- Bí Quyết Tìm Dụng Thần
SƠ BỘ VỀ TÊN GỌI BÁT TỰ (HAY TỨ TRỤ)
Tứ trụ là môn dự đoán học dựa trên Bát tự (năm, tháng, ngày, giờ sinh) kết hợp với đại vận, lưu niên để luận đoán mức độ cát hung, họa phúc của đời người.
Có thể nói tất cả các khoa chiêm tinh, bói toán của các nền văn minh trên thế giới đều xoay quanh “năm, tháng, ngày, giờ”.
Trong các khoa bói toán xuất xứ từ Trung hoa, năm, tháng, ngày, giờ của một thời điểm bất kỳ là theo âm lịch, gọi là “Tứ Trụ”; mỗi trụ được chỉ định bởi một cặp CAN CHI.
Ðối với khoa dự đoán theo Tứ Trụ thì đó thời điểm của năm, tháng , ngày, giờ sinh của một người. Do đó ta phải nắm vững ý nghĩa của từng Trụ, và sự tương tác, phối hợp giữa các Trụ, qua tổng hợp các cách nhìn khác nhau:
- Qua CUNG (Mỗi trụ là 1 Cung, ví dụ: trụ năm là cung tổ tiên, cha mẹ, trụ tháng là cung anh em, trụ ngày là cung thân và chồng / vợ, trụ giờ là cung con cái); Qua Lục thân (10 Thần / tổ tiên, cha mẹ, anh em, chồng (vợ), con cái) là SAO (TINH); ý nghĩa cũng gần giống như các Cung trên đây, cộng thêm tính cách, hay nghề nghiệp; Qua Can, Chi; Qua ngũ hành; Qua các giai đoạn (tuổi) của cuộc đời, mỗi giai đoạn gọi là 1 hạn:
- Trụ năm 0 – 15 tuổi
- Trụ tháng 16 – 31 tuổi
- Trụ ngày 31 – 47 tuổi
- Trụ giờ 47 – 65 tuổi
Nguyên tắc tổng quát để xem mỗi trụ là:
1- Lấy Lệnh THÁNG để đo vượng, suy (qua bảng Trường Sinh);
2- Xem quan hệ sinh khắc lẫn nhau giưã can và chi của Trụ đó;
3- Cuối cùng, dựa vào sinh khắc, chế hoá của các Trụ khác đối với nó để quyết định tăng giảm độ mạnh yếu đó.
Con người có sinh ra, lớn lên, già, chết, nên người ta thường so sánh sự phân bố Tứ Trụ
(Mệnh) của một con người với một cái cây, gồm gốc rễ, cành, hoa, quả, như sau:
I -TRỤ NĂM:
Trụ năm ví như gốc-rễ cây, như nền móng của nhà; là nguồn gốc của mệnh, nên nó vô cùng quan trọng.
Vì Gốc khô thì cây chết; rễ sâu thì cành lá xum xuê; nền nhà yếu thì nhà đổ...; Nguồn hết thì mệnh hết; nguồn dồi dào thì mệnh mạnh mẽ. Do đó trong Tứ Trụ, năm được ví như gốc cây.
Trụ năm xác định “mệnh năm, hay đại mệnh, hay mệnh”, ví dụ trường lưu thuỷ, đại lâm mộc... (trong lục thập hoa giáp). Năm là thái tuế, họa phúc một đời của người đó.Trụ năm là cung chủ về ông bà, cha mẹ, tổ nghiệp, hay là cung phúc đức.
Muốn biết trụ năm mạnh hay yếu, phải:
1- Lấy Lệnh tháng để đo vượng, suy của thân;
2- Xem quan hệ sinh khắc lẫn nhau giữa Can và Chi năm:
a- Tương sinh: (ví dụ: Giáp Ngọ, Mậu Thân): Tốt
- Cha mẹ hoà thuận, gia đình êm ấm, thịnh vượng.
b- Tương khắc (ví dụ: Nhâm Ngọ, Giáp Thân): bất lợi cho cha mẹ
- Can khắc chi: không lợi cho mẹ.
- Chi khắc can: không lợi cho cha.
Nếu trong Tứ Trụ không có gì chế ngự hoặc giải cứu sự xung khắc đó mà ngược lại còn phù trợ cho lực Khắc thì càng tai hại: cha mẹ chia lìa, hoặc 2 người sớn chết 1 người.
c- Ngang hòa, cùng khí âm dương (ví dụ Mậu Thìn, Nhâm Tý...): phần nhiều cha mẹ bất hoà; việc nhà sóng gió, gia nghiệp khó khăn.
3- Cuối cùng, dựa vào sinh khắc, chế hoá của tháng, ngày, giờ đối với năm để quyết định tăng giảm độ mạnh yếu đó.
Chú ý: Sự sinh khắc ở đây phải lấy nạp âm ngũ hành của các trụ để so sánh (dùng bảng lục thập hoa giáp), nghĩa là Ngũ Hành được định từ cặp Can-Chi của Trụ (ví dụ lộ bàngThổ, tích lịch hoả, trường lưu thuỷ, sa trung kim , v..v...), rồi mới so sánh sự tương tác với nhau.
- Nếu năm được tháng, ngày, giờ đến sinh: tuyệt diệu.
* dưới sinh cho trên, làm cho can chi năm thêm bền vững, làm chủ cho sự hưng vượng của cuộc đời.
* Tổ tiên có phúc đức, được hưởng nhiều âm phúc của tổ tiên: con cháu hiếu thuận, cha mẹ mạnh khoẻ sống lâu, bản thân người đó có năng lực và hiển đạt.
- Ngược lại, nếu năm sinh làm lợi cho tháng, ngày, giờ thì đó là sự rò rỉ tổn thất nguyên khí (bị tiết khí), làm cho gốc yếu đi, tức tổ nghiệp sa sút, bất lợi cho cha mẹ.
- Nếu tháng, ngày, giờ hình xung , phá hại năm:Không những tổ nghiệp sa sút, bất lợi cho lục thân (cha và/hoặc mẹ mất sớm), mà bản thân cũng suốt đời khó khăn, mọi việc không thành và không thọ (vì gốc yếu).
Nói thêm (trước!): Ai cũng vậy, năm 54 tuổi cũng là năm thái tuế (hay lưu niên) thiên khắc địa xung.
Với trụ năm, tức là với đại mệnh, nên thường xảy ra tai biến cho bản thân hay thân nhân, thậm chí tử vong! Tiêu chí này cực kỳ quan trọng khi xét hành vận và dự đoán về CHA MẸ và TỔ NGHIỆP.
II- TRỤ THÁNG: Ví như thân cây; thân mạnh khoẻ to lớn thì cành lá xuê.
Trụ Tháng là cung Huynh đệ (anh, chị, em), nhưng có quan điểm cho là trụ tháng chủ về cha mẹ, (dùng để dự đoán về ANH EM, và CHA MẸ)
- Nếu can chi tháng tương sinh cho nhau; hoặc can tháng gặp vượng địa, lại được những trụ khác (năm, ngày, giờ) đến sinh trợ, không bị xung khắc phá hại: anh em hòa thuận.
- Nếu can tháng bị khắc; hoặc can chi tháng khắc nhau: anh chị em không nương tựa nhau, hoặc bất hoà, hoặc mỗi người đi một ngả.
Ngoài vai trò của Cung ra, chi tháng còn có một vai trò rất quan trọng trong tất cả các khoa bói toán của Trung hoa (tử vi, bốc Dịch, Tử Bình), vì nó ấn định mùa, tiết khí, do đó quyết định sự VƯỢNG - SUY của một (ngũ) hành nào đó. Trong Tứ Trụ, nó có những vai trò
Sau đây: 1) Chi tháng là Lệnh tháng.
Nó là tiêu chuẩn duy nhất để đo lường VƯỢNG - SUY của CAN CHI năm, ngày, giờ, và 10 Thần (Tài, Quan, Sát, Ấn, Kiêu, Tỷ Kiếp, Thương Thực). Nó là cương lĩnh, chủ thể quyền sinh sát của cả một tháng; có thể trợ giúp cái yếu, hoặc khống chế cái mạnh. Nó là ranh giới phân chia 1 tháng, và đôi khi 1 năm.
Nó là tiêu chuẩn duy nhất để đo lường VƯỢNG - SUY của CAN CHI năm, ngày, giờ, và 10 Thần (Tài, Quan, Sát, Ấn, Kiêu, Tỷ Kiếp, Thương Thực). Nó là cương lĩnh, chủ thể quyền sinh sát của cả một tháng; có thể trợ giúp cái yếu, hoặc khống chế cái mạnh. Nó là ranh giới phân chia 1 tháng, và đôi khi 1 năm.
Lệnh THÁNG quyết định mùa, và người ta dùng ngũ hành và âm dương để miêu tả sự cảm thụ của vạn vật đối với sự thay đổi thời tiết của các mùa.
Ðặc biệt, Lệnh THÁNG nắm quyền chủ thể sinh sát của cả một tháng, nên nó vô cùng quan trọng. Không biết được Lệnh THÁNG thì không có cách gì đo lường được sự VƯỢNG - SUY của Tứ Trụ, tức là không thể quyết đoán được sự chính xác của thông tin dự đoán.
Ðể đo lường vượng suy của tất cả những thứ trên, phải lấy Lệnh THÁNG làm tiêu chuẩn kết hợp với CAN liên hệ, và lấy “Sinh Vượng Tử Tuyệt” làm căn cứ để xác định: (xem bảng Sinh Vượng Tử Tuyệt - gọi tắt là bảng Trường Sinh)
- Đi với CAN: lấy CHI tháng + CAN (từng trụ) để đọc bảng này;
- Đối với CHI: chuyển CHI thành CAN như dưới đây, rồi lấy CHI tháng + CAN đó để đọc bảng.
Dần: Giáp; Mão: Ất; Thìn Tuất: Mậu; Sửu Mùi: Kỷ; Tị: Ðinh; Ngọ: Bính; Thân: Canh; Dậu: Tân; Tý: Nhâm; Hợi: Quý.
- Hoặc xem bảng CAN tàng độn trong Ðịa chi là rõ nhất (phần này sẽ có chương chuyên đề) .
Để thuận tiện, trong thực hành, lúc ta xác định 10 Thần trên các địa chi (tất cả các Can tàng độn), ta lấy luôn từng can tàng độn một phối với chi tháng để đọc bảng Trường Sinh. Sau khi phối, chữ nào (can, 10 Thần) từ được Trường Sinh đến Đế Vượng là mạnh (cường); từ Suy đến Tuyệt là yếu (nhược); còn Thai, Dưỡng là bình. (1)
Có thể nói không quá đáng là nắm vững được thế nào là Vượng Suy, Cường Nhược (VSCN) là đã nắm vững được các môn bói toán trung hoa. Muốn quyết định VSCN thật không dễ chút nào!
(1) Ở đây ta chỉ nhấn mạnh đến công dụng xem Cường/Nhược của can, chi, và 10 Thần. Muốn hiểu thêm về ý nghĩa của vòng Trường Sinh, xin xem phụ lục liên hệ. Nếu đề cập ở đây e loãng đi ý nghĩa của Tứ Trụ.
Vì Lệnh THÁNG có vai trò quyết định sự Vượng Suy Cường Nhược của những chữ khác trong bát tự như thế cho nên khi dự đoán theo khoa Tử Bình, trước hết phải lấy Lệnh tháng, sau đó mới xem nhật nguyên.
Hành chi tháng = hành can: (cực)Vượng ) được thời (được giờ, hay
Hành chi tháng sinh hành can: Tướng ) được Lệnh)
Hành chi tháng được hành can sinh: hưu (hơi suy))
Hành chi tháng bị hành can khắc: tù (đã suy)) không được thời
Hành chi tháng khắc hành can: tử (cực suy)) (mất Lệnh)
2) Lệnh tháng còn dùng để xác định cách cục của mệnh.
Vì Dụng Thần – cái làm cho Mệnh Cục được quân bình - là yếu tố tối quan trọng để dự đoán Vận Mệnh theo Tứ Trụ, cho nên muốn đoán cho một mệnh phải xác định cho được Dụng Thần. Mà để định Dụng Thần, theo cách xưa trước hết người ta phải xác định CÁCH CỤC. (Ngoài ra, cũng có cách khác để lấy Dụng Thần, dưạ trên sự cân nhắc toàn bộ các trụ, chứ không đơn thuần dưạ trên lệnh tháng, dù LT vẫn luôn luôn giữ vai trò trọng yếu).
Vì phần này là tinh yếu của khoa Tứ Trụ, nên ta dành cho nó 1 chương riêng (xem chương CÁCH CỤC và Dụng Thần).
3) Tháng là gốc cuả vận (vận nguyên):
Ðoán mệnh phải xét các hành vận (vận trình), mà để xác định Ðại vận thì phải bắt đầu từ tháng sinh (xem mục xác định Ðại vận). Vận có thể bổ sung cho những điều còn khiếm khuyết trong tứ trụ: nó có thể sinh trợ phúc Thần, khắc chế hung Thần; hay ngược lại có thể trợ giúp hung Thần của tứ trụ.
Ðoán mệnh phải xét các hành vận (vận trình), mà để xác định Ðại vận thì phải bắt đầu từ tháng sinh (xem mục xác định Ðại vận). Vận có thể bổ sung cho những điều còn khiếm khuyết trong tứ trụ: nó có thể sinh trợ phúc Thần, khắc chế hung Thần; hay ngược lại có thể trợ giúp hung Thần của tứ trụ.
Vì vậy, nó có quan hệ mật thiết với mệnh suốt cả đời người; cho nên người ta thường gọi “mệnh vận” là do vậy.
Trong suốt cuộc đời một người, bất kỳ là nam hay nữ, vận thuận hay nghịch, thời kỳ từ 50 đến 69 tuổi đều xảy ra việc tháng sinh - tức cương lĩnh cuả mệnh - xung khắc với đại vận của giai đoạn ấy, do đó dễ xảy ra nhiều việc, và phức tạp, biến động nhiều:
- Người mệnh cục mạnh, nhật vượng: xảy ra ít việc hoặc vô sự, hoặc gặp điều tốt;
- Người mệnh cục yếu, nhật suy: gặp nhiều việc có hại, hoặc thân nhân chia lìa.
Nhắc lại: nên nhớ là Lệnh tháng là cương lĩnh của mệnh, không nên bị xung khắc, không được vô lễ xung khắc nó; nếu không thì có họa, đó là lẽ thường tình;
Vì sự quan trọng của Lệnh THÁNG như vậy, nên chúng ta chỉ khái quát ở đây, và sẽ trở lại chi tiết ở phần cuối chương, và nhắc đi nhắc lại nhiều nơi, để dễ nhớ.
III- TRỤ NGÀY: Ví như hoa của cây; thịnh vượng thì hoa nhiều như gấm; suy nhược thì hoa ít lại không màu.
Ta đã biết can ngày là nhật nguyên, là mệnh chủ, là Thân, là TA. Tất cả đều xoay quanh nó để tạo ra khoa Tử Bình!
1) Từ CAN ngày (là TA) mà xác định lục thân hay 10 Thần; Lục thân do thiên can biểu thị, và được xác định do quan hệ sinh khắc của từng can trụ (yy,mm,hh) đối với CAN NGÀY; sẽ xét kỹ trong chương 10 Thần, hay lục thân.
2) CAN ngày là mệnh chủ, là TA: (mục này đã là một mục “nói leo” rồi đấy!)
Ngày là chủ của cả đời người, là mảnh đất cát hung họa phúc của cả cuộc đời.
Do đó sự sinh, vượng, hưu tù, suy, nhược của trụ ngày quan hệ đến vận mệnh tiền đồ suốt cả cuộc đời.
- Nếu sinh vượng: giống như thân thể khoẻ mạnh, có thể thắng của cải, đề kháng sự sát hại, bảo vệ được lục thân, thông minh, tháo vát, nuôi dưỡng được gia đình, gặp việc phần nhiều biến hung thành cát.
- Nếu suy nhược, hưu tù: giống như người yếu, bệnh nhiều, tinh Thần bạc nhược, không thể bảo vệ được của cải của mình; chắc chắn là xấu nhiều tốt ít, làm việc gì cũng không thành.
- Nếu trung hoà là quý, mạnh thì tốt, yếu thì xấu (phải cân ngũ hành).
- Nhưng nếu Vượng quá hoặc yếu quá: xấu nhiều hơn.
Ðã đành nguyên lý là như vậy, nhưng muốn xác định thế nào là Thân vượng hay Thân nhược không phải việc dễ dàng!
Phần này sẽ dùng lại trong chương dự đoán tổng quát cho một mệnh.
Then chốt của phương pháp dự đoán mệnh theo tứ trụ là phải xác định được nhật chủ (Can ngày) vượng hay nhược, rồi nhờ đó ta mới xác định được Dụng Thần, hỷ Thần, kỵ Thần.
Ðược 3 yếu tố này, nhất là Dụng Thần, ta mới có thể kết hợp với vận trình để phán xét các vận là tốt, xấu, hay bình thường; tức là những điểm chính yếu (mạch chính) của một mệnh, trước khi đi vào chi tiết rườm rà.
Ðược 3 yếu tố này, nhất là Dụng Thần, ta mới có thể kết hợp với vận trình để phán xét các vận là tốt, xấu, hay bình thường; tức là những điểm chính yếu (mạch chính) của một mệnh, trước khi đi vào chi tiết rườm rà.
Khi đã nắm được mạch chính rồi thì bạn có thể dưạ vào đó mà đoán, không sợ sai; còn không nắm vững được Vượng Suy thì vận lúc nào tốt, lúc nào xấu cũng không biết; dù bạn có nói đúng cũng chỉ là may mắn “chó ngáp táp phải ruồi” mà thôi. Vì sự vượng suy của Can ngày cực kỳ quan trọng trong khoa Tứ Trụ, ta sẽ đào sâu trong một chương riêng.
3) Trụ ngày là cung hôn nhân: Can ngày là mình, chi ngày sát cánh bên can ngày, vậy cũng là vợ (hoặc chồng) của TA.
- Can chi cùng sinh cho nhau: vợ chồng hoà thuận;
- Chi sinh can: nam lấy được vợ hiền giúp đỡ, nữ được chồng tốt giúp sức.
- Can sinh chi: nam yêu vợ, nữ giúp chồng;
- Can chi tương xung, tương khắc: có nguy cơ vợ chồng xa nhau; tượng hôn nhân muộn.
- Can chi tương khắc nặng: không ly hôn cũng chết một trong hai;
- Can chi có cùng (ngũ) hành: tượng bất hoà.
Phần này sẽ dùng lại trong chương dự đoán về HÔN NHÂN.
IV- TRỤ GIỜ:Ví như quả cây; nó không những chủ về vượng suy của con cái mà còn có vai trò phù trợ cho ngày.
Trụ giờ mạnh là quả nhiều trĩu cành, vừa ngon vừa đẹp.
Trụ giờ mạnh là quả nhiều trĩu cành, vừa ngon vừa đẹp.
Trụ giờ suy nhược là quả kém, thậm chí có hoa mà không có quả.
1) Trụ giờ là cung con cái,
- Sinh vượng: con cái thịnh vượng, thân thể khoẻ mạnh, đẹp đẽ, thông minh, tiền đồ rộng mở.
- Hưu tù, tử tuyệt: con cái tai nạn nhiều, hoặc chết yểu.
-Trụ giờ sinh phù trụ ngày : con nhiều mà trung hiếu, về già đựơc nhờ, bình yên, êm ấm.
-Trụ giờ xung trụ ngày: con nhiều nhưng bất hiếu, về già cô độc, tình thân bạc bẻo.
Phần này sẽ dùng lại trong chương dự đoán về CON CÁI.
2) Giờ là quan tả hữu của ngày, ngày là vua, giờ là Thần:
- Ngày giờ tương sinh, tương hợp: như vua tôi hoà hợp.
- Giờ bổ trợ cho ngày ở chỗ:
1- Có thể sinh trợ cho ngày;
2- Có thể trợ giúp hỉ Thần hay Dụng Thần trong cách cục;
3- Có thể chế ngự kỵ Thần trong cách cục; nếu không thì không làm tròn vai trò bổ trợ.
Giờ không những có quan hệ mật thiết với các trụ của năm, tháng, ngày mà còn là chỗ thâu tóm của tứ trụ hoặc cách cục.
Giờ nên sinh vượng, kỵ suy tuyệt. Trong cách cục, nếu trên trụ giờ:
- Có hỉ Thần, nếu gặp sinh vượng thì càng thêm tốt; gặp suy tuyệt: không tốt.
- Có kỵ Thần, nếu gặp sinh vượng thì càng thêm xấu; gặp suy tuyệt: không xấu.
....
Dưới đây, sẽ liệt kê ra mười bí quyết quan trọng khi tìm dụng thần, tức mười khái niệm cơ bản khi tìm dụng thần.
1. Sát nặng thân nhẹ, nên dùng ấn hóa sắt; thân nhược tài vượng, tốt nhất nên dùng kiếpGọi là "Sát nặng thân nhẹ", ví dụ nhật nguyên thuộc Mộc, thân nhẹ là chỉ thân nhược, sát nặng tức Kim cường vượng. Kim mạnh mẽ chặt vào Mộc yếu ớt, làm sao có thể cứu được Mộc? Nên lấy Ấn hóa sát. Thủy sinh Mộc, Thủy là Ấn của Mộc, tức là mẹ của Mộc. Thủy sinh Mộc, Mộc sẽ trở nên cường tráng. Khi Thủy xuất hiện, Kim mạnh sinh Thủy, Thủy nhiều có thể tiết bớt sức mạnh của Kim, khiến Kim bị tổn thương nguyên khí, không còn sức lực để khắc Mộc. Vì vậy, Thủy lúc này có hai công dụng, một là tiết khí của Kim mạnh, hai là sinh vượng Mộc của nhật nguyên.
"Thân nhược tài vượng, tốt nhất nên dùng Kiếp", ý nói là Mộc này rất yếu, nhưng Tài lại cực vượng. Mộc khắc Thổ là Tài, vậy phải dùng cách nào để vận tài? Tốt nhất dùng Kiếp, tức anh chị em, cũng là Mộc. Dùng Mộc mạnh để tiếp nhận Thổ mạnh, tự nhiên có thể cân bằng. Chắc hẳn sẽ có một số người cảm thấy nghi hoặc: "Tại sao không dùng Thủy để sinh Mộc"? Vì Ấn tinh là Thủy, mà Thổ rất mạnh, Thổ có thể khắc Thủy, tức Thổ sẽ khắc chế Ấn tinh. Khi có Thủy đến sinh Mộc, Mộc đã rất yếu ớt rồi, cho dù có gặp Thủy cũng không thể tiếp tục sinh trưởng được nữa, vì vậy không thể dùng Ấn để cứu.
Giả dụ bạn muốn trúng xổ số, nhưng bạn lại là thân nhược, muốn tìm một người mang tiền đi mua giúp, nhưng không nên tìm mẹ. Vì tôi đã nói với bạn rằng, thân nhược mà muốn kiếm được nhiều tiền, nếu tìm mẹ để hợp tác, sẽ không thể thành công. Bạn cần phải tìm anh chị em để hợp tác, mới có thể kiếm được món tiền lớn.
Theo nguyên lý này, người thân nhược muốn kiếm nhiều tiền, cẩn phải tìm người hợp tác. Giả dụ bản thân thuộc Kim, người Kim vượng sẽ là đối tác tốt của bạn, người này có thể sinh vượng cho ngũ hành của bạn. Trên đây lấy Mộc làm ví dụ, những ngũ hành khác cũng tương tự như vậy.
Trong Bát tự, thứ mà nam giới khắc sẽ là vợ, nếu như bạn chưa lập gia đình, bạn sẽ tìm được vợ trong tình huống nào? Không được tìm mẹ để giúp đỡ, mặc dù mẹ cũng rất sốt ruột. Muốn tìm vợ, phải nhờ anh em, bạn bè giới thiệu, mới có cơ hội gặp được người thích hợp.
Áp dụng nguyên lý "Sát nặng thân nhẹ, nên dùng Ấn hóa Sát; thân nhược tài vượng, tốt nhất nên dùng Kiếp" này vào trong quan hệ giao tiếp thường ngày, bạn sẽ hiểu rằng, tại sao mẹ và vợ bạn luôn xung khắc với nhau.
Người thân cường có thể quản chế được vợ, còn người thân nhược sẽ không thể. Lúc này phải tìm ai để thuyết phục vợ? Có thể tìm anh chị em, nhưng không được tìm mẹ. Bạn là Mộc, mẹ là Thủy, Mộc khắc Thổ là vợ, mà Thổ khắc Thủy, mẹ bạn sẽ bị vợ khắc. Tại sao mẹ và vợ lại thường xuyên xung khắc nhau, có thể giải thích được từ nguyên lý Bát tự. Nếu như bạn thân nhược, lại tìm mẹ để hòa giải cho bạn và vợ, chắc chắn sê thất bại.
Xuất phát từ Bát tự có thể lý giải mối quan hệ của rất nhiều người, bạn cứ tìm hiểu từng bước, bạn sẽ phát hiện được nhiều bí mật cuộc đời.
2. Nhật chủ cường vượng, ấn gặp nhiều, phải lấy tài tinh làm dụng
Câu nói có nghĩa là, khi nhật nguyên được sinh quá nhiều, nhất thiết không được dùng Quan Sát dể hóa giải, mà nên dùng Tài tinh. Ví dụ nhật nguyên là Mộc, Ấn đến nhiều, tức có rất nhiều Thủy sinh Mộc. "Lấy Tài tinh làm dụng" có nghĩa là, phải lất ngũ hành Thổ để khắc chế Thủy, khiến Thủy không tiếp tục lộng hành nữa.
Giả dụ Mộc vượng mà dùng Sát, kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại, vì Kim khắc Mộc là Sát, nhưng Kim có thể sinh Thủy, sẽ tăng vượng cho Chính Ấn, vì vậy nhất định phải dùng Tài. Nói cách khác, khi cha có rất nhiều vợ, sẽ khiến con cái muốn rời khỏi nhà. Khi mẹ hung dữ, con cái sẽ mong sớm kết hôn. Mọi người hãy tiếp tục suy ngẫm, để tự lĩnh ngộ ra được huyền cơ trong đó.
3. Nhật vượng quan khinh, tài tinh là dụngNhật nguyên thuộc Mộc vốn dĩ rất vượng, nhưng không có Kim, tức Quan Sát rất nhẹ, thì lấy dụng thần là Thổ, vì Thổ có thể sinh Kim, có thể tăng cường Quan Sát.
4. Nhật vượng tỷ kiếp nhiều, nếu không có tài tinh, lấy thực thương làm dụng
Câu này có nghĩa là, nếu như bạn là Mộc, làm cách nào để giúp bạn có được thân cường? Đương nhiên phải dựa vào Thuỷ! Sau khi bạn đã trở nên cường tráng, Mộc khắc Thổ là Tài. Giả dụ trong Bát tự có tài, tức có rất nhiều Thổ, cho thấy bạn sẽ phát tài, nhưng tình huống này ít khi xảy ra. Làm cách nào mới có thể đại phát? Không phải gặp được Tài tinh, mà là gặp được ngũ hành sinh vượng Tài tinh. Loại ngũ hành nào càng vượng, thì càng có nhiều Hỏa để sinh vượng Thổ đó, liên tục ra sức trợ giúp, mới có thể khiến tài phú không bao giờ cạn, đậy mới là đại phát.
Giả dụ đây là Bát tự của nữ giới, con cái sinh ra có thể làm tráng vượng Tài tinh, vì Mộc sinh Hỏa là con cái, Hỏa có thể sinh Thổ, Thổ là Tài tinh. Phụ nữ phải sinh con, chồng mới đem lại cho tài phú, bố chồng mới cho ruộng đất. Vì vậy phụ nữ phải sinh con mới có thể phát đạt. Giải thích dựa theo lý luận Bát tự, con cái có thể liên tục sinh vượng cho tài tinh của mẹ.
Nguyên lý của Bát tự học là: Khi bản thân minh thân cường, điều cần làm trước tiên là cố gắng động não và sáng tạo, mới có thể liền tục có được tài phú. Nếu như là nam giới, Mộc sinh Hỏa tượng trưng cho sự nghiệp và sáng tạo, tượng trưng cho sự phấn đấu trong công việc. Nếu không cần cù làm việc và sản xuất, bao gồm cả việc sinh con cái, thì sẽ không thể có được tài phú.
5. Nhật chủ nhược, quan sát trọng, dùng ấn để cứu
Nhật nguyên rất yếu, có rất nhiều thị phi khắc chế nhật nguyên, phải dùng Ấn để giải cứu, tức tìm mẹ nhờ giúp đỡ. Giả dụ bạn thân nhược mà thường xuyên gặp kiện tụng thị phi, thậm chí thường xuyên gặp sự cố ngoài ý muốn. Bạn phải cố gắng luôn ở bên mẹ, cũng phải ngủ nhiều, ăn nhiều và tích cực lao động, tu dưỡng.
6. Nhật chủ nhược, thực thương nhiều, dùng ấn để cứu
Nhật nguyên rất yếu. Thực Thương nhiều, sẽ phải thường xuyên làm nhiều công việc, khiến cơ thể mệt mỏi quá độ tự nhiên thân sẽ yếu ớt. Nếu như thân quá nhược, sẽ rất khó tìm được chồng hoặc vợ. Phương pháp là dùng Ấn để cứu, thường xuyên ở bên cạnh mẹ, tốt nhất là ở cùng với mẹ. Rất nhiều người đã khá lớn tuổi mà vẫn còn ở cùng với mẹ, nguyên nhân rất lớn là do thân nhược, lại thường xuyên bận bịu với công việc, vì vậy cần phải ở chung với mẹ để trợ vượng cho bản thân mình.
7. Nhật chủ nhược, tài tinh nhiều, dùng tỷ kiếp trợ giúp
Anh em bạn bè là Tỷ Kiếp. Nhật chủ rất nhược, nhưng Tài tính lại nhiều, muốn tìm người để kết hôn, phải nhờ anh chị em giúp đỡ, mới có thể có được "thê tài".
8. Nhật chủ và quan sát tương đình, lấy thực thương làm dụng
"Tương đình" chỉ sức mạnh của hai bên ngang nhau. Nếu như nhật nguyên thuộc Mộc, bên cạnh có rất nhiều Kim, tức có rất nhiều Quan Sát, phải lấy Thực Thương làm dụng thần, tức lấy Thực Thương để khắc chế Quan Sát Chỉ cẩn chăm chỉ làm việc, tự nhiên có thể sinh Hỏa, Hỏa nhiều tự nhiên có thể thiêu đốt vào Kim của nhật nguyên, khiến Kim không tiếp tục lộng hành được nữa.
Nếu như bạn là nữ thuộc Mộc, bạn hãy sinh con, như vậy sẽ không sợ bị chồng ức hiếp nữa, vì Kim khắc Mộc là chồng của bạn. Làm cách nào để tránh bị chồng khắc chế? Đó là hãy sinh ra một em bé để dịch chuyển sự chú ý của người chồng, tự nhiên chồng bạn sẽ đối xử với bạn khác trước, đây là điều kỳ diệu của Bát tự, tức từ nhật nguyên sinh ra một Hỏa để cân bằng Kim.
9. Nhật chủ và tài tinh mạnh ngang nhau, lấy tỷ kiếp làm dụng
Thân cường mà Tài tinh cũng cường vượng, phải tìm đến thật nhiều anh em, tức hợp tác với Tỷ Kiếp, mới có đủ khá năng để gánh vác tài.
10. Chi ngày hợp hóa, hóa thần không đủ, lấy thần trợ giúp hóa thần làm dụng; hóa thần dư thừa, lấy thần tiết khí hóa thần làm dụng
Giả dụ Bát tự dụng thần là Kim, trong Bát tự có hợp Kim đương nhiên sẽ là hợp cục tốt, Nhưng nếu như hợp cục thuộc Mộc mà không phải thuộc Kim, Mộc không phải là dụng thần, hợp cục Mộc đương nhiên sẽ có hại đối với bạn, vì vậy ban phải hóa tiết nó, khiến nó không thể hợp thành cục.
Nguồn: Lý Cư Minh