Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảnh Báo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảnh Báo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

Hoài Trần

- Giao con cho... smartphone chẳng khác nào giao linh hồn cho quỷ dữ

Nhiều đứa trẻ có thể chưa biết đi, chưa biết cất tiếng bi bô, nhưng đã sử dụng smartphone hết sức thành thạo. Nhưng ẩn sau đó là nguy cơ ít ai ngờ

Các em bé còn quá nhỏ không quen với kim châm, đôi khi bác sĩ phải cố định tay, chân bé bằng những sợi vải

Cậu bé có đôi mắt tròn đen láy và cặp má phúng phính, luôn miệng hát bi bô ‘Cả nhà ta cùng yêu thương nhau’, đôi tay bụ bẫm muốn với lấy áo bà nhưng vướng những sợi vải đang buộc tay bé vào thành giường bệnh.

Nhìn gương mặt bầu bĩnh ngây thơ và đôi mắt trong veo của cậu bé 4 tuổi ấy, người ta không khỏi xót xa khi biết em đang phải điều trị ở khoa dành cho trẻ em mắc chứng về chậm phát triển.

‘Lúc bé cho nó xem TV nhiều quá. Mẹ thì không phải trông gì nhiều, cho nó ngồi dưới nền đá hoa bật TV lên xem thôi. Từ lúc 4 tháng đến tận 2 tuổi rưỡi, nhưng đến lúc đấy vẫn cho cháu nó đi lớp. Tôi đưa cháu đến đây mới từ 2 tháng trước thôi’.


Bé Hoàng Nam không phải trường hợp duy nhất. Ở Bệnh viện châm cứu Trung ương, có hàng chục ca bệnh tương tự, khi các trẻ có sự tiếp xúc với thiết bị điện tử từ rất sớm.

Cậu bé Nhật Minh (Thanh Hóa) đã hơn 4 tuổi, nhưng bé thường chỉ nói được những từ đơn âm như ‘sữa’, ‘cơm’. Câu duy nhất mà bé nói hoàn chỉnh là ‘Cháu xin ông cho đi chơi’.

Bà của Nhật Minh lấy bộ đồ chơi xếp chữ ra và gọi bé nhưng mắt cậu bé vẫn chỉ dán vào màn hình TV phía trước, đôi mắt hấp háy cười và đứng dậy huơ tay theo một động tác trên phim.

‘Xem TV thế này thì tập trung lắm. TV là một, điện thoại là hai, TV làm thế nào là bắt chước làm theo, mà tắt TV đi là khóc’ – bà của Minh thở dài.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Văn sử dụng phương pháp châm cứu cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ

Bác sĩ Nguyễn Quốc Văn – Trưởng khoa điều trị tự kỷ, Bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết: ‘Qua quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy việc cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử từ sớm rất nguy hiểm.

Ngoài việc do cha mẹ có điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử, một phần lớn còn là do cha mẹ quá bận rộn, ít có thời gian chăm sóc con cái và để cho con sử dụng thiết bị điện tử như một cách lấp đầy khoảng trống đó’.

Việc quá say sưa với màn hình điện tử khiến trẻ giảm đi việc học hỏi nhận thức qua tiếp xúc bằng 5 giác quan như trẻ bình thường.

Trẻ thường học hỏi tiếp thu bằng 5 giác quan, trong khi điện thoại không kích thích hết và liên kết đủ 5 giác quan của trẻ

Đơn giản như khi chơi với một trái bóng, thay vì nhìn màu sắc, nghe tiếng bóng va đập, cầm nắm để cảm nhận hình dạng, ngửi mùi nhựa và có khi là đưa vào miệng ‘nếm’ thử, trẻ sẽ chỉ nhìn thấy bóng lăn trên màn hình điện thoại.

Những âm thanh từ trò chơi điện tử phát ra có thể cũng không phải âm thanh va đập từ bóng mà mỗi lúc lại là một loại nhạc khác nhau.

Nói cách khác, trải nghiệm có được từ các giác quan của trẻ khi chơi điện tử không hề liên quan đến nhau, và trí não của trẻ sẽ không học thêm được gì từ các trải nghiệm ấy.

Việc cho trẻ dùng thiết bị điện tử liên tục làm thần kinh trẻ căng thẳng hơn

Với trẻ có hệ thần kinh yếu, việc kích thích liên tục từ màn hình điện tử sẽ khiến trẻ dễ bị rối loạn lo âu.

Thực chất, việc cho trẻ ‘thư giãn’ với đồ điện tử là hoàn toàn sai lầm, do chúng khiến mắt và thần kinh trẻ phải tập trung liên tục vào một điểm và còn gây căng thẳng hơn.

Nhiều gia đình còn có thói quen bật TV liên tục dù không xem. Trong lúc đó, trẻ có thể chơi bên cạnh TV, và thi thoảng lại nhìn xem TV đang có gì.

Điều này khiến quá trình học hỏi nhận thức của trẻ liên tục bị gián đoạn, làm giảm khả năng tập trung chú ý của trẻ.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm trẻ tự kỷ 

Làm cách nào để nhận biết sớm nhất các dấu hiệu ở trẻ?
Các dấu hiệu nhận biết không phải lúc nào cũng đi cùng nhau, tuy nhiên, nếu thấy nhiều dấu hiệu sau đây, hãy chú ý quan sát trẻ và đưa trẻ đến các trung tâm uy tín để kiểm tra nếu cần thiết:

- Biểu hiện về quan hệ xã hội:

+ Trẻ thường chỉ chơi một mình, không quan tâm đến việc tương tác với những người xung quanh.

+ Thái độ với người thân như bố mẹ hay với người lạ cũng không có gì khác biệt, thờ ơ như nhau.

- Biểu hiện về giao tiếp phi ngôn ngữ:

+ Tránh nhìn thẳng vào mắt người khác.

+ Không hiểu được cử chỉ và điệu bộ của người lớn.

+ Hạn chế trong biểu cảm, đôi khi là luôn mang khuôn mặt vô cảm.

- Biểu hiện về giao tiếp ngôn ngữ:
+ Không nhìn theo tay người khác khi được chỉ về hướng nào đó.

+ Không phản ứng với tên của mình (Thông thường trẻ từ 9 tháng tuổi đã có phản ứng này).

+ Thường lặp lại những gì được hỏi, có khi là từng từ một.

+ không hiểu các chỉ dẫn đơn giản nhất (‘Con ngồi vào ghế đi’, ‘Con ra chỗ mẹ đi’…).

+ Khi được gọi, trẻ chạy đi hoặc ném đồ đạc.

- Biểu hiện hành vi:
+ Tay chân vung vẩy một cách bất thường, vặn vẹo các ngón tay...

+ Tỏ ra quá nhạy cảm khi không được ý: hét to, lăn lộn trên sàn, đôi khi là cắn, cào cấu, đánh người khác hoặc chính mình.

+ Đôi khi phát ra những âm thanh vô nghĩa

+ Quý đồ vật như bạn thân (khi giận dỗi quấy khóc, đưa khăn ra thì chơi vs nó như một ng bạn)

- Biểu hiện hành vi khuôn mẫu:
+ Có thể ngồi im bất động cả chục phút, mắt chỉ nhìn một điểm (Nếu không quan sát kỹ phụ huynh dễ nhầm lẫn, cho rằng con ‘ngoan’, ít quấy hay hướng nội).

+ Có thể nhìn chằm chằm vào một vật khá lâu như bóng đèn, cửa sổ…

+ Thường chỉ chơi với một món đồ chơi duy nhất.

+ Không chịu ăn một loại thức ăn nhất định nào đó.

+ Đi vòng tròn, đi tiến về phía trước (không chấp nhận việc quay lại, ví dụ như đi từ nhà đến sân chơi, nếu phải quay ngược lại thì không chịu, bố mẹ phải cho đi theo cung đường vuông để quay về chứ không thể quay ngược lại ngay).

+ Chống lại mọi sự thay đổi dù là nhỏ nhất (ví dụ, trẻ xếp đồ chơi theo đúng một trật tự và sẽ tỏ ra giận dữ, khó chịu nếu trật tự đó bị thay đổi).

Làm sao để tách con khỏi thiết bị điện tử
Thiết bị điện tử dường như trở thành một phần không thể tách rời khỏi con trẻ

Đây là một câu hỏi khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Cho con dùng tiếp thì không đành vì biết chúng không tốt, nhưng không cho con dùng thì không nỡ vì con khóc, bỏ ăn…

Bác sĩ Nguyễn Quốc Văn nói: ‘Khi tách con khỏi thiết bị điện tử thì nhiều cháu phản ứng rất dữ dội. Nhưng cũng không phải là không thực hiện được. Tôi đã chứng kiến nhiều gia đình quyết tâm khoảng 15 ngày để con không đòi dùng điện thoại hay máy tính nữa. Có những trường hợp lâu hơn thì khoảng vài tuần’.

‘Tôi nhận thấy các phụ huynh đã thành công thường là dùng phương pháp bắt buộc, nhưng cũng có thể tách con khỏi thiết bị điện tử một cách từ từ bằng cách giảm dần thời gian sử dụng’ – bác sĩ Nguyễn Quốc Văn chia sẻ.


Một số biện pháp mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà.
Cho trẻ tiếp xúc với các trò chơi bên ngoài nhiều hơn sẽ giúp trẻ xao lãng khỏi thiết bị điện tử

+ Giảm thời lượng tiếp xúc với TV, điện thoại, máy tính của con xuống từ từ.(Nhiều gia đình cho rằng chỉ cần giảm thời gian để trẻ nghịch điện thoại là đủ, tuy nhiên đây phải là giảm thời lượng tổng, kể cả thời gian trẻ chỉ ngồi bên cạnh lúc bố mẹ đang xem chứ không tập trung xem).

+ Ngay cả bố mẹ cũng cần giảm thời gian dùng thiết bị điện tử: Thứ nhất là để trẻ cũng hạn chế tiếp xúc với TV khi bố mẹ đang xem, thứ hai là để bố mẹ có nhiều thời gian hơn để tập trung dành cho trẻ.

+ ‘Đánh lạc hướng’: Thực tế là chúng ta không thể bỏ được thói quen nào, mà chỉ có thể thay thói quen này bằng thói quen khác. Bố mẹ không nên ‘thỏa hiệp’ bằng cách đưa cho con điện thoại khi con khóc đòi, mà có thể ‘đánh lạc hướng’ bằng một món đồ chơi khác. 

+ Chấp nhận cơn giận dữ của trẻ: Trẻ em, đặc biệt là trẻ tự kỷ do khó biểu đạt sự giận dữ của mình bằng lời nói, nên cơn giận càng mãnh liệt hơn. Nhiều phụ huynh cảm thấy sợ hay xót con nên tìm mọi cách thỏa mãn nhu cầu lúc ấy của con.

Thay vào đó, phụ huynh nên chấp nhận rằng trẻ cần thời gian để bình tĩnh lại, và thời gian này ở mỗi trẻ là khác nhau, có khi kéo dài nhiều ngày.

Tuy nhiên phụ huynh không nên bỏ mặc trẻ trong lúc đó, mà nên gần gũi, động viên trẻ, tìm một hoạt động khác thay thế, và tuyệt đối không được cáu giận, quát mắng trẻ.

+ Tìm cho con các trò chơi mới: Thời gian ban đầu, trẻ sẽ khó thích nghi với các trò chơi này do đã quen với trò chơi điện tử - hình thức giải trí thụ động.

Lúc này, phụ huynh cần dành thời gian chơi cùng con, sau đó có thể đặt ra các ‘thử thách’ để con tự giải quyết, cho con quen dần với các trò chơi vận động hay trí tuệ.

Tuyệt đối tránh các trò chơi phát ra âm thanh tự động, vì chúng có thể có ảnh hưởng tương tự như TV, điện thoại.
Read More

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Hoài Trần

- Đại thảm họa vỡ đập

Hiện trường vụ vỡ đường ống thủy điện ở Quảng Nam
14:46 14/09/2016 

Ngoài hai nạn nhân thiệt mạng, sự cố vỡ đường ống thủy điện Sông Bung 2 xảy ra đêm qua khiến 3 ngôi nhà bị sập và ngập nước. Vùng hạ lưu bao phủ bởi hàng trăm m3 bùn đỏ.

Chiều 13/9, khi các công nhân đang thi công hệ thống đường ống thủy điện Sông Bung 2 (ở huyện Nam Giang, Quảng Nam) thì xảy ra sự cố. Các ống đường dẫn bị vỡ khiến hàng triệu m3 nước tràn ra ngoài.


Đến nay, nhà chức trách xác định, có hai công nhân thiệt mạng. Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, vụ việc là do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 dẫn tới mưa lớn và lũ kéo dài trên khu vực hồ chứa dự án thuỷ điện Sông Bung 2 làm cho nước hồ lên nhanh. Lưu lượng của đỉnh lũ vào trưa ngày 13/9 là 560 m3/s. 


Ngoài việc gây thiệt mạng cho hai công nhân thì sự cố trên đã khiến 3 ngôi nhà của người dân bị ngập nước và sập. Gần 10 ôtô và các dụng cụ của Ban quản lý dự án, đơn vị thi công bị nước cuốn trôi.


Ở ngay bên dưới đường ống dẫn, hàng trăm m3 nước cùng với bùn đỏ chảy xuống. Hàng chục km sông bị bao phủ bởi màu nước bùn vàng đỏ.


Từ đêm qua đến nay, nhà chức trách tỉnh Quảng Nam đã huy động hơn 300 người tìm kiếm thi thể hai nạn nhân tử vong nhưng vẫn chưa thấy.


Một cán bộ tham gia cứu hộ cho biết rất có thể thi thể hai nạn nhân tử vong đang còn nằm dưới hàng trăm m3 bùn này.



Đến trưa nay, một số dụng cụ phục vụ cho việc thi công đường ống của các công nhân đã lộ thiên.


Ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết các cơ quan chức năng đã huy động khoảng 300 người tìm kiếm thi thể hai nạn nhân. "Bằng mọi giá, chúng tôi sẽ tìm thi thể họ để đưa về quê an táng trong thời gian sớm nhất", ông Toàn cho hay.


Tại buổi họp báo sáng nay, vị Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam phủ nhận sự cố vỡ đường ống là do chất lượng công trình kém. Bởi theo ông, đây là công trình cấp quốc gia nên từ khâu thiết kế, thẩm định, giám sát và thi công đều do các đơn vị thuộc công ty nhà nước đảm nhận. 


Sau sự cố vỡ đường ống, hai bên bờ sông gần khu vực thủy điện cũng bị sạt lở nghiêm trọng. Ông Toàn cho hay, trước mắt đơn vị tập trung tìm kiếm thi thể nạn nhân. Còn về trách nhiệm thì Bộ Công Thương sẽ vào cuộc điều tra. 

Công trình thủy điện Sông Bung 2 có quy mô công suất 100 MW (lớn thứ tư Quảng Nam, sau Thủy điện A Vương, Sông Tranh và Sông Bung 4) được triển khai xây dựng trên địa bàn các xã La Eê, Zuôi, Chơ Chuôn (huyện Nam Giang) và Tr’Hy (huyện Tây Giang) tỉnh Quảng Nam.

Dự án thủy điện Sông Bung 2 do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và được khởi công xây dựng vào cuối năm 2012 với tổng vốn đầu tư ban đầu trên 3.600 tỷ đồng, công suất lắp máy 100 MW, thời gian hoàn thành dự án vào năm 2016.

Công trình này gần đây từng gây xôn xao dư luận khi được điều chỉnh số vốn tăng thêm hơn 1.600 tỷ đồng (tăng khoảng 40% so với ban đầu) với hơn 5.200 tỷ đồng.

Nam Cường - Nguyên Vũ
5 vụ vỡ đập thủy điện thảm khốc

Vụ lớn nhất ở Trung Quốc, 171.000 người chết
Ảnh minh họa

Trên thế giới từng có nhiều vụ vỡ đập thủy điện vô cùng nghiêm trọng, trở thành thảm họa cướp đi mạng sống của hàng ngàn người.

Vỡ đập thủy điện là thảm họa kinh hoàng đối với con người khi hàng triệu mét khối nước đổ xuống có thể càn quét bất cứ thứ gì trên đường đi. Trong hơn 100 năm qua từng không may xảy ra nhiều thảm họa đáng sợ liên quan tới các đập thủy điện khổng lồ trên thế giới, gây nên thiệt hại nghiêm trọng về người và của.

Dưới đây là 5 thảm họa vỡ đập thủy điện khủng khiếp nhất trên thế giới, từng gây ra thiệt hại nghiêm trọng:

1. Vỡ đập South Fork (Mỹ): Hơn 2.200 người thiệt mạng
Đập South Fork bị vỡ vào năm 1889 khiến hơn 2.000 người thiệt mạng: Ảnh: Internet

Sự cố vỡ đập South Fork xảy ra vào năm 1889 tại Mỹ khiến 2.209 người thiệt mạng. Trước khi đập thủy điện ở bang Pennsylvania bị vỡ, các kỹ sư dù liên tục nhận được cảnh báo về việc rò rỉ nước ở nhiều vết nứt nhưng không thể vá hết được.

Thật không may là khi mưa lũ lớn xảy ra vào tháng 5/1889 đã khiến con đập South Fork bị quá tải sức chứa. Đến ngày 21/5/1889, con đập thủy điện này của Mỹ bị vỡ, khoảng 20 triệu tấn nước tràn xuống, gây thiệt hại ước tính ít nhất khoảng 17 triệu USD và 2.209 người chết.

2. Thảm họa Malpasset tại Pháp: Hơn 400 người thiệt mạng
Tàn tích "đáng sợ" còn lại sau vụ vỡ đập Malpasset kinh hoàng ở Pháp cách đây gần 60 năm. Ảnh: Wikipedia

Đập Malpasset được xây dựng trên sông Reyran, cách thị trấn Fréjus (thuộc miền nam nước Pháp) khoảng 7km về phía bắc, với mục đích là để phục vụ tưới tiêu và cung cấp nước.

Tuy nhiên, vào khoảng 21h13' ngày 2/12/1959, thảm họa vỡ đập Malpasset đã bất ngờ xảy ra, tràn xuống lượng nước khổng lồ tạo dòng thác lũ dữ dội, khiến khoảng 423 người tử vong, nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà và thiệt hại về của được đánh giá vào khoảng 68 triệu USD.

Nguyên nhân dẫn tới thảm họa vỡ đập Malpasset được cho là xuất phát từ vấn đề khảo sát địa chất bị lỗi, thi công không đảm bảo,...

3. Italia: Đập thủy điện chưa vỡ nhưng hơn 2.000 người thiệt mạng

Cảnh tượng trước và sau sự cố ở Vaajont, Italia. Ảnh: Geoengineer

Được coi là một trong những con đập cao nhất trên thế giới, Vajont cao tới 262m, dày 27m ở đáy và 3.4m ở phần mép trên cùng.

Tuy nhiên, sự cố không may đã xảy ra khi vào ngày 9/10/1963, dù đập chưa vỡ hay xả đáy nhưng nước sông đã tràn qua mép đập, nhanh chóng quét qua ngôi làng Longarone ở bên dưới thung lũng Vajont khiến cho hơn 2.000 người thiệt mạng.

Nguyên nhân gây thương vong lớn là do một vụ sạt đất bất ngờ xảy ra, mang theo nhiều khối đất đá lao xuống lòng hồ khiến mực nước bên trong dâng nhanh khủng khiếp, tràn ra ngoài mép đập và quét thẳng xuống ngôi làng bên dưới thung lũng.

Theo ước tính, chỉ trong vòng 45 giây, khoảng 260 triệu m3 nước đã bao trùm toàn bộ khu vực. Đáng chú ý là sức nước quá mạnh từ hồ chứa khi lao xuống ngôi làng ở dưới còn tạo ra những cơn sóng cao tới hơn 200 mét. Do đó, thảm họa đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng dù con đập Vajont vẫn còn nguyên. Hiện nay, đập Vajont đã bị bỏ hoang và không còn sử dụng.

4. Thảm họa Morbi: Khoảng 25.000 người thiệt mạng

Đập Machchu-2 ở Ấn Độ bị vỡ vào 1979 khiến hàng chục nghìn người chết. Ảnh: Wikipedia

Do quá tải sức chứa và thiếu các biện pháp khẩn cấp nên trận mưa lớn, lũ lụt vào tháng 8/1979 đã khiến con đập Machchu-2 dài 4km trên sông Machhu (hay còn gọi là Morbi), Ấn Độ, bị vỡ, nước trong đập tràn ra quét qua thị trấn Morbi chỉ trong vòng 20 phút, gây thiệt hại rất lớn về người và của.

Mặc dù chưa có báo cáo chính thức về số người chết, nhưng theo nhiều nguồn tin khẳng định con số này ước tính có thể lên tới 25.000 người.

Sự kiện đáng sợ này thường biết đến với tên gọi thảm họa Morbi và được ghi vào sách kỷ lục Guiness như là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất từng xảy ra trên thế giới.

5. Vỡ đập Bản Kiều: Thảm họa đáng sợ ở Trung Quốc khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng

Đập thủy điện Bản Kiều ở Trung Quốc bị vỡ năm 1975 khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng, thiệt hại kinh tế lên tới gần 10 tỷ NDT. Ảnh: Albertoroura

Vụ vỡ đập thủy điện Bản Kiều được coi là "thảm họa" vỡ đập tồi tệ nhất từng xảy ra trong lịch sử Trung Quốc. Được xây dựng vào năm 1952 trên sông Hoài Nam thuộc tỉnh Hà Nam, đập Bản Kiều chính là một trong những thủy điện tầm cỡ quy mô lớn đầu tiên của quốc gia này.

Tuy nhiên, vào tháng 8/1975, do ảnh hưởng của siêu bão Nina đổ bộ vào Trung Quốc, khiến lượng mưa đo được trong 3 ngày liên tiếp lên đến 1605,3 mm. Lượng nước mưa quá nhiều khiến con đập Bản Kiều bị vỡ và gây ra thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng.

Ước tính vụ vỡ đập thủy điện tồi tệ này đã khiến 171.000 người thiệt mạng (riêng số người chết trong lũ lụt đã lên tới 26.000 người, còn lại tử vong do nạn đói và dịch bệnh ngay sau đó), khoảng 11 triệu người dân khác bị mất nhà cửa khi 5,96 triệu ngôi nhà nhà bị phá hủy.

Ngoài ra, đập Bản Kiều bị vỡ còn cuốn trôi hơn 300.000 con gia súc gia cầm, phá hoại và gây ách tắc cho tuyến đường Bắc Kinh-Quảng Châu, thiệt hại kinh tế ước tính lên tới gần 10 tỷ NDT.

Sự cố vỡ đập Bản Kiều được cho là đã phá hủy đi một nguồn cung cấp năng lượng khổng lồ của Trung Quốc. Cụ thể, với công suất đạt tới 18 GW (tương đương với 9 nhà máy nhiệt điện hoặc 20 lò phản ứng hạt nhân), nhà máy thủy điện này ở Trung Quốc có thể đáp ứng được 1/3 nhu cầu sử dụng năng lượng vào lúc cao điểm của cả Vương Quốc Anh.

Tham khảo nguồn: Forbes, Straitstimes, Pravdareport

theo Helino



Read More

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Hoài Trần

- NGƯỜI VIỆT NAM MỖI NĂM UỐNG HÀNG NGHÌN TRIỆU LÍT “NƯỚC TẨY RỬA”

(DĐDN) – Đổ 1,5 lít nước ngọt có gas vào bồn cầu, bạn sẽ thực sự ngạc nhiên khi bồn cầu sẽ trắng sáng như mới sau 1 giờ đồng hồ. Điều này không có gì ngạc nhiên bởi từ lâu nước ngọt có gas đã được ví như “nước tẩy rửa” vì thành phần của hóa chất có trong loại đồ uống này.

Nước ngọt hay nước… tẩy rửa?
Đặc biệt, nước ngọt có gas còn gây ra nhiều tác động xấu cho cơ thể mà nhiều người chưa biết như: tiểu đường, hen xuyễn, mỡ máu…thậm chí là ung thư và vô sinh. Tuy nhiên, điều đáng nói là người Việt Nam đang tiêu thụ mỗi năm hàng nghìn triệu lít đồ uống độc hại này.
nuoc-ngot-2
Thị trường nước ngọt có gas ở Việt Nam. 
Nguồn: Tổ chức nghiên cứu thị trường BMI

Thống kê của tổ chức nghiên cứu thị trường BMI (Business Monitor International) cho thấy, Việt Nam có lượng tiêu thụ nước ngọt có gas hàng năm lên đến hàng nghìn triệu lít, bình quân 23 lít/người/năm. Vậy loại đồ uống giải khát này có thực sự tốt cho sức khỏe như quảng cáo của nhà sản xuất?
Theo tin tức sức khỏe trên Telegrap, nước ngọt có gas là nguyên nhân khiến 184 nghìn người tử vong mỗi năm.
Hãy cùng làm thí nghiệm đổ 1,5 lít nước ngọt có gas vào bồn cầu, bạn sẽ thực sự ngạc nhiên khi bồn cầu sẽ trắng sáng như mới sau 1 giờ đồng hồ. Nguyên nhân là do Axit citric và photphoric trong loại nước uống này sẽ làm bong mọi mảng bám trên bề mặt sứ. Trong công nghiệp, Axit citric cũng chính là thành phần quan trọng trong các loại chất tẩy rửa.
nuoc-ngot-1
Đổ nước ngọt có ga vào bồn cầu thay cho “nước tẩy rửa”
Loại nước này cũng có thể giúp loại bỏ mỡ khỏi quần áo. Nếu không tin, bạn có thể đổ một lon Coca vào 1 chỗ quần áo dính mỡ và cho xà phòng vào, nhấn nút chạy cho máy giặt như bình thường. Sau khi giặt xong, chắc chắn vệt mỡ sẽ không còn.
Nhiều bang ở nước Mỹ công an tuần tra trên đường cao tốc luôn có 2 gallon tức là khoảng gần 8 lít Coca Cola trong xe tải để tẩy rửa máu trên đường cao tốc sau một vụ tai nạn xe hơi.
Nhiều tác động xấu cho cơ thể
Nếu bạn tiêu thụ nhiều đường dưới dạng nước ngọt có gas, có khả năng cao nó sẽ dẫn đến mỡ thừa trên cơ thể của bạn. Nghiêm trọng hơn nó là loại mỡ vây quanh nội tạng (gan, thận, ruột và dạ dày). Dấu hiệu trực quan nhất về mỡ nội tạng chính là bụng bự.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tiêu thụ nước ngọt có gas thường xuyên gây tăng hơn 100% mỡ gan và mỡ xương – một con số đáng báo động nếu xét mỡ gan dư sẽ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không cồn (non-alcoholic fatty liver disease).
nuoc-ngot-3
Tất cả nước ngọt có gas – bao gồm cả loại dành cho người ăn kiêng – chứa axit photphoric, giúp tăng hương vị nồng và kéo dài thời hạn bảo quản bằng cách chống vi khuẩn và nấm mốc.
Ngoài ra, Nghiên cứu của Trường Y tế công Harvard cũng chỉ rõ sự liên hệ giữa đồ uống có đường đến sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Theo đó, nếu uống từ một đến hai đồ uống có đường mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 26%, so với những người uống một lần mỗi tháng. Uống một lần mỗi ngày làm tăng nguy cơ 15%. Nghiên cứu này cũng chỉ ra sử dụng nước ngọt có gas làm tăng nguy cơ béo phì lên 1,6 lần.
Nguy hiểm hơn, những người uống từ 2 cốc nước ngọt có gas trở lên mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến tụy, một căn bệnh ung thư không phổ biến nhưng có thể gây chết người.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ cũng cho thấy trong số những người tình nguyện tham gia nghiên cứu, 140 người phát triển bệnh ung thư tuyến tụy. Những người uống hơn 2 cốc nước ngọt mỗi tuần có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn 87% so với những người khác.
Ngoài ra, các loại nước ngọt có gas còn có khả năng gây các bệnh khác trên cơ thể con người như: bệnh thận, giảm mật độ xương, loãng xương, và mất cơ, do nó gây nhiễu độ hấp thu canxi trong cơ thể. Không chỉ vậy, nhiều loại nước ngọt cá gas còn có khả năng gây nghiện, hủy hoại men răng và xương, vô sinh, hen suyễn…
Hà Hằng (enternews)
Read More

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Hoài Trần

- Đã có cảnh báo cấm mua/bán - vậy họ thu mua cá chết để làm gì?

Tác giả: Theo FB Đoàn Đoàn
 KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Đọc mà kinh hãi. Người dân nghèo cực quá nên cứ có tiền là làm. Nhưng quản lý chính quyền ở cơ sở ở đâu, làm gì, không có những động thái xử lý một cách chủ động và chuyên nghiệp, cứ để mặc “xe đông lạnh” thu mua kiểu này, thì không chỉ cá chết, mà sẽ có nhiều người chết. Vụ ngộ độc của 200 người ở Quảng Bình do ăn hải sản hẳn chưa phải là vụ việc đầu tiên, cũng không phải vụ việc cuối cùng.

Thật xót đau và lo sợ!

———–

Chiều nay ( 24/4/2016 ) trên đường từ Thanh Hoá trở về Đồng Hới sau chuyến đi thăm đồng đội, chúng tôi dừng chân nghĩ lại Khu du lịch Đá Nhảy ( Bố Trạch ).
Nhìn ra biển, thấy đông người trên bờ và dưới biển. Mừng cho Du lịch Tỉnh nhà, mới đầu hè mà khách đến nhiều chắc năm này Nghành này thu khá, ngân sách của Tỉnh chắc bội thu!
Mình cầm máy ra bờ biển định “chơi” mấy kiểu kỹ niệm. Khi tới gần mới tá hoả, thì ra không phải du khách tắm biển mà toàn là bà con quanh vùng đi… vớt… cá… chết! Người dùng lưới, người dùng vợt, kẻ không có lưới vợt thì dùng rổ rá để xúc cá. Người nào không có ” phương tiện đánh bắt ” thì dùng tay nhặt những con cá chết do sóng đánh dạt vào bờ!
Cả một dãi bờ phía bắc Đá Nhảy người ta ” thu hoạch cá vui như ngày hội “, mà toàn loại cá đục cỡ bằng ngón tay, cá bơn… là loại cá chuyên sống ở đáy biển. Một chị bê rổ cá than vản : ” Dân tụi tui chết đói thôi chú ơi, gần tháng ni chèo gác mái, gạo trơ thùng, lãnh đạo có ai đoái hoài tới cảnh cơ cực của dân mô ”
Nghe chị ngư dân nói mà não cả bụng.

Thấy chị bưng rổ cá, tôi hỏi: Thế số cá này chị đưa về làm gì? Trả lời : Đem cân bán cho xe đông lạnh!
Nghe thế, tôi hoảng quá. Sao xe đông lạnh lại mua cá chết? mua để làm gì?. Tôi hỏi tiếp: Thật không? Xe đông lạnh của ai? Chị bảo không biết của ai nhưng xe đổ ở trên bãi giữ xe

Có chuyện thu mua cá chết thật ư? Rồi ngày mai số cá này lên vùng sâu vùng xa với những lời tiếp thị hoa mỹ :” Đây là cá đặc sãn, cá tươi đánh bắt từ ngoài đại dương, từ Hải Phòng, từ Côn Đảo…v…v… chớ không phải ở Quảng Bình (!)(?)…”. Thế là bà con ta tin và ” yên tâm ” cháo, canh, luộc, mồi… nhậu. Đúng là Dân ta giết Dân ta chứ chưa nói cái thằng hàng xóm giết ta!

Điều này hỏi Chính quyền các cấp nghĩ sao? Cái ” Anh xe đông lạnh” này ai quản lý? Làm sao để cái “chợ xép ” thu mua cá chết này nó qua mặt địa phương?
( Dưới đây là một số hình ảnh tôi ghi được tại biển Đá Nhảy lúc 16h30 cùng ngày )





Blog's KimDung
Read More

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Hoài Trần

- "Rõ mặt" kiểu ăn gian vàng

Vàng không đạt chất lượng theo công bố; sử dụng cân không kiểm định; cân 'điêu'... và đủ các kiểu móc túi người mua vàng nữ trang được Bộ Khoa học - Công nghệ phát hiện sau khi kiểm tra 1.718 đơn vị sản xuất, kinh doanh vàng và mỹ nghệ trên 51 tỉnh thành cả nước.
"ro mat" kieu an gian vang hinh anh 1
Có tới 432 cơ sở vi phạm với mức sai số gấp hàng chục lần tỷ lệ cho phép. Nhưng bên cạnh ăn gian tuổi vàng, nhiều đơn vị còn lách qua giá để móc túi người mua.
"Xén" đầu ra, "gọt" đầu vào

Một tỷ lệ ăn chênh lệch tuổi vàng bất thành văn là 64% - 68% - 75%, tức đơn vị sản xuất vàng 64% nhưng đến chành (doanh nghiệp kinh doanh) là 68% và tiệm vàng bán sản phẩm này ra với giá vàng 75%

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng VN
Trong vai một khách hàng đi bán vàng, chúng tôi ghé một tiệm vàng trên đường Lê Quang Định, Q.Bình Thạnh, TP.HCM bán một chiếc lắc tay. Nhân viên tiệm vàng nhận chiếc lắc, nhúng vào một dung dịch rồi lấy khăn lau khô trước khi bỏ lên cân. Sau một hồi bấm máy tính, người này nói: “Chiếc lắc này vàng thấp quá, chỉ có 55%”.

Chúng tôi mang chiếc lắc tay ấy kiểm tra tại Công ty SJC thì hàm lượng vàng là 60%. Phó tổng giám đốc một công ty sản xuất kinh doanh vàng cho biết, giá bóng (giá vàng nguyên liệu) trên thị trường hiện nay khoảng 33,4 triệu đồng. Với mức chênh lệch hàm lượng vàng 55% và 60%, người tiêu dùng nếu bán chiếc lắc tay này cho tiệm vàng đầu tiên đã bị thiệt hại khoảng 200.000 đồng. Đây là một kiểu móc túi phổ biến của các tiệm khi mua lại vàng.
Ở đầu bán ra, việc ăn gian còn phổ biến hơn. Năm 2015, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã có đợt thanh kiểm tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh vàng trên địa bàn Hà Nội và đã phát hiện nhiều sai phạm. Cơ quan này đã lấy 19 mẫu vàng trang sức của 5 cơ sở thì phát hiện 4 mẫu không đạt chất lượng. 3 sản phẩm của Doanh nghiệp H.T gồm 2 lắc tay, 1 kiềng cổ được công bố hàm lượng vàng 24k (99,99%) nhưng khi kiểm tra ra chỉ đạt 99,54%, 99,29%, 99,45%. Một mẫu kiềng cổ của Doanh nghiệp T.Đ công bố vàng 24k (99,99%) nhưng kết quả chỉ đạt 99,45%. Vào thời điểm kiểm tra, giá vàng 99,99% trên thị trường khoảng 32,4 triệu đồng/lượng. Với sai số nói trên, những sản phẩm này bị ăn gian từ 150.000 - 230.000 đồng/lượng. Ngoài ra đoàn kiểm tra còn phát hiện 11/14 cân dùng để cân vàng tại các tiệm “có vấn đề”.
Là người có kinh nghiệm kinh doanh vàng nữ trang, ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh vàng VN (VGB) cho biết khi mua lại vàng của khách, các tiệm vàng thường dùng phương pháp cân tỷ trọng để thử vàng và phương pháp này thường dẫn đến sai số theo hướng có lợi cho tiệm.
Khi đề cập con số 25% đơn vị vi phạm các tiêu chuẩn đo lường về chất lượng vàng, ông Nguyễn Văn Dưng - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn TP.HCM thừa nhận, dù Thông tư 22 về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ đã có hiệu lực 1 năm nay nhưng các đơn vị sản xuất kinh doanh vàng khó thực hiện. Đơn giản nhất là quy định dán tem cũng là sai phạm phổ biến nhất. Hiện TP.HCM có hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vàng nhưng chỉ có vài trăm doanh nghiệp sản xuất. Khi các tiệm vàng mua lại vàng từ các công ty sản xuất, các sản phẩm đã được dán tem đúng quy định nhưng nhiều tiệm lại về cắt bỏ thay vào tem của mình.
Kiểm soát tuổi, ăn gian giá

Sẽ thanh tra trên toàn quốc
Bộ Khoa học - Công nghệ quyết định triển khai cuộc thanh tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ trên toàn quốc năm 2016 về đo lường, tiêu chuẩn, chất lượng. Kế hoạch thanh tra chuyên đề đã được xây dựng và thời gian thanh tra trong 3 tháng (7 - 8 - 9.2016).
Ông Trần Thanh Hải cho rằng một tỷ lệ ăn chênh lệch tuổi vàng bất thành văn là 64% - 68% - 75%, tức đơn vị sản xuất vàng 64% nhưng đến chành (doanh nghiệp kinh doanh) là 68% và tiệm vàng bán sản phẩm này ra với giá vàng 75%. Ăn gian tuổi vàng là chiêu trò phổ biến từ xưa đến nay.

Tuy nhiên, nếu mua được vàng trang sức đúng tuổi thì người tiêu dùng vẫn bị móc túi như thường. Thậm chí, mức độ thiệt hại có khi còn cao hơn. Phó tổng giám đốc một công ty vàng trên địa bàn TP.HCM cho hay, sau khi Thông tư 22 có hiệu lực, nhiều đơn vị kinh doanh vàng "lách" bằng cách công bố đúng tuổi vàng trên sản phẩm nhưng tính giá cao hơn. Ví dụ công bố vàng hàm lượng 61% (tương đương giá 20,37 triệu đồng/lượng) nhưng bán với giá vàng hàm lượng 70% (tương đương 21,5 - 23,38 triệu đồng/lượng). Đơn cử ngày 24.4, giá vàng nguyên liệu hàm lượng 75% rao ở mức giá mua vào - giá bán ra 23,94 - 24,96 triệu đồng/lượng nhưng giá bán vàng nữ trang của một tiệm vàng trên đường Lê Quang Định, Q.Bình Thạnh, TP.HCM niêm yết là 25,8 triệu đồng/lượng; một tiệm vàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3 ở mức 25,18 triệu đồng/lượng... Với “chiêu” này, người tiêu dùng bị móc túi từ 1,1 - 3 triệu đồng/lượng. “Lách” qua giá bán, người tiêu dùng sẽ không biết được mình mua giá nào là đúng và không bị thiệt.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Dưng nhận xét Thông tư 22 chỉ quản lý về chất lượng, cân đo... nhưng không quy định kiểm soát giá nên bằng cách này, nhiều cửa hàng vàng vẫn ung dung móc túi người mua và người tiêu dùng cũng chịu thiệt hại, thậm chí lớn hơn “chiêu” ăn gian tuổi vàng truyền thống nói trên.
Bộ Khoa học - Công nghệ nhìn nhận trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về đo lường trong kinh doanh vàng nói chung; về tiêu chuẩn, chất lượng và nhãn hàng hóa gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, ảnh hưởng xấu đến văn minh thương mại.
Theo Thanh Xuân (Thanh niên)
Read More
Hoài Trần

- Tiếng khóc chim Én

Dân trí - Đã từ lâu đàn chim én bay về vào mỗi mùa xuân tô điểm cho bức tranh yên bình của làng quê Việt. Nhưng với thực trạng đánh bắt bừa bãi như hiện nay, có lẽ không xa nữa, đàn chim én sẽ chỉ bay về trong những giấc mơ!
‘Sứ giả mùa xuân’ lên… bàn nhậu
Đánh bắt sứ giả mùa xuân.
Những ngày này đi dọc qua các đồng lúa của Diễn Châu, Quỳnh Lưu (Nghệ An) không khó để bắt gặp những tốp thợ đánh én.

Chỉ cần bỏ ra từ 200 ngàn đến 1 triệu đồng người ta đã có ngay một bộ đồ nghề đánh én. Bao gồm một đoạn lưới, rộng từ 2 - 3 mét, dài khoảng 20 mét.

Điều đáng nói mỗi ngày đánh chim, một tay thợ cừ khôi có thể đánh bắt được từ 50 - 100 con én. Còn với những tay nghiệp dư mới chập chững bước vào nghề cũng kiếm được dăm ba chục con.

“Hiện nay một con chim én có giá từ 3 - 4 ngàn đồng, được các đầu mối vào tận nhà thu mua. Có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu, thậm chí người ta còn mua cả những con bị chết nhưng với giá rẻ hơn một chút”, một tay thợ có thâm niên trong nghề cho biết.

Cứ thế những chú chim én sẽ là những món đồ nhậu trong các nhà hàng và nó hiển nhiên trở thành đặc sản mà nhiều thực khách mong muốn được thưởng thức.

Các loại sập được đóng một cách khéo léo để có thể nâng lên hạ xuống dễ dàng theo ý đồ của người thợ săn.
Công đoạn săn bắt chim én trên các cánh đồng vẫn còn dùng phương pháp thủ công là đánh bắt dạng lưới.
Người ta còn sắm thêm cả một bộ dàn, bao gồm ắc quy và loa phát tiếng kêu ghi sẵn của chim mồi. Để tiết kiệm chi phí có tốp thợ chỉ sử dụng điện thoại ghi lại tiếng kêu của chim én, rồi bật lên dụ con mồi đến gần sập.
Đây là những chú chim én mồi khỏe mạnh để làm mồi nhử.
Thợ săn ngồi trong tư thế sẵn sàng
Chỉ chờ có vậy, người thợ săn én nhanh tay vung lưới hoặc kéo sập.
Dưới mẻ lưới hiểm, con chim xấu số bị rơi xuống, nằm xõng xoài ra đất, những chiếc móng vuốt bấu chặt vào mắt lưới. Người thợ săn én vội chạy ào tới gỡ chim cho vào lồng.
Lúc này những “sứ giả” của mùa xuân trông thật đáng thương và tội nghiệp nằm trong lồng của kẻ thợ săn.

Nguyễn Hòe


Read More