.

Tuổi Mão
Mão theo ngũ hành là âm mộc, thuộc chính Đông. Âm mộc khắc dương thổ của Tuất, nhưng là sự tương quan giữa âm và dương nên khá ổn thỏa. Tuổi Mão lại hòa hợp với Tuất nên vấn đề sức khỏe khá ổn định, dù có thể bị các cơn trái gió trở trời, song không mấy nặng nề. Tuy nhiên, người tuổi Mão nên cẩn thận khi di chuyển và có thể xảy ra vài sự khó chịu về các cơ bắp nhỏ.

Người tuổi Mão xét theo mệnh lý, năm nay có sao Hàm Trì chiếu mệnh. Nam giới nên tránh chuyện trai gái gây họa sức khỏe. Nữ cần lưu ý các bệnh về sinh lý, bàng quang.

Khoa tử vi luận giải tuổi Mão năm nay có hung tinh Tử Phù chiếu mệnh, sao này khí kim khắc mộc nên cẩn thận các vết thương do kim loại gây ra. Tử Phù sát tinh còn báo hiệu về tang tóc trong gia đình, họ hàng.

Người tuổi Mão sinh vào các năm 1939, 1951, 1963, 1975, 1987, 1999 và 2011.

Tuổi Thìn
Trong 12 địa chi, tuổi Thìn gánh chịu nhiều khó khăn nhất trong năm Tuất. Do Tuất là tuế phá của Thìn, lại cùng dương thổ, do vậy người tuổi Thìn bị ảnh hưởng sức khỏe nhiều, thường xuyên mệt mỏi, đặc biệt cần lưu ý đến bao tử.

Khoa tứ trụ chỉ ra năm nay Thìn có cát tinh Thái Cực chiếu mệnh. Người tuổi này nên siêng năng làm các việc lành phước đức và tập luyện khí công để đảm bảo sức khỏe cho một năm đầy khó khăn.

Thìn vào năm Tuất không có hung tinh chiếu mạng nhưng chỉ dựa vào tuế phá cũng đủ lao đao vất vả. Cần luôn tỉnh táo vượt qua khó khăn, không nên vì buồn bực mà tìm tới rượu bia sẽ càng hại sức khỏe.

Người tuổi Thìn sinh vào các năm 1940, 1952, 1964, 1976, 1988, 2000 và 2012.


Tuổi Tỵ


Tỵ thuộc âm hỏa tại phương Đông Nam. Âm hỏa Tỵ sinh dương thổ Tuất là sinh xuất (hỏa sinh thổ nên hỏa sẽ bị hao mòn), lại còn lấy âm sinh dương nên chắc chắn sẽ gây mệt mỏi, hao kiệt. Người tuổi Tỵ năm 2018 cần chú ý bảo trọng sức khỏe tối đa, không nên vì ham tiếc công việc hoặc vui chơi mà làm tổn hại sức khỏe. Đặc biệt, cần chú ý các vấn đề về tim mạch.

Khoa tử vi nói rằng tuổi Tỵ năm 2018 có hai hung tinh là Thiên Ách và Bạo Bại. Thiên Ách chủ về tai nạn bất ngờ, vì thế cần cẩn trọng khi di chuyển, vận động. Bạo Bại ảnh hưởng đến công việc, từ đó gây ra tâm lý suy sụp, mất ngủ và lo lắng là nguyên nhân làm suy yếu hệ thần kinh. Người tuổi Tỵ cần luôn lạc quan trước các biến cố xảy ra, đồng thời nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe.

Người tuổi Tỵ sinh vào các năm 1941, 1953, 1965, 1977, 1989, 2001 và 2013.


Tuổi Ngọ

Theo ngũ hành, Ngọ thuộc dương hỏa sẽ sinh xuất ra âm thổ Tuất (hỏa sinh thổ nên hỏa sẽ bị hao mòn). Tuy nhiên, vì dương sinh xuất âm nên không hao tổn gì nhiều. Người tuổi này cần cẩn thận các triệu chứng nhức đầu, bốc hỏa và căng thẳng thần kinh. Ngọ trong năm Mậu Tuất ngoài hạn Tam Tai còn gặp phải hung tinh Dương Nhẫn chủ về thương tật do kim loại gây ra. Đặc biệt vào tháng Tý (tháng 11 âm lịch) càng nên cẩn trọng thân thể, tránh đi về phương Nam, vì hỏa gặp hỏa càng gây thêm chuyện.

Tử vi luận bàn tuổi Ngọ năm Mậu Tuất có Bạch Hổ là sao xấu chiếu mạng, phụ nữ mang thai cần cẩn thận các vấn đề tổn thương thai nhi. Bên cạnh đó còn có sao Phi Liêm chủ về tang chế gia đình.

Người tuổi Ngọ sinh vào các năm 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002, 2014.

Tuổi Mùi


Tuổi mùi là âm thổ. Tuất là dương thổ. Xét theo thuyết âm dương ngũ hành, âm và dương cùng là thổ sẽ bổ sung cho nhau nên khá tốt đẹp.

Về mệnh lý, tuổi Mùi có Phúc Tinh đại diện cho sự may mắn hóa giải tai kiếp và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên năm nay còn có thêm sự xuất hiện của hung tinh Giao, chủ về tai nạn và dính vào các hình phạt nặng nề. Người tuổi Mùi không nên đi về phương Tây Bắc, nhất là vào tháng Tuất ngày Tuất (ngày 1, 13, 25 tháng 9 âm lịch), nếu không hậu quả khó lường. Tuy có cát tinh hóa giải nhưng vẫn không được chủ quan, lơ là.

Theo tử vi, tuổi Mùi năm nay có sao Phục Binh chủ về bệnh tật não môn hoặc hệ tiêu hóa, bao tử. Người tuổi này nên hạn chế việc đi lại khi không cần thiết, nhất là những người hay đi xa, phải luôn cẩn thận đề phòng.

Người tuổi Mùi sinh vào các năm 1943, 1955, 1967, 1979, 1991, 2003 và 2015.

Tuổi Thân


Về ngũ hành, tuổi Thân dương kim được sinh bởi âm thổ Tuất nên năm nay không xấu. Tuy vậy, tuổi Thân có sao Điếu Khách chủ về tang chế trong gia đình, dòng họ. Lại thêm Thân rơi vào cung Bệnh trong vòng trường sinh Dần - Ngọ - Tuất nên sức khỏe không khả quan, hay bị bệnh về xương và cần đề phòng các bệnh cũ tái phát.

Về tử vi, tuổi Thân nên đề phòng sao Thiên Khốc đem lại sự mất mát hao tổn cả về sức khỏe và tình cảm, công việc. Sao Thiên Cẩu xuất hiện mang nhiều lo âu về tai nạn bất ngờ nên cẩn thận trong việc đi chuyển, ăn uống.

Người tuổi Thân sinh vào các năm 1944, 1956, 1968, 1980, 1992, 2004 và 2016.

Tuổi Dậu
Tuổi Dậu âm kim được sự sinh trợ của Tuất âm thổ, lại là hợp cuộc kim nên về ngũ hành sinh khắc thì tạm ổn. Nói về vòng trường sinh của Dần - Ngọ - Tuất thì Dậu đóng ở cung Tử nên sức khỏe tổn hao khá lớn. Trong năm sẽ có những lần bệnh tật nặng nề, cần đề phòng các tai nạn về xương nhỏ trên cơ thể như ngón tay, ngón chân, bệnh tật bất thường.

Mệnh lý tứ trụ chỉ ra tam hội Thân - Dậu - Tuất gặp Hợi là sao Cô, gặp Mùi là sao Quả. Khoảng vào tháng Mùi (tháng 6 âm lịch) và tháng Hợi (tháng 10) gia đình sẽ có chuyện buồn phiền, cảm giác cô độc càng làm tinh thần thêm căng thẳng.

Về tử vi, tuổi Dậu năm 2018 có sao Bệnh Phù chủ về gây bệnh liên quan đến dạ dày, cảm mạo và khó ngủ. Cần che tránh nắng mưa và có chế độ tăng cường dinh dưỡng hợp lý để bảo vệ sức khỏe.

Người tuổi Dậu sinh vào các năm 1945, 1957, 1969, 1981, 1993 và 2005.

Tuổi Tuất
Tuổi Tuất vào năm Tuất, tức âm thổ gặp âm thổ là chuyện không hay ho tốt đẹp gì. Vạn vật trong ngũ hành kỵ nhất là mình gặp chính mình vì như vậy năng lượng chính mình sẽ bị dư ra và gây nhiều bất cập, khoa học phong thủy gọi là Trực Thái Tuế. Trong vòng trường sinh Tuất ở Mộ là một cung không tốt về sức khỏe.

Theo các tinh tú về mệnh lý, tuổi Tuất năm Mậu Tuất ngoài bị ảnh hưởng bởi Trực Thái tuế còn có Kiếm phong và Phục thi là hai hung tinh đeo bám. Kiếm phong chủ về tai nạn do dao kéo, vật sắc nhọn gây ra. Phục thi ám tàng bệnh tật ẩn giấu cho mình hoặc người thân trong gia đình. Nữ tuổi Tuất cẩn thận khi mang thai vì sẽ có chuyển biến xấu về huyết quan (máu, bàng quang) và thai sản.

Người tuổi Tuất sinh vào các năm 1946, 1958, 1970, 1982, 1994, 2006, 2018.

Tuổi Hợi

Trong mười hai địa chi, Hợi thuộc âm thủy. Âm thủy Hợi bị âm thổ Tuất khắc nên người tuổi này dễ gặp các vấn đề về bàng quang hoặc thận âm, huyết, chất nhầy trong cơ thể. Hợi là cung Tuyệt tại vòng trường sinh nên người tuổi này cần cẩn thận các tai nạn gây gãy xương và vấn đề về khí trong cơ thể.

Mệnh lý tuổi Hợi năm Tuất có Kiếp Sát tinh, chủ về họa bị cướp giật mà sinh thương tật. Người tuổi Hợi nên tránh chỗ vắng vẻ nguy hiểm. Ngoài ra sự tác động của hung tinh Cô thần làm cho người mệt mỏi, buồn chán, dễ bị trầm cảm và gây hại thần kinh, trí não. Nam giới tuổi Hợi không nên tìm đến rượu bia vừa nguy hại cho thân thể vừa mất kiểm soát khi lưu thông trên đường rất nguy hiểm.

Người tuổi Hợi sinh vào các năm 1947, 1959, 1971, 1983, 1995 và 2007.


Thi Trân 
Read More

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Hoài Trần

- Những món đồ cấm kỵ không nên đem tặng bạn bè

Trong các sự kiện quan trọng hay những dịp lễ Tết, người ta hay tặng nhau những kỉ vật thay cho một lời chúc.


 Nhưng bạn có biết trong văn hoá tặng quà có những điều tuyệt đối nên tránh không?

1. Không nên tặng ví tiền
Nếu như giữa bạn bè tặng nhau ví, bạn thử nghĩ xem, có phải tài vận về sau này không được thuận lợi không? Hay bị thâm hụt tài chính nghiêm trọng? Hoặc tiền tài đáng thu được lại không kịp thời thu về? Chuyên gia phong thuỷ khuyên rằng, bạn nên hết sức cẩn thận trong việc tặng ví tiền, tất nhiên giữa vợ chồng hay những cặp đôi không có vấn đề nghiêm trọng gì, bởi vì họ có làn da tương thân, ý khí tương đầu.

2. Không nên tặng dao kiếm
Một số người có sở thích tặng bạn bè mình những “thanh kiếm” chỉ đơn giản để sưu tầm hay nhiều lý do khác. Hay trong dịp chuyển nhà mới, lễ kết hôn hoặc những sự kiện chúc mừng khác nên đã mua cả một bộ dao bếp đem tặng. Kỳ lạ hơn, kể từ đó thế vận của bản thân cứ theo đó giảm mạnh. Do đó nên thận trọng khi tặng những đồ dao kiếm như vậy. Ngoài ra, nếu người khác tặng bạn những thứ này, nên cất giữ chúng cẩn thận.

3. Không nên tặng Thần Tài
Khi một người bạn khai trương cửa hàng hoặc khai nghiệp, bạn bè và gia đình thường tặng những món quà như “Thần Tài” để chúc mừng. Nhưng việc này nên cực kỳ thận trọng, nếu không, có khả năng vận may tài vận của bạn sẽ bị ảnh hưởng hay trì trệ nhanh chóng. 

 4. Không nên tặng bể cá
Có người sau khi nhận được món quà là chiếc bể cá, cảm thấy tài vận không thuận lợi nên đã mời một nhà phong thuỷ đến xem. Hoá ra họ không biết rằng, bể cá cũng giống như “Thần Tài” đều không thể tuỳ ý đem tặng.
Thậm chí, đối với một số người trong thần số học là cấm kỵ nuôi cá. Do đó, bể cá thực tế không được tuỳ ý đem tặng mọi người. Khi đặt một chiếc bể cá trước tiên cần phải xem nó có thích hợp với bản thân không, sau đó cần xét tới hình dáng, vị trí lắp đặt, chiều cao bể và lượng cá, loại cá, màu sắc cá… đều có liên quan.

5. Không thể tặng đồng hồ
Một số người nói rằng bạn không thể tặng đồng hồ, bởi vì đồng hồ có tiếng chuông. Nếu bạn tặng đồng hồ, điều đó được hiểu là đang mong họ chết. Bên cạnh đó, đồng hồ đeo tay cũng thuộc một loại, bạn xem có bao nhiêu quan chức vì mang những chiếc đồng hồ thương hiệu do tham nhũng hối lộ mà bị sa thải, thậm chí còn bị chết sớm.

6. Không nên tặng giày
Giày trong tiếng Hán thường là đồng âm với cách phát âm của từ “tà”. Do đó khi bạn tặng người khác giầy dép (ngoài trừ trường hợp tặng người thân trong gia đình), nó tương đương với việc bạn gửi đến người khác tà khí, dẫn đến tổn thương tình bạn và mối quan hệ hai bên.

7. Không nên tặng “ô”
Cũng như từ “giày”, từ “ô dù” đồng âm với từ “phân tán”. Do đó, không nên sử dụng “ô” như một món quà đem tặng (không bao gồm trường hợp đang mưa đưa ô tới). Nếu bạn tặng món quà này cho những người bạn thân thiết của mình, điều đó có nghĩa là tình bạn của bạn trong tương lai rất dễ phải phân lìa hoặc dần xa cách.

8. Không nên tặng quả lê và mận
Cũng như phát âm ở trên, quả lê và quả mận đồng âm với từ “phân ly”. Nếu bạn tặng loại trái cây này, nó có ý rằng tình bạn của bạn có nguy cơ bị phân ly trong tương lai!

9. Không nên tặng nến
Nến là thứ hay được dùng trong các lễ tang, do đó tuyệt đối không nên tặng nến như một món quà.

10. Không nên tặng búp bê vải
Búp bê và những thứ như mặt nạ thuộc về những thứ phản diện không tốt, để chúng một thời gian lâu trong nhà sẽ chiêu mời những thứ tà linh, đem đến cảm giác không thoải mái trong gia đình.

11. Không nên tặng những thứ như đá cổ hay đồ vật cổ xưa mà không rõ nguồn gốc
Những thứ như đá, cổ vật đều là những đồ vật rất dễ chiêu mời những thứ tà âm. Có một số cổ vật trông rất có giá trị thưởng thức và trang trí, nhưng trên đó có thể đã bị gắn tà ma, mang tặng đều không tốt lành.

12. Không nên tặng gối
Gối là một vật dụng cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng nếu bạn tuỳ ý tặng gối, điều đó có nghĩa những tháng ngày “cao chẩm vô ưu” sẽ ngày càng ít đi. Trái lại rắc rối sẽ không ngừng xuất hiện, vì vậy hãy cẩn thận khi tặng gối. Tuy nhiên, nó không bị ảnh hưởng giữa những người yêu nhau.

My My biên dịch (Theo Toments)
Read More

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Hoài Trần

- Nhà phạm sát khí không nên mua để tránh mọi tai ương

Phong thủy nhà cửa rất quan trọng, vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài vận, cũng như hạnh phúc gia đình.

Môi trường xung quanh có tác động lớn đến cuộc sống, hạnh phúc và thịnh vượng của gia đình bạn. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một ngôi nhà để mua, bạn bắt buộc phải lưu tâm đến một số kiêng kỵ phong thủy trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Bởi trên thực tế, bản thân ngôi nhà luôn có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của họ, chẳng hạn như lĩnh vực tài lộc, sức khỏe, mối quan hệ, sự nghiệp…

Nhà gần cầu vượt
Khi mua nhà, nếu không phải rất cần thiết, thì không nên mua nhà ở gần cầu vượt. Giao thông ở nơi này không thuận tiện, hơn nữa xe cộ trên cầu khá ồn ào và hỗn loạn, sẽ làm hỏng và đứt đoạn phong thủy, còn có hại cho sức khỏe của người trong nhà. Những người sống ở gần khu vực này dễ mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, viêm loét tá tràng.

Nhà ở góc ngã tư
Không nên mua nhà ở góc của ngã tư

Gần ngã tư có thể dùng làm văn phòng, nhưng cần lưu ý một điều, nếu xây nhà không tốt có thể tạo nên góc chết. Một số tòa nhà xây ở khu vực này có khả năng tiêu thụ khá cao, nhưng nếu sống ở đây, sẽ dễ mắc các bệnh như đau dạ dày, ung thư dạ dày, phổi, trúng gió…

Nhà bị đường chính đâm thẳng vào
Nhà ở không nên bị trục đường cái chiếu thẳng vào, tạo thành luôn xung sát mạnh đi thẳng trực diện vào nhà, không có lợi cho sức khỏe, phong thủy học gọi đây là Trực Xung sát. Khi cổng ngôi nhà bị con đường đâm thẳng vào, đường càng to càng dài thì càng nguy hiểm. Xe cộ càng nhiều thì tai họa càng lớn. Phong thủy gọi là “Hổ ốc khẩu” (nhà miệng cọp). Khó ở yên được trong ngôi nhà đó.

Nhà gần cột điện cao áp hoặc tháp truyền hình

Công suất phát điện của tháp truyền hình rất mạnh, các mạng điện thoại cũng có rất nhiều cột tín hiệu, sóng điện từ của nó có thể làm giảm khả năng miễn dịch, gây ra bệnh máu trắng, tinh thần phân liệt, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới ung thư. Nên sống cách cột điện cao áp ít nhất 300m.

Nhà ngõ cụt
Kỵ nhất là đường đi quá hẹp, ngõ cua gấp khúc. . . lại ở ngõ cụt gây cảm giác bức bối, bất tiện cho sinh hoạt. Ở lâu sinh ra tính ích kỷ, cô độc, trầm cảm.

Nhà gần trạm xăng dầu
Hiện nay các phương tiện giao thông ngày càng nhiều, nên trạm xăng dầu cũng theo đó mà mọc lên như nấm. Có thể vì tiện lợi mà mua nhà gần trạm xăng, nhưng trong dầu có rất nhiều vật chất có hại cho sức khỏe như chì..; hơn nữa lượng xe dừng và khởi động ở trạm xăng nhiều, tạp âm lớn cũng là sát khí trong phong thủy.

Nhà gần núi, sát nước
Nhà ở không được quá gần núi có kết cấu đất đá lỏng lẻo, vì nếu gặp trời mưa to dễ gây sạt lở nghiêm trọng. Nếu ngôi nhà trước, sau đều có đường, hoặc sông ngòi “trực xung” đâm thẳng vào nhà thì không nên mua. Chủ nhà dễ gặp hoạn nạn, tán khí, khó tụ của tiền. Người trong nhà khó hòa thuận, tinh thần bất an.

Nhà đối diện tường kính
Tường làm bằng kính, cũng giống như gương, có thể sản sinh ra quang sát. Hiện nay có rất nhiều tòa nhà cao tầng dùng toàn kính. Những người sinh sống trong tòa nhà đối diện sẽ bị ảnh hưởng và mắc phải các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, tháp truyền hình, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, viêm giác mạc.

Nhà nằm ở trên dốc hoặc dưới dốc

Nhà ở không nên ở trên dốc, hoặc dưới dốc. Nhà trên dốc sẽ tạo cảm giác chênh vênh không an toàn, dễ xảy ra tai nạn. Nhà dưới dốc thường tích tụ âm khí (tà khí) sát khí hay tổn thất nhân đinh (mất người). Mặt khác, nhà nằm ở trên hay dưới dốc đều không thuận lợi cho việc luân chuyển của sinh khí trong nhà. Nếu cửa chính ngôi nhà chiếu thẳng dốc thì gia sản bị tiết lậu (mất của) người nhà dễ bị li tán.

Đường chạy thẳng về phía ban công
Rất nhiều người sức khỏe không tốt, loại xung sát này, đặc biệt là khí lưu sẽ rất dễ khiến người ta mắc cảm cúm.

Ban công của phòng chính hoặc phòng ngủ đối diện góc nhọn
Cấm kị phong thủy này được gọi là tiêm đao sát, khiến tinh thần của chủ nhân kém, dẫn tới tinh thần yếu.

Tường vây quá cao
Tường vây của sân vườn hay xung quanh biệt thự quá cao không tốt, chủ nhân sẽ cảm thấy mình sống trong một môi trường khép kín, dễ phiền muộn.

Đứng ngoài nhà có thể nhìn ngay thấy ống khói lớn
Như vậy về tâm lý sẽ khiến tinh thần bị ức chế, các chức năng của bộ phận cơ thể bị hỗn loạn, dẫn tới các bệnh về máu não, trúng gió, u não.

Nhà gần đường sắt
Sống gần đường sắt rất dễ mắc các bệnh về tai, thính lực kém, tuổi thọ ngắn.


Nhà gần đền, chùa, miếu
Phong thủy nhà ở tránh gần đền, chùa, miếu mạo, nơi đặt bình đựng di cốt, nghĩa trang, lăng mộ, bệnh viện, nhà giam, vì những nơi này âm khí quá vượng. Vì thế, nếu bạn sống gần những địa điểm trên, nó có thể gây ra sự bất lợi, rủi ro trong cuộc sống cũng như khiến bạn phải chịu đựng nhiều vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng.

Theo Khỏe và đẹp
Read More

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Hoài Trần

- Chiếm đoạt thứ của người khác phải chịu hậu quả khôn lường

Vào thời nhà Minh, ở địa phương nọ có một người đàn ông giàu có tên là Từ Trì. Gia đình ông ta ở ngay bên cạnh của gia đình người đàn ông tên là Từ Bát. Thấy nhà của Từ Bát to và đẹp, Từ Trì không thể cưỡng lại mà tìm mọi cách để giành được nó.

Tuy nhiên Từ Bát lại không hề có ý định bán ngôi nhà của mình. Vì vậy, Từ Trì đã bằng nhiều cách dụ dỗ con trai của Từ Bát đánh bạc đến tán gia bại sản. Cuối cùng, không còn cách nào khác, Từ Bát đành phải bán rẻ lại ngôi nhà của mình cho Từ Trì. Vì việc này mà Từ Bát vô cùng khổ sở, hai cha con không hòa hợp. Sau một thời gian, Từ Bát vì phẫn uất quá mà chết.

Không lâu sau, ba người con trai và năm người cháu của Từ Trì đều tự nhiên bị bệnh nặng. Một hôm, trong giấc mơ Từ Trì mơ thấy ông nội hiện về nói rằng: “Tai họa của ngươi sắp đến rồi đấy! Ngươi có còn nhớ đã có được căn nhà này bằng cách nào không? Ở dưới Âm phủ, Từ Bát đã kiện ngươi rồi!” Từ Trì vô cùng sợ hãi.

Sáng sớm hôm sau, Từ Trì đi đến miếu Thành Hoàng để cúng cầu. Ngay khi vừa bước vào miếu, ông ta đã gặp một người ăn mày nhìn chằm chằm vào mình với vẻ mặt kinh ngạc.

Có một người đã hỏi người ăn mày vì sao kinh ngạc khi nhìn thấy Từ Trì. Người ăn mày khẽ nói:“Đêm qua ngẫu nhiên ngủ ở trong miếu, tôi thấy ai đó đang cầm một bản cáo trạng, tố cáo Từ Trì đã dụ dỗ con trai ông ấy đánh bạc, khiến gia đình họ tán gia bại sản. Không ngờ, ngay sáng nay lại gặp Từ Trì đến đây để cúng cầu. Vì thế trong lòng tôi thấy vô cùng khiếp sợ!” Từ Trì nghe thấy người ăn mày nói vậy lại càng thêm sợ hãi.

Trong vòng một năm sau đó, Từ Trì bị bệnh nặng nằm liệt giường và một thời gian ngắn sau thì qua đời. Hơn nữa, các con trai của ông ta cũng lần lượt qua đời.

Bởi vì tham lam, muốn chiếm được ngôi nhà của người khác, Từ Trì đã bày mưu tính kế hãm hại, khiến cho con trai của Từ Bát trở nên đồi bại, cha con bất hoà, và cuối cùng khiến gia đình họ tán gia bại sản. Đây chính là chủ tâm hiểm ác của Từ Trì.

Tài sản của một người là do phúc báo của họ mà ra, không thể dùng âm mưu hãm hại mà có thể đạt được. Tiền tài của cải không phải của mình thì không thể có được, tiền tài của cải bất nghĩa cũng không thể lấy. Nếu cố bằng mọi cách hại người để giành được rồi cũng mất, hại người cuối cùng cũng hại bản thân mình!

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung (Mai Trà biên dịch)

Câu chuyện cái cân sai và quy luật nhân quả

Người xưa nói: “Trên đầu 3 thước có Thần linh”. Hết thảy mọi việc trong đời đều không thể tránh khỏi cái nhìn phán xét của Thần Phật, và bởi nhân quả là có thật, hãy tận dụng cuộc đời ngắn ngủi này để sống tốt mỗi ngày…

Chuyện xưa kể rằng có đôi vợ chồng nhà kia làm nghề buôn bán, với mong muốn có nhiều tiền càng nhanh càng tốt, họ đã làm một cái cân sai để mua bán hàng hóa. Họ thay cán cân thông thường bằng một cái cán cân rỗng, bên trong đổ thủy ngân, hai đầu bịt sắt. Khi họ bán hàng cho người khác, họ dốc cán về đằng móc, còn khi họ mua hàng của ai đó thì họ dốc cán cân về đằng quả. Như vậy cho dù mua hay bán, với cái cân đó, họ luôn qua mặt được khách hàng, thu lợi về mình.

Chiếc cân quả móc

Chẳng mấy chốc mà đôi vợ chồng này trở nên giàu có vì buôn bán lọc lừa với cái cân đó. Rồi họ lại sinh được hai đứa con trai thông minh và ngoan ngoãn. Hàng xóm xung quanh đều nói với đôi vợ chồng rằng ước gì được như họ. 

Thời gian dần trôi, hai người con trai đều khôn lớn. Một hôm, hai vợ chồng ngồi bàn với nhau: “Vợ chồng mình giờ đã giàu có rồi, lại được hai đứa con trai khỏe mạnh. Bây giờ mình đem phá bỏ cái cân điêu kia đi, để dành đức lại cho con về sau”. Nói là làm, hai vợ chồng cùng nhau làm lễ sám hối, cúng Phật, cúng tổ tiên, cúng thần linh rồi đem bỏ chiếc cân đó đi.

Từ đó hai vợ chồng bảo nhau cùng làm việc thiện, tránh những việc ác. Rồi đến ngày người con trai cả lấy vợ, cả nhà họ cùng vui mừng khôn xiết.

Người con trai thứ đi kinh doanh ở xa nhưng cũng khá thành đạt. Bỗng nhiên một ngày đôi vợ chồng nghe tin sét đánh ngang tai, rằng người con trai thứ bị tai nạn chết. Rồi sau đó vài tháng, người con trai cả cũng lâm bệnh nặng trong khi vợ anh vừa mang bầu. 

Hai vợ chồng nhà kia đã tiêu rất nhiều tiền để chạy chữa cho người con cả nhưng cuối cùng người con trai cả cũng chết. Họ gào khóc lóc thảm thiết, kêu Trời kêu Phật, rằng họ đã không còn làm việc ác từ lâu, họ đã bỏ cái cân sai đó lâu rồi, mà sao Trời Phật không chứng giám. Họ thực sự đau khổ, rầu rĩ, khổ sở, không thiết làm gì nữa.

Rồi một ngày có một vị thiền sư xin vào ghé trọ qua đêm, hai vợ chồng mời thiền sư vào nhà của họ. Họ tâm sự với thiền sư về câu chuyện buồn của gia đình. 

Vị thiền sư đáp rằng: “Hai vợ chồng đừng trách Trời Phật không có mắt, thực sự Trời Phật đã ghi lại hết những gì mỗi người làm trong đời. 

Trước đây vợ chồng buôn bán lọc lừa biết bao người nhờ cái cân sai đó, đã tạo rất nhiều nghiệp, “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”, hai người con trai chính là được đầu thai để tiêu cho hết những của cải phi nghĩa mà vợ chồng đã kiếm được, rồi sẽ làm vợ chồng hao tổn sức khỏe mà chết. May mà vợ chồng sớm biết hối hận, biết quay đầu làm việc Thiện nên Trời mới sai bắt hai người ấy về. 

Giờ đừng thương tiếc chúng nó làm chi nữa. rồi sẽ có người khác thay cho đến làm vui cho hai vợ chồng”.

Hai vợ chồng lắng nghe như nuốt từng lời của vị thiền sư, họ hiểu rằng đã tạo nghiệp thì ắt phải trả, rằng quy luật nhân quả áp dụng cho tất cả con người thế gian. 

Những gì xảy ra đối với mỗi người đều không phải là ngẫu nhiên. Hai vợ chồng bảo nhau không thương khóc con nữa, cố gắng làm việc trung thực và tốt bụng với mọi người. Quả nhiên một thời gian sau, người con dâu của họ sinh đôi, được hai đứa cháu trai. 

Đôi vợ chồng mừng khôn siết, họ quỳ xuống cúi lạy Trời Phật, phát tâm rằng họ sẽ cùng người con dâu chăm lo cho hai cháu nhỏ, nuôi dạy chúng làm người tốt, sống thiện và không bao giờ lừa dối lấy những đồng tiền không phải do công sức mình làm ra.

Theo truyện cổ Việt Nam- Nhật Hạ
Read More

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Hoài Trần

- Tránh âm khí

Cho đến hiện tại, chưa ai có thể lý giải một cách toàn diện về những màu sắc tâm linh đang tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, “có kiêng ắt có lành” và dưới đây là 10 địa điểm bạn không nên tới vào ban đêm.

1. Hiện trường tai nạn xe cộ
Theo tâm linh, người chết do tai nạn giao thông không được siêu độ hoặc chưa siêu độ hoàn toàn, nên họ thường quanh quẩn ở nơi xảy ra tai nạn. Nếu đến những chỗ này rất dễ bị vong theo.

2. Thang máy
Đặc tính của thang máy thường khiến cho chúng ta có cảm giác u ám, đáng sợ và lạnh lẽo, mà ban đêm dương khí của con người suy giảm nên lại càng cảm thấy không yên tâm.
Theo truyền thuyết dân gian, ở các hồ nước, con sông đều có thủy quái hoặc vong của những người chết đuối không thể đầu thai đang lang thang tìm người thế mạng.

4. Hiện trường tự sát
Dân gian truyền rằng, hiện trường tự sát là nơi có oán khí ngút trời, có rất nhiều vong hồn người đã khuất vẫn chưa được siêu thoát.

5. Nơi hỏa táng
Đây có lẽ là nơi hiếm có ai quay lại, cũng bởi âm khí rất nặng, nhất là phòng hỏa táng và nơi để tro cốt. Người mới mất bao giờ cũng có chút lưu luyến nhân gian.

6. Xung quanh chùa, miếu
Nơi đây tụ tập nhiều oan hồn vì không thể vào chùa, miếu nên vây ở ngoài.

Văn miếu Xích Đằng

7. Bên ngoài bệnh viện
Nơi đây chứng kiến nhiều linh hồn lìa khỏi trần thế nên âm khí nặng nề, người bình thường, đặc biệt là người đang mang thai được khuyên là không nên đi lại vào ban đêm.

8. Nghĩa trang
Nghĩa trang là nơi chôn cất người đã mất nên tụ tập nhiều vong hồn, bạn không nên đến vào ban đêm.

9. Nhà hoang
Những nơi hoang tàn, đổ nát, lâu không có người qua lại chính là địa điểm không nên tới vào ban đêm vì tà khí thịnh, dương khí suy, âm dương lẫn lộn.

10. Bãi đỗ xe ngầm
Những không gian dưới mặt đất thì chớ qua lại vào ban đêm vì u ám, tối tăm, âm thịnh dương suy.

Ngoài yếu tố tâm linh thì vì lý do an toàn, bạn cũng không nên qua lại những địa điểm này vào đêm khuya. Đó là những nơi vắng vẻ, thiếu sáng, rất dễmang tới nguy hiểm.

Theo Tri Thức Trẻ








Read More